Giáo án Ngữ văn 6 - Dương Thị Cúc (Học kỳ I)

 - Học sinh đọc bài tập 1/36

 Giaó viên chọn một số từ chú thích sau các định mỗi chú thích được giải nghĩa bằng cách nào

 - Thần nông: Nhân vật trong thần thoại và truyền thuyết đã dạy loài người trồng trọt và cày cấy.

 - Khôi ngô: Sáng sủa, thông minh.

 - Sứ giả: Người vâng lệnh vua đi làm việc gì đó ở các địa phương trong nước hoặc ngoài nước.

 - Học sinh đọc bài tập 2/36

 Thảo luận nhóm: Điền các từ “học hỏi, hoc tập, học hành, học lỏm vào chỗ trống trong những câu sao cho phù hợp.

 

doc322 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2156 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Dương Thị Cúc (Học kỳ I), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đáp án : Ăn cháo đá bát, Tham thì thâm, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
* Trò chơi : Giáo viên đọc câu hỏi, học sinh chọn câu trả lời đúng 
 Câu 1 : Tột cùng của thĩi ngơng cuồng, tham lam, độc ác ở mụ vợ là hành động nào ? 
 A. Địi cái máng lợn, địi nhà 
 B. Địi làm nhất phẩm phu nhân 
 C. Địi làm nữ hồng 
 D. Địi làm Long Vương để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ 
 Đáp án : D. Địi làm Long Vương để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ	
 Câu 2 : Mụ vợ bị trừng trị vì tội gì ?
 A. Khơng biết người, biết ta 
 B. Tham lam, bội bạc, độc ác 
 C. Khơng thủy chung 
 D. Độc ác 
 Đáp án : B. Tham lam, bội bạc, độc ác 
 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: 
 Đối với bài học ở tiết học này :
 - Luyện đọc và tập kể lại câu chuyện bằng ngôi thứ nhất theo đúng trình tự các sự việc 
 - Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận về một chi tiết đặc sắc trong truyện 
 - Học thuộc nội dung bài 
 Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài : Thứ tự kể trong văn tự sự 
 + Đọc lại vănbản “Ông lão đánh cá và con cá vàng”
 + Tóm tắt các sự việc chính trong truyện 
 + Soạn phần nội dung tìm hiểu bài 
5. Rút kinh nghiệm : 
 - Nội dung : ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 - Phương pháp : -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 9 - Tiết 36
Tuần 9
THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu : 
 1.1. Kiến thức : 
 - HS biết : Thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự. Nắm được hai cách kể – hai thứ tự kể trong văn tự sự : kể xuôi và kể ngược
 - HS hiểu : Có thể kể xuôi, kể ngược tùy theo nhu cầu thể hiện. Điều kiện cần có khi kể ngược 
 1.2. Kỹ năng : 
 - Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm của thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.
 - Biết cách kể chuyện theo một thứ tự nào đó. 
 - Bước đầu biết vận dụng hai cách kể chuyện trên vào bài viết của mình 
 1.3. Thái độ : 
 Giáo dục các em về lòng biết ơn và sự đền ơn 
2. Trọng tâm : 
 - Thứ tự kể trong văn tự sự
 - Hai thứ tự kể trong văn tự sự : Kể xuôi và kể ngược
3.Chuẩn bị : 
 3.1. Giáo viên : Bảng phụ 
 3.2. Học sinh : Bài soạn , sách vở … 
4. Tiến trình: 
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số 
 4.2.Kiểm tra miệng: 
 - Thế nào là ngôi kể ? ( 3 đ )
 - Thế nào là ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba ? Nêu ưu điểm của mỗi ngôi kể tên ? ( 4 đ )
 - Thế nào là kể xuôi ? ( 3 đ )
 - Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dung khi kể chuyện 
 - Ngôi kể thứ nhất là khi ngừơi kể xưng tôi . Ưu điểm của ngôi kể này là mang tính chủ quan, người kể có thể kể ra những gì mình thấy, mình nghe, có thể trức tiếp nói ra những cảm tưởng, ý nghĩ của mình 
