Giáo án Ngữ Văn 6 - Tiết 130: Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thân Thương

* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số lỗi thường gặp và nêu cách chữa.

Bài tập 1:

Đọc và so sánh cách dùng dấu câu:

a/ Câu 2:

- “Đệ nhất kì quan Phong Nha” nằm trong một quần tể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền Tây Quảng Bình, có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai cĩ đường.

Việc dùng dấu (,) làm cho câu này thành câu ghép có hai vế, nhưng hai vế này không liên quan không hệ chặt chẽ. Do vậy việc dùng dấu (,)là không chính xác.

b/ Câu 1:

- Nơi đy vừa có nét hoang sơ, bí hiểm. Lại vừa rất thanh thót và giàu chất thơ.

Việc dùng dấu chấm để tách thành hai câu là không hợp lí, làm cho vị ngữ thứ hai bị tách ra khỏi chủ ngữ, hai vị ngữ lại nối với nhau bằng từ: vừa vừa do vậy việc dùng dấu phẩy hai dấu chấm phẩy là hợp lí.

Bài tập 2: giải thích tại sao việc dùng dấu chấm hỏi ở các câu là không đúng:

a/ dấu chấm hỏi ở câu 1 và câu 2 là sai. Vì đây không phải là câu hỏi.

b/ dấu (!)ở cuối câu 3 là không đúng. Vì đây là câu trần thuật.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tiết 130: Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thân Thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:14/04/2016 
Tiết 130. 
Bài dạy: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
 (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: giúp hs
 - Hiểu được công dụng của ba loại dấu kết thúc câu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than;
 - Biết tự phát hiện ra và sửa các lỗi về dấu kết thúc câu trong bài viết của mình và người khác.
 2. Kỹ năng: rèn luyện cho hs kỹ năng nhận biết lỗi sai sử dụng dấu kết thúc câu.
 3. Thái độ: có ý thức nâng cao trong việc dùng các dấu kết thúc câu. 
II. CHUẨN BỊ:
 1.Chuẩn bị của giáo viên: Đọc và soạn giáo án chi tiết.Bảng phụ.
 2. Chuẩn bị của học sinh:Soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tình hình lớp: (1 phút) 
 +Điểm danh học sinh trong lớp.
 +Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 + Kiểm tra việc soạn bài ở nhà của học sinh.
 3. Giảng bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1 phút)
 Khi viết câu đặt sai dấu thì nghĩa của câu sẽ sai. Ví dụ:
 1. Nam sinh bỏ áo trong quần, nữ sinh mặc áo dài.
 2. Nam sinh bỏ áo trong quần nữ sinh, mặc áo dài.
 Có khi nào các em đã đọc sai hay viết sai dạng thư thế này chưa?
 Bài học hôm nay phần nào giúp các em hạn chế điểm này.
 * Tiến trình bài dạy:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10 phút
10 phút
14 phút
3 phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu công dụng của các dấu kết thúc câu:
Gọi một em đọc và thực hiện yêu cầu của bài tập 1.
Cần hướng dẫn hs xác định câu nào là câu trần thuật, câu nào là câu nghi vấn, câu nào là câu cầu khiến
Từ bài tập trên, em hãy cho biết các trường hợp sử dụng dấu chấm, trường hợp nào sử dụng dấu chấm than, trường hợp nào sử dụng dấu chấm hỏi?
Gọi một em đọc và xác định yêu cầu bài tập 2.
Ngoài những trờng hợp thông dụng như trên, dấu chấm, dấu chấm than còn được sử dụng như thế nào?
Gọi một em đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số lỗi thường gặp và nêu cách chữa.
Yêu cầu hs đọc và so sánh cách dùng dấu câu ở bài tập 1.
Lưu ý: việc dùng dấu chấm câu ngắt các câu khác nhau giúp cho người đọc hiểu được nghĩa của câu.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập:
Hướng dấn hs thực hiện bằng miệng bài tập 1.
Đối với bài tập số 3: hướng dẫn hs xác định câu nào là câu cảm thán, hay câu cầu khiến.
Gọi một em điền, nhận xét.
