Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 23

A - Mục tiêu.

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Nắm được cách miêu tả và bố cục hình thức của một bài văn, đoạn văn tả cảnh.

- Viết được bài văn tả cảnh theo yêu cầu của đề

2. Về kỹ năng:

- Luyện tập kỹ năng quan sát và lựa chọn; kĩ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một thứ tự hợp lý.

- Rèn luyện kĩ năng làm bài kiểm tra

3. Về thái độ:

- Có ý thức vận dụng các thao tác viết văn miêu tả vào làm bài tập.

- Có ý thức làm bài văn tả cảnh đảm bảo yêu cầu

B - Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.

- ra đề - đáp án - thang điểm.

2. Học sinh

- Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV

C -Tiến trình.

1. ổn định lớp: Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Vai trò của các yếu tố quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả?

 3. Bài mới.

*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )

Chúng ta sống cùng thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên nhưng làm thế nào để cảnh thiên nhiên kì thú ấy hiện hình, sống động trên trang giấy qua một bài hoặc đoạn văn miêu tả ?

 

doc11 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 844 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 23
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 21. Phần tiếng việt
Tiết 85: so sánh ( Tiếp...)
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Nắm được hai kiểu so sánh cơ bản : Ngang bằng, không ngang bằng.
- Hiểu được các tác dụng chính của so sánh.
- Bước đầu tạo được một số phép so sánh.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng từ, đặt câu có sử dụng phép so sánh.
3. Về thái độ:
- có ý thức sử dụng phép so sánh trong dùng từ, đặt câu.	
- Yêu thích, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- Chuẩn bị bảng phụ
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là so sánh ? lấy ví dụ và điền vào mô hình cấu tạo phép so sánh ?
 3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Các em đã được tìm hiểu so sánh là gì ? và tác dụng của nó. Trong thực tế chúng ta thường gặp các kiểu so sánh nào ? Chúng ta cùng đi tìm hiểu giờ học hôm nay.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm ( 17 phút ) 
- GV treo bảng phụ, gọi HS đọc vd 
H: Tìm phép so sánh trong khổ thơ ?
H: Sự vật nào được so sánh với sự vật nào ?
H: Những từ nào chỉ ý so sánh ?
- chẳng bằng; là
H: Từ ngữ chỉ ý so sánh trong các phép so sánh trên có gì khác nhau ?
- Ngang bằng - không ngang bằng 
H: Hãy tìm thêm những từ chỉ ý so sánh ngang bằng hoặc không ngang bằng ?
- như, tựa như, hơn, hơn là, khác, kém 
H: Dựa vào ví dụ trên, em hãy nêu mô hình của phép so sánh ?
 H: Qua trên em thấy có những kiểu so sánh nào ?
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn trong sgk.
H: Tìm các phép so sánh trong đoạn văn ?
* Các phép so sánh:
- có chiếc lá tựa mũi tên
- có chiếc lá như con chim
- coa chiếc lá nhẹ nhàng như thầm bảo
- có chiếc lá như sợ hãi.
H: Trong đoạn văn, so sánh các tác dụng gì đối với việc miêu tả sự vật, sự việc ?
H: So sánh có tác dụng gì đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết ?
H: Vậy so sánh có tác dụng gì ?
*3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (18 phút )
- GV chia lớp làm 3 nhóm thảo luận làm bt
