Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh lớp 6 làm tốt văn miêu tả

 I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

 Trong chương trình Trung học Cơ sở môn Ngữ văn là một trong những môn Khoa học Xã hội có vai trò rất quan trọng. Môn học này tác động rất sâu sắc đến đời sống tình cảm, tâm hồn của mỗi con người. Nó hướng con người đến đỉnh cao của chân, thiện, mỹ; đại thi hào văn Nga Mác xim Gocki từng viết: “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân và làm nảy nở con người khát vọng hướng đến chân lý”. Văn học “chắp đôi cánh” để các em đến với mọi thời đại văn minh, để vươn tới tương lai với ước mơ, hoài bão, lý tưởng cao đẹp. Nhưng từ lâu môn Ngữ văn khiến học sinh có suy nghĩ đó là môn học không dễ đạt điểm cao, phần tiếng Việt khô khan, phần văn dài dòng nên ngại học, ngại viết. Vì thế đối với mỗi thầy cô giáo dạy môn ngữ văn, THCS nói chung, và môn ngữ văn 6 nói riêng, ngoài việc cung cấp kiến thức nội dung bài học theo SGK, chuẩn kiến thức kỹ năng, tài liệu học còn phải không ngừng tìm tòi, đổi mới sáng tạo phương pháp giảng dạy để tạo hứng thú cho các em. Song một nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng nữa là giáo viên dạy ngữ văn ở THCS là: làm thế nào giúp học sinh rèn luyện tốt kĩ năng làm văn nhất là văn miêu tả.

 

doc25 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh lớp 6 làm tốt văn miêu tả, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tùy thuộc vào điểm nhìn, thái độ, tâm trạng tình huống giao tiếp của người viết. Đây chính là cơ sở tạo nên dấu ấn chủ quan của người viết.Nó đòi hỏi người viết trong bài viết của mình có những lời nhận xét, những suy nghĩ, những cảm nhận riêng về đối tượng. Vần đề là phải dùng cách nhận xét như thế nào để tạo sự hấp dẫn cho bài văn miêu tả ? Trước hết có thể nhận xét trực tiếp bằng những lời bình, những câu cảm thán, những hình ảnh so sánh: “Chà! chà !Béo ơi là béo !”, “Gớm !Béo đâu có béo lạ béo lùng thế !”( Nguyễn Công Hoan ); “ Những bông hoa rơi từ trên cao , đài hoa nặng chúi xuống những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng , nom thật đẹp (Vũ Tú Nam ); “ A cháng đẹp người thật  Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy vẻ đẹp của anh “ (Ma Văn Kháng)
 Và cũng có thể bộc lộ một cách kín đáo qua việc lựa chọn hình ảnh miêu tả. Đây là thái độ mỉa mai, giễu cợt của nhà văn Nguyễn Công Hoan khi miêu tả hình ảnh một “bà chủ “ :” Vậy thì bà nằm đó . Như thoạt trông , đố ai dám bảo là một người. Nếu người ta chư nom rõ cái măt phị , cái cổ rụt , cái nung núc và bốn chân tay ngắn chùn chùn , thì phải bảo là một đống hai ba cái chăn  bông cuôn lại với nhau , sắp đem cất đi “. Còn đây là thái độ ngạc nhiên thích thú của nhà văn Vũ Tú Nam khi quan sát và miêu tả hình ảnh những trái mướp lớn nhanh như thổi : “ Rồi quả thi nhau chòi ra bằng ngón tay  bằng con chuột .Rồi bằng con cá chuối to”
 * Ví dụ : Trong văn bản “Cô Tô” –SGK ngữ văn 6 ,nhà văn Nguyễn Tuân khi miêu tả vẻ đẹp trong sáng,tràn đầy sức sống toàn cảnh Cô Tô một ngày sau bão,đã thể hiện được cảm nhận riêng của mình về một vùng đất ông từng qua:
    “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa  .Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu sự sống con người thì , sau mỗi lần dông bão , bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy . Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt , nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi ,và cát lại vàng giòn hơn nữa .Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi .Chúng tôi leo dốc lên đồn Cô Tô hỏi thăm sức khỏe anh em bộ binh và hải quân cùng đóng sát nhau trong cái đồn khố xanh cũ ấy. Trèo lên nóc đồn, nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng , quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh Cô Tô. Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn  lên theo mùa sóng ở đây”.