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà:
* Củng cố:
- Đặt hai câu với hai dấu câu: chấm hỏi, chấm than.
* Hướng dẫn về nhà:
-Học bài, soạn bài mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu công dụng của các dấu kết thúc câu:
Bài tập 1: Điền các dấu chấm(.), dấu chấm than (!), và dấu chấm hỏi (?) vào các chỗ trống cho phù hợp:
a/ Câu cảm thán nên điền dấu (!)
b/ Câu nghi vấn nên điền dấu (?)
c/ Câu cầu khiến: điền dấu (!)
d/ Câu trần thuật, nên diền dấu (.)
Câu trần thuật sử dụng dấu chấm.
Câu nghi vấn sử dụng dấu chấm hỏi. Cón câu cầu khiến và câu cảm thán sử dụng dấu chấm than (!).
Bài tập 2:
Sự đặc biệt của việc dùng dấu câu trong các trường hợp sau:
a/ Câu 2, 4 (câu cầu khiến dùng dấu chấm). 
b/ Câu có nội dung vừa biểu thị sự nghi ngờ và thái độ châm biếm ( sử dụng dấu chấm than và dấu chấm hỏi trong ngoặc đơn).
Câu khiến, dùng dấu chấm. Câu nêu thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm ( ! ?)
Đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số lỗi thường gặp và nêu cách chữa.
Bài tập 1:
Đọc và so sánh cách dùng dấu câu:
a/ Câu 2: 
- “Đệ nhất kì quan Phong Nha” nằm trong một quần tể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền Tây Quảng Bình, có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai cĩ đường.
Việc dùng dấu (,) làm cho câu này thành câu ghép có hai vế, nhưng hai vế này không liên quan không hệ chặt chẽ. Do vậy việc dùng dấu (,)là không chính xác.
b/ Câu 1:
- Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm. Lại vừa rất thanh thót và giàu chất thơ.
Việc dùng dấu chấm để tách thành hai câu là không hợp lí, làm cho vị ngữ thứ hai bị tách ra khỏi chủ ngữ, hai vị ngữ lại nối với nhau bằng từ: vừa vừa do vậy việc dùng dấu phẩy hai dấu chấm phẩy là hợp lí.
Bài tập 2: giải thích tại sao việc dùng dấu chấm hỏi ở các câu là không đúng:
a/ dấu chấm hỏi ở câu 1 và câu 2 là sai. Vì đây không phải là câu hỏi.
b/ dấu (!)ở cuối câu 3 là không đúng. Vì đây là câu trần thuật.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1: điền dấu chấm vào chỗ thích hợp. (mỗi em có thể điền một dấu ở mỗi câu)
Bài tập 2: Xác định dấu câu dùng đúng và dấu câu không dùng đúng. Giải thích.
Câu 1,3, 4: đúng; câu 2: sai (không phải là câu hỏi); câu 5: sai (không phải là câu hỏi).
Bài tập 3: đặt dấu chấm than vào chỗ thích hợp: 
Nêu đặt dấu chấm than vào cuối câu: 1(vì đây là câu cảm thán), hai câu còn lại dùng dấu chấm.
Bài tập 4: đặt dấu câu thích hợp vào chỗ trống(tự điền).
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà:
I. Công dụng:
1.Bài tập:
Bài tập 1:
a/ Câu cảm thán nên điền dấu (!)
b/ Câu nghi vấn nên điền dấu (?)
c/ Câu cầu khiến: điền dấu (!)
d/ Câu trần thuật, nên diền dấu (.)
Bài tập 2:
a/ Câu 2, 4 (câu cầu khiến dùng dấu chấm). 
b/ Câu có nội dung vừa biểu thị sự nghi ngờ và thái độ châm biếm ( sử dụng dấu chấm than và dấu chấm hỏi trong ngoặc đơn).
2.Bài học:Ghi nhớ
(sgk- t.150)
II.Chữa một số lỗi thường gặp:
Bài tập 1:
Bài tập 2:
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
Bài tập 2: Xác định dấu câu dùng đúng và dấu câu không dùng đúng.
Bài tập 3: đặt dấu chấm than vào chỗ thích hợp: 
Nêu đặt dấu chấm than vào cuối câu: 1(vì đây là câu cảm thán), hai câu còn lại dùng dấu chấm.
Bài tập 4: đặt dấu câu thích hợp vào chỗ trống(tự điền).
 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: ( 1 phút)	
 - Bài tập về nhà: học và hoàn thành những bài còn lại.
- Bài mới: đọc và soạn tiếp ôn tập sau về dấu câu.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
..

File đính kèm:

  • docBai_31_On_tap_ve_dau_cau_Dau_cham_dau_cham_hoi_dau_cham_than.doc
Giáo án liên quan