Giáo án Ngữ văn 6 - Lê Văn Bình - Tuần 25

HS:Các hình ảnh khác lạ “Sau xưởng của lính Phổ đang tập; cảnh ồn ào trước bản cáo thị,quang cảnh trường yên tĩnh .”

HS:Phrăng bất ngờ, ngạc nhiên

HS:Phrăng khi bước vào lớp thì ngượng nghịu,xấu hổ.

+Khi hoàn hồn lại thì vô cùng ngạc nhiên vì thái độ của thầy,cách ăn vận, những hình ảnh cuối lớp học.

HS:Mấy lời nói đó làm tôi choáng váng.A!Quân khốn nạn,thì ra đó là điều chúng vừa niêm yết ở trụ sở xã.

-HS:Phrăng thấy tức giận, xấu hổ,tiếc nuối và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay và càng kính yêu thầy giáo già Ha-men hơn.

-HS:Nỗi đau mất nước, mất tự do,không được nói tiếng nói dân tộc. Đó là nỗi đau không gì so sánh bằng.

 

doc11 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1989 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Lê Văn Bình - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :25. Tiết : 89, 90 
Ngày soạn: 17/01/ 2013 
VĂN BẢN :BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
(Chuyện của một em bé người An-dát)
 - An-phông-xơ Đô-đê-
1. MỤC TIÊU:
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: Phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng của lòng yêu nước.
 - Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả trong tác phẩm.
 1.1.Kiến thức :
 - Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và lời độc thoại trong tác phẩm. 
 - Ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc .
 - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện .
 1.2.Kĩ năng :
 - Kể tóm tắt truyện .
 - Tìm hiểu, phân tích nhân vật câu bé Phrăng và thầy giáo Ha-men qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ và hành động .
 -Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ dân tộc mình nói riêng .
1.3. Thái độ:
	Hs biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng của lòng yêu nước.
 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
 SGK, giáo án.
 2.2. Chuẩn bị của học sinh:
 SGK, soạn bài ở nhà.
 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 *HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
 3.1.Ổn định:
 3. 2.Kiểm tra:
 Vì sao Võ Quảng ví dượng Hương Thư như một hiệp sĩ của trường sơn oai linh, hung vĩ. Cảnh đoạn song có nhiều thác dữ được miêu tả như thế nào? Tác giả dung biện pháp nghệ thuật gì?
 Giới thiệu bài: Lòng yêu nước là một tình cảm rất thiêng liêng đối với mỗi người và có rất nhiều cách biểu hiện khác nhau. Ở đây, trong tác phẩm “ Buổi học cuối cùng”, lòng yêu nước được biểu hiện trong tình yêu tiếng mẹ đẻ.
3.3.Tiến hành bài học: 
 a/ Phương pháp: Đọc diễn cảm, phân tích, gợi tìm, nêu vấn đề.
 b/ Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
 NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung (15’)
GV:Gọi học sinh đọc chú thích(*)-sgk-trang 54-T2.
GV:Qua việc đọc phần chú thích,em hãy nêu vài nét sơ lược về tác giả An Phong Xơ.Đô.Đê ?
GV:Tác phẩm của Đô Đê thường thể hiện tinh thần gì?
GV:Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh,thời gian,địa điểm nào ?
GV:Em hiểu thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng”?
GV:Đọc mẫu-hướng dẫn học sinh đọc tiếp(chú ý giọng điệu của lời văn thay đổi theo cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng;ở đoạn cuối truyện có nhịp dồn dập,căng thẳng và xúc động..)
