Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1. (2,0 điểm)

 Đọc đoạn thơ sau và trả lời các yêu cầu của đề:

Chú bé loắt choắt

 Cái xắc xinh xinh

 Cái chân thoăn thoắt

 Cái đầu nghênh nghênh

 Ca lô đội lệch

 Mồm huýt sáo vang

 Như con chim chích

 Nhảy trên đường vàng

 (Tố Hữu, Lượm)

a. Xác định các từ láy có trong đoạn thơ.

b. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả chú bé Lượm.

Câu 2. (2,0 điểm)

 Viết đoạn văn ngắn (khoảng mươi dòng) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và giá trị của hình ảnh cây tre trong bài Cây tre Việt Nam của Thép Mới.

Câu 3. (6,0 điểm)

Dế Mèn, nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài, do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.

 Em hãy nhập vai Dế Mèn kể lại sự việc và diễn tả tâm trạng khi đứng trước nấm mồ của người bạn xấu số.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT KINH MÔN
TRƯỜNG THCS THẤT HÙNG
ĐỀ CHÍNH THỨC 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG LỚP 6
Năm học 2013 – 2014
Môn: Ngữ văn 
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1. (2,0 điểm)
	Đọc đoạn thơ sau và trả lời các yêu cầu của đề:
Chú bé loắt choắt
	Cái xắc xinh xinh
	Cái chân thoăn thoắt
	Cái đầu nghênh nghênh
	Ca lô đội lệch
	Mồm huýt sáo vang
	Như con chim chích
	Nhảy trên đường vàng
	(Tố Hữu, Lượm)
Xác định các từ láy có trong đoạn thơ.
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả chú bé Lượm.
Câu 2. (2,0 điểm)
	Viết đoạn văn ngắn (khoảng mươi dòng) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và giá trị của hình ảnh cây tre trong bài Cây tre Việt Nam của Thép Mới.
Câu 3. (6,0 điểm)
Dế Mèn, nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài, do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.
 	Em hãy nhập vai Dế Mèn kể lại sự việc và diễn tả tâm trạng khi đứng trước nấm mồ của người bạn xấu số.
------------HẾT---------------
PHÒNG GD & ĐT KINH MÔN
TRƯỜNG THCS THẤT HÙNG
ĐỀ CHÍNH THỨC 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG LỚP 7
Năm học 2013 – 2014
Môn: Ngữ văn 
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1. (2,0 điểm)
	Đọc đoạn văn sau và trả lời các yêu cầu của đề:
	Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, gương cặp mắt căng rộng, và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây Bốn giây Năm giây Lâu quá!
 (Vũ Tú Nam)
Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
Tìm trong đoạn văn trên những câu đặc biệt.
Câu 2. (2,0 điểm)
	Viết đoạn văn ngắn (khoảng mười dòng) nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa được thể hiện trong bài thơ sau:
BÁNH TRÔI NƯỚC
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Hồ Xuân Hương)
Câu 3. (6,0 điểm)
Hãy làm sáng tỏ quan niệm: Con đường từ nhà đến trường của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở cuối mỗi con đường ấy đều giống nhau: ở đó, có một ngôi trường đầy tình thân và sự san sẻ.	
------------HẾT---------------
PHÒNG GD & ĐT KINH MÔN
TRƯỜNG THCS THẤT HÙNG
ĐỀ CHÍNH THỨC 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG LỚP 8
Năm học 2013 – 2014
Môn: Ngữ văn 
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1. (2,0 điểm)
	Đọc đoạn thơ sau và trả lời các yêu cầu của đề:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
Đâu những bìnhh minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, 
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Thế Lữ, Nhớ rừng)
a. Vì sao nhà thơ Thế Lữ lại mượn lời con hổ sa cơ bị nhốt trong vườn bách thú để làm tiếng nói trữ tình? Những câu nghi vấn trong đoạn thơ trên được dùng để làm gì? 
b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ trong đoạn thơ trên?
Câu 2. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (khoảng mười dòng) triển khai luận điểm: Trong truyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen, thực tế và mộng tưởng xen kẽ với nhau và được diễn ra lần lượt theo một trình tự hợp lí.
Câu 3. (6,0 điểm)
	Có người cho rằng: Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết.
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên?
------------HẾT---------------
PHÒNG GD & ĐT KINH MÔN
TRƯỜNG THCS THẤT HÙNG
ĐỀ CHÍNH THỨC 
HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG
Năm học 2013 – 2014
Môn: Ngữ văn 6
(Thời gian làm bài: 120 phút)
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. 
II. Đáp án và thang điểm
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1
(2,00)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các yêu cầu của đề:
a. Các từ láy có trong đoạn thơ: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh
1,00
b. Tác dụng của biện pháp tu từ:
- Xác định định được biện pháp tu từ so sánh 
