Bài thi ‘‘Tìm hiểu về hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam’’ (Trần Thị Loan)

Tại khoản 3 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm”, đây là điểm mới so với Hiến pháp năm 1992, thể hiện được quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác của mọi người để chữa bệnh cho người thân, cũng như đề cao vai trò của bộ phận cơ thể người phục vụ cho việc nghiên cứu, chữa bệnh trong y học hiện nay.

Điểm mới mà tôi tâm đắc nhất là: “Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm”

 

doc25 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài thi ‘‘Tìm hiểu về hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam’’ (Trần Thị Loan), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”
- Điều 65 quy định“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”
- Điều 69 quy định “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.”
Điều 6 quy định đa dạng hơn về thực hiện quyền lực của Nhân dân so với Hiến pháp năm 1992, đặc biệt thể hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp đã làm rõ hơn, sâu sắc hơn vai trò làm chủ của Nhân dân “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”, theo đó:
- Công dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp được quy định như sau:
+ Thực hiện quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân“Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định” (Điều 27);
+ Thực hiện tham gia ý kiến đối với Dự thảo Hiến pháp, về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính (Khoản 2 Điều 110, Khoản 3 Điều 120);
+ Tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước (Điều 28);
+ Tham gia biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân” (Điều 29, Khoản 15 Điều 70, Khoản 13 Điều 74, Khoản 4 Điều 120).
- Công dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ đại diện:
+ Thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan Nhà nước khác (Điều 6);
+ Thông qua hoạt động của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước. Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn, giúp đỡ việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.” (Điều 79), “Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước” (Khoản 1 Điều 115);
+ Thông qua vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Khoản 1Điều 9);
+ Thông qua vai trò của Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam “Đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” (Khoản 2 Điều 9);
+ Thông qua vai trò của Công đoàn Việt Nam “Đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 10).
 	Câu 4: Những quy định nào của Hiến pháp năm 2013 thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc?
 Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành đường lối chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã và đang từng bước được hiện thực hóa trong quá trình cách mạng. 
Bên cạnh Điều 5 được xác định là định hướng cho công tác dân tộc, chính sách dân tộc, lĩnh vực dân tộc, công tác dân tộc còn được quy định cụ thể trong các Điều 42, 58, 60, 61, 75 của Hiến pháp 2013, cụ thể:
- Về quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số được quy định tại Điều 42 Hiến pháp: “Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp”.
- Về lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được khẳng định tại khoản 1 Điều 58 của Hiến pháp: “1. Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”.
- Về lĩnh vực văn hóa, Hiến pháp tiếp tục khẳng định tại khoản 1 Điều 60 nguyên tắc: “1. Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”.
-Về lĩnh vực giáo dục, Hiến pháp quy định rõ hơn các chính sách ưu tiên: “2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý. 3. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề.”
- Về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng và Chủ tịch Hội đồng dân tộc được làm rõ hơn, đề cao vai trò, trách nhiệm, quy định tại khoản 2, khoản Điều 75 Hiến pháp: 
“2. Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 
3. Chủ tịch Hội đồng dân tộc được mời tham dự phiên họp của Chính phủ bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc.”
Thực hiện đúng nội dung nhất quán của Hiến pháp 2013 - văn bản có hiệu lực pháp lý tối thượng của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đang hiện thực hóa mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa XI đề ra: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ.
Câu 5: Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Điểm mới nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao?
Trả lời: Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội (khóa XIII) thông qua tại kỳ họp thứ 6, gồm 11 chương, 120 điều có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, giảm 01 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 2013 đã quy định bao quát hầu hết các quyền cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người. Nếu như Hiến pháp năm 1992 quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được tại chương V thì ở Hiến pháp năm 2013 chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là chương II, chỉ xếp sau chương về chế độ chính trị. Đây không phải là sự ngẫu nhiên hoặc cơ học mà đây là một điểm mới, thể hiện tầm quan trọng của quyền con người trong Hiến pháp. Hiến pháp đã làm rõ hơn các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân; thể hiện rõ bản chất dân chủ của Nhà nước ta.
