Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 60: Cụm tính từ - Nguyễn Văn Hùng

T. So sánh tính từ với động từ ?

· Khả năng kết hợp: Cũng như động từ, tính từ có thể kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn. . . để tạo thành cụm tính từ.Nhưng hạn chế hơn động từ.

VD: _ Vẫn đẹp, sẽ giỏi, đang khoẻ, cũng vui. . .

· Tính từ cũng có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Nhưng khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.

VD: _ Giỏi văn / là sở trường của bạn Nam.

 _ Bức tranh này / rất đẹp.

T. Tính từ là gì ? Nêu đặc điểm của tính từ ?

H. Trả lời theo ghi nhớ SGK Tr. 154.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 908 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 60: Cụm tính từ - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Tuần:15
- Tiết CT: 60
- TIẾT 60: CỤM TÍNH TỪ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới:
Tính từ là gì ? Cụm tính từ là gì ? Cấu tạo cụm tính từ gồm mấy phần ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Tìm hiểu đặc điểm của tính từ.
T. Cho H đọc mục 1 (a, b, c ) phần I. SGK Tr. 153. Tìm tính từ trong hai câu văn.
Câu a: bé, oai ( đặc điểm)
Câu b: Nhạt, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, héo, vàng tươi ( đặc điểm).
T. Tìm thêm một số tính từ mà em biết và nêu ý nghĩa khái quát của chúng ?
H. Cao, thấp, mạnh, yếu, dữ dội, dịu êm, đẹp, âm u, mờ nhạt, rực rỡ, tươi thắm, lễ phép, ngoan ngoãn, chăm chỉ, bất khuất, trung kiên, xanh ngắt, đỏ chói. . .
Ý nghĩa: đều chỉ đặc điểm, tính chất, hành động, trạng thái của sự vật.
T. So sánh tính từ với động từ ?
Khả năng kết hợp: Cũng như động từ, tính từ có thể kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn. . . để tạo thành cụm tính từ.Nhưng hạn chế hơn động từ.
VD: _ Vẫn đẹp, sẽ giỏi, đang khoẻ, cũng vui. . . 
Tính từ cũng có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Nhưng khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.
VD: _ Giỏi văn / là sở trường của bạn Nam.
 _ Bức tranh này / rất đẹp.
T. Tính từ là gì ? Nêu đặc điểm của tính từ ?
H. Trả lời theo ghi nhớ SGK Tr. 154.
HĐ2. Phân loại tính từ.
T. Trong các tính từ: bé, oai, nhạt, héo, vàng hoe, vàng lịm, àng ối, vàng tươi. Từ nào có khả năng kết hợp được với từ chỉ mức độ, từ nào không có khả năng kết hợp được với từ chỉ mức độ ( rất, hơi, khá, lắm, quá. . .) ?
Bé, oai, héo, nhạt. Đây là những tình từ chỉ đặc điểm tương đối nên có thể kết hợp với từ chỉ mức độ ( rất, hơi, khá, lắm, quá. . . ).
Vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi. Đây là những tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối nên không kết hợp được với các từ chỉ mức độ ( rất, hơi, khá, lắm, quá. . . ).
T. Vậy có mấy loại tính từ ? Kể ra ? Cho Ví dụ minh hoạ ?
Tính từ chỉ đặc điểm tương đối ( kết hợp được với từ chỉ mức độ. VD: Rất bé, hơi nhạt, oai lắm. . . ).
Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối ( không thể kết hợp với từ chỉ mức độ. VD: Rất vàng hoe, hơi vàng lịm. . . ).
HĐ3. Tìm hiểu cụm tính từ.
T. Cho H đọc mục 1. SGK Tr. 155. Những cụm từ in đậm trong các đoạn văn trên thuộc cụm từ gì ? Em hãy điền các cụm tính từ đó vào mô hình cụm tính từ ? Em tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm tính từ ? Cho biết những phụ ngữ ấy, bổ sung cho tính từ trung tâm những ý nghĩa gì ?