1.4. Giúp học sinh nắm đặc điểm của từng kiểu bài miêu tả:
 Giáo viên giúp học sinh biết dùng lời văn cùng trí tưởng tượng phong phú hợp với yêu cầu về nội dung và thể loại cho trước, khi luyện tập. Giáo viên cũng cần lưu ý nhắc nhở các em nắm vững các đặc điểm của mỗi thể loại, mỗi dạng bài và xác định đối tượng miêu tả. Trong mỗi bài văn phải thể hiện cái mới cái hay, cái riêng và cảm xúc của mình.
a.Kiểu văn tả đồ vật, loài vật, cây cối.
  Đối tượng ở kiểu bài này rất cụ thể và thường là những vật quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhưng kiểu bài này lại khó ở chỗ đối tượng miêu tả , nhiều khi cấu tạo lại đơn giản nên khó phát triển ý, bài viết ngắn cụt lủn, hời hợt. Vì thế ,mỗi giáo viên khi dạy dạng bài này cần lưu ý cho các em học sinh những yêu cầu sau để bài làm tốt hơn
– Thứ nhất: Khi làm kiểu bài này cần miêu tả từ bao quát đến cụ thể, từ giới thiệu chung đến miêu tả chi tiết. Riêng tả loài vật cây cối có thể theo quá trình trưởng thành của đối tượng với các giai đoạn cụ thể
– Thứ hai: Đối tượng miêu tả của bài này là những đồ dùng, vật dụng, những hình ảnh quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Do đó khi miêu tả phải chú ý đến ý nghĩa công dụng của chúng với con người. Đặc biệt trong quá trình miêu tả có thể xen kẽ một vài kỉ niệm thể hiện sự gắn bó giữa người tả với đối tượng được tả.
– Thứ ba: Cần biết điều chỉnh một cách hợp lý giữa các hình ảnh tả thực với liên tưởng .Nếu tả thực quá nhiều thì hình ảnh miêu tả trở nên trần trụi. Còn nếu liên tưởng quá nhiều thì tính chân thực sẽ giảm đi . Riêng với đồ dùng vật dụng không phải lúc nào cũng tả cái mới.Có thể tả những đồ dùng cũ đan xen các kỉ niệm thì bài viết sẽ sâu sắc hơn.
Ví dụ: Tả lại một loài cây mà em yêu quý nhất trong sân trường.
    +Thể loại: Miêu tả
    + Nội dung: Tả lại một loài cây mà em yêu quý nhất
    + Phạm vi: Trong sân trường
Ví dụ:
    Ngôi trường thân yêu của tôi có rất nhiều loại cây cho bóng mát. Nhưng có lẽ không cây nào có bóng che rợp mát bằng cây bàng. Nó đứng sừng sững giữa sân trường này không biết từ bao giờ chỉ biết từ khi tôi đặt chân đến trường đã thấy bàng rồi.