GV:Văn bản có thể chia làm mấy đoạn?Em hãy xác định và tóm tắt ý của từng đoạn ?
GV:Truyện được kể theo lời của nhân vật nào ?Thuộc ngôi thứ mấy ?Truyện còn có nhân vật nào nữa và trong số đó ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất ?
GV:Kể theo ngôi thứ nhất có tác dụng gì ?
- Hs đọc.
HS:An Phong xơ-Đô-đê (1840-1897) nhà văn Pháp, tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng.
HS:Thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc.
HS:Kể diễn ra trong hoàn cảnh sau cuộc chiến tranh Pháp-Phổ,nước Pháp thua trận vào khoảng năm 1870-1871 tại vùng An-dat,Lo-Ren
HS:Gợi lên sự chia ly, giữa bạn bè ,thầy(cô), trường lớp…..
HS:Chú ý theo dõi
HS:Chia làm 3 phần.
HS:Truyện được kể theo lời nhân vật Phrăng theo ngôi thứ nhất.
- Hs: Kể theo ngôi thứ nhất có tác dụng gây ấn tượng về một câu chuyện có thật,dễ biểu hiện tâm trạng ý nghĩ của nhân vật kể chuyện.
I- TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả:
An Phông xơ-Đô-đê (1840-1897) nhà văn Pháp,tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng.
2.Tác phẩm:
Tác phẩm của ông thường thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu xa,gây xúc động nhẹ nhàng,một chất thơ trong sáng,lòng yêu đời tạo nên rung cảm sâu kín,đầy niềm tin vào con người bình thường can đảm.
3.Bố cục: 3 phần.
+Đ1:”Từ đầu…mặt con”
=>Trước buổi học,quang cảnh trên đường đến trường ,quang cảnh ở trường.
+Đ2:”Tiếp……..cùng này”
=>Diễn biến buổi học cuối cùng
+Đ3:Phần còn lại
=>Cảnh kết thúc buổi học.
Hoạt động 3 :Phân tích (55’)
GV:Gọi HS xem lại Đ1.
GV:Phrăng có tâm trạng như thế nào trước khi đến trường?
GV:Quang cảnh thiên nhiên buổi sáng được miêu tả ra sao ? Thể hiện qua những chi tiết nào ?
GV:Quang cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng với tâm trạng lười học làm cho Phrăng có quyết định gì ? Cậu có thực hiện quyết định đó không ?Từ đó,em nhận xét như thế nào về Phrăng ?
GV:Trên đường và khi đến trường chú bé Phrăng thấy có điều gì khác lạ?
GV:Tâm trạng của Phrăng như thế nào trước những biến đổi kỳ lạ ấy ?
GV:Khi bước vào lớp,tâm trạng của Phrăng diễn biến như thế nào ? Đến khi hoàn hồn lại thì tâm trạng của Phrăng ra sao ?
GV:Thầy thông báo cho biết đây là buổi học cuối cùng thì tâm trạng Phrăng lúc đó ra sao ?
+Tìm chi tiết thể hiện tâm trạng ý nghĩ của Phrăng.
GV:Thái độ và tâm trạng của Phrăng không thuộc bài lần này so với lần trước có gì khác nhau ?
GV:Thầy gọi đọc bài lần này cậu có suy nghĩ gì ? Vì sao ?
GV:Thông qua những suy nghĩ,tâm trạng, hành động của Phrăng,tác giả muốn nói lên điều gì ?
GV:Ngoài nhân vật thầy Ha-men,cậu học trò Phrăng còn có những nhân vật nào khác?
GV:Họ có hành động,cử chỉ gì trong buổi học ? Điều đó thể hiện ý nghĩa gì ?
- Tìm những chi tiết miêu tả trang phục, hành động của thầy Ha –men?
GV:Hãy tìm một số câu trong truyện có sử dụng phép so sánh và chỉ ra tác dụng của phép so sánh ấy?
GV:Qua câu chuyện,em nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả ? (Kể theo ngôi thứ mấy?Có tác dụng gì?)
GV:Tác giả sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật gì?
HS:Quan sát Đ1
- Hs trả lời.
HS:Quang cảnh thiên nhiên thật đẹp “trời sao mà ấm thế, trong trẻo đến thế”, nghe tiếng sáo hót ven rừng….
