Giáo án Ngữ văn 6 - Chủ đề: Truyên dân gian truyện cổ tích - Nguyễn Văn Hùng

HĐ1. Đọc văn bản tr. 61.

T. Đọc, cho H đọc theo 4 đoạn SGK Tr. 61.

· Đoạn1: Từ đầu ----------------------> phép thần thông.

· Đoạn2: Tiếp -----------------------> làm quận công.

· Đoạn3: Vua có -----------------------> thành bọ hung.

· Đoạn4: Phần còn lại.

T. Cho H giải nghĩa từ, tìm từ Hán Việt có yếu tố: Thuỷ( thuỷ điện, thuỷ triều. . .). Bất ( bất công, bất hạnh, bất chính. . .).

T. Truyện thuộc thể loại nào ? Truyện cổ tích là gì ? Truyện chia làm mấy đoạn ? Nêu ý chính mỗi đoạn ? Truyện được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? Vì sao ? Truyện có những nhân vật nào ? Nhân vật chính là ai ? Thuộc kiểu nhân vật nào ? Nhân vật chính là gì ?

H. Tự sự. Thạch Sanh, Lý Thông, mẹ con Lý Thông, hai vợ chồng già, con vua Thuỷ Tề, công chúa. . .

HĐ2. Tìm hiểu nội dung văn bản.

* Thao tác1: Tìm hiểu về nhân vật Thạch Sanh.

T. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì bình thường và khác thường ? Kể về sự ra đời và lớn lên như vậy, theo em nhân dân ta muốn thể hiện điều gì ?

H. * Bình thường: Là con một gia đình nông dân phúc hậu, tốt bụng.Mồ côi, sống nghèo khổ, làm nghề đốn củi đổi gạo nuôi thân. . .

 * Khác thường: Là Thái Tử con Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai làm con của vợ chồng nông dân nghèo khổ. Mẹ mang thai nhiều năm mới sinh. Lớn lên được thần dạy đủ võ nghệ và phép thuật. . .

===> Ra đời kì lạ, mồ côi, sống nghèo khổ, gần gũi với nhân dân lao động, tất sẽ có những việc khác thường: tài năng, chiến công chống cái ác, lập công. . .

