Giáo án Ngữ văn 6 - Tạ Thị Kim Cúc

+ Vua Hùng: Nhân vật phụ không thể thiếu vì ông là người quyết định cuộc hôn nhân lịch sử.

+ Mị Nương: Nhân vật phụ không thể thiếu vì không có nàng thì không có truyện 2 thần xung đột.

+ Sơn Tinh: Nhân vật chính, người anh hùng chống lũ lụt của nhân vật việt cổ .

+ Thuỷ Tinh: Nhân vật chính, được nói tới nhiều. Hình ảnh thần thoại hoá sức mạnh của bão lũ ở vùng châu thổ Sông Hồng.

* Tóm tắt truyện theo sự việc các nhân vật chính:

- Vua Hùng kén rể.

- Sơn T, Thuỷ Tinh đến cầu hôn.

- Vua Hùng ra sính lễ.

- Sơn Tinh đến trước được vợ, Thuỷ Tinh đến sau nổi giận đem quân đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, ngập nhà cửa, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên biển nước.

 

doc458 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7049 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tạ Thị Kim Cúc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.Phương pháp/Kĩ thuật dạy hoc.
-Thực hành.
-Kĩ thuật giao nhiệm vụ
-Động não.(suy nghĩ về các yêu cầu của đề.)
IV.Chuẩn bị :
1 . Giáo viên : Hướng dẫn HS ôn tập theo chương trình SGK 
2 . Học sinh : Ôn tập chương trình học kì I
V Kiểm tra : 
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
Đề kiểm tra học kì I
Môn : Ngữ văn 6
Thời gian: 90 phút
 Ngày soạn: 22/12/2013
 Ngày giảng: /01/2014.
Tiết 71:
Ngữ văn địa phương:
Kể chuyện dân gian địa phương
I- Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 Bổ xung thêm kiến thức về thể loại truyện dân gian ở địa phương và kiến thức lịch sử địa phương.
2. Kĩ năng:
 Rèn kỹ năng kể tóm tắt, diễn biến các sự việc, nhân vật trong truyện.
3. Thái độ:
 GDHS yêu quí quê hương qua những trang sử oanh liệt của người dân xứ Lạng.
II- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo duc trong bài
-Kĩ năng nhận thức 
-Kĩ năng giao tiếp.
-Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
III. Phương pháp/Kĩ thuật dạy hoc.
-Học theo nhóm,trình bày trước tập thể ;(trao đổi ,thực hiện các yêu cầu của bài tập)
-Động não.
IV- Chuẩn bị dạy- học.
 1- Giáo viên chuẩn bị: Một số câu truyện dân gian địa phương.
 2- Học sinh chuẩn bị: Sưu tâm truyện dân gian địa phương.
V- Kiểm tra bài cũ.
 H. Kể tóm tắt truyện “ Vành tai cụt và người thủ lĩnh nghĩa quân” của Nguyễn Quang Huynh?
VI- Tiến trình các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy- học.
Nội dung.
 Hoạt động 1: Khởi động
 Hoạt động 2:
H.Trong chương trình ngữ văn 6 em đã được học những thể loại nào?
 H. Hãy đọc 1 số truyện dân gian ở địa phương em?
 Hoạt động 3.
 - Kể tóm tắt những câu truyện đã
 chuẩn bị ở nhà.
 I- Chuẩn bị ở nhà.
 1- Truyện dân gian.
 - Truyền thuyết.
 - Cổ tích.
 - Thần thoại.
 - Truyện cười.
 2- Một số truyện dân gian địa phương.
 - Vành tai cụt, người thủ lĩnh nghĩa quân.
 - Nhị Thanh, một danh thắng ở Lạng Sơn.
 - Ca dao, dân ca t/y quê hương xứ Lạng.
 - Đền Bắc Lệ - Đền bà chúa thượng ngàn.
II- Hoạt động trên lớp.
H. Em hãy kể 1 câu chuyện dân gian mà mình thích ở địa phương ?
