Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 59: Cụm động từ - Nguyễn Văn Hùng

T. Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm trong câu trên, em có nhận xét gì về vai trò của chúng trong câu ?

H. Thiếu chúng, câu văn sẽ khó hiểu và trở nên vô nghĩa.

T. Cụm động từ là gì ?

H. Trả lời theo SGK . . .

T. Viết lên bảng từ: Học, đang học bài. Em có nhận xét gì về nghĩa và về cấu tạo của cụm động từ: đang học bài so với động từ: Học ?

H. Cụm động từ có nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ.

T. Viết tiếp một câu lên bảng: Em / đang học bài. Em có nhận xét gì về hoạt động trong câu của cụm động từ, so với một động từ: “ Học” ?

H. Hoạt động trong câu của cụm động từ, giống như một động từ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 59: Cụm động từ - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Tuần:15
- Tiết CT: 59
- TIẾT 59: CỤM ĐỘNG TỪ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới:
Cụm động từ là gì ? Cấu tạo của cụm động từ gồm mấy phần ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Tìm hiểu cụm động từ là gì ?
T. Cho H đọc VD1. SGK Tr. 147. Các từ in đậm trong câu bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ? Những từ được từ in đậm bổ sung thuộc từ loại gì ?
H. Các từ in đậm bổ sung nghĩa cho từ: đi, ra. Thuộc từ loại động từ.
T. Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm trong câu trên, em có nhận xét gì về vai trò của chúng trong câu ?
H. Thiếu chúng, câu văn sẽ khó hiểu và trở nên vô nghĩa.
T. Cụm động từ là gì ?
H. Trả lời theo SGK . . . 
T. Viết lên bảng từ: Học, đang học bài. Em có nhận xét gì về nghĩa và về cấu tạo của cụm động từ: đang học bài so với động từ: Học ?
H. Cụm động từ có nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ.
T. Viết tiếp một câu lên bảng: Em / đang học bài. Em có nhận xét gì về hoạt động trong câu của cụm động từ, so với một động từ: “ Học” ?
H. Hoạt động trong câu của cụm động từ, giống như một động từ.
HĐ2. Tìm hiểu cấu tạo của cụm động từ.
T. Cho H đọc mục1, phần II. SGK Tr 148. Thầy vẽ mô hình cấu tạo cụm động từ lên bảng, cho đại diện H lên bảng điền các cụm động từ: “ đã đi nhiều nơi, cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, hãy chú ý nghe giảng bài, chưa xem phim đó bao giờ, ăn cơm, trèo lên cây bưởi hái hoa, được đi Hà Nội, học lúc 7 giờ, làm bài tập để nộp cho cô giáo, đi học vì nghe lời mẹ, đến trường bằng xe đạp, nhìn cô giáo một cách dịu dàng ” vào mô hình ?
Mô hình cụm động từ.
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
đã( thời gian)
đi
nhiều nơi
cũng( tiếp diễn )
ra
những câu đố oái oăm để hỏi mọi người
hãy( khuyến khích hoặc ngăn cản hành động )
chú ý
nghe giảng bài
chưa,không( khẳng định hoặc phủ định hành động )
xem
phim đó bao giờ
ăn
cơm( đối tượng), thường là danh từ.
trèo 
lên cây bưởi hái hoa( phương hướng), do động từ phương hướng đảm nhận.
được
đi
Hà Nội ( địa điểm), do danh từ đảm nhiệm
học
lúc 7 giờ ( thời gian)
 làm bài tập để
nộp
cho cô giáo ( mục đích )
đi học
 vì nghe lời mẹ ( nguyên nhân )
đến 
trường bằng xe đạp ( phương tiện )
nhìn
cô giáo một cách dịu dàng ( cách thức )
T. Trong cụm động từ, các phụ ngữ phần trước và phụ ngữ phần sau bỗ sung cho động từ ý nghĩa gì ?
H. Trả lời theo ghi nhớ SGK Tr. 148. . . 
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ3. Hướng dẫn H luyện tập. SGK Tr. 148.
T. Cho H tìm các cụm động từ và đưa vào mô hình. Cho lần lượt đại diện tổ lên điền ? ( Làm một lượt hai bài tập1, 2).
a)- còn đang đùa nghịch ở sau nhà
b)- yêu thương Mị Nương hết mực
muốn kén cho con một người chồng xứng đáng
c)- đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán
có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
còn đang
đùa nghịch
ở sau nhà
yêu thương
Mị Nương hết mực
muốn kén( trạng thái, chọn )
cho con một người chồng xứng đáng
đành
tìm cách giữ
sứ thần ở công quán
có thì giờ
đi hỏi
ý kiến em bé thông minh nọ
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Cho H đọc bài tập 3. SGK Tr. 149. Nêu ý nghĩa của các phụ ngữ được in đậm trong đoạn văn ? Tác dụng của các phụ ngữ trước động từ miêu tả hành động người cha và viên quan nói lên điều gì về trí thông minh của chú bé ?
H. Hai phụ ngữ “ Chưa, không” đều có ý nghĩa phủ định:
Chưa: phủ định nhưng hành động có thể xảy ra trong tương lai.
Không: phủ định tuyệt đối, hành động không xảy ra trong tương lai.
====> Cách dùng hai từ này, cho thấy sự thông minh nhanh trí của em bé hơn người.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
T. Cho H đọc bài tập 4. Viết 1 câu văn có dùng cụm động từ ?
Truyện “ Treo biển” tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến.
Cụm động từ”
+ Tạo nên tiếng cười vui vẻ
+ phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến
I. CỤM ĐỘNG TỪ LÀ GÌ ?
* Là tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.
* Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.
II. CẤU TẠO CỦA CỤM ĐỘNG TỪ.
Mô hình cụm động từ.
* Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa: quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, sự khuyến khích, hoặc ngăn cản hành động, sự khẳng định hoặc phủ định hành động. . .
* Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động. . .
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 148
1, 2: Tìm, đưa vào mô hình những cụm động từ:
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 87
3. Nêu ý nghĩa, tác dụng của các phụ ngữ trước CĐT:
 “ Chưa, không” đều có ý nghĩa phủ định.
* Chưa: phủ định nhưng hành động có thể xảy ra trong tương lai.
* Không: phủ định tuyệt đối, hành động không xảy ra trong tương lai.
Cho thấy tài trí thông minh hơn người của em bé.
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà )
4. Câu văn có dùng CĐT:
 + Truyện “ Treo biển” nêu một bài học: phải có lập trường của mình, không nên nghe theo một cách mù quáng ý kiến của người khác.
 + Các cụm động từ:
- nêu một bài học
- Phải có lập trường của mình
- Không nên nghe theo một cách mù quáng
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Học bài:
Cụm động từ là gì ?
Cấu tạo cụm động từ gồm mấy phần ? Cho ví dụ minh hoạ ?
Trong cụm động từ các phụ ngữ trước và phụ ngữ sau bổ sung cho động từ ý nghĩa gì ?
Soạn bài: “ Cụm tính từ ” SGK Tr. 153.
V. RÚT KINH NGHIỆM
==========> Học sinh tiếp thu bài tốt.

File đính kèm:

  • docCUM DONG TU.doc
Giáo án liên quan