+Phrăng định trốn học nhưng cưỡng lại được .Từ đó cho thấy Phrăng là người trung thực ,thấy được giá trị của việc học.
HS:Các hình ảnh khác lạ “Sau xưởng của lính Phổ đang tập;…cảnh ồn ào trước bản cáo thị,quang cảnh trường yên tĩnh….”
HS:Phrăng bất ngờ, ngạc nhiên
HS:Phrăng khi bước vào lớp thì ngượng nghịu,xấu hổ.
+Khi hoàn hồn lại thì vô cùng ngạc nhiên vì thái độ của thầy,cách ăn vận, những hình ảnh cuối lớp học.
HS:Mấy lời nói đó làm tôi choáng váng.A!Quân khốn nạn,thì ra đó là điều chúng vừa niêm yết ở trụ sở xã.
-HS:Phrăng thấy tức giận, xấu hổ,tiếc nuối và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay và càng kính yêu thầy giáo già Ha-men hơn.
-HS:Nỗi đau mất nước, mất tự do,không được nói tiếng nói dân tộc. Đó là nỗi đau không gì so sánh bằng.
- Hs trả lời.
- Hs trả lời.
HS:
+Trang phục:chiếc mũ lụa thêu đen; áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục….
+Thái độ: lời lẽ nhẹ nhàng,nhắc nhở,không trách mắng Phrăng….. nhiệt tình,kiên nhẫn giảng bài….
+Những lời nói về tiếng Pháp :”Hãy yêu quý giữ gìn…. vòng nô lệ”
+Tâm trạng tái nhợt, nghẹn ngào.
+Hành động:dằn mạnh viết:”Nước Pháp muôn năm”
+Tựa đầu vào tường giơ tay ra hiệu.
- Hs tìm.
-HS:cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất.
+Miêu tả tâm lý nhân vật
+Nghệ thuật so sánh,miêu tả.
II. PHÂN TÍCH:
1. Nội dung:
1. Nhân vật Phrăng:
+ Tâm trạng của chú Phrăng trước buổi học : Thoáng nghĩ trốn học, cưỡng lại " đến trường.
+ Những điều khác lạ khi đến trường : 
- Yên tĩnh, trang nghiêm, khác ngày thường, không bị thầy quở trách à ngạc nhiên .
- Khi biết đây là buổi học cuối cùng, Phrăng : Choáng váng, sững sờ và hiểu sự khác lạ của buổi sáng hôm nay.
ð Diển biến tâm lí từ lúc lười học, chơi " nhận thức " nuối tiếc, ân hận " yêu quý tiếng Pháp.
 HẾT TIẾT 89.
2. Nhân vật thầy Ha-men:
- Trang phục: đẹp
- Thái độ : dịu dàng
- Hành động cử chỉ nghẹn ngào, xúc động khi kết thúc buổi học . 
- Lòng yêu nước sâu sắc thể hiện qua tình yêu, tiếng nói ngôn ngữ dân tộc.
ð Thầy là người yêu nghề, yêu nước, yêu tiếng Pháp .
2. Nghệ thuật:
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng, suy nghĩ, ngoại hình.
- Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng câu văn biểu cảm, từ cảm thán và các hình ảnh so sánh.
Hoạt động 4: Tổng kết. (10’)
 Nêu ý nghĩa của văn bản ?
Gv nhận xét, chốt ý.
- Hs trả lời.
- Hs nghe.
III- Ý NGHĨA.
 Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện cụ thể của long yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc mình.
4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’)
 4.1. Củng cố: ( Tổng kết)
- Hỏi: Diễn biến tâm lí của phrăng như thế có hợp lí không? Vì sao em cho là như vậy? Thầy Ha-men hiện lên trong truyện là người thấy như thế nào? Có tâm trạng và suy nghĩ ra sao?
4.2.Dặn dò: ( Hướng dẫn học tập)
a. Bài vừa học:
Học bài.
b. Chuẩn bị bài mới:
Soạn bài: “ Nhân hóa”.
*Lưu ý: 
- Đọc và trả lời các câu hỏi SGK.
- Thực hiện bài tập.
 c. Bài sẽ trả: So sánh (tt)
Hãy kể tên các kiểu so sánh thường gặp? Cho ví dụ. So sánh có tác dụng ra sao? 
Hs thực hiện theo yêu cầu.
Tuần : 25. Tiết : 91
Ngày soạn: 17/01/ 2013 
 Tiếng Việt :NHÂN HÓA
1.MỤC TIÊU:
- Nắm được khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá.