 1 HS nhận xét cách kể 
H. Nêu ý nghĩa của câu chuyện đó ?
 GV chia lớp làm 4 nhóm 
 Cho HS thảo luận 
 1 hoặc 2 HS kể chuyện trong nhóm 
H. Mỗi nhóm sẽ cử 1 HS lên kể chuyện 
 trước lớp ( Thi giữa các nhóm ).
 * Yêu cầu :
 - Cốt truyện hay, hấp dẫn.
 - Kể diễn cảm.
 - Kể tự nhiên, to, rõ ràng 
 - Đúng yêu cầu tr dân gian địa phương.
1. Kể một câu chuyện dân gian ở địa phương.
2. Thi kể chuyện giữa các nhóm:
 - Mỗi nhóm kể một câu chuyện 
 dân gian địa phương .
 - Đọc bài đọc thêm : " Kì Lừa ". 
VII: Củng cố dặn dò.
 Giáo viên nhận xét chung tiết học.
 Học bài và sưu tầm truyện dân gian địa phương
 Ngày soạn: 23/12/2013
 Ngày giảng: /01/2014. 
Tiết 72:
CHỮA bài kiểm tra học kì I
I. Mục tiêu:
 1- Kiến thức
Tiếp tục củng cố các kiến thức về phần văn, TV,TLV
Học sinh tự nhận lỗi và sửa chữa các lỗi mắc phải
 2- Kỹ năng. Rèn thêm kĩ năng viết đoạn văn và làm bài văn tự sự
II- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo duc trong bài
-Kĩ năng nhận thức 
-Kĩ năng giao tiếp.
III. Phương pháp/Kĩ thuật dạy hoc.
-Đọc,giải quyết vấn đề, thuyêt trình,Trao đổi đàm thoại về nội dung bài viết.
-Kĩ thuật động não (Suy nghĩ về bài,KT),
IV- Chuẩn bị dạy học.
 1- Giáo viên chuẩn bị: Bài viết của học sinh..
 2- Học sinh chuẩn bị: ôn lại kiến thức đã học trong học kỳ I.
V- Kiểm tra bài cũ.
 Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 VI- Tiến trình các họat động dạy học.
 Hoạt động 1.Khởi động:
 Hoạt động 2: Đề bài
Học sinh đọc đề bài - GV ghi lên bảng.
 Hoạt động 3.
- GV cùng HS chữa bài.
 H. Với đề bài như vậy em sẽ viết ntn?
H. Bài văn tự sự gồm mấy phần? Yêu cầu của từng phần?
H. Phần thân bài cần viết những gì? 
H. Kết bài viết những gì?
 Hoạt động 4.
- Giáo viên nhận xét cụ thể
- Nhấn mạnh những tồn tại để học sinh sửa chữa.
Đề bài:
II. Đáp án:
Câu 1: (2điểm)
1C
2D
3B
4A
Câu 2: (8 điểm)
Kể về những đổi mới ở quờ em
- Mở bài
- Thân bài.
- Kết bài....
 .
III. Nhận xét cụ thể
1. ưu điểm
- Học sinh đã biết cách làm bài.
- Trình bày tương đối sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.
2. Tồn tại:
- Nhiều h/ sinh chưa năm chắc kiến thức
- Không biết làm bài văn tự sự theo bố cục ba phần.
- Diễn đạt yếu, dùng từ đặt câu không chính xác 
- Trình bày cẩu thả,sơ sài
- Chữ viết sai quá nhiều lỗi chính tả
IV. Kết quả cụ thể
VII: Củng cố dặn dò.
Giáo viên nhắc nhở học sinh ôn lại học kì 1.
Chuẩn bị : Bài học đường đời đầu tiên.
 ___________________________________________________
 Ngày soạn: 29/12/2013
 Ngày giảng: 
Tiết 73. Bài 18
Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên
 ( Tô Hoài)
I- Mục tiêu:
 1- Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo
- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích. 
 2- Kỹ năng
- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yêu tố miêu tả.
- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả.
 3- Thái độ
 Giáo dục lòng yêu thương đồng loại, thiên nhiên.
II- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo duc trong bài
-Kĩ năng nhận thức và xác định cách ứng xử
