Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 46: Thầy bói xem voi - Nguyễn Văn Hùng
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ4. Hướng dẫn H luyện tập.
T. Cho H đọc BT1, thảo luận theo nhóm và gọi đại diện trả lời, thầy nhận xét, cho H ghi vở.Kể một câu chuyện về em hoặc bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu “ thầy bói xem voi” và hậu quả của nó ?
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Cho H đọc BT2. Nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ: “Thầy bĩi xem voi”.
H.* Khoe khoang, khoác lác về thành tích học tập của mình, coi thường bạn bè.
*Cả đời chẳng đi ra ngõ, kém hiểu biết. Nhưng khi nói chuyện với bạn bè thì toàn những chuyện bốn biển, năm châu.
* Nếu có điểm xấu trong sổ liên lạc, thì giải thích đó là thành kiến của thầy cô giáo.
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng - Tuần: 12 - Tiết:CT: 46 - TIẾT 46: THẦY BĨI XEM VOI HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Giới thiệu bài mới: Hôm nay các em tìm hiểu qua một thể loại mới đó là truyện ngụ ngôn và truyện đầu tiên chúng ta tìm hiểu đó là truyện: “ Thầy bĩi xem voi”. Một truyện ngụ ngôn rất hóm hỉnh, nhưng cũng nêu ra một bài học lý thú, sâu sắc về cách nhìn trước cuộc sống. . . B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HĐ1. Đọc văn bản. T. Cho H đọc truyện theo 3 đoạn. SGK Tr. 101. Đoạn 1:Từ đầu -------------------------> Sờ đuôi. Đoạn 2: tiếp theo ----------------------> Cái chổi sể cùn Đoạn 3: Phần còn lại. T. Nghĩa của từ thầy bói được giải thích theo cách nào ? ( Trình bày khái niệm ). Truyện thuộc thể loại nào ? Truyện ngụ ngôn là gì ? Truyện chia làm mấy đoan ? Nêu ý chính mỗi đoạn ? HĐ2. Phân tích tìm hiểu văn bản. T. Truyện kể về ai ? Năm ông thầy bói có đặc điểm gì nổi bật ? H. Năm ông thầy bói, đều bị mù, cả 5 ông đều chưa biết gì về voi và muốn biết về con voi. T. Cách các thầy bói xem voi và phán về voi như thế nào ? H. * Cách xem: Dùng tay để sờ, dùng tay để “nhận thức”. Nhưng mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận ( vòi, ngà, tay, chân, đuôi ) * phán về voi: Thầy sờ vòi bảo voi “sun sun như con đĩa”. Thầy sờ ngà bảo voi “chần chẫn như cái đòn càn”. Thầy sờ tai bảo “ bè bè như cái quạt thóc”. Thầy sờ chân bảo voi “ sừng sững như cái cột đình”. Thầy sờ đuôi bảo voi “ tun tủn như cái chổi sể cùn”. T. Thái độ của các thầy bói khi phán voi như thế nào ? H.* Là quá tự tin, chủ quan, cho là chỉ mình đúng và khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình, dẫn đến xô xát, đánh nhau. Các thầy đều nói đúng một bộ phận của voi, nhưng không ai nói đúng về cả con voi. Vì mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi mà không sờ được toàn bộ con voi, nên không biết một cách toàn diện. T. Truyện cho ta bài học gì ? H. * Khi xem xét một sự vật, một sự việc cần kết hợp nhiều giác quan khác nhau. Cần phải lắng nghe ý kiến của người khác và biết phân tích, đánh giá, tổng hợp để có được một cái nhìn chính xác, đầy đủ nhất. Muốn hiểu đúng bản chất các sự vật, hiện tượng, cần phải xem xét toàn diện, cần tránh thái độ chủ quan, phiến diện trong việc tìm hiểu thế giới xung quanh. T. Truyện sử dụng từ ngữ gì để tả đặc thù về voi ? Những từ láy đó có tác dụng gì ? H. Sử dụng nhiều từ láy: “ Sun sun, chần chẫn, bè bè, sừng sững, tun tủn”. Tác dụng làm câu chuyện sinh động, tô đậm cái sai lầm và phán về voi của 5 ông thầy bói. HĐ3. Tổng kết truyện. T. Truyện có những đặc sắc gì về nghệ thuật ? Câu chuyện toát lên ý nghĩa gì ? H. Trả lời theo SGK Tr. 103. . . C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ4. Hướng dẫn H luyện tập. T. Cho H đọc BT1, thảo luận theo nhóm và gọi đại diện trả lời, thầy nhận xét, cho H ghi vở.Kể một câu chuyện về em hoặc bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu “ thầy bói xem voi” và hậu quả của nó ? D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG T. Cho H đọc BT2. Nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ: “Thầy bĩi xem voi”. H.* Khoe khoang, khoác lác về thành tích học tập của mình, coi thường bạn bè. *Cả đời chẳng đi ra ngõ, kém hiểu biết. Nhưng khi nói chuyện với bạn bè thì toàn những chuyện bốn biển, năm châu. * Nếu có điểm xấu trong sổ liên lạc, thì giải thích đó là thành kiến của thầy cô giáo. E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG T. Truyện sử dụng từ ngữ gì để tả đặc thù về voi ? Những từ láy đó có tác dụng gì ? H. Sử dụng nhiều từ láy: “ Sun sun, chần chẫn, bè bè, sừng sững, tun tủn”. Tác dụng làm câu chuyện sinh động, tô đậm cái sai lầm và phán về voi của 5 ông thầy bói. I. GIỚI THIỆU CHUNG. Đọc, giải từ.( SGK Tr.101). Thể loại. Truyện ngụ ngôn. . . ( sgk tr. 100). Bố cục: a)- Giới thiệu 5 thầy bói. b)- Các thầy bói phán về voi. c)- Hậu quả của việc xem và phán về voi. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN. Nội dung truyện. Người xem Thầy bói Thứ nhất Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Cách xem Sờ vòi Sờ ngà Sờ tai Sờ chân Sờ đuôi Phán về voi Sun sun như con đĩa Chần chẫn như đòn càn Bè bè như quạt thóc Sừng sững như cột đình Tun tủn như cái chổi Thái độ Qúa tự tin, chủ quan. ===> Đánh giá sự vật phiến diện. III. TỔNG KẾT. Truyện khuyên mọi người: Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện, tránh thái độ chủ quan, phiến diện như thành ngữ: “ Thầy bói xem voi”. IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 103 Ví dụ: Một cán bộ Đoàn hay Đội thiếu niên không đi sát thực tế, ( sinh hoạt Đoàn, Đội) hoặc ngại xuống thực tế, anh ta chỉ cần nghe được một vài thiếu sót nhỏ là phê phán, phân tích kiểm điểm một cách bừa bãi. V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 103 2. Cho H đọc BT2. Nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ: “Thầy bĩi xem voi”. VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà ) . Truyện sử dụng từ ngữ gì để tả đặc thù về voi ? Những từ láy đó có tác dụng gì ? H. Sử dụng nhiều từ láy: “ Sun sun, chần chẫn, bè bè, sừng sững, tun tủn”. Tác dụng làm câu chuyện sinh động, tô đậm cái sai lầm và phán về voi của 5 ông thầy bói. IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ. HỌC BÀI: Truyện ngụ ngôn là gì ? Truyện “ TBXV” phê phán, khuyên nhủ mọi người điều gì ? SOẠN BÀI: Treo biển ( Sgk tr 124 ) V. RÚT KINH NGHIỆM. =======> Học sinh tiếp thu bài tốt
File đính kèm:
- THAY BOI XEM VOI - CHU DE.doc