    Cây bàng đứng sừng sững giữa sân trường này không biết từ bao giờ chỉ biết từ khi tôi đặt chân đến trường đã thấy bàng rồi.Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ nhiều tầng xoè tán chùm bóng mát cả một khoảng sân trường rộng cho chúng tôi vui chơi giải trí sau mỗi giờ học căng thẳng. Lại gần cây bàng tròn, thẳng mầu nâu sẫm như dãi giầu qua nhiều năm tháng. Cây bàng là một loại cây rất nhậy cảm với sự thay đổi của bốn mùa. Nhìn lá bàng người ta có thể nhận biết chính xác các mùa trong năm.Vào mùa thu, khi tiết trời se lạnh những chiếc lá bàng to như hai bàn tay người lớn vốn mầu xanh đâm chuyển sang mầu vàng gạch quăn dần mép lá rồi vồng lên như hình mo cau. Lúc này nó đó biến sang mầu đỏ tía và khi những chị gió thu tinh nghịch thổi đến nó vội vã bứt ra khỏi cành chao liệng giữa không trung y hệt những cánh tay vẫy chào tạm biệt nơi đã sinh ra mình. Nhìn những chiếc lá bàng nằm trải dài trên sân trường trông mới tuyệt làm sao!Cứ thế, những chiếc lá bàng chuyển dần mầu sắc cho đến khi những cơn gió lạnh buốt từ phương Bắc tràn về thì cây bàng không còn một chiếc lá nào nữa. Còn lại những cành trơ trụi trông có vẻ khẳng khiu gồng mình chịu đựng cái rét lạnh buốt của mùa đông nhưng trong những cành khẳng khiu ấy vẫn tràn trề nhựa sống.Rồi tiết trời như ấm lại, xuân đã về. Chỉ một tuần thôi thì những chồi non xanh li ti đã điểm hết những cành to, cành nhỏ. Thoáng cái đã thấy màu xanh non bao phủ lấy toàn thân cây và chuyển dần sang màu xanh đậm. Những chiếc lá của tầng thấp, tầng cao phát triển nhanh đến kì lạ. Từ bé bằng bàn tay trẻ nhỏ mà nay đã phè phè như cái quạt mo.Cho đến khi mùa hạ về, lá vàng rợp mát cả một khoảng sân và đây là thời điểm mà tụi nhỏ chúng tôi tụm năm tụm bẩy vui đùa nhảy nhót hết sức thỏai mái vào những giờ chơi dưới gốc bàng mát rượi thân yêu này. Bàng còn là nơi gọi chim về tụ hội ca hát nhảy múa trong vòm lá. Càng tô điểm cho cây vẻ đẹp mĩ miều.Tụi nhỏ chúng tôi yêu cây bàng này lắm bởi nó đã gắn bó với ngôi trường tôi. Nó còn là nơi chứng kiến bao kỉ niệm vui buồn của chúng tôi.
    Dù mai này có phải xa mái trường, xa cây bàng yêu dấu này thì hình ảnh về cây bàng mãi mãi in đậm trong tâm trí tôi.
a.Kiểu văn tả cảnh
 Đối tượng miêu tả bao gồm cảnh thiên nhiên và cảnh sing hoạt. Có thể coi đây là những bức tranh bằng ngôn ngữ, dừng lại một khung cảnh nào đó, một hoạt động nào đó, một hoạt động nào đó của thiên nhiên của con người (Một phiên chợ tết, một bến đò hoặc ga tàu đông khách, một cuộc thi thả diều, một cánh rừng,một dòng sông, một làng quê,yên tĩnh,). Nội dung của kiểu bài này không nghèo nàn, thậm chí rất phong phú nhưng do kinh nghiệm quan sát của học sinh còn yếu, kiến thức nghèo nàn, trình độ sắp xếp ý còn hạn chế nên bài làm thường có bố cục lộn xộn, thiếu cân đối.
    Khi làm kiểu bài này giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:
 – Đối với văn tả cảnh thiên nhiên, người viết có thể chọn một trong số các trình tự tả : theo trình tự thời gian, không gian, số lượng cảnh,Bức tranh thiên nhiên không bao giờ ở dạng tĩnh mà luôn có sự thay đổi, vì vậy khi tả phải làm nổi bật được sự thay đổi này (Mùa này khác mùa kia, buổi này khác buổi kia, thời điểm này khác thời điểm kia)
 – Ngoài việc tả bao quát toàn cảnh, người tả cần tìm được một số hình ảnh tiêu biểu để tập trung tả chi tiết, cụ thể. Đặc biệt là khi tả cảnh thiên thiên nào thì cũng phải đặt nó trong một không gian, thời gian cụ thể, và phải có mối quan hệ mật thiết với các hiện tượng tự nhiên,như gió, nắng Các biện pháp nghệ thuật, so sánh, nhân hóa nên được vận dụng nhiều để góp phần làm cho bài văn tả sinh động hơn.