-Kĩ năng giao tiếp.(Trình bày những suy nghĩ cá nhân về thái độ và quyết định nhân vật )
III.Phương pháp/Kĩ thuật dạy hoc.
-Học theo nhóm,trình bày trước tập thể ;(trao đổi ,phân tích về nội dung ,nghệ thuật của truyện)
-Động não.(suy nghĩ về cách ứng xử trong cuộc sống)
- Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về lối sống khiêm tốn, tôn trọng người khác.
IV. Chuẩn bị dạy học:
 1- Giáo viên chuẩn bị: Bảng phụ bố cục của văn bản.
 2- Học sinh chuẩn bị: Soạn theo yêu cầu sgk.
V. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
VI. Tiến trình các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
 Một trong những đề tài khó khăn và thú vị đó là đề tài trẻ em trên thế giới và ở nước ta có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả đời của mình để viết cho được đề tài trẻ em. Câu chuyện đồng thoại, đầu tay của Tô Hoài đã được hàng triệu người đọc các lứa tuổi vô cùng yêu thích, đến mức các bạn nhỏ gọi Tô Hoài là ông dế mèn. Nhưng dế mèn là ai? Chân dung và tính nết nhan vật độc đáo này ntn? Bài học cuộc đời đầu tiên anh ta trải qua ra sao? Đó chính là nội dung bài học đầu tiên của học kì II này.
 Hoạt động 2.
H. Em hiểu biết gì về tác giả Tô Hoài?
H. Văn bản trích từ tác phẩm nào?
- GV mở rộng về h/ cảnh sáng tác tác phẩm
 (TGiả viết tác phẩm vào khoảng tuổi 17, 18. Thời kì đó phong trào mặt trận dân tọc dân chủ Đông Dương rầm rộ lôi cuốn thanh niên giác ngộ chính trị CM. Các nhân vật: Mèn, Trũi đều được tác giả phú cho những đường nét tư tưởng xã hội đó. Lí tưởng của Mèn là được đi khắp nơi hô hào mọi loài cùng xây dựng thế giới đại đồng- thế giới công bằng không có áp bức chiến tranh)
 Năm 1959 tác phẩm được xuất bản bằng tiếng Nga.
GV hướng dẫn đọc
- Đoạn đầu: Đọc giọng hào hứng, kiêu hãnh, to,vang
- Đoạn trên chị Cốc: Đọc giọng Mèn trịch thượng, khó chịu.
- Giọng choắt: yếu ớt, rên rỉ
- Đoạn cuối: Mèn hối hận, đọc giọng chậm buồn, sâu lắng.
GV đọc mẫu
Hs đọc từ đầu -> không thể làm lại được 
Học sinh kể từ "câu chuyện ân hận "đến hết.
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu một số chú thích SGK
H. Tìm một số từ đồng nghĩa với “tự đắc” (tự kiêu, kiêu ngạo, kiêu căng)
H. Chuyện có thể chia thành mấy phần? ý của từng phần? 
H. Trong truyện tác giả kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của việc chọn ngôi kể đó (ngôi 1 – Làm tăng td của biện pháp nhân hoá Dế Mèn đúng là 1 con người đang tự tả, tự kể về mình, làm cho chuyện trở lên thân mật gần gũi, đáng tin cậy đối với người đọc)
Hoạt động 3.
 - Học sinh đọc đoạn đầu 
H. ở đoạn đầu tác giả miêu tả ngoại hình của dế mèn như thế nào? 
H. Nhận xét về cách miêu tả của tác giả?
H. Có thể thay các tính từ này bằng những từ đồng nghĩa có được không?
VD: Cường tráng= khoẻ mạnh; mẫm bóng = mập mạp; cứng = rắn
( Không được. Vì nếu thay thì hiệu quả nghệ thuật sẽ giảm đi.)
H. Nhận xét gì về hình dáng bề ngoài của 
Dế mèn.
H. Bên cạnh việc miêu tả về hình dáng, Mèn còn tự miêu tả mình ntn? Tìm những từ miêu tả tính cách, hoạt động của dế mèn?