- Gọi đại diện của từng nhóm lên bảng làm bt
- Các nhóm nhận xét chéo
- Gv bổ sung.
- HS Tl theo bàn tìm những câu văn so sánh
- Gọi 1 số em trình bày
- Gv và HS nhận xét
- HS suy nghĩ viết đoạn văn
- Gọi 2 - 3 em đọc bài
- GV nhận xét, cho điểm
I - Các kiểu so sánh.
1. Phân tích ví dụ:
- Những ngôi sao thức ngoài kia 
(Chẳng bằng) mẹ đã thức vì chúng con.
- Mẹ (là) ngọn gió của con suốt đời.
- Chẳng bằng: so sánh hơn kém
- là: so sánh ngang bằng.
=> A là B ; A chẳng bằng B 
2. Ghi nhớ 1.
- Sgk. T 42
II - Tác dụng của so sánh.
1. Ví dụ:
- Phép so sánh có tác dụng: gợi hình, cụ thể, sinh động.
- Tình cảm vui, buồn của con người được gửi gắm trong đó.
2. Ghi nhớ 2.
- Sgk. T 42
III - Luyện tập.
1. Bài tập 1. T 43
 Đáp án:
a. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
 -> so sánh ngang bằng: Diễn tả tình cảm sâu sắc, lớn lao, nồng ấm của tác giả với quê hương.
b. Chưa bằng:
-> So sánh không ngang bằng: 
Khẳng định sự hi sinh cao cả của mẹ. Thể hiện tình cảm trìu mến, lòng biết ơn của người chiến sĩ với người mẹ kính yêu. 
c. - như:So sánh ngang bằng
- hơn: So sánh không ngang bằng
2. Bài tập 2:
 Đáp án:
- Những hoạt động ... nhanh như cắt
- Dượng Hương thư như một pho tượng ... giống như một hiệp sĩ ...
- Dọc sườn núi, những cây to ...
nom xa như những cụ già ...
3. Bài tập 3:
*4 Hoạt động 4: (3 phút)
4. Củng cố: 
- Gọi HS đọc lại các ghi nhớ.
5. Dặn: HS về nhà
- HS về học bài, làm bt, chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 21. Phần tiếng việt
Tiết 86: chương trình địa phương tiếng việt
Bài 1: Tìm hiểu các lỗi chính tả phổ biến ở Yên Bái 
về các cặp phụ âm đầu dễ lẫn (không có quy tắc viết)
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Biết được nguyên nhân mắc lỗi và cách khắc phục các lỗi đó
2. Về kỹ năng:
- Đọc đúng và viết đúng các cặp phụ âm đầu: tr/ch, s/x, l/n, r/d/gi
- Đọc đúng và viết đúng các phụ âm đầu: l/đ, k/kh, r/s, đ/d
3. Về thái độ:
- có ý thức sử dụng phát âm đúng trong giao tiếp.	
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- Chuẩn bị bảng phụ
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là so sánh ? lấy ví dụ và điền vào mô hình cấu tạo phép so sánh ?
 3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Để hiểu được đúng nội dung, ý nghĩa của lời nói, câu văn trong giao tiếp cũng như trong văn viết một vấn đề hết sức quan trọng là phải nói, viết đúng chính tả, đúng âm. Để giúp chúng ta khắc phục được những lỗi nói trên, giờ học hôm nay sẽ giúp các em đi tìm hiểu.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Luyện đọc ( 20 phút ) 
- GV tổ chức cho HS luyện đọc hai bt trong sgk 
 Gọi 1 số em đọc tốt và một số em đọc chưa tốt đọc
- Gv nhận xét và hướng dẫn các em đọc đúng
*3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (20 phút )
- HS Tl thheo các bàn làm bài tập
- Gọi HS xuung phong lên bảng chữa bài
- GV và các em khác nhận xét, sửa chữa
- HS suy nghĩ trả lời
I - Luyện đọc.
II - Luyện tập.
1. Bài tập 1: Điền ch/tr, s/x, l/n, r/d/gi vào các từ:
a. 
.... ái cây, ....ờ đợi, ....uyển chỗ, ...ải qua, .....ôi chảy, ....ơ trụi, nói.....uyện, chương .....ình, .....ẻ tre.
b. 
...ấp ngửa, sản ....uất, .....ơ sài, bổ ...... ung, ....ung kích, .....ua đuổi
c.
...ạc hậu, nói ....ăng, gian ....an, ....ết na, ...ương thiện
d. 
...ũ rượi, ....ắc rối, ....ảm giá
