Giáo án Ngữ văn 6 - Nguyễn Thị Thúy Diệu

+ VT quê ở làng Xuân Lan, huyện Lang Tài, trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh)

+ Ông đỗ hương cống (cử nhân) năm 17 tuổi sau đó ra làm quan dưới triều Lê - Nguyễn.

GV thuyết giảng (nói chậm)

 Truyện trung đại là khái niệm dùng để chỉ những truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa. được các t/g sáng tác trong t/kì XHPK (ở VN tính từ thế kỉ X -> cuối TK XIX) được viết = chữ Nôm. Đạc biệt thể loại này có 1 số đặc điểm sau:

+ Chủ yếu kể việc nên gần gũi với thể kí.

 

doc434 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2091 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Nguyễn Thị Thúy Diệu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiêu cháy = ấy.
=> Thay như vậy để tránh lặp từ (mắc lỗi lặp từ), làm cho câu văn trau truốt hơn.
3. Bài tập 3. 
- Không thể thay = từ hoặc cụm từ khác mà chỉ có thể đổi chỗ những từ đã có sẵn trong đoạn văn với nhau.
=> t/d: chỉ ra s/v, thời điểm mà ta khó gọi thành tên.
4. Củng cố: Đọc lại 2 ghi nhớ Sgk.
- Học ghi nhớ.
- Xem trước tiết “Động từ”
Ngày soạn: 28/11/2012 Ngày kí: 29/11/2012
Ngày dạy:A 5/12 B6/12/2012
Tuần 15
Bài 14 Tiết 59:
ĐỘNG TỪ
I/ Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Giúp HS nắm được:
+ Khái niệm động từ: ý nghĩa khái quát, đặc điểm ngữ pháp.
+ Các loại động từ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết động từ trong câu.
- Phân biệt động từ tình thái và Đ chỉ hành động, trạng thái.
- Sử dụng Đ để đặt câu.
II/ Chuẩn bị
- GV: soạn g/a, bp.
- HS: như căn dặn.
III/ Hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức: Sĩ số
2. Kiểm tra bài: 
? Thế nào là chỉ từ? Cho VD.
? Nêu khả năng hoạt động của chỉ từ trong câu.
GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới
- Giới thiệu bài
- Tiến trình bài dạy
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
GV treo bp. Y/c HS đọc VD bp.
? Dựa vào KT đã học về Đ ở tiểu học, hãy chỉ ra những từ loại Đ trong các câu văn trên VD bp.
? Tìm thêm 1 số Đ khác mà em biết (GV ghi vào bp trên bảng).
? Những Đ các em vừa x/đ được trong câu văn bp và Đ tìm được biểu thị ý nghĩa khái gì (để HS trả lời c/xác GV nên nhóm các từ trên lại) 
? Vậy, qua việc tìm hiểu các Đ trên em hiểu Đ là gì.
GV ghi bảng.
? Trước các Đ có những từ nào đi kèm.
GV gạch trên bp.
? Có thể thêm các từ vừa tìm vào trước các Đ còn lại được không (GV đọc các kết hợp đó để HS dễ quan sát, nhận xét).
? Vậy, Đ thường có khả năng kết hợp với những từ nào. 
GV ghi bảng.
GV. Những từ trên đứng trước Đ làm phần phụ trước cho cụm Đ. Tuy nhiên mô hình cụm Đ đầy đủ gồm những từ nào tiết TV sau cô và các em t/h tiếp.
? Thử kết hợp những từ: đã, đang, sẽ... với từ loại D xem có được không.
GV những từ trên chỉ kết hợp được với Đ mà không thể kết hợp được với D.
? Hãy xác định cấu trúc cú pháp cho các câu văn VD bp.
? Dựa vào cấu trúc NP vừa x/đ hãy cho biết: Đ thường giữ chức vụ gì trong câu.
? Đặt 1 câu có chứa Đ giữ chức vụ VN trong câu.
? Đặt 1 câu có Đ giữ chức vụ làm vị ngữ trong câu.
? Vậy, ngoài chức năng chính làm VN thì Đ còn có thể giữ c/v gì trong câu?
? Khi làm CN, Đ có còn khả năng k/h được với các từ đã, đang, sẽ... nữa không.