Về tên chương cũng có sự thay đổi, nếu như ở Hiến pháp năm 1992 là "Quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân", đến Hiến pháp năm 2013 chương này có tên là "Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân". Qua đó để khẳng định quyền con người được Nhà nước thừa nhận, tôn trọng và cam kết bảo vệ theo Công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Tại Điều 14 quy định: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; Quyền con người, .....". So với Hiến pháp năm 1992 thì Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người, quyền công dân chỉ sẽ hạn chế trong một số trường hợp nhất định, tránh tình trạng xâm phạm quyền con người, quyền công dân.
So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 thay cụm từ "mọi công dân" thành "mọi người", cụ thể tại Điều 16 quy định "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội". Bổ sung thêm quy định: "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật" tại Điều 19 Hiến pháp sửa đổi năm 2013.
Tại khoản 3 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm”, đây là điểm mới so với Hiến pháp năm 1992, thể hiện được quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác của mọi người để chữa bệnh cho người thân, cũng như đề cao vai trò của bộ phận cơ thể người phục vụ cho việc nghiên cứu, chữa bệnh trong y học hiện nay.
Điểm mới mà tôi tâm đắc nhất là: “Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm”
	Hiện nay đã có rất nhiều nước trên thế giới đã có Luật qui định vấn đề “Hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác nhân đạo. Chính vì thế mà ngành y học của họ rất phát triển do được sự hỗ trợ tốt về  hành lang pháp lý thuận lợi, chặt chẽ và cần thiết. Còn ở Việt Nam thì đây là một vấn đề “nóng” đã và đang thu hút sự chú ý quan tâm, tranh luận của rất nhiều cấp bộ ngành. Tuy nhiên đây là một vấn đề lớn hết sức quan trọng vì nó liên quan, và chịu sự ràng buộc bởi rất nhiều yếu tố vấn đề khác nhau như: quyền được sống, quyền tự quyết, giá trị tinh thần gắn với đạo đức tín ngưỡng cùng vô số những quan điểm lý lẽ đan xen nhau. Nhưng khi đi vào phân tích theo 3 quan điểm của một vấn đề có tầm ảnh hưởng lớn tới Chính trị và liên quan tới đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, có gắn với sự cần thiết để có ngành Y học phát triển trong một xã hội “hiện đại” thì có thể thấy rằng vấn đề hiến “xác”, hiến mô tạng, hiến bộ phận cơ thể người là một việc nên đưa vào cuộc sống. Bản thân của vấn đề này không làm ảnh hưởng tới “đời sống tinh thần” sau khi chết, mà còn thuận lòng người vì nghĩa cử cao đẹp, đáp ứng được nhu cầu thực tế của tất cả những người đang sống và vì sự phát triển của khoa học y học. Khi đi vào cuộc sống thì khi ấy sẽ được người dân chấp thuận, chắc chắn nó sẽ không vi phạm văn hoá dân tộc như trước đây mọi người trong xã hội vẫn lầm tưởng. Cho dù trong thời gian gần đây Đảng, Nhà nước, các cấp bộ ngành, tập thể và các cá nhân đã dần nhận ra rằng đây chính là một việc nên làm, bởi vì nó gắn với giá trị đạo đức, có giá trị nhân đạo và nhân văn sâu sắc, đồng thời nó làm tái hiện sự sống, niềm vui từ những bộ phận trên cơ thể người chết. Tuy vậy, cần thiết phải có sự quản lý nhà nước về vấn đề này một cách chặt chẽ theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của  người thân, gia đình các cá nhân tự nguyện hiến xác hoặc mô tạng. Đồng thời đáp ứng được nguyện vọng, tâm niệm của cá nhân người hiến xác, hiến bộ phận cơ thể của mình sau khi chết. Chính vì điều này mà cần phải có sự cân nhắc, với các nguyên tắc trong việc hiến và nhận các bộ phận cơ thể đúng luật định như: tự nguyện với người hiến, người được ghép; vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học; không được nhằm mục đích thương mại
	Vai trò của gia đình có vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người có ý định và quyết định Hiến xác nhân đạo, hiến bộ phận cơ thể, hiến mô tạng. Khi mà gia đình có sự bất đồng ý kiến, thì mong muốn của người có nguyện vọng hiến xác có thực hiện được hay không? người “có quyền quyết định” sẽ có tiếng nói cuối cùng. (Mỗi cá nhân trong di chúc sống (Living Vill) sẽ chọn người này trong những người thân nhất, có thể là người nhà, cũng có thể là người bạn thân). Nếu trong văn bản đó, mình không chọn ai cụ thể thì quyền ưu tiên sẽ theo thứ tự là vợ, chồng, con cái đã thành niên, cha mẹ. Tất nhiên sẽ tốt nhất nếu mình thuyết phục được thân nhân đồng ý với quyết định của mình từ khi còn sống, tránh những mâu thuẫn không cần thiết.
