Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 32: Thứ tự kể trong văn tự sự - Nguyễn Văn Hùng

HĐ2. Hướng dẫn H làm bài tập SGK Tr. 98.

T. Cho H đọc BT1 SGK Tr. 98 – 99. Cho biết câu chuyện được kể theo thứ tự nào ? Kể theo ngôi thứ mấy ? Vì sao ? Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thế nào trong câu chuyện ?

H. Câu chuyện kể theo thứ tự: Kể kết quả trước ( tôi và liên là bạn thân), sau đó nhân vật hồi tưởng kể lại những chuyện xảy ra trước đó. Kể theo ngôi thứ nhất ( nhân vật xưng tôi ).

· Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện một cách hợp lý hơn: từ hiện tại quay về quá khứ ( Tôi nhớ như in. . . ), đó là cơ sở cho thứ tự kể ngược.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 32: Thứ tự kể trong văn tự sự - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Tuần: 8
- Tiết CT: 32
- TIẾT 32: THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới.
Để hiểu và biết cách sắp xếp các sự việc theo một thứ tự tự nhiên hoặc kể theo thứ tự đan xen linh hoạt, đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể trước, sau đó mới kể tiếp các sự việc xảy ra trước đó. Hôm nay , các em sẽ tìm hiểu bài: “ Thứ tự kể . . .”
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự.
* Thao tác 1: Tóm tắt truyện.
T. Cho H tóm tắt các sự việc chính trong truyện: “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” ?
H. * Vợ chồng ông lão nhà nghèo, chồng đánh cá, vợ kéo sợi.
Ông lão tha chết cho cá, cá vàng hứa sẽ giúp ông.
Theo đòi hỏi cua vợ, 5 lần lão ra biển gọi cá vàng giúp đỡ.
Bốn lần cá vàng đều giúp ông lão.
Lần cuối do mụ vợ đòi hỏi quá đáng, cá vàng trừng phạt mụ về cuộc sống ban đầu với căn nhà rách nát, bên cái máng lợn sứt mẻ.
T. Các sự việc trong truyện kể theo thứ tự nào ? Có hợp lý không ?Vì sao ?
H. Kể theo thứ tự thời gian, tự nhiên, hợp lý. Vì việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết câu chuyện. Có tác dụng nhấn mạnh lòng tham, sự bội bạc tăng dần của người vợ, thể hiện rõ dụng ý phê phán.
T. Vậy, khi kể chuyện có thể kể các sự việc như thế nào ?
H. Trả lời theo SGK Tr. 98. . . 
* Thao tac 2. Đọc bài văn trang 97, 98.
T. Cho H đọc bài văn. Thứ tự các sự việc trong bài văn diễn ra như thế nào ? Bài văn đã kể lại theo thứ tự nào ? Kể theo thứ tự đó có tác dụng nhấn mạnh đến điều gì ?
H. * Ngỗ mồ côi cha mẹ, sống với ngoại, không được chăm sóc giáo dục chu đáo.
Ngỗ lười học, bỏ học, chơi bời lêu lổng, người hàng xóm xa cách.
Ngỗ đánh lừa mọi người, giả vờ đốt lửarồi kêu cứu, khiến mọi người tức giận.
Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai đến cứu vì tưởng Ngỗ lừa như lần trước.
Khi bị chó cắn thật, tin truyền đi khắp xóm, mọi người lo lắng, mong Ngỗ rút ra bài học.
Ngỗ được trạm y tế băng bó, tiêm thuốc ngừa bệnh dại.
H. Bài văn kể theo thứ tự đảo ngược câu chuyện: Ngỗ bị chó dại cắn, tin truyền đi khắp xóm. Sau đó mới kể lại hoàn cảnh sống của Ngỗ, trò lừa của Ngỗ. Đem kết quả của sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung, hồi tưởng lại các sự việc xảy ra trước đó.
Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh kết quả của sự việc ( Ngỗ bị chó cắn ) là hậu quả của sự nói dối, tạo sức hấp dẫn cho người đọc. Từ đó khuyên mọi người phải chân thành, đừng làm mất lòng tin người khác.