GV. Không thể nói: Đã học tập là nhiệm... 
? Đọc ghi nhớ Sgk.
? Chỉ ra các Đ được dùng trong VB “Con hổ có nghĩa” đã học. Việc dùng nhiều Đ có tác dụng gì.
Yêu cầu HS quan sát các Đ trong mục 1 phần II Sgk (GV có thể sắp xếp chúng thành 2 nhóm viết vào bp: a) dám, toan, định, ; b) buồn, chạy, cười, đau, gãy, đi, đọc, ghét...)
? Đọc các Đ đó.
? Hãy đặt câu với từng Đ trong 2 nhóm trên.
? Nhận xét gì về các Đ ở 2 nhóm từ khi đặt câu (GV gợi ý: các Đ ở nhóm a khi đặt câu khác so với các Đ ở nhóm b ntn?).
GV. Các Đ ở nhóm a là Đ tình thái, đòi hỏi có Đ khác đi kèm khi sử dụng. Còn các Đ ở nhóm b là Đ hành động trạng thái, không đòi hỏi có Đ khác đi kèm.
? Vậy qua xét các Đ trên em thấy Đ chia làm mấy loại chính (Có mấy loại Đ chính thường gặp).
? Đặt câu hỏi cho các Đ nhóm a và nhóm b.
GV Trong nhóm Đ chỉ h/đ, tt được chia làm 2 nhóm nhỏ: Đ chỉ h/đ (trả lời câu hỏi Làm gì?) ; Đ chỉ TT (trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào?).
? Đọc ghi nghớ Sgk.
GV khắc sâu kiến thức toàn bài.
? Đọc và x/đ y/c bt1.
GV yêu cầu HS làm theo nhóm sau đó trình bày KQ.
GV nhận xét, chữa.
? Đọc và nêu y/c bt2.
GV cùng HS làm miệng.
Bài chính tả cho về nhà.
Đọc.
+ Động từ: 
a) đi, đến, ra, hỏi
b) lấy, làm, lễ
c) treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề
+ Các Đ khác: vỡ, nứt, buồn, ghét, đau, vui, gãy, bể...
Trả lời.
+ Đ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
+ Trước Đ có các từ đi kèm: đã, cũng, để, hãy, mà, vừa
+ Kết hợp được.
Trả lời
+ Không thể nói cũng như viết: hãy nhà, sẽ đất, chớ tay...
Xác định.
+ Đ làm VN trong câu.
+ Cô giáo/đang giảng bài rất say sưa. ( VN- Đ)
+ Học tập/ là nhiệm vụ 
 (CN- Đ)
quan trọng hàng đầu của HS.
+ Lao động/ là vinh 
 (CN- Đ)
quang.
+ Không .
Đọc.
Chỉ ra và nêu tác dụng.
Quan sát.
Đọc.
Đặt câu
a) Nó dám đi trước tôi.
 Nó toan chạy trước rồi.
 Nó định đi học thêm.
 Cậu đừng chơi với nó.
b) Tôi đi học.
 Tôi buồn quá.
 Em bé đau chân.
 Nó cười với tôi.....
+ Nhóm a, các Đ đòi hỏi phải có Đ khác đi kèm.
Nhóm b, các Đ không đòi hỏi có Đ khác đi kèm.
+ Có 2 loại...
+ Nhóm a = Làm sao? Thế nào?
+ Nhóm b = Làm gì? Thế nào?
Đọc.
Đọc, nêu y/c.
Thảo luận nhóm, trình bày.
Đọc, nêu y/c.
Làm miệng. 
A/ Bài học
I. Đặc điểm của động từ
1. Ví dụ 
2. Nhận xét
- Các Đ: 
+ đi, đến, ra, hỏi, lấy, làm, lễ, .... biểu thi hành động 
+ phải: biểu thị thái độ, tình cảm
+ vỡ, nứt, buồn, ghét... biểu thị trạng thái.
a. Khái niệm: 
- Đ: chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
b. Khả năng kết hợp:
- Đ + đã (đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ, vừa, để, mà...) = cụm Đ.
c. Chức vụ cú pháp:
- Đ -> làm VN
-> làm CN, mất khả năng + đã (đang, sẽ....). 