	Tuy nhiên trong nhiều trường hợp người mất chưa có quyết định hiến xác hay không (người ta thường ngại đề cập đến việc “chết” thì khi ấy gia đình sẽ quyết định chuyện này). Mỗi quốc gia đều có nền văn hoá, bản sắc tín ngưỡng khác nhau nên cũng có rất nhiều quan niệm và cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề “hiến xác nhân đạo”. Theo tìm hiểu, chúng tôi được biết: hiện nay trên 50% các bộ phận cơ thể, cũng như xác chết nhân đạo, dùng cho việc thực nghiên cứu tại các trung tâm y học ở Việt Nam phần lớn là các xác chết có nguồn gốc từ nước ngoài và chủ yếu là ở các nước phương tây, mà các nước ở khu vực này có nền y học phát triển, ở đó họ có cách nghĩ, cách làm rất tiến bộ vì thế trước khi chết họ sẽ có quyết định hiến bộ phận cũng như toàn bộ thân thể của mình sau khi chết để phục vụ cho khoa học và nghiên cứu, đóng góp một phận thân thể của mình cho ngành y học phát triển. Đặc biệt họ luôn mong muốn và hy vọng rằng: sự đóng góp của họ sẽ được xã hội ghi nhận, giúp cho xã hội ổn định, để rồi ở đó người thân và gia đình của họ được hạnh phúc hơn. Đó chính là một việc nên làm, với những quyết định tiến bộ mà mỗi cá nhân và toàn thể xã hội nên ủng hộ và hưởng ứng. Theo lời của bạn Anh Mai Văn Đức, sinh viên năm thứ 5 trường Đại Học Y Hà Nội cho rằng: “chúng tôi là những sinh viên theo ngành y học, chính vì thế chúng tôi rất cần được thực hành trên những xác chết nhân đạo. Có như thế mới nâng cao được tay nghề, trình độ, giúp ổn định tốt trạng thái tâm lý trước khi thực hiện việc phẫu thuật cho những người bệnh. Chính vì điều này nên theo tôi vấn đề “hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người và lấy xác” để phục vụ cho khoa học và nghiên cứu là một việc cần thiết và nên làm, tôi rất ủng hộ vấn đề “hiến” xác nhân đạo, nếu việc này không trái pháp luật”. Còn theo lời của Nguyễn Thị Minh Khuê, sinh viên khoa Mỹ thuật công nghiệp - Đại học Kiến Trúc TP.HCM thì: “trước khi quyết định làm hồ sơ hiến thi hài, tôi đã đến trường y, đã thấy sự háo hức của sinh viên y khoa với môn phẫu thuật, tận mắt chứng kiến cảnh các bạn chăm chú tìm hiểu, phẫu thuật của những thi hài trong phòng thực tập. Và tôi nghĩ mình đã quyết định đúng”.