T. Ngoài việc kể câu chuyện theo trình tự thời gian,( tự nhiên), người ta có thể kể theo cách nào ? 
H. Trả lời theo SGK Tr. 98. . . . 
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 HĐ2. Hướng dẫn H làm bài tập SGK Tr. 98.
T. Cho H đọc BT1 SGK Tr. 98 – 99. Cho biết câu chuyện được kể theo thứ tự nào ? Kể theo ngôi thứ mấy ? Vì sao ? Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thế nào trong câu chuyện ?
H. Câu chuyện kể theo thứ tự: Kể kết quả trước ( tôi và liên là bạn thân), sau đó nhân vật hồi tưởng kể lại những chuyện xảy ra trước đó. Kể theo ngôi thứ nhất ( nhân vật xưng tôi ).
Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện một cách hợp lý hơn: từ hiện tại quay về quá khứ ( Tôi nhớ như in. . . ), đó là cơ sở cho thứ tự kể ngược.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Cho H đọc BT2. Em hãy tìm hiểu đề và lập dàn bài ? Muốn tìm hiểu đề em phải làm gì ? Khi kể chuyện, em kể các sự việc như thế nào ?
H. Đọc tìm hiểu kỹ lời văn, gạch dưới từ quan trọng, xem đề nghiêng về kể người hay kể việc. Phải kể theo trình tự tự nhiên: sự việc xảy ra trước kể trước, sự việc xảy ra sau kể sau. Hoặc đem kết quả sự việc hiện tại kể trước, sau đó hồi tưởng lại kể tiếp các sự việc xảy ra trước đó.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG	
T. Sự việc nào xảy ra trên đường đi ? Nơi đến thành phố hay thôn quê ? Suy nghĩ, cảm xúc, khi nhìn, nghe, thấy gì trong chuyến đi ? Điều gì làm em thích thú nhớ mãi ? Mong ước điều gì ? Chuyến đi bổ ích gì ?
I.TÌM HIỂU THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ. ( SGK Tr. 98 ).
+ Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự , tự nhiên. Việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xaảy ra sau kể sau, cho đến hết.
+ Nhưng để gây bất ngờ, chú ý, thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc xảy ra trước đó.
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 28
1.Xác định:
+ Kể theo kết quả trước, sau đó mới hồi tưởng kể lại những chuyện xảy ra trước đó. 
+ Theo ngôi thứ nhất.
+ Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò chủ yếu từ hiện tại quay về quá khứ, ( đó là kể ngược ).
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 28
2. Kể câu chuyện: “ lần đầu tiên em được đi chơi xa.”
+ Mở bài: Lý do, đi với ai, ở đâu.
+ Thân bài: 
- Sự việc xảy ra trên đường. . .
- Nơi đến, cảm xúc khi nhìn, nghe thấy.
- Những kỹ niệm nhớ mãi
+ Kết bài:
- Chuyến đi đem lại bổ ích. . . 
- Mong ước có nhiều chuyến đi. . .
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà
3. Sự việc nào xảy ra trên đường đi ? Nơi đến thành phố hay thôn quê ? Suy nghĩ, cảm xúc, khi nhìn, nghe, thấy gì trong chuyến đi ? Điều gì làm em thích thú nhớ mãi ? Mong ước điều gì ? Chuyến đi bổ ích gì ?
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Học bài:
Thế nào là kể xuôi, kể ngược ?
Để gây bất ngờ, hứng thú, nhấn mạnh ý, ta có thể kể các sự việc như thế nào ?
Soạn bài: 
Chuẩn bị: Viết bài tập làm văn số 2. Lập dàn ý, tập kể 5 đề ( SGK Tr. 99 ).
Đề: Em hãy kể lại một việc tốt mà em đã làm.
Trả, sửa bài kiểm tra Văn 1 tiết
 4. Luyện nĩi kể chuyện ( Sgk Tr 111 )
E. RÚT KINH NGHIỆM.
 ======> Học sinh tiếp thu bài tốt. 

File đính kèm:

  • docTHU TU KE TRONG VAN TU SU.doc
Giáo án liên quan