H.Nhận xét về cách miêu tả của tác giả?
H. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật Dế Mèn trong đoạn này?
H. Theo em Mèn đẹp ở chỗ nào? Chưa đẹp ở chỗ nào? 
-Học sinh thảo luận nhóm bàn: 1 phút
(+ Đẹp ở h/ dáng, tính cách: yêu đời, tự tin.
+ Nét chưa đẹp: Kiêu căng, hợm hĩnh không coi ai ra gì, thích ra oai)
- GV kết luận: Đây là đoạn văn đặc sắc, độc đáo về nghệ thuật tả vật, bằng cách nhân hoá, dùng nhiều tính từ, động từ, từ láy, cách so sánh chắt lọc dùng từ chính xácTô Hoài đã để cho Mèn tự phác hoạ chân dung của mình ko phải là một con dế mà là một chàng dế
- Tất cả phù hợp với thực tế của loài dế vậy bài học đường đời là gì? chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết sau
I. Đọc và tìm hiểu chung:
 1- Tác giả, tác phẩm:
 a. Tác giả: 
 Tô Hoài sinh năm 1920, là nhà văn thành công trên con đường nghệ thuật từ trước cách mạng tháng Tám 1945, có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi.
b. Tác phẩm: 
 Văn bản trích từ chương I của truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí"- xuất bản năm 1941.
2- Đọc và kể tóm tắt.
3. Giải nghĩa từ khó:
 ( SGK)
4. Bố cục - Thể loại:
* Bố cục:
- Phần 1: Từ đầu ... thiên hạ:
 Bức chân dung tự hoạ của Dế mèn
- Phần 2: Còn lại
 Mèn trêu chị Cốc dẫn đến bài học đầu tiên
* Thể loại: Tiểu thuyết
II. Đọc- hiểu văn bản:
 1. Bức chân dung tự hoạ của Dế mèn:
 a. Ngoại hình:
+ Đôi càng mẫm bóng
+ Những cái vuốt cứng dần,nhọn hoắt.
+ Đôi cánh trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ dài chấm đuôi
+ Đầu to nổi từng tảng
+ Hai cái răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp
+ Râu dài, uốn cong
+ Cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ 
 - Tác giả dùng một hệ thống tính từ đặc sắc.
- Dế mèn là chàng dế cường tráng, đẹp trai tự tin yêu đời, yêu cuộc sống
b. Hành động:
+ Tôi co cẳng đạp phành phạch vào các ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Nhai ngoàm ngoạp như hai chiếc liềm máy..
+ Đi đứng oai vệ nhún nhẩy các khoeo chân , rung râu 
+ Cà khịa với mọi người quát mấy chị cào cào , đá ghẹo anh gọng vó
 Dùng hàng loạt các động từ, biện pháp so sánh từ ngữ đắt giá.
- Dế mèn kiêu căng hợm hĩnh, không biết tự biết mình, biết người.
 Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò. 
 - Học sinh kể lại chuyện
 - Mèn được miêu tả ở những điểm nào? đẹp ở chỗ nào, và chưa đẹp ở chỗ nào? 
Kể lại truyện .Soạn tiếp các câu hỏi 3.4.5
 _____________________________________________
 Ngày soạn: 29/12/2013
 Ngày giảng: 
Tiết 74. Bài 18 
văn bản: Bài học đường đời đầu tiên (tiếp)
I. Mục tiêu:
 1- Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo
- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích. 
 2- Kỹ năng
- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yêu tố miêu tả.
- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả.
 3- Thái độ
 Giáo dục lòng yêu thương đồng loại, thiên nhiên.
II- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo duc trong bài
-Kĩ năng nhận thức và xác định cách ứng xử
