Giáo án Ngữ văn 6 - Lê Văn Bình - Tuần 14

 Chúng ta đã tìm hiểu một số thể loại tiêu biểu của văn học dân gian Việt Nam và thế giới qua một số văn bản tiêu biểu .Vậy hôm nay chúng ta củng cố lại kiến thức đã học .

*HOẠT ĐỘNG 2: khái niệm các thể loại truyện đã học .

GV: gọi HS đọc to câu hỏi (1) SGK trang (134)

GV: hãy đọc lại và ghi chép ,học thuộc định nghĩa ở những phần chú thích có dấu sao (*) trong SGK nàyvề các thể loại truyện :”Truyền thuyết ;Truyện cổ tích,Truyện ngụ ngôn ,Truyện cười “

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3728 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Lê Văn Bình - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Tiết : 53 
 Ngày soạn: 25/10/2012 KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG 
Ngày dạy: 05-10 / 11 / 2012 
I.MỤC TIÊU :
 - Hiểu được thế nào là kể chuyện tưởng tượng.
 - Cảm nhận được vai trò của tưởng tượng trong tác phẩm tự sự.
II. KIẾN THỨC CHUẨN:	
 1. Kiến thức:
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm tự sự.
 - Vai trò của tưởng tượng trong tự sự .
 2. Kỹ năng:
 Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
1.Ổn định:KTSS
2.Kiểm tra: 
3.Bài mới:
 Trong đời sống hằng ngày có vô số chuyện xảy ra .Nhưng để cho hấp dẫn chúng ta phải biết tưởng tượng thêm để đưa câu chuyện có những chi tiết bất ngờ,thú vị .Để thấy được điều đó chúng ta đi vào tìm hiểu nội dung bài sẽ rõ .
*HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới.
GV: gọi HS đọc to mục (1) trong SGK trang (130)
GV: kể tóm tắt chuyện ngụ ngôn : “Chân ,Tay ,Tai ,Mắt, Miệng” và cho biết trong truyện ngưới ta đã tưởng tượng ra những gì ?
GV: Trong truyện tưởng tượng này chi tiết nào dựa vào sự thật ,chi tiết nào tưởng tượng ra ?
GV: tưởng tượng trong tự sự có phải là tuỳ tiện không?hay nhằm mục đích gì ?
Gv: ở đây là tác giả phủ nhận cái lôgíc tự nhiên ấy thì kết quả sẽ như thế nào ?
Nhận biết chi tiết tưởng tượng trong văn tự sự 
GV: gọi HS đọc truyện :”Lục súc tranh công “.
GV: cho HS tóm tắt nội dung truyện :” Lục súc tranh công “.
GV: trong truyện người ta tưởng tượng ra những gì ?
GV: Trong truyện tưởng tượng này ,chi tiết nào dựa vào sự thật ,chi tiết nào được tưởng tượng ra ?
GV: sự tưởng tượng có phải tuỳ tiện không hay nhằm mục đích gì ?
GV:qua việc tìm hiểu hai truyện trên .Em nào có thể kết luận như thề nào là kể chuyện tưởng tượng ?sự tưởng tượng có phải là tuỳ tiện không ?Tưởng tượng nhằm mục đích gì ?
*HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập .
GV: gọi HS đọc yêu cầu đề (1(SGk trang (134).
GV: cho HS thảo luận lập dàn ý .
GV+HS nhận xét xây dựng dàn ý cho hoàn thành .
*HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố dặn dò
Củng Cố:
Như thế nào là kể chuyện tưởng tượng , mục đích của kể chuyện tưởng tượng ?
Dặn dò:
+Học thuộc phần ghi nhớ ;lập dàn ý cho các đề còn lại .
+Sưu tầm và kể một số chuyện tưởng tượng .Soạn bài :”On tập truyện dân gian “Chú ý :dựa vào câu hỏi trả lời.
Hướng dẫn tự học:
Lập dàn ý cho 1 đề văn kể chuyện và tập viết bài văn kể chuyện tưởng tượng.
Hs thực hiện theo yêu cầu.
-HS: đọc ngữ liệu .
-HS tóm tắt truyện : “Chân ,Tay, Tai,Mắt ,Miệng”
=>Chân,Tay,Tai,Mắt tị với lão miệng là lão chẳng làm gì mà được ăn ngon; Cuối cùng cả bọn không chịu làm gì để cho lão Miệng không có gì ăn .Qua đôi ba ngày cả bọn Chân,Tay,Tai,Mắt thấy mỏi mệt,không muốn làm gì cả . Sau đó chúng mới vỡ lẽ ra, là nếu Miệng không có cái ăn …..
=>Người ta tưởng tượng các bộ phận của cơ thể là những nhân vật riêng biệt gọi bằng :”Cô, Cậu,Lão,Bác, mỗi nhân vật có nhà riêng .Chân,Tay,Tai,Mắt ,chống lại cái Miệng là hoàn toàn bịa đặt không thể có được.
-Chi tiết dựa vào sự thật là các hoạt động của từng bộ phận là sự thật .