 - Ngôi kể thứ ba là người kể giấu mình đi, gọi sự vật bằng tên của chúng. Người kể có thể kể một cách tự do những gì diễn ra với nhân vật 
 - Kể xuôi là kể các sự việc liên tiếp nhau theo trình tự trước sau, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau cho đến hết.
4.3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Vào bài
 Khi kể chuyện, người kể phải biết chọn thứ thự kể sau cho phù hợp với đặc điểm của thể loại và nhu cầu thể hiện nội dung. Vậy thứ tự kể là gì và có những thứ tự kể nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu kỹ về vấn đề này.
 Hoạt động 2 :Tìm hiểu về thứ tự kể trong văn tự sự 
 ? Hãy tóm tắt các sự việc chính trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” ?
 - Các sự việc chính trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” : 
 + Ông lão ra khơi thả lưới và bắt được cá vàng 
 + Cá vàng van xin , ông lão thả cá , cá vàng hứa đền ơn 
 + Mụ vợ mắng , bắt ông lão xin cái máng 
 + Mụ vợ lại mắng , bắt ông lão xin cái nhà rộng 
 + Mụ vợ đòi làm nhất phẩm phu nhân 
 + Mụ vợ đòi làm nữ hoàng 
 + Mụ vợ đòi làm Long Vương 
 + Mụ vợ mất tất cả 
 ? Các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào ? 
 - Các sự việc được trình bày theo thứ tự tự nhiên. Vì đó là đặc điểm của truyện cổ tích, chỉ có một cốt truyện đơn giản, các hành động nối tiếp nhau, hành động được lặp lại và tăng tiến ( kể xuôi ) 
 ? Cách kể theo thứ tự trên có hiệu quả gì ? 
 - Học sinh đọc đoạn văn trong sách 
 ? Hãy liệt kê các sự việc chính trong đoạn văn ? 
 - Ngỗ bị chó cắn, băng bó ở trạm xá 
 - Hàng xóm nghe tiếng kêu cứu nhưng không ai ra vì họ đã bị Ngỗ lừa 
 - Kể lại chuyện đánh lừa mọi người lần trước của Ngỗ 
 - Hoàn cảnh gia đình Ngỗ 
 - Bà ngoại khuyên nhưng Ngỗ không nghe 
 - Sự việc hôm nay là hậu quả lừa dối mọi người của Ngỗ 
 ? Các sự việc trong đoạn văn được trình bày theo thứ tự như thế nào ? 
 - Đoạn văn không kể theo thứ tự thời gian mà kể theo mạch cảm xúc 
 - Thứ tự thực tế của các sự việc trong đoạn văn là : sự việc hiện tại kể trước , các sự việc xảy ra trước đó kể sau ( kể ngược )
 ? Cách kể này có tác dụng như thế nào ? 
 ? Vậy thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự ?
 - Thứ tự kể trong văn tự sự là trình tự kể các sự việc, bao gồm kể xuôi và kể ngược 
 ? Thế nào là kể xuôi, kể ngược ?
 - Kể xuôi là kể các sự việc liên tiếp nhau theo trình tự trước sau, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau , cho đến hết 
 - Kể ngược là kể các sự việc theo trình tự không gian, đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể trước, sau đó mới dùng cách bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó để gây bất ngờ, gây chú ý hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật 
 * Giáo viên mở rộng : Mỗi cách kể có một ưu điểm và nhược điểm riêng . 
 + Kể ngược : Làm cho các sự việc được trình bày khách quan, như thật. Còn nhược điểm của cách kể này là làm cho người đọc khó theo dõi , dễ bị trùng lập 
 + Kể xuôi : Ưu điểm là cốt truyện mạch lạc, dễ theo dõi. Nhược điểm của cách kể này là dễ bị nhàm chán, đơn điệu 
 - Học sinh đọc ghi nhớ 
 Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập 
 - Học sinh đọc bài tập 1 
 - Xác định yêu cầu của bài tập 
 - Học sinh đọc bài tập 2 
 - Thảo luận nhóm 
I. Tìm hiểu về thứ tự kể trong văn tự sự 
 1. Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” : 