-Kĩ năng giao tiếp.(Trình bày những suy nghĩ cá nhân về thái độ và quyết định nhân vật )
III.Phương pháp/Kĩ thuật dạy hoc.
-Học theo nhóm,trình bày trước tập thể ;(trao đổi ,phân tích về nội dung ,nghệ thuật của truyện)
-Động não.(suy nghĩ về cách ứng xử trong cuộc sống)
- Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về lối sống khiêm tốn, tôn trọng người khác.
IV. Chuẩn bị dạy - học:
 1- Giáo viên chuẩn bị: bảng phụ...
 2- Học sinh chuẩn bị: Soạn theo yêu cầu sách giáo khoa.
V. Kiểm tra bài cũ.
 H. Kể tóm tắt văn bản bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài? Nêu nhận xét về hình dáng và tính cách của Dế Mèn?
 TL: Học sinh tóm tắt theo SGK trang 5.
VI. Tiến trình các hoạt động dạy học.
 Hoạt động dạy - học.
 Nội dung.
 Hoạt động 1:
Mèn thật đẹp trai, khoẻ mạnh, tự tin, yêu đời, song tính cách của mèn ko được mấy ai ưa? Với tính cách ấy Mèn đã gây ra hậu quả gì? Bài học đường đời đầu tiên của Mèn được rút ra từ đâu? chúng ta cùng tìm hiểu bài.
 Hoạt động 2:
- Học sinh kể lại truyện: Đoạn từ Câu chuyện ân hận đầu tiên. 
H. Mèn mang tính kiêu căng vào đời đã gây ra hậu quả gì khiến phải ân hận suốt đời?
 - Khinh Dế Choắt, gây sự với Cốc dẫn đến cái chết cho choắt.
H. Tìm những chi tiết miêu tả Dế Choắt?
+ Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện
+ Cánh ngắn củn như người cởi trần mặc áo gi- lê
+ Đôi càng bè bè, râu tia cụt một mẩu, mặt mũi ngẩn ngẩn ngơ ngơ, tính nết ăn xổi ở thì
H. Dưới con mắt của Mèn, Choắt hiện ra như thế nào?
- Choắt là anh chàng xấu xí, yếu đuối, ốm đau.
H. Vì sao Mèn dám gây sự với Cốc?
- Muốn ra oai với Dế Choắt, chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ.
H. Mèn gây sự với Cốc có phải là hành động dũng cảm không? vì sao?
- Không. Vì nó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng với Dế Choắt.
H. Thái độ của Mèn thay đổi như thế nào khi Dế Choắt chết?
- Mèn đắp mấm mộ to và đứng lặng hồi lâu.
H. Hành động đó cho ta hiểu thêm điều gì về Mèn?
 - Biết ăn năn hối lỗi.
H. Bài học đầu tiên mà Mèn phải chịu hậu quả là gì?
H. Sau tất cả các sự việc đã gây ra Mèn đã rút ra bài học gì?
H. Hành động, tính cách, hình dáng của Dế Mèn , Dế Choắt, chị Cốc có giống với con người không? vì sao?
- Có vì Mèn kiêu căng.
 - Choắt yếu đuối.
 - Cốc tự ái nóng nảy.
H. Trong các văn bản đã học có văn bản nào cũng có cách viết tương tự?
- Đeo nhạc cho mèo.
H. Qua đoạn trích vừa học em học tập được gì ở Dế mèn và cần tránh xa những đức tính gì của Dế Mèn?
- Học sinh thảo luận nhóm bàn.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV kết luận.
 Hoạt động 3.
H- Nêu tư tưởng nghệ thuật đặc sắc của văn bản?
H- Nêu nội dung chính của văn bản?
Học sinh học thuộc phần ghi nhớ sgk. 
 Hoạt động 4.
 H- Bức tranh minh hoạ cho nội dung nào của văn bản?
 H- Viết đoạn văn diễn tả tâm trạng DM trong lúc đó?
II- Đọc hiểu văn bản (tiếp):
 2- Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn:
- Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết của Dế Choắt.