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Chủ đề: Truyên dân gian truyện cổ tích - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Ngày soạn: 	 
- Ngày dạy:
- Tuần: 6
- Tiết:CT: 21, 22- 23, 24
- TIẾT 21, 22: THẠCH SANH
- TIẾT 23, 24: EM BÉ THƠNG MINH
- ĐỌC THÊM: CÂY BÚT THẦN- ƠNG LÃO ĐÁNH CÁ, CON CÁ VÀNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp H
1. Kiến thức: 
- Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung, nghệ thuật của một số truyện Cổ tích Việt Nam và nước ngồi: Thạch Sanh, Em bé thơng minh, Cây bút thần, Ơng lão đánh cá và con cá vàng.
Kỹ năng: Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu và ý nghĩa của từng truyện. Nhận biết nghệ thuật sử dụng các yếu tố hoang đường, mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với sự thật lịch sử. 
3. Thái độ: Khát vọng về chiến thắng của cái thiện, cơng bằng hạnh phúc của nhân dân lao động về phẩm chất và năng lực kì diệu của một số kiểu nhân vật, nghệ thuật kì ảo, kết thúc cĩ hậu.
4. Tích hợp: 
* Kĩ năng sống: 
- Tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống.
- Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái, sự công bằng.
- Giao tiếp trình bày suy nghĩ, ý tưởng cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS
- Giáo viên: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
- Học sinh: SGK, đọc và soạn bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ:
* Tiết 21, 22
a)- Lời văn tự sự là gì ?
b)- Đoạn văn tự sự là gì ?
* Tiết 23, 24
 - Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật truyện Thạch Sanh ?
 - Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Em bé thơng minh ?
- TIẾT 21, 22: THẠCH SANH
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới.
Nếu như ở truyện Sọ Dừa các em tìm hiểu về kiểu nhân vật bất hạnh, thì Thạch Sanh cũng là một truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, đại bàng cứu người bị nạn, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Đây là một truyện cổ tích kì diệu trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam.
Cuộc đời và những chiến công của Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì làm người đọc xúc động, say mê. Với cây đàn thần, niêu cơm thần, chàng dũng sĩ đã làm cho thế giới tuổi thơ bao điều kì thú và ước mơ đẹp.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Đọc văn bản tr. 61.
T. Đọc, cho H đọc theo 4 đoạn SGK Tr. 61.
Đoạn1: Từ đầu ----------------------> phép thần thông.
Đoạn2: Tiếp -----------------------> làm quận công.
Đoạn3: Vua có -----------------------> thành bọ hung.
Đoạn4: Phần còn lại.
T. Cho H giải nghĩa từ, tìm từ Hán Việt có yếu tố: Thuỷ( thuỷ điện, thuỷ triều. . .). Bất ( bất công, bất hạnh, bất chính. . .).
T. Truyện thuộc thể loại nào ? Truyện cổ tích là gì ? Truyện chia làm mấy đoạn ? Nêu ý chính mỗi đoạn ? Truyện được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? Vì sao ? Truyện có những nhân vật nào ? Nhân vật chính là ai ? Thuộc kiểu nhân vật nào ? Nhân vật chính là gì ?
H. Tự sự. Thạch Sanh, Lý Thông, mẹ con Lý Thông, hai vợ chồng già, con vua Thuỷ Tề, công chúa. . .
HĐ2. Tìm hiểu nội dung văn bản.
* Thao tác1: Tìm hiểu về nhân vật Thạch Sanh.
T. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì bình thường và khác thường ? Kể về sự ra đời và lớn lên như vậy, theo em nhân dân ta muốn thể hiện điều gì ?
H. * Bình thường: Là con một gia đình nông dân phúc hậu, tốt bụng.Mồ côi, sống nghèo khổ, làm nghề đốn củi đổi gạo nuôi thân. . . 
 * Khác thường: Là Thái Tử con Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai làm con của vợ chồng nông dân nghèo khổ. Mẹ mang thai nhiều năm mới sinh. Lớn lên được thần dạy đủ võ nghệ và phép thuật. . . 
===> Ra đời kì lạ, mồ côi, sống nghèo khổ, gần gũi với nhân dân lao động, tất sẽ có những việc khác thường: tài năng, chiến công chống cái ác, lập công. . .
T. Trước khi kết hôn cùng công chúa, Thạch Sanh đã trải qua những thử thách nào ? 
H. Thử thách: + Bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thờ thay mạng, đánh nhau với chằn tinh,trừ hại cho dân.
+ Xuống hang giết đại bàng cứu công chúa, bị Lý Thông lấp miệng hang, phá cửa sắt, cứu Thái Tử con vua Thuỷ Tề và được tặng đàn thần.
+ Bị hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vua bắt hạ ngục nhưng tự giải oan nhờ cây đàn thần.
+ Sau khi kết hôn cùng công chúa, quân 18 nước chư hầu kéo đến xâm lược, chàng chiến thắng nhờ cây đàn thần và niêu cơm thần giúp sức đánh tan quân xâm lược.
T. Thạch Sanh đã bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy ?
H. Phẩm chất:
+ Sự thật thà, chất phác ( tin lời mẹ con Lý Thông đi canh miếu, bị Lý Thông lừa cướp công giết chằn tinh).
+ Dũng cảm, tài năng phi thường ( diệt chằn tinh, đại bàng).
+ Lòng nhân đạo,thương người, yêu chuộng hoà bình ( tha chết cho mẹ con Lý Thông, cứu Thái Tử con vua Thuỷ Tề, đãi cơm cho quân sĩ 18 nước chư hầu. . . )
T. Qua những chi tiết phân tích trên, em thấy Thạch Sanh là người như thế nào ?