- Hiểu được tác dụng của nhân hoá.
- Biết vận dụng kiến thức về nhân hóa vào việc đọc – hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả.
 Lưu ý: HS đã học về nhân hóa ở Tiểu học.
 1.1.Kiến thức :
Khi niệm nhân hóa .
Các kiểu nhân hóa .
Tác dụng của phép nhân hóa .
 1.2. Kĩ năng:
 -Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa .
 - Sử dụng phép nhân hóa trong nói và viết .
 1.3. Thái độ:
Hs thêm yêu mến các kiểu nhân hóa cơ bản và tác dụng của nó trong khi nói và viết. 
 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
 SGK, giáo án, bảng phụ.
 2.2. Chuẩn bị của học sinh:
 SGK, soạn bài ở nhà.
 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 *HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
 3.1.Ổn định:
 3. 2.Kiểm tra: 
 Hãy kể tên các kiểu so sánh thường gặp? Cho ví dụ. So sánh có tác dụng ra sao? 
 Giới thiệu bài: Trong cuộc sống có những sự vật, cây cối, đồ vật được gọi tên bằng những từ ngữ vốn để gọi người. Cách gọi ấy gọi là nhân hóa.
3.3.Tiến hành bài học: 
 a/ Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, quy nạp, gợi tìm, so sánh.
 b/ Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG 
*Hoạt động 2: Hình thành khái niệm. (20’)
GV:gọi hs đọc to mục 1 sách giáo khoa trang(56).Khổ thơ củaTrần Đăng Khoa 
GV:Kể tên các sự vật được nói đến trong khổ thơ ?
GV:Các từ ấy được gọi ,gán cho hành động gì?của ai ?
GV:Bầu trời được gọi bằng gì?
GV:Từ “ông”thường được dùng để gọi ai ?Nay dùng để gọi trời có tác dụng gì ?
GV:Từ việc phân tích trên em hiểu thế nào là nhân hoá?
GV:gọi hs đọc to mục 2 sách giáo khoa trang 37.
GV:so với cách diễn đạt sau ,cách miêu tả sự vật hiện tượng ở khổ thơ trên hay hơn ở chổ nào ?
Tích hợp KNS:phân tích tình huống mẫu để nhận ra tác dụng của nhân hóa.
GV:cách diễn đạt nào gợi hình ảnh , thể hiện được ý nghĩ ?
GV:em nào có thể kết luận nhân hoá là gì? tác dụng của nó?
- Hs đọc.
HS:trời,cây mía,kiến.
+Gán cho các hành động của con người:chuẩn bị chiến đấu: mặc áo giáp ra trận, múa gươm, hành quân.
+Trời được gọi bằng “ông”
+Cách gọi như vậy làm cho trời trở nên gần gũi với con người.
HS:Nêu phần ghi nhớ (1)
- Hs đọc.
+Ông trời mặc áo giáp đen
óBầu trời đầy mây đen.
+Muôn nghìn cây mía múa gươm.
óMuôn nghìn cây mía ngã nghiêng lá bay phất phới.
+Kiến hành quân đầy đường.
óKiến bò đầy đường.
HS:Cách diễn đạt ở khổ thơ của nhà thơ T.Đ.Khoa.
HS:Nêu phần ghi nhớ sgk.
I.Nhân hoá là gì ?
Nhân hoá là gọi hoặc tả đồ vật,con vật,cây cối, …..bằng những từ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.
*Tác dụng:
Nhân hoá có tác dụng làm cho thế giới loài vật,cây cối,đồ vật…. Trở nên gần gũi với con người biểu thị được những suy nghĩ,tình cảm của con người.
GV:Gọi HS đọc mục (1) phần II-sgk-trang 57-T2
GV:Trong các câu dưới đây,những sự vật nào được nhân hoá ?
GV:Các từ “ơi,hởi,nhỉ,nhé…” thường dùng để xưng hô với ai ? Còn trong câu ca dao này gọi con gì ?
GV:Dựa vào sự phân tích ở câu (a)(b)(c) các sự vật được nhân hoá bằng cách nào ?
GV:Cho học sinh tìm một vài câu văn,thơ câu ca dao có sử dụng phép nhân hoá ?
- Hs đọc.
+Các từ:lão,bác, cô, cậu…. 
=>Gọi cái miệng,lổ tai,con mắt, cái chân.
HS:Nêu phần ghi nhớ
- Hs nghe.
II.Các kiểu nhân hoá:
Có 3 kiểu nhân hoá thường gặp.
1.Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