-chuyện Chân,Tay,Tai,Mắt chống lại cái Miệng là toàn bộ bịa đặt ,không thể có được .
-Tưởng tượng không phải là tuỳ tiện mà dựa vào lôgíc tự nhiên.
- Tưởng tượng như vậy nhằm thể hiện một tư tưởng (chủ đề )tức là khẳng định cái lôgíc tự nhiên không thể thay đổi được .Để thông qua đó khuyên chúng ta phải biết nương tựa vào nhau ,gắn bó với nhau phải hợp tác và tôn trọng công sức của nhau ,không thể tách rời nhau được .
-HS đọc ngữ liệu .
-HS tóm tắt nội dung truyện 
-Tưởng tượng là sáu con gia súc biết nói tiếng người ,sáu con gia súc đều biết kể công ,kể khổ ,….
-HS tư duy độc lập .
-Những chi tiết dựa vào sự thật :”đặc điểm ,cuộc sống ,công việc ,điệu bộ ,hành vi ,của mỗi con vật ,loài vật ,…
-Sự tưởng tượng nhằm thể hiện một ý tưởng chung rằng :”Các giống vật tuy khác nhau nhưng điều có ích cho con người ,không nên so bì nhau .
-HS dựa vào ghi nhớ trả lời 
-HS đọc yêu cầu của đề .
-Thảo luận nhóm –đại diện nhóm trả lời ý của tổ mình .
=>Truyện tưởng tượng là do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình , không có sẳn trong sách vở hay trong thực tế ,nhưng có một ý nghĩa nào đó .
=>Kể chuyện tưởng tượng làm cho câu chuyện thêm thú vị và làm chóy nghĩa thêm nổi bật 
TLV- KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG.
1. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng :
-Truyện tưởng tượng là do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình không có sẳn trong sách vở hay trong thực tế ,nhưng có một ý nghĩa nào đó. 
 -Truyện tưởng tượng được nghĩ ra một phần dựa vào sự thật có ý nghĩa rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý thêm nổi bật .
2.Luyện tập :
 *Lập dàn ý .
-Đề 1:
 a.Mở bài :giới thiệu trận lũ mà em nhớ nhất 
 -Cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh- Thuỷ Tinh 
 b.Thân bài :kể diễn biến cuộc giao tranh .
*Cảnh giao tranh của Sơn Tinh –Thuỷ Tinh .
-Kể các phương tiện hiện đại 
-Cảnh góp sức của các sinh viên ,bộ đội tình nguyện .
-Cảnh cả nước quyên góp .
-Cảnh hy sinh của các chiến sĩ khi làm nhiệm vụ 
 c Kết bài :
Cuối cùng Thuỷ Tinh thất bại trước Sơn Tinh 
Tuần 14 Tiết 54, 55
Ngày soạn: 25/10/2012 ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN 
Ngày dạy:05-10 / 11 / 2012 
I.MỤC TIÊU :
 - Hiểu được đặc điểm, thể loại của các loại truyện dân gian đã học.
 - . Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa và nét đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.
II. KIẾN THỨC CHUẨN:	
 1. Kiến thức:
 - Đặc điểm thể loại của các loại truyện dân gian đã học: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười.
 - Nội dung, ý nghĩa và nét đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.
 2. Kỹ năng:
 - So sánh sự giống và khác nhau giữa các loại truyện dân gian .
 - Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.
 - Kể lại một vài truyện dân gian đã học.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.
 1.Ổn định:KTSS.
2.Kiểm tra: thông qua.
3.Bài mới:
 Chúng ta đã tìm hiểu một số thể loại tiêu biểu của văn học dân gian Việt Nam và thế giới qua một số văn bản tiêu biểu .Vậy hôm nay chúng ta củng cố lại kiến thức đã học .
*HOẠT ĐỘNG 2: khái niệm các thể loại truyện đã học .
GV: gọi HS đọc to câu hỏi (1) SGK trang (134)
GV: hãy đọc lại và ghi chép ,học thuộc định nghĩa ở những phần chú thích có dấu sao (*) trong SGK nàyvề các thể loại truyện :”Truyền thuyết ;Truyện cổ tích,Truyện ngụ ngôn ,Truyện cười “
*HOẠT ĐỘNG 2: kể tên các văn bản 
GV: gọi HS đọc to câu (2)SGK trang (135)
GV: Đọc lại các truyện dân gian đã học trong SGK. 
GV: gọi HS đọc câu hỏi (3)SGK trang (135).
GV: viết lại tên truyện dân gian (theo thể loại ) mà em đã học đã đọc (kể cả các truyện dân gian của nước ngoài )
TIẾT 2.
*HOẠT ĐỘNG 3: Đặc điểm của thể loại truyện dân gian .
GV: gọi HS đọc câu hỏi (4)SGK trang (135)