2. Bài tập 2. Điền l/đ, k/kh, r/s, d/đ vào chỗ trống trong các từ sau:
a.
..inh cảm, ...íu ríu, ...oài người, ...ất sét, ...oại hình, ...oăng quăng, ...oanh quanh, ...ầu độc.
b.
...ĩ thuật, ...ịch bản, ...iêm tốn, ...úc mắc, ...ung cửi, ...ích thước
c. ...õ rệt, ...ình mò, ...õng ....oài, ...ộng lớn, ...ói rách
d. 
...ộc hại, ...ùi đục, ...ời sống, ...uy vật
3. Bài tập 3: Tìm các từ láy có pphuj âm: l/đ, k/kh, r/s, đ/d
VD: Lêu đêu, khập khiễng,...
*4 Hoạt động 4: (2 phút)
4. Củng cố: 
- GV nhận xét giờ học, ý thức của HS
5. Dặn: HS về nhà
- HS về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 21. Phần tập làm văn
Tiết 87: phương pháp tả cảnh.
Viết bài tập làm văn tả cảnh (ở nhà)
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Nắm được cách miêu tả và bố cục hình thức của một bài văn, đoạn văn tả cảnh.
- Viết được bài văn tả cảnh theo yêu cầu của đề
2. Về kỹ năng:
- Luyện tập kỹ năng quan sát và lựa chọn; kĩ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một thứ tự hợp lý.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài kiểm tra
3. Về thái độ:
- Có ý thức vận dụng các thao tác viết văn miêu tả vào làm bài tập.
- Có ý thức làm bài văn tả cảnh đảm bảo yêu cầu
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- ra đề - đáp án - thang điểm.
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Vai trò của các yếu tố quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả?
 3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Chúng ta sống cùng thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên nhưng làm thế nào để cảnh thiên nhiên kì thú ấy hiện hình, sống động trên trang giấy qua một bài hoặc đoạn văn miêu tả ?
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm (13 phút)
- GV chia lớp làm 3 nhóm TL làm ba phần
- Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày
- GV nhận xét, bổ sung
H: Vậy muốn tả cảnh chúng ta cần ghi nhớ điều gì ?
H: Nhắc lại bố cục của bài văn tả cảnh ?
*3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (15 phút )
- HS đọc yêu cầu và suy nghĩ trả lời theo gợi ý của GV
- HS suy nghĩ làm bài tập.
- Gọi 1 - 3 em trình bày
- Các em khác nhận xét
- GV bổ sung
I - Phương pháp viết văn tả cảnh.
1. Xét các đoạn văn:
a. Đoạn a:Tả người chống thuyền vượt thác.
- Qua hình ảnh DHT, người đọc có thể hình dung được phần nào cảnh sắc ở khúc sông nhiều thác dữ. Đó là bởi vì người vượt thác đã phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ: Hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn, như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh..(Nhờ tả ngoại hình và các động tác)
b. Đoạn b: tả cảnh sắc một vùng sông nước Cà Mau - Năm Căn.
- Theo trình tự: + Từ dưới mặt sông nhìn lên bờ.
+ Từ gần đến xa
- Trình tự tả như thế là rất hợp lí bởi người tả đang ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông. Tất nhiên, cái đập vào mắt người ngồi trước hết phải là cảnh dũng sông, nước chảy, rồi mới tới cảnh vật hai bên bờ sông. Nếu tả khác đi, ngược lại chẳng hạn thì người tả cũng phải ngồi ở chỗ khác đi.
c. Đoạn c: dàn ý gồm 3 phần:
- Mở đoạn gồm 3 câu đầu: Tả khái quát về tác dụng, cấu tạo, màu sắc của lũy tre làng.
- Thân đoạn: Tả kĩ 3 vòng của luỹ tre.
- Kết đoạn: Tả măng tre dưới gốc.