3. Ghi nhớ (Sgk/146).
II. Các loại động từ chính
1. Ví dụ
2. Nhận xét
+ Có 2 loại Đ: 
-> Đ tình thái (dám, toan, định, đừng...)
-> Đ hành động, trạng thái (đi, đứng, gãy, vui, buồn..)
3. Ghi nhớ (Sgk/146).
B. Luyện tập
1. Bài tập 1/147. Tìm Đ + phân loại.
- Đ: có, khoe, may, đem, ra, mặc...
2. Bài tập 2/147. 
- Gây cười: sự đối lập về nghĩa giữa 2 Đ đưa và cầm.
4. Củng cố: 
? Đọc ghi nhớ Sgk.
- Học và làm bài.
- Xem trước tiết Luyện tập kể chuyện tưởng tượng.
Ngày soạn: 28/11/2012 Ngày kí: 29/11/2012
Ngày dạy:A 7/12- B6/12
Tuần 15
Bài 14 Tiết 60:
LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
I/ Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- HS hiểu rõ tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2. Kĩ năng:
- Biết tự xây dựng được một dàn bài kể chuyện tưởng tượng. 
- Kể chuyện tưởng tượng.
3. Thái độ 
- Giáo dục hs: biết nhận ra cái đúng cái sai, bài học, tình cảm từ mỗi câu chuyện
II/ Chuẩn bị
- GV: soạn g/a.
- HS: như căn dặn.
III/ Hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: Sĩ số
2. Kiếm tra bài: 
? Truyện tưởng tượng là gì.
? Trong kể chuyện tưởng tượng vai trò của tưởng tượng ntn.
? Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc đọ sức của ST và TT trong điều kiện ngày nay...(HS có thể đọc bài đã c/b).
3. Bài mới
- GV giới thiệu bài
- Tiến trình bài học
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
? Thế nào là kể chuyện tưởng tượng
GV: nhấn mạnh
Gọi HS đọc đề bài sẽ luyện tập trong giờ học trang 139 Sgk -> GV chép đề lên bảng.
- GV gợi ý, hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.
? Em hãy cho biết chủ đề của truyện sẽ kể là gì.
? Với chủ đề vừa tìm thì đề thuộc kiểu bài nào. 
GV Đây là đề tưởng tượng hoàn toàn, không có sẵn trong sách vở. Tuy nhiên không phải là tưởng tượng 1 cách tuỳ tiện mà phải dựa vào những điều có thật của trường để tưởng tượng ra, tô vẽ thêm lên.
? Nhân vật kể lại truyện là ai? Đó là ngôi thứ mấy.
GV gợi ý, hướng dẫn HS làm dàn ý.
? Theo em, phần mở bài ta phải làm gì.
? Em hãy tưởng tượng trong phần thân bài sẽ có những ý gì.
(Khi chuẩn bị đến thăm trường tâm trạng em ra sao? Gặp lại trường cũ em thấy có gì thay đổi không? Thử tưởng tượng lại buổi trò chuyện giữa em và thầy cô sẽ là những gì?...)
? Phần kết bài em sẽ làm gì.
GV gọi 1-> 2 HS kể phần mở bài. GV nhận xét, bổ sung cách diễn đạt.
GV y/c HS làm việc theo nhóm: Nhóm 1 viết ý 1 phần thân, nhóm 2 và 3 làm ý 2 phần thân ( gạch ra các đầu dòng sau đó dựa vào đó nói).
GV gọi các nhóm trình bày.
GV nhận xét uốn nắn câu, chữ.
Gọi HS kể phần kết bài.
Cuối cùng GV n/x chung về việc tưởng tượng cho đề bài trên của cả lớp. Y/c về nhà viết lại cho hoàn chỉnh vào giấy thu, chấm.
GV chuyển ý, chuyển sang phần III: đề bổ sung.
? Đọc các đề bổ sung ở Sgk.
Tương tự như các bước đã làm ở đề bài luyện tập I, GV gợi ý, hướng dẫn HS tìm hiểu đề.: chủ đề của truyện sẽ kể; kiểu bài; nhân vật, cách kể.
GV hướng dần HS tự lập dàn ý theo đề bài trong Sgk.