GV: trao đổi ý kiến ở lớp :từ các định nghĩa và từ những tác phẩm đã học ,hãy nêu và minh hoạ một số đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại từng thể loại truyện. 
GV:Truyện “Bánh chưng, bánh giầy”, nhân vật,sự kiện nào có liên quan đến lịch sử ?
GV:Chi tiết nào là cốt lõi của sự thật lịch sử ?
GV:Yếu tố nào là tưởng tượng kỳ ảo ? Qua truyện thể hiện thái độ gì của nhân dân ?
*HOẠT ĐỘNG 4: sự giống và khác nhau giữa các thể loại.
GV:Gọi HS đọc câu hỏi 5-sgk –trang 135.
GV:So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết với cổ tích,giữa ngụ ngôn với truyện cười ?
Hs thực hiện theo yêu cầu.
-HS nhắc lại các nội dung ở các phần chú thích dấu sao đã học .
-HS về nhà đọc lại các văn bản đã học trong SGK 
-HS liệt kê tên các văn bản theo thể loại đã học .
HS:Đọc các yêu cầu
HS:Thảo luận theo nhóm
=>Đại diện nhóm trình bày.
-VD:Truyện “Bánh chưng,bánh giầy”là một truyền thuyết kể về Hùng Vương,Lang Liêu là những nhân vật có liên quan đến lịch sử .
HS:
+Truyền ngôi
+Bánh chưng,bánh giầy
HS:
+Thần báo mộng
+Nhân dân thể hiện thái độ trân trọng và biết ơn đối với Vua Hùng,và người sáng tạo ra bánh chưng,bánh giầy.
HS:Đọc yêu câu.
+Thảo luận nhóm
+Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
VB- ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
I. ĐỊNH NGHĨA CÁC THỂ LOẠI TRUYỆN DÂN GIAN :
 1.Truyện cổ tích .
 2.Truyện truyền thuyết 
 3.Truyện ngụ ngôn .
 4.Truyện cười .
II. TÊN CÁC LOẠI TRUYỆN ĐÃ HỌC .
 A.Truyện truyền thuyết :
 -Con Rồng cháu Tiên .
 -Bánh chưng ,bánh giầy .
 -Thánh Gióng 
 -Sơn Tinh ,Thuỷ Tinh .
 -Sự tích hồ Gươm .
B.Cổ tích :
 -Sọ Dừa .
 -Thạch Sanh .
 -Em bé thông minh .
 -Cây bút thần .
 -Ông lão đánh cá vá con cá vàng .
 C.Ngụ ngôn :
 -Ếch ngồi đáy giếng .
 -Thầy bói xem voi .
 -Đeo nhạc cho mèo 
 -ChânTay,Tai,Mắt,Miệng 
 D.Truyện cười :
 -Treo biển .
 -Lợn cưới ,áo mới .
ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN DÂN GIAN(TT,CT,NN,TC)
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
+Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
+Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo .
+Truyền thuyết có cơ sở lịch sử,cốt lõi sự thật lịch sử.
+Người kể người nghe tin câu chuyện như là có thật,dù truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
+Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
+Là truyện kể về cuộc đời,số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc (người mồ côi,mang lốp xấu xí,người em út,người dũng sĩ…)
+Có nhiều yêu tố hoang đường kỳ ảo .
+Người kể,người nghe không tin câu chuyện là có thật.
+Thể hiện ước mơ,miền tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẻ phải,của cái thiện.
+Là truyện kể mượn chuyện về loài vật,đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người.
+Có ý nghĩa ẩn dụ,ngụ ý.
+Nêu bài học để khuyên nhủ,răn dạy người ta trong cuộc sống.
+Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống để những hiện tượng này phơi bày ra và người nghe (người đọc) phát hiện thấy.
+Có yếu tố gây cười.
+Nhằm gây cười mua vui hoặc phê phán châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội,từ đó hướng người ta tới cái tốt đẹp.
SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA TRUYỀN THUYẾT,CỔ TÍCH,NGỤ NGÔN,TRUYỆN CƯỜI
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
GIỐNG NHAU:
+Có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo.
+Có nhiều chi tiết(mô tiếp) giống nhau:sự ra đời thần kỳ,nhân vật chính có tài năng phi thường.
+Có yếu tố tưởng tượng hoang đường.
+Có nhiều chi tiết(mô tiếp) giống nhau:sự ra đời thần kỳ,nhân vật chính có tài năng phi thường.
+Có yếu tố gây cười
+Có yếu tố gây cười
KHÁC NHAU:
+Truyền thuyết kể về các nhân vật,sự kiện lịch sử và thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật,sự kiện lịch sử được kể.
