Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 11

- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

 -Kể tên các truyền thuyết đã học

 +Con Rồng, cháu Tiên.

 +Bánh chưng, bánh giầy.

 +Thánh Gióng

 +Sơn Tinh, Thủy Tinh

 

doc12 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2153 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
TIẾT 41
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
 DANH TỪ (TIẾP)	
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh ôn lại:
 1/ Kiến thức:
 - Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật: danh từ chung và danh từ riêng.
 - Quy tắc viết hoa danh từ riêng.
 2/ Kĩ năng:
 - Nhận diện danh từ chung và danh riêng.
 - Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc
 3/ Giáo dục: Giáo dục qua cách dùng từ đặt câu.
II. CHUẨN BỊ
 1/ Giáo viên: Soạn bài, phương pháp đàm thoại, gợi mở, quy nạp.
 Đọc sách giáo viên và sách chuẩn kiến thức.
 Làm bảng phụ: DT riêng, DT chung
 2/ Học sinh: Học bài cũ
 Soạn bài, xem lại DT đã học ở tiểu học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định: kiểm tra sĩ số
Lớp
Sĩ số
Vắng
6a
6a
6a
2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 3. Bài mới: Các em đã làm quen với khái niệm danh từ đã học ở bậc tiểu học đó là quy
 tắc viết hoa danh từ riêng và danh từ chung. Vậy để quy tắc này không bị nhầm lẫn chúng 
ta sẽ vào bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: Hình thành kiến thức mới
(Phương pháp gợi mở, quy nạp)
* Dựa vào kiến thức đã học, hãy điền các DT ở câu sau vào bảng phân loại?
- DT chung: vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng xã, huyện.
- DT riêng: Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội.
? Nhận xét về cách viết DT riêng trong câu trên?
? Nhận xét về cách viết hoa tên người và tên địa lí Việt Nam, nước ngoài?
- GV lấy thêm VD: Bù Nho, Hà Nội…
? Viết hoa nhằm mục đích gì?
 - Tạo sự trang trọng, tôn trọng của người viết
- Gv gọi 2 Hs đọc lại ghi nhớ
- GV nhấn mạnh lại các ý chính.
*Giáo dục: Luôn nhớ viết hoa DT riêng để thể hiện sự tôn trọng.
? Em hiểu thế nào là DT chung, DT riêng?
- Gọi 1 Hs đọc lại ghi nhớ 
- GV nhấn mạnh ghi nhớ
I. DT chung và DT riêng:
*DT chung: là tên gọi một loại sự vật
*DT riêng: là tên riêng của từng người, từng vật, từng đại phương
*Quy tắc viết hoa
-Đối với tên người tên địa lí Việt Nam và nước ngoài: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
-Đối với tên người, địa lí nước ngoài chưa phiên âm: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó, nếu bộ phận có nhiều tiếng cần có dấu gạch nối.
-Đối với tên cơ quan, tổ chức, danh hiệu....viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ đó.
v HĐ2: HD HS luyện tập
(Hoạt động nhóm)
-Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong câu sau:
*Tích hợp: DT đã học ở tiểu học. Tìm DT ở các bài đã học 
II. Luyện tập
Bài tập 1
- DT chung: Ngày xưa, miền đầt, nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên.
- DT riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.
(Hoạt động cá nhân)
-Các từ in đậm dưới đây có phải là danh từ không? Vì sao? 
(dành cho Hs khá giỏi).
Bài tập 2
- Các từ in đậm:
a/ Chim, Mây, Nước, Hoa, Hoạ Mi.
b/ Út, Cháy.
à Là DT riêng vì: chúng được dùng để gọi tên riêng một sự vật cá biệt, duy nhất mà không phải dùng để gọi chung một loạt sự vật.
(Hoạt động nhanh)
-Có bạn chép đoạn thơ sau đây của nhà thơ Tố Hữu mà quên viết hoa một số danh từ riêng. Em hãy viết lại các danh từ riêng ấy cho đúng.
*Giáo dục: HS chú ý viết hoa danh từ riêng khi làm văn.