 - Các sự vệc được trình bày theo thứ tự tự nhiên ( thời gian, trước sau ) ® kể xuôi 
 - Hiệu quả : làm cho cốt truyện mạch lạc, sáng rõ, dễ theo dõi 
 2. Đoạn văn : 
 - Thứ tự các sự việc : Sự việc hiện tại kể trước, các sự việc xảy ra trước đó kể sau ® kể ngược 
 - Tác dụng : Nhấn mạnh hậu quả lừa dối mọi người của Ngỗ 
 * Ghi nhớ : SGK 
 II. Luyện tập : 
 1. Câu chuyện : 
 - Thứ tự kể : Sự việc hiện tại kể trước, các sự việc xảy ra trươc đó kể sau 
 - Ngôi kể thứ nhất 
 - Hồi tưởng đóng vai trò là xâu chuỗi ( liên kết ) các sự việc giữa quá khứ và hiện tại 
 2. Tìm hiểu đề : 
 - Phương thức biểu đạt : tự sự 
 - Nội dung : Câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa 
 Lập dàn ý : 
 a. Mở bài : Lý do được đi ? Đi đâu ? Đi với ai ? 
 b. Thân bài : Kể những sự việc chính trong chuyến đi 
 c. Kết bài : Những ấn tượng của em sau chuyến đi 
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 
 Câu 1 : Thế nào là kể xuôi ? 
 Đáp án : Kể xuôi là kể các sự việc liện tiếp nhau theo trình tự trước sau, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau cho đến hết.
Câu 2 : Thế nào là kể ngược ?
Đáp án : Kể ngược là kể các sự việc theo trình tự không gian, đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc xảy ra trước đó.
Trò chơi : Hãy sắp xếp các cụm từ sau đây theo một thứ tự hợp lý :
 Câu 1 : A. Lấy dao xẻo thịt cá 
 B. Bật lửa lên
 C. Nướng ăn 
 D. Cơ Út lấy hai hịn đá cọ mạnh vào nhau
 Đáp án : Thứ tự đúng là : D,B,A,C 
 Câu 2 : A. Nhanh như cắt 
 B. Rùa Vàng há miệng đớp lấy thanh gươm
 C. Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng 
 D. Lặn xuống nước 
 Đáp án : Thứ tự đúng là : C,A,B,D 
 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: 
 Đối với bài học ở tiết học này :
 - Học thuộc bài , tập kể xuôi , kể ngược một câu chuyện dân gian 
 Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : Chuẩn bị bài : Viết bài tập làm văn số 2 
 + Chuẩn bị giấy viết 
 + Xem lại cách làm bài văn tự sự, tập lập dàn ý một đề văn theo hai cách kể đã học 
5. Rút kinh nghiệm : 
 - Nội dung : ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 - Phương pháp : -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 10 – Tiết 37, 38
Tuần 10
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
1. Mục tiêu : 
 1.1.Kiến thức:
 - HS biết : Củng cố lại những kiến thức đã học về cách làm bài văn tự sự : Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết thành bài văn tự sự.
 - HS hiểu : Cần phải nắm vững hơn về thứ tự kể và ngôi kể trong văn tự sự
 1.2 Kỹ năng : 
 - Rèn kỹ năng làm bài văn tự sự.
 - Rèn kỹ năng viết và kỹ năng kể chuyện theo ngôi thứ nhất 
 1.3. Thái độ : 
 Giáo dục các em về tình cảm giữa người với người 
2. Trọng tâm :
 - Cách làm bài văn tự sự
3. Chuẩn bị : 
 3.1. Giáo viên : Đề bài 
 3.2. Học sinh : Giấy viết 
4. Tiến trình : 
 4.1. Ổn địnhtổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số 
 4.2.Kiểm tra miệng : 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
 4.3. Bài mới : 
ĐỀ BÀI
Hãy kể về một người mà em quý mến
HƯỚNG DẪN CHẤM
 a. Mở bài : ( 2 đ ) 
 Giới thiệu chung về người mà em quý mến 
 b. Thân bài : ( 6 đ ) 
 - Giới thiệu tên tuổi , cảm xúc khái quát về người mà em yêu quý ( 2 đ ) 
 - Vài nét về hình dáng ( 2 đ ) 
 - Kể vài nét về hành động , việc làm ( 2 đ )
 c. Kết bài : ( 2 đ ) 
 Tình cảøm của em đối với người được kể 
 * Lưu ý : 
 - Bài viết phải rõ ràng , sạch đẹp 