+Truyền thuyết được cả người kể,người nghe tin là những câu chuyễn có thật(mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo )
+Cổ tích kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm,ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác….
+Cổ tích được người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật (mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế)
+Mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ,răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
+Mục đích của truyện cười là gây cười để mua vui hoặc phê phán,châm biếm những sự việc,hiện tượng,tính cách đáng cười.
*HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố dặn dò
Củng cố:
+Kể tóm tắt nội dung một truyện đã học mà em tâm đắc nhất?Nêu nội dung chính của truyện ?
Dặn dò:
+Học thuộc các chú thích dấu sao (*).Kể tên được các truyện đã học .Nêu ý nghĩa của các truyện đó 
+Học thuộc các đặc điểm của các thể loại truyện dân gian đã học.Chỉ ra được sự giống và khác nhau giữa chúng.
+Đọc lại các văn bản-học phần ghi nhớ(mỗi tuần 5 văn bản )
+Soạn bài: Chỉ Từ.
Lưu ý: +Hiểu được chỉ từ là gì ?Nắm được hoạt động của chỉ từ trong câu.Nhớ lại đề kiểm tra tiếng việt (tuần 12)
Hướng dẫn tự học:
Đọc lại các truyện dân gian nhớ nội dung và nghệ thuật của mỗi truyện..
Hs kể theo khả năng.
Tuần : 14 Tiết : 56 
Ngày soạn: 25/10/2012 TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 
Ngày dạy: 05-10 / 11 / 2012 
I .MỤC TIÊU :
 - Củng cố lại các kiến thức về Tiếng Việt đã học từ đầu năm đến hiện tại: về từ, tiếng, danh từ, cụm danh từ . . . .
 - Nhận ra các lỗi thường gặp khi dùng từ, đặt câu.
II. KIẾN THỨC CHUẨN:
 1.Kiến thức:
 - Củng cố lại các kiến thức về Tiếng Việt.
 - Phân biệt được từ và tiếng.
 - Nhận ra được các từ mượn, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, danh từ, cụm danh từ.
2.Kỹ năng:
 Biết vận dụng các nội dung tiếng Việt khi làm tập làm văn và trong giao tiếp hàng ngày.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN: 
* Hoạt động 1: Khởi động
 1/ Ổn định: KTSS
 2/ KTBC: thông qua
 +Số từ là gì cho VD minh hoạ ? =>Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật .khi biểu thị số lượng sự vật ,số từ thường đứng trước danh từ .Khi biểu thị số thứ tự sồ từ thường đứng sau DT.
=>VD: HStự tìm 
 +Câu tục ngữ sau sử dụng số từ hay lượng từ ?vì sao ? “Thứ nhất ngồi ỳ ,thứ nhì đồng ý “
=>Sử dụng số thứ tự .Vì số từ đứng sau DT .
 3/ Bài mới: 
 Để đánh giá chính xác kết quả học tập của các em về phân môn Tiếng Việt, hôm nay tiến hành sửa chữa bài kiểm tra TV sẽ biết được ntn?
* Hoạt động 2: Tổ chức nhắc lại kiến thức cũ.
-GV gợi ý cho hs nhắc lại kiến thức tự luận.
* Hoạt động 3 : Nhận xét tình hình làm bài của học sinh:
- Ưu điểm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
- Khuyết điểm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
* Hoạt động 4:Trả bài và lấy điểm vào sổ.
-GV phát bài cho học sinh.
-Yêu cầu HS xem lại bài làm của mình.
-GV sữa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp…
-GV lấy điểm vào sổ.
-GV động viên học sinh cố gắng học tốt hơn.
*Kết quả :
Lớp /SS
Điểm
0 ð >3 
Điểm
3 ð >5
Điểm
5 ð >7
Điểm
7 ð >9
Điểm
9 ð 10
Trên 
Tb
SL
NỮ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6/5
32
6/6
33
4/ Củng cố: 
 GV Đưa ra hướng khắc phục để học sinh căn cứ vào đó học tốt hơn lần sau.
5/ Dặn dò: 
 -Về nhà nắm lại các kiến thức vừa học.
 -Chuẩn bị bài: Chỉ từ. Chú ý:
 + Nắm được khái niệm về chỉ từ.
 + Hoạt động của chỉ từ trong câu.
 + Vận dụng kiến thức về chỉ từ để giải trước một số bài tập.
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
Ngày………tháng……..năm 2012

File đính kèm:

  • docVAN 6_TUAN 14.doc
Giáo án liên quan