       – Đối với văn tả cảnh sinh hoạt thì cần chú trọng chọn tả theo trình tự thời gian và trình tự hoạt động của các đối tượng. Ngoài việc tả chung, nhìn bao quát toàn cảnh và liệt kê các hoạt động, người viết phải tập trung vào một số cảnh chính, tiêu biểu. ưu tiên dùng nhiều những từ láy tượng hình,tượng thanh, nghệ thuật so dài, câu đặc biệt hay câu bình thường, câu đảo ngữ hay câu đảo lược Đặc biệt cần chú ý làm nổi bật mối quan hệ tình cảm giữa các đối tượng xuất hiện trong bức tranh này. Nếu cần thiết vẫn có thể đưa một số mẩu đối thoại, một số câu văn tự sự, một số câu văn nêu nhận xét cảm nghĩ vào văn tả cảnh sinh hoạt
Ví dụ : Một số câu trong bài văn tả cảnh: “Chiều tối” của Phạm Đức:
“Nắng bắt đầu rút lên những chòm cây cao, rồi nhạt dần và như hoà lẫn với ánh sáng trắng nhợt cuối cùng.”
=>Ta thấy câu văn miêu tả sự chuyển hoá của ánh sáng từ “nhạt dần” rồi “hoà lẫn” với “ánh sáng trắng nhợt”.
Tác giả cũng đã dùng thị giác để quan sát sự biến đổi của ánh sáng và bóng tối, đã dùng thính giác để nghe tiếng dế và dùng khứu giác để cảm nhận hương vườn và cũng đã sử dụng nghệ thuật nhân hoá làm cho câu văn sinh động một cách rất tinh tế, khi viết:
“Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mờ đen phủ dần lên mọi vật.”
“Một vài tiếng dế gáy sớm, vẻ thăm dò, chờ đợi.”
“ Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.”
b. Kiểu văn tả người
 Khi miêu tả người, yếu tố quan sát lại càng quan trọng. Nhìn chung, mọi người đều có những đặc điểm giống nhau nhưng lại hoàn toàn khác nhau ở những đặc điểm riêng, chỉ người đó mới có. Nhiệm vụ của giáo viên khi hướng dẫn học sinh “miêu tả người” là giúp cho các em thấy rằng phải miêu tả ngắn gọn mà chân thực, sinh động về hình ảnh và hoạt động của người mình tả.
Ví dụ: Trong bài “Vượt thác” (sách giáo khoa ngữ văn 6 tập II) nhà văn Võ Quảng đã miêu tả về Dượng Hương Thư như sau:
“ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ của Trường Sơn hùng vĩ. Dượng Hương Thư vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.”
=>Ta thấy tác giả quan sát rất kĩ và miêu tả sinh động làm nổi bật hình ảnh Dượng Hương Thư khi vượt thác rất khéo léo, dũng cảm và dạn dày kinh nghiệm. Về cơ bản, để làm được bài văn tả người thành công, giáo viên cần giúp học sinh đảm bảo các yêu cầu sau các yêu cầu sau:
– Xác định đối tượng cần miêu tả: Thầy cô giáo, bạn bè hay người thân, tả chân dung hay tả người trong tư thế hoạt động
– Quan sát đối tượng miêu tả và lựa chọn các chi tiết tiêu biểu: Chân dung nhân vật(khuôn mặt, mái tóc, nước da,); tính cách nhân vật(qua ngôn ngữ , tính cách, hành động, cử chỉ của nhân vật)
– Trình bày các chi tiết đã lựa chọn theo một trình tự hợp lý sao cho phù hợp với mục đích miêu tả và làm nổi bật được đối tượng miêu tả
– Cảm nhận của người viết về nhân vật mà mình miêu tả
(Lưu ý khi ra đề tả người cần chú ý đến đối tượng tả có trong vốn sống của các em và nên ra những dạng đề mở. Bên cạnh những cụ thể như: hãy tả lại bà ngoại, ông nội của em, nên có những đề bài mở hơn tự do hơn như:tả lại một người mà em yêu thương nhất trong gia đình). Sự lựa chọn này sẽ giúp các em bày tỏ cảm xúc tình cảm một cách chân thực nhất.