- Tác dụng: làm cho hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn, hồn nhiên, vui tươi, đáng yêu
* HS có thể nêu thêm biện pháp tu từ ẩn dụ (con đường vàng), điệp ngữ (cái) song đề chỉ yêu cầu học sinh xác định và nói được tác dụng của biện pháp tu từ so sánh.
1,00
Câu 2
(2,00)
Viết đoạn văn ngắn (khoảng mười dòng) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và giá trị của hình ảnh cây tre trong bài Cây tre Việt Nam của Thép Mới.
+ Về mặt hình thức: đáp ứng yêu cầu của đề (có độ dài khoảng mươi dòng; văn viết trong sáng, biểu cảm, diễn đạt trôi chảy). 
1.00
+ Về mặt nội dung: cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị của hình ảnh cây tre: vẻ đẹp bình dị, gần gũi (người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam) và nhiều phẩm chất đáng quý (gắn bó, thủy chung với con người: trong sinh hoạt, lao động, chiến đấu)
1.00
Câu 3
(6,00)
Dế Mèn, nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài, do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.
Em hãy nhập vai Dế Mèn kể lại sự việc và diễn tả tâm trạng của mình khi đứng trước nấm mồ của người bạn xấu số.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
b. Yêu cầu về kiến thức: 
Trên cơ sở những kiến thức đã được học về văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài) và kiểu văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, học sinh nhập vai để kể lại sự việc và diễn tả tâm trạng của Dế Mèn (câu chuyện phải được kể ở ngôi thứ nhất).
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
- Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra sự việc.
1,00
- Diễn biến của sự việc: căn cứ vào những tình tiết trong câu chuyện để kể lại sự việc 
+ Sự xuất hiện của chị Cốc trong buổi chiều ở trước cửa hang
+ Cuộc đối thoại với Dế Choắt khi bày mưu trêu chị Cốc
+ Trêu chị Cốc và chui vào hang.
+ Tai họa đến dẫn đến cái chết của Dế Choắt
- Diễn tả tâm trạng khi đứng trước mộ bạn: thương cảm, ăn năn hối hận về việc mình đó làm.
4,00
- Bài học được rút ra qua sự việc.
1,00
* Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng.
PHÒNG GD & ĐT KINH MÔN
TRƯỜNG THCS THẤT HÙNG
ĐỀ CHÍNH THỨC 
HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG
Năm học 2013 – 2014
Môn: Ngữ văn 7
(Thời gian làm bài: 120 phút)
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. 
II. Đáp án và thang điểm
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1
(2,00)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các yêu cầu của đề:
a. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: liệt kê, so sánh
1.00
b. Các câu đặc biệt: 4 câu. Cụ thể:
Ba giây Bốn giây Năm giây Lâu quá!
1.00
Câu 2
(2,00)
Viết đoạn văn ngắn (khoảng mười dòng) nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa được thể hiện trong bài thơ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)
- Về mặt hình thức: đáp ứng yêu cầu của đề (có độ dài khoảng mươi dòng; văn viết trong sáng, biểu cảm, diễn đạt trôi chảy). 
1.00
- Về mặt nội dung: nêu được cảm nghĩ về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa được thể hiện trong bài thơ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)
+ Vẻ đẹp: hình thức và nhân phẩm (tròn đầy, trong trắng, son sắt) được thể hiện qua hình ảnh của chiếc bánh trôi (vừa trắng vừa tròn; tấm lũng son)
+ Thân phận: nổi nênh, không tự định đoạt được số phận của mình được thể hiện qua sự nổi, chìm, rắn nát của chiếc bánh trôi (Bảy nổi ba chìm, rắn nát)
1.00
Câu 3
(6,00)
Hãy làm sáng tỏ quan niệm: Con đường từ nhà đến trường của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở cuối mỗi con đường ấy đều giống nhau: ở đó, có một ngôi trường đầy tình thân và sự san sẻ.
6,00
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Biết vận dụng kĩ năng nghị luận chứng minh để làm sáng tỏ quan niệm đã cho.
- Kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận cứ tiêu biểu, lập luận thuyết phục; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
b. Yêu cầu về kiến thức: 
Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn nghị luận chứng minh và vốn hiểu biết, học sinh làm sáng tỏ quan niệm đã cho.
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
- Dẫn dắt vấn đề và nêu được quan niệm cần làm sáng tỏ: Con đường từ nhà đến trường của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở cuối mỗi con đường ấy đều giống nhau: ở đó, có một ngôi trường đầy tình thân và sự san sẻ. 
1.50
- Nêu lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ của quan niệm:
+ Diễn giải nội dung của quan niệm: Con đường đến trường của học sinh tuy khác nhau ở điểm xuất phát nhưng giống nhau ở điểm đến; ngôi trường là “mái nhà chung”.