Còn theo lời của PGS Nguyễn Thế Hiệp, hiệu trưởng TTĐT-BDCBYT, nói như gửi gắm bao tâm tư, trăn trở của mình đến các thầy thuốc: “Từ ngày tốt nghiệp ra trường đến nay đã hơn 30 năm, tôi vẫn nhớ như in giờ phút được tiếp xúc với xác người. Chỉ dẫn của các thầy cô đi trước luôn nhắc nhở tôi và nhiều thế hệ thầy thuốc rằng không có mô hình nào có thể thay thế được xác con người. Vì vậy xác của những người đã mất không thể thiếu được trong quá trình đào tạo các sinh viên từ khi mới bắt đầu chập chững vào nghề y. Những người tình nguyện hiến xác đã không tiếc thân mình để cứu ngàn sự sống. Đó là sự hy sinh cao cả, vô bờ bến. Nếu như tất cả sinh viên y khoa, tất cả cán bộ y tế suy nghĩ, nhớ đến những tấm gương này. Thì chắc chắn không thể lệch lạc trên con đường của mình”Còn theo lời của TS.BS Phạm Đăng Diệu, chủ nhiệm bộ môn giải phẫu TTĐT-BDCBYT, cho biết ĐH Y Dược TP.HCM cho đến nay có khoảng 18.000 đăng ký tình nguyện “hiến xác”, riêng TTĐT-BDCBYT đã có khoảng 1.800 người đây là hai trường y khoa có số lượng người “hiến xác” lớn nhất cả nước. Người tình nguyện hiến xác gồm đủ thành phần từ trí thức, học sinh sinh viên đến công nhân, nông dân và cả các vị sư, ni sư và các cha cốTrong số này có rất nhiều gia đình cả nhà cùng tình nguyện hiến xác. Có người đã tình nguyện hiến xác còn động viên thêm mấy chục người thân và bạn bè cùng hiến xác
	Từ thực trạng của vấn đề “hiến xác nhân đạo” ở nước ta trong mấy năm gần đây có thể khẳng định rằng: các quan niệm có gắn với các phong tục, tập quán, tâm lý xác người chết đối với người còn sống là rất thiêng liêng, nhất là ở các vùng dân tộc. Nhưng sự thương tiếc này không còn dừng lại ở việc quá coi trọng “đời sống” tinh thần sau khi chết. Mà đã có sự chuyến biến tiến bộ hơn, đó là “Hiến xác nhân đạo, hiến bộ phận cơ thể người” là một việc làm có ý nghĩa đặc biệt với đức hy sinh của những người có tấm lòng nhân ái vì đồng loại, vì người đang sống, hiến “xác chết” của mình để thúc đẩy cho ngành khoa học và nghiên cứu phát triển.
	Hiến tặng bộ phận cơ thể là cơ hội để người chết tặng quà cho đời khi có người cần thay thế vì bệnh nan y và hàng ngàn người trên khắp thế giới đã được cứu mạng nhờ vào sợ hào hiệp của những người “biết vì cuộc sống của người khác”. Hiến tạng là một việc nên làm, tuy nhiên do bệnh truyền thống, có gắn chặt với tâm lý tiểu nông tiêu cực của nền “Văn hoá Á- Đông" nói chung và truyền thống, tập tục văn hoá của Việt Nam nói riêng thì vấn đề này vẫn chưa được mọi người ghi nhận và ủng hộ.
	Đặc biệt hiện nay phần lớn các nội dung của vấn đề này chủ yếu xoay quanh việc: Hiến xác nhân đạo, hiến các bộ phận cơ thể người có cần hoặc không cần sự đồng ý, cho phép của người thân, gia đình người hiến hay không? Đã có rất nhiều trường hợp đăng ký hiến xác, đến khi sắp thực hiện được nguyện vọng thì lại bị người thân và gia đình cản trở, dẫn đến nguyện vọng của họ đã không thực hiện được. Thật hạnh phúc khi chút xương, thịt còn lại của cuộc đời cũng có thể giúp đỡ được xã hội theo cách của nó.
	Tại Hoa Kỳ, Việc hiến tạng được Luật tiểu bang quy định, và có thể thay đổi nay mai. Bà Patty Klopper và chồng lấy nhau sau khi hoàn tất bậc Trung học. Chồng bà tên là John chết vào lúc 49 tuổi vì tai biến mạch máu não. Ban đầu bà Patty phản đối ý định hiến tặng thi thể của người chồng yêu quý, có những lúc làm cho bà không tưởng tượng nổi khi nghĩ đến việc đó, nhưng rồi bà đã đổi ý. Vì bà cho rằng nếu từ xác chết của chồng bà làm tốt cho ngành y học và nghiên cứu thì sau này sẽ không còn những người phải mất chồng và cùng chung cảnh ngộ như bà nữa.
	Cũng vì thế các tiểu bang của Hoa Kỳ đang xem xét để Luật có khả năng tiêu trừ xung đột tư tưởng, để rồi thống nhất các quy định. Có ý kiến cho rằng khi người thân có ý định hiến tặng (có di chúc) còn sống, gia đình có quyền từ chối, vì mạng sống là trên hết. Luật mới cũng có những quy định rằng không ai, kể cả gia quyến, có thể vượt quyền quyết định của ngư

File đính kèm:

  • docTIM_HIEU_PHAP_LUAT_2015.doc