1.5 Rèn luyện về cách diễn đat trong văn miêu tả
 a, Cách dùng từ ngữ, hình ảnh
 Việc lựa chon từ ngữ trong văn miêu tả là yêu cầu quang trọng, đòi hỏi phải được đặt ra một cách nghiêm túc. Muốn làm tốt yêu cầu này thì người viết văn miêu tả trước hết phải có một vốn từ phong phú. Vấn đề tích lũy vốn từ cần được tiến hành thường xuyên và dưới nhiều hình thức: thông qua các giờ học văn – Tiếng việt trong nhà trường ; thông qua giao tiếp hàng ngày, thông qua quá trình đọc sách , đọc tài liệu tham khảo liên quan tới văn miêu tả Tất nhiên, có vốn từ phong phú chưa hẳn là đã thành công mà điều quan trọng là người viết bài phải có sự lựa chọn tinh tường, sao cho giữ một hệ thống các đồng nghĩa, gần nghĩa, có thể lẩy ra một vài từ phù hợp,chính xác nhất.Điều cần chú ý là phải luôn có thói quen tìm được từ gợi hình, biểu cảm và phải chọn từ ngữ phù hợp với đối tượng,với văn cảnh. Muốn làm nổi bật hình ảnh của đối tượng thì chú ý nhiều tới hệ thống từ tượng hình(Tả màu sắc,hình dạng,trạng thái) ; muốn làm nổi bật không khí của cảnh thì dùng hệ thống của từ tượng thanh(mô phỏng các tiếng động). Bài văn miêu tả thiếu đi các từ ngữ có sức tạo hình, gợi cảm thì chắc chắn sẽ không thể hay. Nhưng cũng cần kiến thức được rằng nếu dùng các từ ngữ hình ảnh tùy tiện hoặc khuôn sáo, bắt chước một cách lộ liễu thì cách miêu tả cũng không có sức thuyết phục.
Vì thế khi dạy văn miêu tả cần rèn luyện cho các em cách sử dụng từ ngữ, lựa chọn hình ảnh sao cho phù hợp
Ví như:
– Tả cảnh sóng biển có nhiều từ ngữ gợi hình, gợi thanh : cuồn cuộn, nhấp nhô , lăn lăn , rì rầm , rì rào , lô nhô , ì oạp Nhưng không phải tả sóng lúc nào cũng dùng được các từ ấy.Ta phỉ xác định các từ ngữ phù hợp trong tưmngf hoàn cảnh. Ví dụ như sóng biển lúc trời động thì phải dùng từ cuồn cuộn; tả tiếng song biển vỗ vào bờ đá thì phải dùng từ ì oạp; tả tiếng song biển vọng lại trong đêm mà nghe xa thì phải dùng tù từ rì rầm
– Tả cây cối cũng có nhiều từ ngữ chỉ màu xanh khác nhau: xanh um, xanh rì, xanh non, xanh mơn mởn; xanh tươi, xanh tốt, xanh rờn nhưng khi đi vào thực tế, mỗi loại cây đều có một màu xanh riêng, không thể lẫn lộn: cây rau cải trong vường hay cây lúa đang thì con gái thì phải là xanh mơn mởn, xanh rờn; cây cối trong rừng rậm rạp thì phải là xanh rì,xanh tốt, xanh um
– Ngay cả âm thanh tiếng mưa rào cũng có sự phân biệt rất rõ: mưa giáo đầu thì lẹt đẹt, mưa trên mái tôn thì rào rào, mưa đạp vào phên lứa thì đồm độ; mưa đập vào tàu lá chuối thì lung bùng; mưa từ mái tranh giọt đổ xuống sân thì ồ ồ
– Còn từ ngữ tả dáng đi của con người cũng vô cùng phong phú, đa dạng: em bé tập đi thì lẫm chẫm, cậu bé tinh nghịch thì có dáng đi nhún nhảy, vừa đi vừa nhảy chân sáo; cụ già thì lom khom; người đang đau chân thì đi khập khà khập khiễng; có cô gái trẻ thì yểu điệu thướt tha; người vất vả thì dáng đi hấp tấp,lật đật, sấp ngửa, chân nam đá chân xiêu