GV khi viết các em có thể tự do tưởng tượng những cảnh khác nhau không bắt buộc (chẳng hạn như đề c, không nhất thiết phải như gợi ý).
Trình bày
Đọc.
+ Chủ đề: chuyến thăm trường sau 10 năm xa cách.
+ Kiểu bài: tưởng tượng.
+ Nhân vật kể là em, ngôi thứ nhất.
+ Mở bài nêu lí do về thăm trường.
Suy nghĩ, trả lời.
Trả lời.
Kể.
Hoạt động theo nhóm, trình bày.
Đọc.
Tìm hiểu đề, lập dàn ý.
I. Củng cố lí thuyết(5-7p)
II. Đề bài luyện tập
* Đề bài: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tưởng những đổi thay có thể xảy ra.
1. Tìm hiểu đề
- Chủ đề: chuyển thăm trường sau 10 năm xa cách.
- Kiểu bài: kể chuyện tưởng tượng.
- Nhân vật kể: em (ngôi thứ nhất).
2. Dàn ý
a. Mở bài: Lí do về thăm trường sau 10 năm xa cách (nhân dịp nào: lễ khai giảng? Lễ kỉ niệm 20/11? Hội trường? Đi công tác qua? ...). 
b. Thân bài:
- Tâm trạng em trước khi về thăm trường: bồn chồn, náo nức...
- Đến thăm trường:
+ Quang cảnh chung của trường 10 năm sau có gì đổi thay, thêm, bớt? (vườn hoa, cây cối, có ngôi nhà nào mới không...). Những gì còn lưu lại?
+ Gặp lại thầy cô, bạn bè cũ (nếu có): các thầy cô cò gì đổi thay? Thầy cô có nhận ra em không? Em và thầy cô trò chuyện, hỏi han, nhắc lại những kỉ niệm cũ ntn? ; Khi gặp gỡ các bạn, người đã đi làm, người học xong CĐ- ĐH, người ở nhà... cuộc hội ngộ với những lời trò chuyện, hỏi han, tâm sự về công việc, c/s hiện tại, nhắc lại những kỉ niệm cũ ntn?...
c. Kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc của em khi chia tay với trường, với thầy cô, bạn bè: lưu luyến... 
III. Luyện kể trước lớp
1. Mở bài
2. Thân bài
3. Kết bài
III. Đề bài bổ sung
- Y/c chung: kể chuyện tưởng tượng.
- Tìm ý cho đề c: Tưởng tượng 1 đoạn kết mới cho truyện cổ tích (Cây bút thần).
+ ML sau khi vẽ biển đắm chìm cả TĐ thì bất ngờ ML bị sóng cuốn trối dạt vào 1 hòn đảo.
+ Ở đó ML dùng bút thần chiến đấu với thú dữ, trừng trị kẻ ác, chiến đấu với hoàn cảnh khắc nghiệt để tồn tại.
+ ML gặp con tàu thám hiểm, được mời lên và làm quen được với nhà hàng hải nổi tiếng Magienlăng.
+ ML vẽ cảnh đẹp trên biển. ML nhận lời đi cùng với nhà hàng hải tứ đó.
4. Củng cố: GV gọi HS đọc bài tham khảo Sgk.
- Viết hoàn chỉnh cho đề a.
- Tập kể lại truyện theo các đề đã cho.
- Soạn VB Mẹ hiền dạy con. 5/12/2011 
Tuần 16
Tiết 61: Hướng dẫn đọc thêm văn bản
MẸ HIỀN DẠY CON
(Truyện trung đại)
Ngày soạn: 30/11/2011 Ngày kí: 5/12/2011
Ngày dạy: 
A/ Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Giúp HS:
+ Có những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử.
+ Nắm được những sự việc chính trong truyện.
+ Nắm được ý nghĩa của truyện.
+ Hiểu được cách viết truyện gần với viết kí (ghi chép sự việc), viết sử (ghi chép chuyện thật) ở thời trung đại.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản truyện trung đại Mẹ hiền dạy con.
- Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện.
- Kể lại được truyện.
B/ Chuẩn bị
- GV: soạn g/a.
- HS: như căn dặn.
C/ Tiến trình hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: Sĩ số
2. Kiểm tra bài
? Đóng vai bà đỡ Trần kể lại đoạn đầu truyện “Con hổ có nghĩa:.