- Dế Mèn hối hận và rút ra bài học nhớ đời: " ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ" không chỉ mang vạ cho người khác mà còn mang vạ cho mình.
III. Tổng kết:
 1- Nghệ thuật.
- Kể chuyện kết hợp với miêu tả.
- Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ.
- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ.
- Lựa chọn lời văn giàu h/ ảnh, cảm xúc.
 2- Nội dung.
 Đoạn trích nêu lên bài học: Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.
 3. Ghi nhớ: (sgk).
IV. Luyện tập:
 1. Bài tập 1.
 - Học sinh miêu tả tranh sgk.
 2. Bài 2.
 - Mèn cay đắng vì lỗi lầm của mình, xót thương Dế Choắt, mong Dế Choắt sống lại, nghĩ đến việc thay đổi cách sống của mình.
VII. Củng cố dặn dò.
 - GV hệ thống nội dung kiến thức bài học. 
 - Học sinh kể tóm tắt nội dung câu chuyện
 - Chuẩn bị bài Phó từ.
 _________________________________________________
 Ngày soạn: 31/ 12/2013
 Ngày giảng: 
Tiết 75 - Bài 18
Phó từ
I. Mục tiêu.
 1- Kiến thức.
 - Học sinh hiểu được khái niệm phó từ.
 - Hiểu và biết được ý nghĩa khái quát của phó từ.
 - Đặc điểm ngữ pháp của phó từ ( khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ). 
Kĩ năng.
 - Nhận biết phó từ trong văn bản ; - Phân biệt các loại phó từ.
 - Đặt câu có sử dụng phó từ. 
Thái độ.
 Yêu thích học Tiếng Việt và biết sử dụng phó từ.
II- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo duc trong bài
-Kĩ năng nhận thức 
-Kĩ năng giao tiếp 
- Kĩ năng ra quyết định
III.Phương pháp/Kĩ thuật dạy hoc.
-Học theo nhóm,trình bày trước tập thể ;(trao đổi ,phân tích )
-Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ
- Thực hành có hướng dẫn
IV. Chuẩn bị dạy học.
 1- Giáo viên chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài tập.
 2- Học sinh chuẩn bị: Theo yêu cầu sách giáo khoa.
V. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
VI. Tiến trình các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy học.
Nội dung.
Hoạt động 1: Khởi động.
 Ví dụ: Nó đã học bài.
H. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu trên? Từ “đã” có ý nghĩa chỉ cái gì?. (Việc học xảy ra trong quá khứ, trước thời điểm nói . Vậy từ “đã” là phó từ. Phó từ là gì? Có những loại phó từ nào?
 Hoạt động 2:
- Học sinh đọc ví dụ.
H. Những từ in đậm bổ nghĩa cho những từ nào? 
- Câu a: 
+ đã Bổ sung ý nghĩa cho từ " đi" (ĐT)
+ Cũng -> ra (động từ)
+ Vẫn chưa -> thấy (động từ)
+ Thật -> lỗi lạc (tính từ)
- Câu b: 
+ được -> soi gương (động từ)
+ rất -> ưa nhìn (tính từ)
+ ra -> to (tính từ)
+ rất -> bướng (tính từ)
H. Những từ được bổ xung ý nghĩa thuộc loại từ nào?
 H. Những từ in đậm nằm ở vị trí nào trong cụm từ? 
 (Đứng trước hoặc đứng sau ĐT, TT)
H. Gọi những từ in đậm là phó từ, Vậy Phó từ là gì? 
- HS học thuộc ghi nhớ 1 sgk.
Hoạt động 3.
- Học sinh đọc bài tập, nêu yêu cầu 
H. Tìm những phó từ bổ xung ý nghĩa cho động từ, tính từ in đậm?
- Các phó từ 
a. Lắm
b. Đừng, vào
c. Không, đã, đang
H. Thử so sánh các câu có sử dụng phó từ và những câu ko sử dụng phó từ?