– Bên cạnh việc lựa chọn từ ngữ, vấn đề tạo hình ảnh trong văn miêu tả cũng không kém phần quan trọng: Có thể thấy câu văn miêu tả giàu hình ảnh bao nhiêu thì sức gợi cảm của nó sẽ lớn bấy nhiêu. Việc tạo hình ảnh cho câu văn miêu tả có thể thực hiện  bằng nhiều cách: hoặc bằng từ ngữ tượng hình, tượng thanh (gấu bố, gấu mẹ, gấu con cùng béo núc ních, bước đi lặc lè, lặc lè); hoặc bằng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hóa (“Lá mía sắc như lưỡi gươm, xanh đậm”, “lũ trẻ đứa nào đứa nấy da cứ đen bóng như bôi nhọ mỡ ”, “ Dòng sông thay chiếc áo màu xanh hằng ngày bằng dải lụa đào”)
b, Cách đặt câu, dựng đoạn trong văn miêu tả
*Cách đặt câu trong văn: Cũng như văn tự sự, cách đặt câu trong văn miêu tả đòi hỏi người viết phải linh hoạt và công phu. Có thể là câu dài với đầy đủ các thành phần chính phụ, có nhiều tầng ý nối tiếp nhau. Cũng có thể là những câu ngắn ( câu đặc biệt hoặc câu tỉnh lược). Vấn đề đặt ra ở đây là phải biết chọn kiểu câu phù hợp với hoàn cảnh, với tình huống, nội dung miêu tả, và cả với cảm xúc của người miêu tả nữa.
Sau đây tôi xin giới thiệu một số trường hợp lựa chọn kiểu câu thường gặp như sau:
   – Kiểu câu dài, nhiều tầng ý, nhiều vế nối nhau thường phù hợp với việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên êm đềm, yên ả, hoặc những hoạt động diễn ra nhẹ nhàng, liên tiếp nối nhau; hoặc khi cảm xúc của con người đang dâng tràn, tuôn chảy
   – Kiểu câu ngắn ( câu đặc biệt, câu tỉnh lược) với các dấu câu ( dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu chấm lửng) thường dùng để diễn tả những cảm xúc mạnh, những hoạt động nặng, diễn ra nhanh gọn liên tục; những tình huống bất ngờ
   – Kiểu câu có sử dụng phép tu từ đảo ngữ : thường dùng trong những trường hợp cần nhấn mạnh một đặc điểm, một trạng thái nào đó của đối tượng được miêu tả.
Tuy nhiên với học sinh lớp 6, việc yêu cầu học sinh sử dụng linh hoạt các kiểu câu còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế giáo viên nên hướng dẫn học sinh lựa chọn các kiểu câu phù hợp với đối tượng và đề bài.
Ví dụ :
   -Tả cảnh đồng quê yên ả thanh bình: cánh đồng trải ra xa tít tắp, mênh mông với sóng lúa lăn tăn gợn nhẹ, đuổi nhau chạy dài đến tận chân trời. (Câu dài)
    -Tả ánh trăng khuya: Trời đã về khuya, ánh trăng dường như càng sáng hơn, vằng vặc giữa vòm cao mênh mông, lặng lẽ tỏa ánh sáng dịu dàng và tinh khiết xuống mặt đất, huyền ảo và đẹp lạ kì. (Câu dài)
    -Tả em bé đang tập đi: Cu Tí đang chập chững tập đi . Hai bàn chân bấm xuống. Hai tay dang ra để giữ thăng bằng. Một bước. Hai bước. “ Uỵch”. Cu Tí khóc òa lên vì bị ngã. Mẹ vội đỡ Tí dậy, thơm một cái vào đôi má trắng hồng. Tí ta nhoẻn cười, nước mắt vẫn đọng trên mí. Hai bàn chân lại bấm xuống. Hai tay lại dang ra. Một bước Hai bước Năm bước Mười bước Tiếng vỗ tay cổ vũ của mọi người làm cho cu Tí càng phấn khởi. ( Một loạt câu ngắn)
     –Tả hoa phượng: Trên cành cây, lác đác xuất hiện những bông hoa phượng đầu mùa. ( Câu đảo ngữ)
Tuy nhiên tôi cũng lưu ý và nhắc nhở học sinh  trong khi làm văn miêu tả là phải biết dùng đan xen các kiểu câu khác nhau. Có câu dài xen câu ngắn. Có câu bình thường xen câu đặc biệt. Như vậy mới tạo được sự phong phú, đa dạng cho cách diễn đạt.