? Đóng vai bác tiều mỗ kể lại đoạn cuối truyện “Con hổ có nghĩa”.
GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
GV nói chậm: Các em ạ, VB “Mẹ hiền dạy con” mà hôm nay cô cùng các em t/h được tuyển dịch từ cuốn sách “Liệt nữ truyện” của Trung Quốc (vừa nói vừa ghi).
Tuy ra đời sớm hơn so với VB “Con hổ có nghĩa” mà các em học ở giờ Văn trước nhưng cũng tạm được xếp vào cụm bài gọi là truyện trung đại vì có cách viết giống nhau.
VB hôm nay chúng ta t/h là do Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nguyên dịch.
GV hướng dẫn đọc: giọng rõ ràng, chú ý phân biệt giọng bà mẹ nói với con và khi nói với chính mình.
GV đọc mẫu 1 đoạn -> Gọi HS đọc đến hết.
GV nhận xét cách đọc của HS.
? Em hiểu “Mạnh Tử” nghĩa là gì.
GV giải thích thêm về MT: Ông (372- 289 ?). Là người đất Trâu (nay là huyện Trâu) thuộc tỉnh Sơn Đông- Trung Quốc. Ông là học trò của Tử Tư- cháu của Khổng Tử, đước các nhà nho xưa suy tôn là Á thánh (vị thánh thứ 2) sau Khổng Tử vì ông chính là người nối theo Khổng Tử phát triển và hoàn chỉnh nho giáo.
GV Yếu tố “tử” trong từ Mạnh Tử được hiểu là thầy (thầy Mạnh, thầy Khổng).
? Ngoài nét nghĩa trên, theo em yếu tố “tử” còn có nét nghĩa nào khác? Tìm 1 số từ ghép Hán Việt có chứa yếu tố “tử” với những nét nghĩa đó.
GV ngoài 3 nét nghĩa trên yếu tố “tử” còn có nhiều nét nghĩa khác, chẳng hạn: một phần tử rất nhỏ của vật chất (VD: nguyên tử, phân tử...)
-> Các nét nghĩa trên của yếu tố “tử” khác xa nhau. Vậy “tử” là từ đồng âm, lại là từ Hán Việt. Để hiểu kĩ hơn về từ Đồng âm, từ HV lớp 7 các em t/h tiếp.
GV có thể cho HS g/t thêm 1 số từ: giáo dục, thơ ấu...
? Qua nghe đọc, hãy cho biết VB có mấy nhân vật? Kể tên.
? Xoay quanh 2 nhân vật đó có mấy sự việc chính? Hãy nêu rõ.
GV treo bp chứa các sự việc chính của truyện sau khi HS kể
GV gọi HS lại 1 lượt các sự việc trên bp.
GV. 5 sự việc trên // với 2 nhân vật Mẹ và Con. Vậy cô trò c/t sẽ đi vào t/h ND văn bản này theo 2 tuyến nhân vật.
GV chia bảng chính làm 2 phần //.
GV gọi HS đọc lại đoạn truyện từ đầu đến “ở đây được”.
? Thuở nhỏ, khi nhà ở gần nghĩa địa thầy Mạnh Tử có hành động gì (GV g/c trên bp: đào, chôn, lăn, khóc).
? Thấy con có hành động như vậy bà mẹ nghĩ gì.
Và bà có hành động gì (GV g/chân trên bp treo các sự việc: chuyển nhã đến gần chợ)
? Sống ở gần chợ thầy MT có hành động gì (GV g/c trên bp: bắt chước buôn bán điên đảo)
? Em hiểu “điên đảo” nghĩa là gì.
? Thấy con có hành động như vậy bà mẹ nghĩ gì.
? Và bà đã làm gì (GV g/c trên bp: chuyển nhà đến gần trường).
? Khi đến gần trường học thầy MT có hành động gì (GV g/c trên bp: học tập lễ phép).
? Em hiểu “học tập lễ phép” là gì.
? Vậy thấy con học tập lễ phép (những điều hay lẽ phải) bà mẹ có thái độ gì (GV g/c trên bp: Vui lòng).
? Và bà suy nghĩ gì về lần chuyển nhà này.
? Em hiểu gì về thái độ và câu nói trên của bà.