 - Các sự việc phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý 
 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố : 
 - Thu bài 
 - Kiểm tra lại số bài 
 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
 Đối với bài học ở tiết học này : 
 - Xem lại bài làm trong giấy nháp, tự tìm và phát hiện những lỗi của bài làm
 - Xem lại cách làm bài văn tự sự
 Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : Chuẩn bị bài : Ếch ngồi đáy giếng 
 + Luyện đọc văn bản 
 + Tập kể câu chuyện 
 + Soạn phần đọc hiểu văn bản : Tìm hiểu về khái niệm truyện ngụ ngôn. Nội dung và ý nghĩa của truyện 
 5. Rút kinh nghiệm : 
- Nội dung : ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 - Phương pháp : -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 10 – Tiết 39
Tuần 10
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
1. Mục tiêu : 
 1.1. Kiến thức :
 - HS Biết : Bước đầu nắm được khái niệm truyện ngụ ngôn, đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn. 
 - HS hiểu : Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật độc đáo của truyện: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lý; tình huống bất ngờ, hài hước. Ýù nghĩa giáo huấn của truyện 
 1.2. Kỹ năng : 
 - Biết liên hệ nội dung truyện với những tình huống, hoàn cảnh thích hợp . 
 - Bước đầu biết phân tích truyện ngụ ngôn. 
 - Rèn kỹ năng kể chuyện bằng ngôn ngữ riêng 
 1.3. Thái độ :
 Giáo dục các em phải không ngừng học tập để nâng cao tầm hiểu biết, phải nhìn nhận sự việc một cách toàn diện. Giáo dục các em tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn. 
 2. Trọng tâm : 
 - Khái niệm truyện ngụ ngôn
 - Nội dung, ý nghĩa truyện Ếch ngồi đáy giếng
3.. Chuẩn bị : 
 3.1. Giáo viên : Bảng phụ 
 3.2. Học sinh : Bài soạn, sách vở … 
4. Tiến trình : 
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số 
 4.2.Kiểm tra miệng :
 - Nhân vật chính trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là ai ? Nhân vật này có những thói xấu nào ? 
( 4đ ).
 - Câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” có ý nghĩa gì ? ( 3 đ )
 - Nhân vật chính trong truyện Ếch ngồi đáy giếng là ai ? Nhân vật này có tính cách như thế nào ? ( 3 đ )
 - Nhân vật chính trong truện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng “ là mụ vợ. Mụ vợ là một người tham lam và bội bạc. Lòng tham của mụ vợ càng ngày càng tăng, không có điểm dừng. Đó là lòng tham không đáy. Mụ còn là người bội bạc, càng thỏa mãn lòng tham bao nhiêu, mụ càng đối xử với ông lão tệ bạc bấy nhiêu. 
 - Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, độc ác. 
 - Nhân vật chính trong truyện Ếch ngồi đáy giếng là con ếch. Tính cách của nó là có hiểu biết nông cạn nhưng lại huênh hoang, khoác lác.
 3. 3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Hoạt động 1 : Vào bài
Tiết học này các em sẽ được tìm hiểu về một thể loại truyện dân gian mới. Đó là truyện ngụ ngôn. Đây là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, thường mượn chuyện về loài vật, đồ vật hay chính con người để qua đó răng dạy con người một bài học nào đó trong cuộc sống. Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng sẽ giúp chúng ta nhận thức được điều gì ? 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích 
 - Hướng dẫn đọc : Giọng chậm, to, rõ, xen chút hài hước kín đáo 
 - Giáo viên đọc mẫu 
 - Học sinh luyện đọc 
 - Nhận xét, sửa chữa 
 - Học sinh đọc chú thích dấu sao 
 ? Thế nào là truyện ngụ ngôn ?