Bài tập 3
Viết hoa lại các DT riêng trong đoạn thơ:
Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Pháp, Khánh Hoà, Phan Giang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, miền Trung, Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
4/ Củng cố: Đặt câu có sử dụng danh từ chung và danh từ riêng
 - Nhắc lại quy tắc viết hoa.
	 - Đọc đoạn văn vừa viết chính tả chú ý phát âm L/N
 5/ Dặn dò: về nhà viết một đoạn văn ngắn có sử dụng danh từ riêng.
 - Soạn bài: Luyện nói kể chuyện
 - Chọn một trong bốn đề bài SGK
 - Tham khảo dàn bài trong SGK
 - Viết thành bài -> trình bày trước lớp
 RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
ššššš&›››››
TUẦN 11
TIẾT 42
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN	
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh: 
1/ Kiến thức: Củng cố kiến thức văn học từ đầu năm tới nay, nắm được một số kiến thức,
 kĩ năng quan trọng: truyền thuyết, cổ tích…. Nội dung ý nghĩa của 1 số VB trên.
2/ Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng: Tổng hợp – vận dụng.
3/ Giáo dục: thông qua nội dung – ý nghĩa …
II. CHUẨN BỊ
 1/Giáo viên: Chấm bài, nắm được ưu nhược điểm của bài viết Hs.
 2/ Học sinh: Xem lại đề kiểm tra và những lỗi mình mắc phải
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định: kiểm tra sĩ số	
Lớp
Sĩ số
Vắng
6a
6a
6a
 2. Kiểm tra bài cũ: không
 3. Bài mới: Các em đã làm bài kiểm tra văn được ba tuần rồi. Bây giờ muốn xem kết 
quả ra sao? Bài làm có ưu điểm, nhược điểm nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiết trả bài để hiểu
 rõ điều này.
I/ NHẬN XÉT CHUNG
	*Về mặt ưu điểm
a, Hình thức: - Học sinh đã chú ý trình bày sạch sẽ
	 - Hầu hết không có hiện tượng tẩy xóa
b, Nội dung: - Đa số học sinh hiểu bài
	 - Nắm chắc nội dung câu hỏi.
	 - Nhiều học sinh trả lời tương đối chính xác so với các yêu cầu
	*	Về mặt tồn tại
a, Hình thức: - Một số bài viết sai lỗi chính tả, còn viết tắt
	 - Nhiều bài chữ viết quá xấu, cẩu thả khi trình bày.
	 - Một số bài còn tẩy xóa nhiều, danh từ không viết hoa.
b, Nội dung: - Do không đọc kĩ đề bài nên nhiều học sinh không nắm rõ yêu cầu câu hỏi
	 - Nhiều bài chưa trả lời đầy đủ nội dung
	 - Học sinh chưa dành nhiều thời gian cho việc làm bài đặc biệt là ý khó.
III.TRẢ BÀI- CHỮA LỖI:
 Sai
 Sửa lại
Lỗi diễn đạt
Thể hiện sự ao ước hoà bình cho đất nước ta.
Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt Cổ.
Lỗi chính tả
ý, nghuyện,
thánh gióng,làm song,chuyện dân dan...
ý nguyện,Thánh Gióng,làm xong,truyện dân gian.
Lỗi dùng từ
Truyền thuyết là một câu chuyện dân gian.
Cổ tích nói về một sự kiện xa xưa cổ hủ.
Truyền thuyết là loại truyện dân gian.
Cổ tích kể về các kiểu nhân vật quen thuộc...
Lỗi viết số,viết tắt
1,2, ko,nc..
một, hai,không,
nước..
II.ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1
- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
 -Kể tên các truyền thuyết đã học
 +Con Rồng, cháu Tiên.
 +Bánh chưng, bánh giầy.
 +Thánh Gióng
 +Sơn Tinh, Thủy Tinh…
2 đ
1 đ
Câu 2
* Thạch Sanh
- Sự thật thà ,chất phát 
- Sự dũng cảm và tài năng( diệt chằn tinh , diệt đại bàng có nhiều phép lạ 
- Lòng nhân đạo và yêu hòa bình ( tha tội chết cho mẹ con nhà Lí Thông , tha tội và thiết đãi quân sĩ …
à là những phẩm chất tiêu biểu cho nhân dân ta 
* Lý Thông 
- Dối trá ,nham hiểm ,xảo quyệt ,vong ân bội nghĩa 
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
1 đ
Câu 3
 Ý nghĩa: ST, TT giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đông bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước.
 Đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt Cổ.
1đ
1đ
Câu 4
-Yêu cầu viết được đoạn văn từ 8- 10 câu: có câu chủ đề
-Thể hiện được suy nghĩ, cảm nhận của bản thân.
 + Là người lương thiện sinh ra có yếu tố thần kì.
 + Có phẩm chất thật thà, dũng cảm, tài năng, có lòng nhân ái, yêu hòa bình(dẫn chứng trong truyện)
- Lời văn rõ ràng, trong sáng
0,5 đ
2,0 đ
0,5 đ
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BÀI KIỂM TRA
Thứ ngày tháng
Tuần
Lớp
Loại
Sĩ số
Số bài
0-2
8-10
Trên TB
Dưới TB
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
4. Củng cố:
	- Nhấn mạnh ưu nhược điểm
	- GV trả bài, yêu cầu học sinh sửa lỗi sai vào vở.
	- HS lưu ý viết hoa danh từ riêng.
5.Dặn dò:
	- Tiếp tục sửa lỗi.
	- Soạn: Luyện nói kể chuyện (yêu cầu 4 tổ mỗi tổ chuẩn bị một đề)
 Chọn một trong bốn đề bài SGK
 Tham khảo dàn bài trong SGK
 Viết thành bài -> trình bày trước lớp
 RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
ššššš&››››
TUẦN 11
TIẾT 43
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
 LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: 
 1/ Kiến thức:
 - Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
 - Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân.
 2/ Kĩ năng: lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp
 3/ Giáo dục: GD qua nội dung của mỗi đề.
II. CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên: Soạn bài: Chuẩn bị lập dàn ý cho các đề Sgk
 Đọc sách giáo viên và sách chuẩn kiến thức.
2/ Học sinh: Học bài cũ
 Soạn bài: Nói theo dàn ý có sẵn.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định: kiểm tra sĩ số
Lớp
Sĩ số
Vắng
6a
6a
6a
 2.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
Đáp án
Biểu điểm
-Em hãy tự giới thiệu về bản thân mình cho cô và cả lớp nghe?
-MB: Thưa cô và các bạn….
-TB: Tên tôi …..tuổi…. HS trường….chỗ ở…..
+Gia đình tôi gồm có…..
+Công việc hằng ngày….
+Sở thích…
+Nguyện vọng….
-KB: Xin cám ơn các bạn đã lắng nghe.
2đ
6 đ
2 đ
3.Bài mới: Tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu tiết luyện nói về gia đình và bản thân. 
Tuy nhiên xung quanh cuộc sống của chúng ta có rất nhiều điều để bày tỏ. Vậy thì cách 
trình bày một tiết luyện nói như thế nào? Lớp sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: Cho Hs chuẩn bị 1 trong 4 đề trong Sgk (đề 1 (trang 111).
(Phương pháp đàm thoại, gợi mở)
- Gv ghi dàn bài lên bảng.
1. Mở bài: 
- Lý do về thăm quê (về với ai? Trong hoàn cảnh nào?)
- Nêu cảm nghĩ chung.
2. Thân bài:
Lòng xôn xao khi được thăm quê.
Quang cảnh chung của quê hương.
Gặp họ hàng ruột thịt.
Thăm phần mộ tổ tiên, gặp bạn bè cùng trang lứa.
Dưới mái nhà người thân (kể cảm giác ấm áp…)
3. Kết bài:
- Chia tay, nêu cảm xúc về quê
 ? Phần thân bài chú ý những gì?
- Khi nói chú ý xen lồng cảm nghĩ.
 ? Theo em phần kết cần chú ý?
I – Chuẩn bị:
Đề 1: Kể về 1 chuyến về quê. (SGK)
Đề 2: Kể 1 chuyến ra TP
1. Mở bài: 
- Nêu lý do được đi thăm.