- Nhận xét về trình tự miêu tả: Từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong (trình tự không gian). Cách tả như vậy cũng rất hợp lí bởi cái nhìn của người tả là hướng từ bên ngoài.
Nếu tả theo trật tự thời gian thì chắc chắn phải tả khác.
2. Ghi nhớ.
- Sgk. T 47
II - Luyện tập.
1. Bài tập 1: 
* Gợi ý: 
- Tả cảnh lớp học trong giờ học TLV:
* Hình ảnh tiêu biểu :
- Cô giáo
- Không khí lớp học
- Quang cảnh chung phòng học 
- Các bạn HS ( Tư thế thái độ ) cảnh viết bài
- Ngoài sân
+ Trình tự miêu tả: Trình tự không gian, thời gian.
2. Bài tập 2: Tả cảnh sân trường lúc ra chơi:
- GV nêu gợi ý:
a. Cảnh tả theo trình tự thời gian
- Trống hết tiết 2, báo giờ ra chơi đã đến
- HS từ các lớp ùa ra sân trường
- cảnh HS chơi đùa
- Các trò chơi quen thuộc
- Trống vào lớp, HS về lớp
- Cảm xúc của người viết
b. Cách tả theo trình tự không gian:
- Các trò chơi giữa sân trường, các góc sân
- Một trò chơi đặc sắc, mới lạ, sôi động.
* Viết bài tập làm văn ở nhà:(3 phút)
I - Đề bài:
"Tả về rừng đào quê em dịp tết đến, xuân về."
II - Đáp án - thang điểm
* Yêu cầu:
- Viết đúng thể văn miêu tả.
- Vận dụng các thao tác quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét vào bài viết.
* Đáp án - thang điểm:
- Mở bài : Giới thiệu khái quát hình ảnh cây đào, rừng đào (2 điểm)
- Thân bài : Tả cụ thể rừng đào, cây đào : ( Từ khái quát đến cụ thể) (6 điểm)
+ Quang cảnh rừng đào nhìn từ xa
+ Hình dáng những cây đào
+ Hoa đào 
+ Nụ đào 
+ Lá non...
+ Hương sắc hoa đào đem lại một không khí, môi trường như thế nào ?
- Kết bài : (1 điểm)
+ Cảm nghĩ về hình ảnh cây đào ngày tết. 
+ Em sẽ làm gì để bảo vệ, chăm sóc những cây đào trên quê hương em.
*4 Hoạt động 4: (8 phút)
4. Củng cố: 
- Trình bày phương pháp tả cảnh qua bản đồ tư duy?
5. Dặn: HS về nhà
- HS về xem lại bài, viết bài TLV, chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 22. Phần văn học
Tiết 88: buổi học cuối cùng
 (Đô-đê)
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện. Qua nhân vật FRăng truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là yêu tiếng nói của dân tộc.
- Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện ở ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm hiện đại thông qua diễn biến tâm lí nhân vật.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét văn bản, đọc và tóm tắt truyện.
- Kĩ năng sống: 
+ Tự nhận thức về giỏ trị của tiếng núi dõn tộc.
+ Làm chủ bản thõn, nõng cao ý thức bảo vệ tiếng núi của dõn tộc.
3. Về thái độ:
- Giáo dục học sinh tình yêu tiếng mẹ đẻ là một phương diện của lòng yêu nước
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- Chuẩn bị bảng phụ
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Qua văn bản "Vượt thác", em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên và con người trên vùng sông Thu Bồn ?
 3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Buổi học tiếng Pháp cuối cùng trong vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng là một buổi học đặc biệt đã để lại trong lòng người đọc một tình cảm đẹp đó là lòng yêu nước. Song lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, đối với mỗi người nó có rất nhiều cách để thể hiện khác nhau. ở đây, trong tác phẩm buổi học cuối cùng đặc biệt này thì lòng yêu nước được biểu hiện trong tình yêu tiếng mẹ đẻ, Câu chuyện cảm động đã xảy ra như thế nào?
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (34 phút) 