 Câu a: Khi sử dụng mức độ cao hơn so với khi không sử dụng…)
H. Điền các phó từ vào bảng phân loại?
 Giáo viên nhận xét kết luận treo bảng phụ.
H. Tìm thêm những phó thừ thuộc các loại trên?
H. Căn cứ vào phần bài tập cho biết phó từ có mấy loại lớn ? (2 loại)
- Học sinh học thuộc Ghi nhớ (SGK)
 Hoạt động 4:
- Học sinh đọc bài tập 1.
- Yêu cầu: + Tìm phó từ
+ Các phó từ bổ xung ý nghĩa gì cho câu văn?
 Học sinh thảo luận nhóm.
 Đại diện nhóm phát biểu.
 Nhận xét, kết luận treo kết quả
 trên bảng phụ.
Học sinh đọc bài tập 2, nêu yêu cầu.
- Viết đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) thuật lại sự việc Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt có sử dụng phó từ và cho biết dùng phó từ để làm gì?
- Học sinh viết ra giấy nháp sau đó trình bày trước lớp.
I. Phó từ là gì?
 1. Ví dụ. (sgk.) 
2. Nhân xét:
 - Phó từ là những từ bổ xung ý nghĩa cho động từ, tính từ, đứng trước hoặc sau động từ, tính từ.
3. Ghi nhớ 1 (SGK)
II. Các loại phó từ
1. Ví dụ (sgk)
* Điền các phó từ vào bảng phân loại: 
ý nghĩa
Đứng trước
Đứng sau
- Quan hệ TG
Đã, đang 
 Chỉ mức độ 
thật, rất, 
Lắm
Sự tiếp diễn tương tự
cũng, vẫn, 
- Phủ định
không, chưa.
- Cầu khiến
 đừng
- Kết quả &
 hướng
vào, ra
- Khả năng
được
2. Nhận xét:
 - Có hai loại phó từ.
 + Phó từ đứng trước động từ, tính từ.
 + Phó từ đứng sau động từ, tính từ.
3. Ghi nhớ 2: SGK-14
III. Bài tập :
 1. Bài tập 1:
Các phó từ:
a. Đã, đương, sắp. Động từ (thời gian)
- Không còn, đều, lại. (không: phủ định, còn: sự tiếp diễn tương tự)
- Ra (kết quả và hướng)
- Cũng, sắp (Sự tiếp diễn – thời gian)
b. Đã (thời gian)
- Được (kết quả)
2. Bài tập 2
- Phương thức biểu đạt: Tự sự.
- Một hôm đang rất ra đã.
VII. Củng cố dặn dò.
 - Viết đoạn văn nói về tâm trạng Mèn khi Choắt chết dùng phó từ và cho biết tác 
 dụng?
 - Chuẩn bị bài Tìm hiểu chung về văn miêu tả.
 Ngày soạn: 1/ 01/2013
 Ngày giảng: 
Tiết 76 - Bài 18
 Tìm hiểu chung về văn miêu tả
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức.
 - Học sinh hiểu được mục đích của văn miêu tả; - Hiểu cách thức miêu tả. 
 2. Kĩ năng.
 - Nhận diện được những bài văn, đoạn văn miêu tả. 
 - Hiểu được trong tình huống nào thì người ta dùng văn miêu tả
 3. Thái độ: Học sinh yêu thích văn miêu tả.
II- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo duc trong bài
-Kĩ năng nhận thức
-Kĩ năng giao tiếp
III.Phương pháp/Kĩ thuật dạy hoc.
-Học theo nhóm,trình bày trước tập thể ;(trao đổi ,phân tích )
-Động não
IV. Chuẩn bị dạy học.
 1- Giáo viên chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài tập.
 2- Học sinh chuẩn bị: Theo yêu cầu sgk.
V. Kiểm tra bài cũ.
VI. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy học.
Nội dung.
 Hoạt động 1: khởi động
 Hoạt động 2:
- Học sinh chú ý 3 tình huống sgk.
H- Tình huống nào cần sử dụng văn miêu tả? vì sao?
H- Trong văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” có hai đoạn văn miêu tả DM và DC. Hãy chỉ ra hai đoạn văn đó?
H- Những chi tiết nào giúp em nhận biết được

File đính kèm:

  • docngu van 6.doc