- Đi với ai? Nêu cảm nghĩ.
2. Thân bài:
Quang cảnh chung của thành phố.
Kể chi tiết, cụ thể cảnh vật (có chọn lựa)
Đi thăm bà con họ hàng, gặp bạn bè cùng trang lứa.
Xen lồng cảm nghĩ.
3. Kết bài:
- Chia tay.
- Cảm xúc chung khi phải xa TP.
- Gv ghi đề lên bảng – sau đó lập dàn bài
*Tích hợp: Văn kể chuyện ở tiểu học (tự sự ở THCS)
? Kể chuyện phải có nhân vật, sự việc, kể theo thứ tự không?
*Tích hợp: các bài đã học – lớp 6.
v HĐ2: Luyện nói
(Hoạt động nhóm)
? Gv chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm tập nói một đề.
-Yêu cầu: nói to, rõ ràng, tự tin, diễn cảm.
- Mỗi nhóm cử 2-3 bạn lên nói – Gv sửa lỗi, cho điểm.
*Giáo dục: Tình yêu quê hương, tự hào về TP
II- Luyện nói:
- Yêu cầu: nói to, rõ ràng, tự tin, diễn cảm (không đọc thuộc lòng).
4/ Củng cố: GV nhận xét, rút kinh nghiệm qua tiết luyện nói.
 5/ Dặn dò: về nhà tập nói trước gương và nói cho mọi người nghe các đề bài đã luyện nói trên lớp.
 - Soạn bài: Cụm danh từ
 Đọc kĩ bài
 Trả lời theo câu hỏi SGK
 RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
ššššš&›››››
TUẦN 11
TIẾT 44
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
 CỤM DANH TỪ	
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: 
 1/ Kiến thức:
 - Nghĩa của cụm danh từ
 - Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ.
 - Cấu tạo của cụm danh từ.
 - Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm danh từ.
 2/ Kĩ năng: Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.
 3/ Giáo dục: qua mỗi VD 
II. CHUẨN BỊ
 1/ Giáo viên: Soạn bài, phương pháp quy nạp, vấn đáp, gợi mở…
 Đọc sách giáo viên và sách chuẩn kiến thức.
 Làm bảng phụ ví dụ trong bài học 
 2/ Học sinh: Học bài cũ
 Soạn bài, xem lại truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, Em bé thông minh.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định: kiểm tra sĩ số
Lớp
Sĩ số
Vắng
6a
6a	
6a	
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
Đáp án
Biểu điểm
-DT riêng, DT chung là gì? Cách viết hoa DT riêng?
-Lấy ví dụ minh họa?
*DT chung: là tên gọi một loại sự vật
*DT riêng: là tên riêng của từng người, từng vật, từng đại phương
- Chữ cái đầu tiên của tất cả các tiếng tạo thành DT riêng đều được viết hoa.
Em tên là: Nguyễn Văn An
4đ
3 đ
3 đ
3.Bài mới: Khi DT hoạt động trong câu, để đảm nhiệm một chức vụ cú pháp nào đó, 
trước và sau DT còn có thêm một số từ ngữ phụ. Những từ ngữ này cùng với DT tạo 
thành một cụm, đó là cụm DT. Bài học hôm nay sẽ nghiên cứu về cụm từ đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: Hình thành kiến thức mới
(Phương pháp trực quan, quy nạp)
- GV treo bảng phụ đã viết VD
*Liên hệ: VB Ông lão đánh cá và con cá vàng.
Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.
- Các từ in đậm (phụ ngữ) bổ nghĩa cho các từ:
Ngày, vợ chồng, túp lều (phần tt)Þ đều là DT
 ? Các từ in đậm bổ nghĩa cho những từ ngữ nào?
? Các từ đó thuộc từ loại gì?
- Cụm danh từ.
GV nhấn mạnh: Tổ hợp từ bao gồm DT và các từ ngữ bổ sung ý nghĩa cho nó được gọi là cụm DT.
? Thế nào là cụm DT?