- Gọi HS đọc phần chú thích (*) sgk
H: Em hãy cho biết đôi nét về tác giả ?
H: Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ?
- GV đọc mẫu hướng dẫn cách đọc: Giọng đọc chậm, xót xa và cảm động day dứt. Lời nói của thầy Ha-men cần đọc thật dịu dàng và buồn.
- Cho HS đọc một số chú thích
H: Ai là nhân vật chính ?
- Thầy Ha-Men, chú bé Phrăng
H: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ?
- Ngôi kể thứ nhất.
H: Em hãy tóm tắt lại nội dung của truyện ?
- Phrăng trên đường tới trường
- Diễn biến của buổi học cuối cùng
+ Cảnh lớp học và thầy Ha-men
+ Tâm trạng của Phrăng
+ Phrăng lại không thuộc bài
+ Thái độ cư xử của thầy Ha-men
+ Thầy Ha-men tiếp tục giảng bài, hướng dẫn viết tập.
- Giờ học kết thúc với hành động đột ngột của thầy Ha-men.
H: Truyện có bố cục ntn ?
- Đoạn 1: Trước buổi học 
- Đoạn 2: Diễn biến buổi học cuối cùng
- Đoạn 3 : Kết thúc buổi học 
H: Câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh nào ?
- Hoàn cảnh: Vùng An-dát của Pháp rơi vào tay nước Phổ. Từ đây sẽ không còn được học tiếng Pháp.
H: Từ đó em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?
- Tên truyện: là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người Pháp trên đất Pháp - Một buổi học bằng tiếng dân tộc cuối cùng.
H: Trên đường tới trường, chú bé Phrăng có ý định gì ?
- Muốn trốn học đi chơi.
H: Vì sao cậu bé có tâm trạng ấy ?
- Lười học, không thuộc bài.
H: Nhưng sau đó chú bé có quyết định gì ?
- Chú quyết định đi tới trường
H: Trên đường đến trường Phrăng thấy gì ?
- Quang cảnh: ồn ào trước bảng cáo thị. -> báo hiệu điều không bình thường.
H: Khi Phrăng đến lớp quang cảnh lớp học ntn ?
H: Khung cảnh lớp học có điều gì khác thường ?
H: Khi biết đây là buổi học cuối cùng Phrăng có tâm trạng như thế nào ?
- Choáng váng, sững sờ.
H: Nghe lời dạy bảo của thầy giáo Phrăng có suy nghĩ gì ? 
- Ân hận, xấu hổ, tự giận mình 
H: Buổi học hôm nay chú có thái độ ntn ?
- Tha thiết muốn được học tập, trau dồi.
H: Qua đây tác giả đã thể hiện tư tưởng gì ?
- GV liên hệ: Lịch sử Việt Nam thời kì Bắc thuộc: Dưới các triều đại Trung Quốc - hơn 1000 năm - chúng đồng hoá nhân dân ta bằng cách bắt dân ta học tiếng Hán, nói tiếng Hán, lấy chồng người Hán nhưng nhân dân ta vẫn giữ được tiếng nói của dân tộc, bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.
I - Tìm hiểu chung.
1. Tác giả:(1840 -1897)
- An-phông-xơ Đô-đê, nhà văn chuyên viết truyện ngắn của nước Pháp thế kỉ XIX 
2. Tác phẩm:
- Truyện ngắn viết sau chiến tranh Pháp- Phổ (1870).Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát và Lo-ren cho Phổ (Đức).
* Đọc - hiểu văn bản:
* Tóm tắt truyện:
* Bố cục:
- 3 phần
II - Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1. Nhân vật Phrăng:
- Lớp học yên tĩnh, trang nghiêm khác thường.
- Dân làng: lặng lẽ, buồn rầu.
- Thầy Ha-men ăn mặc đẹp hơn mọi khi.
=> ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng mẹ đẻ.
*3 Hoạt động 3: (4 phút)
4. Củng cố: 
- Em có suy nghĩ và bài học gì cho bản thân từ việc làm và tâm trạng của người anh trong câu chuyện ?
5. Dặn: HS về nhà
- HS về viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau (Khoảng 5 - 10 câu).
======================= Hết tuần 23 ====================

File đính kèm:

  • docBai_19_Song_nuoc_Ca_Mau.doc
Giáo án liên quan