H. Mô hình:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
rất ( mức độ )
yên tĩnh
nhỏ
lại ( phạm vi )
sáng
vằng vặc ở trên không ( vị trí )
đang ( thời gian )
đẹp
như tiên ( so sánh )
vẫn còn ( tiếp diễn tương tự )
trẻ
lắm ( mức độ )
không, chưa ( khẳng định, phủ định )
ngoan
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ4. Hướng dẫn H luyện tập. SGK Tr. 155.
T. Cho H đọc BT1. Tìm cụm tính từ ?
H. Sun sun như con đĩa. . . 
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Cho H đọc BT2. Tính từ trong các câu trên thuộc kiểu cấu tạo nào ? Có tác dụng gì ?
H. Tự phát biểu, lớp bổ sung, thầy kết luận đúng sai và cho H ghi vở.
T. BT3. So sánh cách dùng động từ và tính từ trong năm câu văn tả cảnh biển, nói lên điều gì ?
Số lần
Động từ
Tính từ
1
gợn sóng
êm ả
2
nổi sóng
3
nổi sóng
dữ dội
4
nổi sóng
mù mịt
5
nổi sóng
ầm ầm
H. Phát biểu tự do. . . 
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
T. Cho H đọc BT4. Cách dùng các tính từ trong những cụm danh từ trong bài tập như htế nào ?
H. Phát biểu, lớp bổ sung, thầy kết luận đúng sai và cho H ghi vở
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍNH TỪ.
* Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
* Đặc điểm: Có thể kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn. . . để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ: hãy, đừng, chớ của tính từ rất hạn chế.
* Chức vụ:
làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.
II. CÁC LOẠI TÍNH TỪ.
* Tính từ chỉ đặc điểm tương đối ( có thể kết hợp với từ chỉ mức độ ).
VD: Rất bé, hơi nhạt. . .
* Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối ( không thể kết hợp với từ chỉ mức độ ).
VD: Rất vàng hoe, hơi vàng lịm. . . 
III. CỤM TÍNH TỪ.
Mô hình.
* Phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm tính chất, sự khẳng định hay phủ định. . . 
* Phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất. . . 
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 155
1. Cụm tính từ:
a)- Sun sun như con đĩa
b)- Chần chẫn như cái . . 
c)- Bè bè như cái quạt . .
d)- Sừng sững như cái. . .
đ)- Tun tủn như cái chổi
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 155
2. Thuộc kiểu cấu tạo từ láy. Gợi hình, gợi cảm. Hình ảnh tính từ gợi ra là sự vật bình thường, không giúp nhận thức một sự vật to lớn như con voi.
3. So sánh cách dùng động từ và tính từ.
* Nhận xét: 
+ Trừ ĐT “ gợn sóng”, còn 4 lần dùng động từ “ nổi sóng” cho thấy đoạn văn thể hiện rõ cơn giận của biển.
+ Các tính từ sử dụng mỗi lúc một tăng, cũng thể hiện cơn giận của biển càng tăng lên.
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà )
4. Các tính từ:
a)- Tính từ “ Sứt mẻ” xuất hiện lần đầu và lần cuối để diễn tả quá trình thay đổi từ không đến có rồi từ có trở lại như cũ.
b)- Tính từ “ nát” dùng lần đầu phản ánh cuộc sống nghèo khổ. Tính từ lặp lại lần 2 thể hiện sự trở lại nghèo khổ như cũ.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
HỌC BÀI:
Tính từ là gì ? Nêu đặc điểm của tính từ ?
Có mấy loại tính từ đáng chú ý ?
Vẽ mô hình cấu tạo cụm tính từ ? Giải thích ? Cho ví dụ minh hoạ ?
SOẠN BÀI: Kể chuyện tưởng tượng ( Sgk tr 130 )
V. RÚT KINH NGHIỆM.
 ========> Học sinh tiếp thu bài tốt.

File đính kèm:

  • docCUM TINH TU.doc
Giáo án liên quan