*Cách dựng đoạn trong văn miêu tả
   Ngoài việc đặt câu, cách dựng và liên kết giữa các đoạn trong một bài văn miêu tả cũng rất cần được quan tâm. Thông thường, khi làm văn, học sinh chia bài thành ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Do đó, ứng với ba phần thường là ba đoạn văn. Mở bài và kết luận ngắn, thân bài thì dài. Dù nội dung bài văn nghèo nàn hay phong phú, dù dung lượng bài văn dài hay ngắn, dù đối tượng miêu tả ít hay nhiều, phần thân bài cũng chỉ có một đoạn. Đây là hạn chế đáng tiếc mà tôi thường gặp trong bài làm của học sinh.
   Vậy có thể khắc phục hạn chế này bằng cách nào? .Trước hạn chế đó tôi hướng dẫn học sinh làm như sau:
– Điều trước tiên tôi  hướng dẫn học sinh  xác định những ý cần triển khai trong bài văn miêu tả để chia thân bài thành các đoạn văn tương ứng.Có nhiều cách để chia đoạn trong bài văn tả.
 Sau đây là một số cách giúp học sinh tách đoạn trong phần thân bài:
–  Chia đoạn theo trình tự thời gian: Người làm bài đặt đối tượng miêu tả vào các khoảng thời gian khác nhau. Trong một năm thì theo bốn mùa xuân – hạ – thu – đông (tả cây cối, cảnh vật); trong một ngày thì có sáng –  trưa –chiều – tối (tả cảnh vật, thời tiết); trong quá trình thì có bắt đầu- diễn biến- kết thúc (tả cảnh sinh hoạt), khi nhỏ – khi lớn – về già (tả con người), 
–  Chia đoạn theo trình tự không gian: Người làm bài quan sát đối tượng miêu tả ở nhiều góc độ và từ nhiều hướng khác nhau: từ xa nhìn lại, từ ngoài nhìn vào, từ trong nhìn ra, từ trên nhìn xuống, từ dưới nhìn lên, nhìn bên trái, nhìn bên phải, nhìn phía trước, nhìn phía sau, nhìn toàn cảnh, nhìn chi tiết
–  Chia đoạn theo đặc điểm tính cách của đối tượng được miêu tả: mỗi đặc điểm tính chất có thể được tách ra để miêu tả trong một đoạn văn độc lập. Ví như tả người nói chung có thể chia thành hai ý (hình dáng, tính tình)
–  Chia đoạn theo số lượng đối tượng được miêu tả: có thể sử dụng cách chia đoạn này cho kiểu bài tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh sinh hoạt, tả thế giới loài vật, đồ vậtVí như tả cảnh thiên nhiên thì có: bầu trời – mặt đất; cảnh trong vườn – ngoài đồng; cảnh biển cả – cảnh núi rừng Hoặc tả không khí giờ học thì có: công việc của thầy cô giáo, công việc của học sinh,  Tả đàn gia súc, gia cầm của gia đình thì có: bầy gà, đàn vịt, lũ trâu bò – mấy con lợn
   Sau khi học sinh chia đoạn rồi tôi hướng dẫn cách triển khai ý trong từng đoạn. Thông thường, nếu toàn bộ thân bài triển khai trong một đoạ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_lop_6.doc
Giáo án liên quan