? Qua những chi tiết trên, em có thể nhận thấy vì sao thầy MT cứ ở đâu lại bắt chước việc làm, hành động của những người ở đó.
? Theo em thì Mạnh Tử có ý thức được trong những hành động bắt chước kia hành động nào bắt chước là tốt, h/đ nào không nên bắt chước không.
? Còn em, em thấy h/đ nào MT bắt chước là tốt, h/đ nào là không nên bắt chước. Vì sao.
GV bình...
GV: Thấy con cứ bắt chước những h/đ, việc làm không phù hợp với lứa tuổi của nó nên bà đã chuyển nhà 2 lần
? Vì sao bà không dùng cách khuyên con hay ngăn cấm không cho con học theo những hành động việc làm không phù hợp với lứa tuổi của nó mà lại chọn cách chuyển nhà vừa phức tạp vừa tốn kém.
GV. Từ h/đ bắt chước rất thuần thục của MT (thấy người ta làm gì là bắt chước ngay) mà bà mẹ quan sát được nên bà sớm nhận ra rằng ảnh hưởng của môi trường là rất sâu sắc đ/v việc g/dục, hình thành nhân cách cho con người, đặc biệt là đối với trẻ em, với cậu bé MT con bà. Bởi vậy dù tốn kém. phức tạp, vất vả đến mấy bà vẫn quyết định chọn phương án chuyển nhà. Nơi ở cuối cùng bà chọn là gần trường học, để con bà được học tập những điều hay lẽ phải. Vậy bà tạo cho con môi trường sống phù hợp để hình thành nhân cách. Hành động này thể hiện t/y thương con, lo lắng cho tương lai của con sau này.
? Tìm 1 số câu ca dao, tục ngữ nói về việc a/h môi trường đ/v việc h/t nhân cách con người.
GV. Mực ám chỉ con người xấu, hoàn cảnh xấu. Còn đèn ám chỉ con người tốt, h/c tốt => Khi gần người xấu, h/c xấu -> xấu và ngược lại.
GV Sau 2 lần chuyển nhà bà mẹ phần nào đã yêu tâm về môi trường học tập giáo dục cho con. 
Vậy việc gì xảy ra tiếp cô mời 1 em đọc đoạn truyện từ :Một hôm... ăn thật”.
? Chuyện gì xảy ra giữa hai mẹ con thầy Mạnh Tử?(gạch chân bp)
? Câu nói này cho thấy MT là đứa trẻ ntn?
? Nghe con hỏi mẹ trả lời ra sao?(gạch chân bp)
? Thực ra có đúng như lời mẹ MT trả lời không?
? Nói xong bà có suy nghĩ gì? (GV gạch chân bp)
GV: Đây chỉ là một lời nói vô tình, một câu nói đùa của người lớn đ/v trẻ con mà chúng ta vẫn hay gặp tưởng chừng không có ý nghĩa gì nhưng đ/v bà mẹ MT, nói xong bà chợt nhận ra rằng nói như vậy nghĩa là mình đã vô tình dạy con tính thiếu trung thực, tính nói dối.
? Để sửa hành động đó bà đã làm gì?(GV gạch chân bp)
? Em nhận xét gì về cách xử trí của bà?
-> Cách xử trí của bà khiến MT không biết đó là lời nói đùa, nói dối mà bà vô tình nói ra với con trẻ.
? Có người cho rằng đây là việc làm nuông chiều con quá đáng? Em có đồng ý không? Vì sao?
GV: Mặc dù hoàn cảnh gia đình bà lúc đó rất nghèo khổ nhưng bà vẫn mua thịt cho con ăn. Bà biết như vậy là hơi lãng phí một chút nhưng bù lại bà được rất nhiều: Đó là uy tín, tính trung thực trong tâm hồn con trai mình. Bà không muốn gieo rắc vào tâm hồn non nớt của con mình bất kì một chút hoài nghi nào về lời nói của mình, người lớn.
Đây là một phương pháp giáo dục con rất khéo léo, tế nhị của bà chứ không phải quá nuông chiều con như một số bà mẹ khác vần làm.
? Việc làm đó chứng tỏ bà là người mẹ ntn?