? So sánh các cách nói sau:
+ Túp lều / một túp lều
+ Một túp lều / một túp lều nát
+ Một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển
? Em hãy rút ra nhận xét về nghĩa của cụm DT so với nghĩa của một DT?
- Nghĩa của cụm DT đầy đủ hơn nghĩa của một DT. Cụm DT càng phức tạp (số lượng phụ ngữ càng nhiều) thì nghĩa của cụm DT càng đầy đủ.
? Em hãy tìm một DT và phát triển thành cụm DT?
? Nhận xét về vai trò ngữ pháp của cụm DT?
I- Cụm danh từ là gì?
- Cụm DT là tổ hợp từ do DT với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- Cụm DT có ý nghĩa đầy đủ, cấu tạo phức tạp hơn DT
- Hoạt động trong câu giống như DT
? Vậy em hiểu thế nào là cụm DT?
- Hs trả lời.
- Gv tiếp tục lấy VD, cho cả lớp lấy VD
*Tích hợp: Với VB: Em bé thông minh (ba con trâu, ba thúng gạo nếp) – Gv chốt lại bằng ghi nhớ.
- Gọi 1 Hs đọc lại ghi nhớ . GV nhấn mạnh ghi nhớ.
HĐ 2: Tìm hiểu cấu tạo của cụm DT
 (Phương pháp phân tích, gợi mở)
* GV treo bảng phụ đã viết VD
? Em hãy tìm các cụm DT trong câu trên?
? Chỉ rõ các từ ngữ đứng trước và sau DT?
 - Phần trung tâm của cụm DT là một từ ghép sẽ tạo thành trung tâm 1 và TT2. TT1 chỉ đơn vị tính toán, chỉ chủng loại khái quát, TT2 chỉ đối tượng cụ thể.
- Đọc to những phụ ngữ đứng trước và xếp chúng thành từng loại?
- Đọc những phụ ngữ đứng sau và cho biết chúng mang ý nghĩa gì?
? Hãy điền các cụm DT trên vào mô hình?
? Vậy cụm DT thường có cấu tạo như thế nào?
? Trong cụm DT phần nào không thể vắng mặt?
 àGv cho Hs đọc Vd (SGK-117)
- Gv phân tích rõ cấu tạo từng phần cho Hs:
- Phần trước thường là số từ.
- Phần trung tâm bắt buộc là DT.
- Phần sau thường xác định vị trí.
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
ba
ba
ba
chín
cả
làng
thúng gạo
con trâu
con trâu
con
năm
làng
ấy
nếp
đực
sau
? Gv gọi Hs đọc ghi nhớ, làm sáng tỏ từng ý trong ghi nhớ.
II- Cấu tạo của cụm DT
- Cụm DT gồm ba phần:
+ Phần TT: DT đảm nhiệm
+ Phần phụ trước: phụ ngữ bổ nghĩa cho DT về số lượng
+ Phụ sau: nêu đặc điểm của DT hoặc xác định vị trí của DT ấy trong không gian và thời gian
v HĐ3: HD HS luyện tập
(Hoạt động nhóm)
- Chia lớp thành 3 nhóm tương ứng với 3 câu a, b,c .
- Tìm cụm DT trong những câu sau? ?Gv gọi 3 Hs lên bảng làm từng câu, nhận xét, cho điểm.
III. Luyện tập
Bài tập 1
a/ .... một người chồng thật xứng đáng.
b/ .... một lưỡi búa của cha để lại.
c/ .... một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.
Bài tập 2
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
một
người chồng
thật xứng đáng
một
lưỡi búa
một
con yêu tinh
ở trên núi
Bài tập 2
4/ Củng cố: nhớ lại kiến thức về danh từ và cụm danh từ
 Đặt câu có sử dụng cụm danh từ, xác định cấu tạo của cụm danh từ.
 5/ Dặn dò: về nhà tìm cụm danh từ trong một số truyện ngụ ngôn đã học.
 Soạn bài: HDĐT: Chân, tay, tai, mắt, miệng
 Trả lời theo câu hỏi SGK
 Đọc kĩ bài
 RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
 KÍ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
…………………………………………………………………………………………
….....................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docngu van 6 tuan 11.doc
Giáo án liên quan