Từ đầu đến cuối truyện, tính cách và hành động của Thạch Sanh có thay đổi không ? Kết thúc truyện Thạch Sanh ra sao ?
H. Thạch Sanh ngay thẳng, thật thà, chất phát nhưng có lòng dũng cảm, đầy tài năng, nhân đạo và yêu chuộng hoà bình. Tính cách và hành động của Thạch Sanh không thay đổi. Kết thúc truyện Thạch Sanh lên ngôi vua, kết hôn cùng công chúa và sống cuộc đời hạnh phúc.
* Thao tác2: Tìm hiểu về nhân vật Lý Thông.
T. Về mọi phương diện, trong truyện hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động, em hãy chỉ ra sự đối lập ấy ?
H. * Tính cách: Lý Thông gian xảo, độc ác, dối trá, bội nghĩa, lợi dụng Thạch Sanh ( thấy TS khoẻ muốn kết nghĩa anh em để lợi dụng). Lừa dối Thạch Sanh nhiều lần ( đi canh miếu thay, cướp công diệt chằn tinh, cướp công làm phò mã. . .Còn Thạch Sanh hiền lành, thật thà, chất phát: cảm động, vui vẻ nhận lời kết nghĩa anh em, sẳn sàng giúp Lý Thông dù việc nguy hiểm. . . 
* Hành động: Lý Thông luôn làm việc ác: ( cướp công TS, lấp hang giết Thạch Sanh . . .). Thạch Sanh luôn làm việc thiện, có lòng nhân đạo, luôn cứu giúp người ( cứu công chúa, cứu con vua Thuỷ Tề, tha chết mẹ con Lý Thông. . . )
T. Qua phân tích về tính cách và hành động, em thấy Lý Thông là người như thế nào ? Kết thúc truyện mẹ con Lý Thông ra sao ?
H. Dối trá, lừa đảo, bất tài, vô dụng, dùng mưu tranh công, ham danh vọng và đã bị trừng trị: bị sét đánh chết, biến thành con bọ hung và sống cuộc đời dơ bẩn. 
HD3. Tìm hiểu phần tổng kết.
T. Truyện có những đặc sắc gì về nghệ thuật ? Ý nghĩa của những chi tiết ấy ?
H. Truyện có nhiều chi tiết thần kì như: 
* Cây đàn thần: Tiếng đàn công lý, giúp TS giải oan khỏi cảnh tù đày, cứu công chúa khỏi câm, vạch mặt LT kẻ vong ân bội nghĩa. Là biểu hiện cho tài năng, tấm lòng của TS.
* Niêu cơm thần: Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta. Thể hiện ước mơ của người lao động về một cuộc sống đầy đủ sung, túc.
T. Truyện thuộc thể loại gì ? Thuộc kiểu nhân vật nào ? Truyên thể hiện ước mơ, tư tưởng gì của nhân dân ta ?
H. Thể hiện ước mơ, niềm tin cùa ND về một cuộc sống công bằng: những người lương thiện hiền lành, có tài năng sẽ được sống cuộc đời hạnh phúc ( TS được cưới công chúa lên ngôi vua). Kẻ ác sẽ bị trừng phạt ( mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết và biến thành con bọ hung ). Thể hiện tư tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta. Đó là cách kết thúc có hậu và phổ biến trong truyện cổ tích. . .
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ3. Hướng dẫn H luyện tập. SGK Tr. 67. 
T. Cho H đọc BT1. Hướng dẫn H chọn chi tiết vẽ 1 bức tranh về Thạch Sanh, phải có ấn tượng như: Túp lều cạnh cây đa, TS bắn đại bàng . . . Đặt tên cho bức tranh?
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. BT2, cho H kễ diễn cảm truyện bằng lời văn của em.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
T. Đọc thêm SGK Tr. 67
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Đọc, giải từ. SGK Tr. 61.
Thể loại. truyện cổ tích. . . ( sgk tr. 53)
Bố cục:
a)- Sự ra đời, lớn lên của TS.
b)- TS, LT kết nghĩa anh em.
c)- Những thử thách mà TS trải qua.
d)-Làm vua,kết duyên và sống hạnh phúc cùng công chúa.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN.
1. Thạch Sanh.
* Ra đời:
+ Bình thường: Con nông dân, nghèo, đốn củi, gần gũi nhân dân. . .
+ Khác thường: Thái Tử con Ngọc Hoàng, đầu thay làm con. Mẹ mang thai nhiều năm mới sinh..
* Lớn lên:Được thần dạy võ nghệ, phép thuật.
* Thử thách:
+ Đánh chằn tinh trừ hại dân.
 + Giết đại bàng cứu công chúa, cứu Thái Tử con vua Thuỷ Tề.
+ Vua bắt hạ ngục, tự giải oan.
+ Đánh tan quân 18 nước chư hầu.
* Phẩm chất:
+ Tha tội chết mẹ con Lý Thông, mời cơm quân 18 nước ăn. . .
===> Thật thà, chất phác nhưng dũng cảm, tài năng, nhân đạo, yêu hoà bình, được hạnh phúc.
2. Nhân vật Lý Thông.
* Tính cách: Kết nghĩa anh em là để lợi dụng TS.
* Hành động: Lừa canh miếu, cướp công diệt chằn, lấp hang giết TS. . . ( luôn làm việc ác ).
===> Dối trá, độc ác, bất tài, vô dụng, bị trừng trị.
III. TỔNG KẾT.
+ Là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. 
+ Truyện thể hiện ước mơ, về đạo đức, công lý xã hội và lý tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta. 
+ Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, thần kì độc đáo, giàu ý nghĩa như: Sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần. . .
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 67
1. Tự chọn, vẽ một bức tranh về Thạch Sanh, đặt tên.
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 67
2. Tự tập kể diễn cảm truyện bằng lời văn của em.
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà )
3. Đọc thêm SGK Tr. 67
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Học bài: 1. Truyện có những đặc sắc gì về nghệ thuật?Nêu 1 số dẫn chứng minh hoa ?
Truyện TS toát lên ý nghĩa gì ? 
* Soạn bài: 1. Làm BT4. Tr. 67 SBT.
2. Em bé thơng minh ( Sgk Tr. 70 )
V. RÚT KINH NGHIỆM.
=======> Học sinh tiếp thu bài tốt.

File đính kèm:

  • docTHACH SANH - 2015.doc