 - Truyện ngụ ngôn là loại truyện được sáng tác bằng văn xuôi hoặc văn vần thường mượn chuyện vè loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răng dạy con người một bài học nào đó trong cuộc sống 
 - Hướng dẫn giải nghĩa một số từ : chúa tể, dềnh lên, nhâng nháo, kín đáo 
 Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc và tìm hiểu văn bản 
 ? Nhân vật chính trong câu chuyện là ai ? 
 - Con ếch 
 ? Ếch sống ở đâu ? 
 - Ếch sống trong một cái giếng 
 ? Không gian trong giếng là một không gian như thế nào ? 
 ? Cuộc sôùng của ếch diễn ra như thế nào ? 
 - Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật kia rất hoảng sợ 
 ? Sống trong môi trường ấy, ếch tự thấy mình như thế nào ? 
 ? Theo em, tại sao ếch lại nghĩ bầu trời chỉ bé bằng cái vung còn nó thì oai như một vị chúa tể ?
 - Vì ếch sống lâu ngày trong giếng nên chỉ thấy bầu trời như một cái vung ( theo hình miệng giếng ) 
 - Xung quanh ếch chỉ có vài con vật bé nhỏ 
 - Mỗi khi nó cất tiếng kêu thì các con vật kia rất hoảng sợ 
 Như vậy do hoàn cảnh sống hạn chế đã làm cho ếch ngộ nhận về mình 
 ? Điều đó cho thấy đặc điểm gì trong tính cách của ếch ? 
 - Học sinh thảo luận điền vào phiếu học tập 
 ? Ếch ta ra khỏi giếng bằng cách nào ? 
 - Mưa to, nước tràn giếng đưa ếch ta ra ngoài 
 ? Lúc này, ếch ở trong một môi trường như thế nào? 
 - Không gian mở rộng với bầu trời rộng lớn, mênh mông, bao la khiến ếch ta có thể đi lại khắp nơi 
 ? Lúc này, ếch có những hành động và cử chỉ nào ? 
 - Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, nghênh ngang đi lại khắp nơi cất tiếng kêu ồm ộp 
 ? Tại sao ếch lại có những hành động như thế ? 
 - Ếch cứ tưởng bầu trời cũng chỉ bé bằng chiếc vung và xung quanh nó cũng chỉ có những con vật bé nhỏ 
 ? Và chuyện gì xảy ra với ếch ? 
 - Nó bị một con trâu đi qua giẫm bẹp 
 ? Theo em, tại sao ếch lại có kết cục như vậy ?
 - Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi : 
 ? Qua câu chuyện, tác giả dân gian muốn phê phán điều gì ? 
 - Phê phán những kẻ có hiểu biết nông cạn mà lại huênh hoang 
 ? Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì ?
 - Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh 
 - Không được chủ quan kiêu ngạo, coi thường người khác bởi những kẻ đó có thể bị trả giá đắt có khi bằng chính mạng sống của mình 
 - Phải biết hạn chế mình và phải biết mở rộng tầm hiểu biết bằng nhiều hình thức khác nhau 
 ? Hãy nêu ý nghĩa của văn bản ?
 ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của truyện ? 
 - Xây dựng hình tượng gần guiõ với đời sống 
 - Cốt truyện đơn giøản, ngắn gọn. Cách nói bằng ngụ ngôn. Mượn chuyện loài vật để khuyên nhủ con người 
 - Cách kể bất ngờ, hài hước, kín đáo 
 - Học sinh đọc ghi nhớ 
 Hoạt động 4 : Hướng dẫn luyện tập 
 - Học sinh đọc bài tập 1 
 - Nêu yêu cầu của bài tập 
 - Thảo luận nhóm ( phiếu học tập )
 + Câu 1 : nói về sự ngộ nhận, ảo tưởng về bản thân của ếch 
 + Câu 2 : nói về thái độ chủ quan , kiêu ngạo của ếch và hậu quả mà nó phải chịu 
I. Đọc và tìm hiểu chú thích : 
 1. Đọc :
 2. Chú thích : 
 - Truyện ngụ ngôn : SGK 
 - Giải nghĩa từ : SGK 
 II. Đọc và tìm hiểu văn bản :
 1. Môi trường sống của ếch : 
 - Không gian chật hẹp, tăm tối, không thay đổi. 
 - Ếch thấy mình oai như một vị chúa tể, bầu trời chỉ bé bằng cái vung 
 ® Hiểu biết nông cạn nhưng lại huênh hoang
 2. Cái chết của ếch : 
- Mưa to, nước tràn giếng đưa ếch ra ngoài 
 - Nó n

File đính kèm:

  • docNGU VAN 6 HKI.doc
Giáo án liên quan