2.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động,tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.
3.Trò chuyện,xưng hô đối với vật như đối với người.
*Hoạt động 3: Luyện tập. (15’)
GV:Gọi HS đọc yêu cầu BT1
GV:Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hoá trong đoạn văn sau:
(Đoạn văn BT sgk)
GV:Gọi HS đọc yêu cầu BT2
GV:Hãy so sánh cách diễn đạt trong đoạn văn trên với đoạn văn dưới đây.
GV:Gọi HS đọc yêu cầu BT5
GV:Cho học sinh viết ra giấy;thu và chấm điểm.
HS:Lên bảng thực hiện
HS:Tư duy độc lập
III.Luyện tập:
1.Bài Tập 1:
-Các nhân hoá:
Bến cảng lúc nào cũng đông vui;tàu mẹ tàu con đậu đầy mặt nước.Xe anh xe em tin tít….tất cả đều bận rộn.
=>Tác dụng làm cho quang cảnh bến cảng được miêu tả sống động hơn,người đọc dễ hình dung được cảnh nhộn nhịp,bận rộn của các phương tiện có trên bến cảng.
2.Bài tập 2:
-Đoạn 1 sử dụng biện pháp nhân hoá,nhờ vậy mà sinh động,gợi cảm hơn.
4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’)
 4.1. Củng cố: ( Tổng kết)
- Hỏi: Nhân hóa là gì? Có mấy kiểu nhân hóa? Kiểu nào dễ gặp nhất. Xác định phép nhân hóa trong ví dụ sau: “ Con đỉa vắt qua mô đất chết” – Xuân Diệu.
4.2.Dặn dò: ( Hướng dẫn học tập)
a. Bài vừa học:
- Học bài.
- Hoàn thành các bài tập.
b. Chuẩn bị bài mới:
 Soạn bài: “ Phương pháp tả người”.
 Lưu ý: Đọc kĩ SGK để nắm được ghi nhớ, thực hiện bài tập.
 c. Bài sẽ trả: Phương pháp tả cảnh.
Muốn tả cảnh thì các em cần phải làm gì? Bố cục bài văn tả cảnh ra sao? Nêu cụ thể.
Tuần : 25. Tiết : 92
Ngày soạn: 17/01/ 2013 
TLV :PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI
1. MỤC TIÊU:
 - Hiểu được phương pháp làm bài văn tả người.
 - Rèn kĩ năng làm bài văn tả người theo thứ tự.
 1.1 .Kiến thức:
Cách làm bài văn tả người, bố cục, thứ tự miêu tả ; cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người .
 1.2. Kĩ năng:
 - Quan sát và lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả .
 - Trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một trình tự hợp lý.
 - Viết một đoạn văn, bài văn tả người .
 - Bước đầu có thể trình bày miệng một đoạn hoặc một bài văn tả người trước tập thể lớp .
1.3. Thái độ:
	Hs thêm yêu thể loại văn tả người.
 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
 SGK, giáo án.
 2.2. Chuẩn bị của học sinh:
 SGK, soạn bài ở nhà.
 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 *HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
 3.1.Ổn định:
 3. 2.Kiểm tra: Thông qua.
 Giới thiệu bài: Bên cạnh các bài tả cảnh thiên nhiên, loài vật, chúng ta còn gặp trong sách, báo, trong thực tế không ít đoạn, bài văn tả người. Nhưng làm thế nào để tả người cho đúng? Cho hay? Cần luyện tập những kĩ năng gì?
3.3.Tiến hành bài học: 
 a/ Phương pháp: Quy nạp, gợi tìm, nêu vấn đề.
 b/ Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. (20’)
GV:Gọi HS đọc ba đoạn văn trong sgk-trang 59,60-T2.
GV:Mỗi đoạn văn tả ai ?
GV:Người có đặc điểm gì nổi bật ? Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào ?
GV:Trong các đoạn văn trên, đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật,đoạn nào tả người gắn với công việc ? Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau không ?