+ Chứng minh sự khác nhau của con đường từ nhà đến trường: mỗi em đều có một mái nhà riêng, một hoàn cảnh sống riêng
+ Chứng minh sự giống nhau ở điểm cuối con đường đến trường: nơi ấy là ngôi trường.
+ Chứng minh ngôi trường là mái nhà chung: nơi ấy là đích đến của người học sinh để trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tu dưỡng đạo đức; nơi ấy các em sẽ được sống trong tình yêu thương, dạy bảo của thầy cô giáo; trong tình thân ái, sự san sẻ của bạn bè.
- Khẳng định tính đúng đắn của quan niệm.
3.00
- Nêu ý nghĩa của quan niệm và vai trò của ngôi trường trong cuộc đời của mỗi con người.
1,50
* Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng.
PHÒNG GD & ĐT KINH MÔN
TRƯỜNG THCS THẤT HÙNG
ĐỀ CHÍNH THỨC 
HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG
Năm học 2013 – 2014
Môn: Ngữ văn 8
(Thời gian làm bài: 120 phút)
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. 
II. Đáp án và thang điểm
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1
(2,00)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các yêu cầu của đề:
a. 
- Lời con hổ sa cơ thích hợp để nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm sự u uất của một lớp người lúc bấy giờ.
- Những câu nghi vấn trong đoạn trích được dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chúa sơn lâm.
0,50
0,50
b. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ trong đoạn thơ: diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ đối với những cảnh không gian huy hoàng không bao giờ còn thấy nữa.
1,00
Câu 2
(2,00)
Viết đoạn văn ngắn (khoảng mười dòng) triển khai luận điểm: Trong truyện Cô bé bán diêm (An-đéc-xen) thực tế và mộng tưởng xen kẽ với nhau và được diễn ra lần lượt theo một trìnhh tự hợp lí.
- Về mặt hình thức: đáp ứng yêu cầu của đề (có độ dài khoảng mười dòng; diễn đạt trôi chảy, văn phong trong sáng có tính thuyết phục). 
1.00
- Về mặt nội dung: thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm; tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lý để làm nổi bật luận điểm. Cụ thể:
+ Các mộng tưởng của cô bé bán diêm có gắn với thực tế như: lò sưởi, bàn ăn, cây thông No-en
+ Diễn ra theo một trình tự hợp lý: rét – lò sưởi; đói – bàn ăn; không khí đón giao thừa – cây thông No-en; nhớ đến cảnh đầm ấm – hình ảnh của bà.
1.00
Câu 3
(6,00)
Có người cho rằng: Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết.
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên?
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Biết vận dụng kiểu bài nghị luận để trình bày suy nghĩ của mình.
- Biết sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm phù hợp giúp làm rõ luận điểm trong bài nghị luận;
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận chứng tiêu biểu, lập luận thuyết phục, diễn đạt trôi chảy, văn viết trong sáng.
b. Yêu cầu về kiến thức: 
Trên cơ sở vốn hiểu biết và những kiến thức đã được học về kiểu văn nghị luận kết hợp với các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm học sinh nêu suy nghĩ của mình về ý kiến đã cho.
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
- Dẫn dắt & nêu vấn đề: khen chê có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống; để lòng vị tha, tình đoàn kết càng được nhân lên, mỗi người không chỉ biết ca ngợi mặt tốt đẹp, tích cực mà cần phải biết phê phán mặt xấu, tiêu cực như ý kiến đã nêu.
1.50
- Giải thích và chứng minh: 
+ Thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh là biểu hiện cách sống tiêu cực, thấp hèn, ích kỉ, vô cảm cần được phê phán; lòng vị tha, tình đoàn kết là biểu hiện của cách sống tích cực, cao thượng, giàu lòng yêu thương cần được ngợi ca.
+ Thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh và lũng vị tha tình đoàn kết là hai mặt trái ngược của đạo đức xã hội và có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người, cộng đồng.
- Khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết của việc phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh (không thua kém việc nêu gương, ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết).
- Mở rộng vấn đề: 
+Trong cuộc sống, có những con người sống nhân ái, giàu lòng vị tha nhưng cũng có những con người sống vô trách nhiệm, chỉ lo hưởng thụ, thờ ơ, lạnh nhạt.
+ Cần phải có thái độ khen chê rõ ràng, đúng mức, đúng lúc, đúng nơi và phải xuất phát từ thiện tâm, thiện ý của mình.
3.00
- Khẳng định tính đúng đắn và ý nghĩa của vấn đề; Nêu ý thức trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.
1,50
* HS cú thể xây dựng hệ thống luận điểm và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau miễn sao đáp ứng được yêu cầu của đề theo những định hướng trên.
* Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_6_nam_h.doc