GV: Việc giữ chữ tín của người lớn đ/v trẻ là rất quan trọng. Bởi người lớn là tấm gương sáng để trẻ học tập và noi theo.Bà mẹ MT giữ chữ tín với MT, con mình chính là bà giáo dục cho con lòng tin tính trung thực không được nói dối. Bà dạy con về đạo đức đấy các em ạ.
Như vậy tình huống giáo dục con của bà mẹ lần này khác trước đúng không nào: Bà tự tạo ra tình huống để giáo dục con.
Dạy con về nhân cách, đạo đức bà còn giáo dục con những gì nữa, cô mời một em đọc đoạn từ “Lại một ….vậy”.
? Chuyện gì xảy ra trong lần này?(gạch chân bp)
? Em nhận xét gì về hành động của MT?(GV liên hệ với HS)
? Vậy tuy đã đua nhau học tập nhưng MT vẫn có tính cách gì?
? Thấy con có hành động sai trái đó bà mẹ làm gì?(gạch chân bp)
? Nếu bà chỉ dừng lại ở hành động cất tấm vải thì liệu MT có hiểu gì về hành động này của mẹ không?
? Cắt xong tấm vải bà mẹ còn làm gì nữa?(gạch chân bp)
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng bpnt trong câu nói này?
GV: Các em ạ, dệt vải là một công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ. Dệt một tấm vải mất rất nhiều thời gian, công sức. Hơn nữa, tấm vải hàng ngày mẹ dệt lại chính là miếng cơm, manh áo cuat cả hai mẹ con. Nhưng bà sãn sàng cắt đứt đi để làm biện pháp giáo dục con mình. Và cái thông minh. Thâm thúy mà kín đáo tế nhị trong lần giáo dục này của bà là bà dùng hình ảnh so sánh chứ không hề nói thẳng ra: Bà so sánh tấm vải để nguyên có tác dụng(may áo, làm khăn…) nhưng khi cắt ra thì không có tác dụng gì cũng như con đang đi học mà bỏ học về nhà chơi thì cũng chẳng đem lại kết quả gì và sự học hành của con sau này cũng chỉ bỏ dở mà thôi…
Hành động và lời giải thích của bà chính là lời phê bình nghiêm khắc về khuyết điểm mà Mạnh Tử vừa mắc phải.
? Em nhận xét gì về hành động này của bà?
? Hành động này thể hiện tình cảm, mục đích gì của bà đối với con?
GV: Thương con nhưng bà không nuông chiều mà ngược lại thấy con sai lầm phải kiên quyết, nghiêm khắc giáo dục ngay để hướng con vào con đường học hành đến nơi đến chốn.
? Việc dạy con của bà đem lại kết quả gì?
? Em hiểu “chuyên cần” nghĩa là gì? “bậc đại hiền” được hiểu ntn?
? Từ “chuyên cần” thuộc từ loại nào?
GV: Trước tính từ (chuyên cần) có từ “rất” chỉ mức độ. “Rất” kết hợp với “chuyên cần” tạo thành cụm T. Cụm T này đã chứng tỏ MT có 1 sự tiến bộ rất mau lẹ về việc học hành phải không các em? Tuy nhiên để hiểu kĩ hơn về cấu tạo cụm T, tiết tiếng Việt tới cô cùng các em tìm hiểu tiếp.
? Các em hãy suy nghĩ và cho cô biết, ai là người có công giúp MT thành bậc đại hiền?
GV: MT thành bậc đại hiền là nhờ công lao giáo dục khéo léo, thông minh, tế nhị, có hiệu quả của bà mẹ. MT không chỉ trở thành bậc đại hiền mà còn trở thành một nhà nho, một nhà giáo dục học rất nổi tiếng. Tư tưởng nho giáo của ông cùng với của Khổng Tử trở thành khuôn mẫu chính thống trong XHPK Trung Quốc ngày xưa cũng như trong XH hiện nay với phương châm nổi tiếng “Tiên học lễ, hậu học văn” đấy các em ạ.
? Đọc câu văn cuối VB, em nhận xét gì về câu kết đó?(thuộc loại câu gì?) 
GV: Truyện trung đại chủ yếu là dùng lời kể nhưng đôi khi có xen thêm lời bình của người kể để thể hiện t

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 6.doc
Giáo án liên quan