GV:Đoạn thứ ba gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có ba phần.Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi đoạn.Nếu phải đặt tên cho bài văn này thì em sẽ đặt là gì ?
GV:Qua 3 đoạn văn em rút ra có mấy cách tả người ? Muốn tả người ta cần mấy yếu tố ? Bài văn tả người gốm mấy phần,vai trò của mỗi phần?
HS:Thảo luận-đại diện nhóm trả lời.
+Đ1:Tả người chèo thuyền vượt thác.
+Đ2:Tả chân dung của Ông cai Từ.
+Đ3:Tả hình ảnh hai người đang trong keo vật(quắn đen,cản ngũ)
a.Người chèo thuyền mạnh mẽ,dũng cảm,gân guốc (Phong tượng đồng đúc,các bắp thịt cuồc cuộn,hai hàm răng cắn chặt,như hiệp sĩ….)
b.Cai Từ người thấp,ốm,xấu (mặt vuông,má hốp,lông mày,…mắt,môi,răng….)
c.Quắn đen hung hăng,hống hách,kiêu căng (lăng xả,thế đánh lắc léo,hóc hiểm…)
+Cản Ngũ:can đảm,bình tĩnh..
+Đoạn(b):Tả chân dung nhân vật Cai Từ.
+Đoạn(a)(c):Tả nhân vật kết hợp với công việc.
=>Tả chân dung thường gắn với hình ảnh,dùng nhiều danh từ,tính từ….
+Đoạn(3):Chia làm 3 phần
-Phần 1: “Từ đầu…ầm ầm”
=>Giới thiệu chân dung về quang cảnh nơi diễn ra keo vật.
-Phần 2: “Tiếp….bụng vậy”
=>Miêu tả chi tiết keo vật.
-Phần 3: Phần còn lại
=>Cảm nghĩ và nhận xét về keo vật.
HS:Nêu phần ghi nhớ sgk.
I. PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN TẢ NGƯỜI: 
 - Muốn tả người cần :
 + Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay người trong tư thế làm việc);
 + Quan sát , lựa chọn các chi tiết tiêu biểu ; 
 + Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự .
-Bố cục bài văn tả người thường có ba phần:
 + Mở bài : giới thiệu người được tả ;
 + Thân bài : Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, …) 
 +Kết bài : thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả 
Hoạt động 3: Luyện tập. (15’)
- GV cho HS ñoïc baøi taäp 1
-HS döïa vaøo phaàn gôïi yù trong SGK ñeå thöïc hieän.
 +Böôùc 1: Chia lôùp thaønh 3 nhoùm, moãi nhoùm laøm 1 phaàn -> cho nhoùm thaûo luaän.
 +Böôùc 2: goïi ñaïi dieän nhoùm trình baøy yù kieán.
 +Böôùc 3: GV nhaän xeùt, toång keát yù kieán.
-GV gợi ý thực hiện bài tập 2 .SGK.
- Gọi HS đọc BT 3.
- Yêu cầu HS điền từ thích hợp vào chỗ trống
- Đọc bài tập SGK.
- Thảo luận nhóm
-> Cá nhân trình bày
-> lớp nhận xét.
- HS thực hiện.
- Đọc yêu cầu BT 3.
- Điền từ
II.Luyện Tập:
1.Bài Tập 1:
Khi tả em bé:
-Mắt đen lóng lánh
-Môi đỏ chót
-Hay cười toe toét
-Mũi tẹt
-Răng sún,nói ngộng
-Tai vểnh và to..
2.Bài tập 2:
*Dàn ý:
+Mở bài:Giới thiệu tên tuổi, tính tình của em bé
+Thân bài:Tả chi tiết
-Ngoại hình
-Cử chỉ
-Hành động
+Kết bài:Nêu cảm nghĩ của em.
4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’)
 4.1. Củng cố: ( Tổng kết)
+ Muốn tả người cần phải làm gì ?
+ Bố cục bài văn tả người thường gồm có mấy phần ?
4.2.Dặn dò: ( Hướng dẫn học tập)
a. Bài vừa học:
- Học thuộc ghi nhớ ở sgk.
- Hoàn thành bài tập 2.
b. Chuẩn bị bài mới:
- Đọc kỹ và trả lời các câu hỏi ở bài : “ Đêm Nay Bác Không ngủ”.
*Chú ý:
 Tình cảm của Bác dành cho ai ? Thể hiện qua các từ ngữ nào ? Tình cảm của anh Đội viên ra sao ?
c. Bài sẽ trả: Buổi học cuối cùng.
Nêu ý nghĩa của văn bản :” Buổi học cuối cùng “? Tâm trạng thầy giáo Ha – men trong “Buổi học cuối cùng “ là gì?
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
Ngày….tháng….năm 2013

File đính kèm:

  • docVAN 6_TUAN 25.doc
Giáo án liên quan