Giáo án Ngữ văn 6 - Chủ đề: Truyện dân gian truyền thuyết - Nguyễn Văn Hùng

HĐ2. Tìm hiểu văn bản.

T. Truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào ? Nhân vật chính là ai ? Nhân vật chính là gì ? Nhân vật phụ là gì ?

*Nhân vật: Gióng, vợ chồng ông lão, sứ giả, giặc Ân. Nhân vật chính ( Gióng ).

· Nhân vật chính: là nhân vật tham gia vào nhiều việc quan trọng, là người làm ra sự việc, được kể nhiều nhất, nói tới nhiều nhất, xuất hiện nhiều nhất và xuyên suốt trong tác phẩm gọi là nhân vật chính.

· Nhân vật phụ: là nhân vật chỉ nói qua, ít nhắc đến, ít xuất hiện và là cái cớ để nhân vật chính hoạt động là nhân vật phụ.

T. Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.Em hãy kể ra những chi tiết về sự ra đời kì lạ của Gióng ? Mang ý nghĩa gì ?

· Bà mẹ ướm thử vào vết chân to, thụ thai 12 tháng mới sinh Gióng. Lên 3 không biết nói, cười, đi, đặt đâu nằm đấy.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Chủ đề: Truyện dân gian truyền thuyết - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Ngày soạn: 	 
- Ngày dạy:
- Tuần: 3
- Tiết:CT: 10, 11 - 12
- TIẾT 10, 11: THÁNH GIĨNG
- TIẾT 12: SƠN TINH, THỦY TINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp H
1. Kiến thức: 
- Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung, nghệ thuật của một số truyền thuyết Việt Nam tiêu biểu: Thánh Giĩng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Con rồng cháu tiên; Bánh chửng, bánh giầy; Sự tích Hồ Gươm.
- Phản ánh hiện thực đời sống, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, khát vọng chinh phục thiên nhiên, cách sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.
Kỹ năng: Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu và ý nghĩa của từng truyện. Nhận biết nghệ thuật sử dụng các yếu tố hoang đường, mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với sự thật lịch sử.
Thái độ: Yêu nước, lòng tự hào dân tộc, khát vọng độc lập và hịa bình.
Tích hợp: 
* Đạo đức Hồ Chí Minh: Quan niệm của Bác, nhân dân là nguồn gốc, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS
- Giáo viên: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
- Học sinh: SGK, đọc và soạn bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ:
* Tiết 5,6
1. Thế nào là từ nhiều nghĩa ? 
2. Chuyển nghĩa là gì ? Nghĩa gốc là gì ? Nghĩa chuyển là gì ?
3. Thông thường, trong câu cụ thể một từ được dùng với mấy nghĩa ? Có trường hợp ngoại lệ không ?
* Tiết 7
 - Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật truyện Thánh Giĩng ?
- TIẾT 10, 11: THÁNH GIĨNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới:
Chủ đề đánh giặc cứu nước là một chủ đề lớn xuyên suốt trong lịch sử văn học Việt Nam nói chung và Văn học dân gian nói riêng. Thánh Gióng là một truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu và độc đáo về đề tài giữ nước chống xâm lược. Nội dung truyện phản ánh công cuộc chống ngoại xâm trong buổi đầu dựng nước của dân tộc ta. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung, chủ đề trên.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Đọc văn bản.
T. Đọc và cho H đọc bài( SGK Tr. 19). Giải nghĩa từ : 10, 11, 17.Tìm từ Hán Việt có yếu tố:
H.*Phi: Phi trường, phi công, phi vụ,. . .
 *Phi: Vợ lẻ của Vua: cung phi, vương phi. . . 
 *Phi: Trái với không phải: phi pháp, phi đạo đức. . . 
T. Thể loại truyện ? Truyền thuyết là gì ?
H. Truyền thuyết là loại truyện dân gian. . . 
T. Truyện chia làm mấy đoạn ? Ý chính mỗi đoạn ?
H. * Đoan 1: Từ đầu ----------------> giết giặc, cứu nước.
 * Đoạn 2: Tiếp theo --------------> từ từ bay lên trời.
 * Đoạn 3: Phần còn lại.
HĐ2. Tìm hiểu văn bản.
T. Truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào ? Nhân vật chính là ai ? ø Nhân vật chính là gì ? Nhân vật phụ là gì ?
*Nhân vật: Gióng, vợ chồng ông lão, sứ giả, giặc Ân. Nhân vật chính ( Gióng ).
Nhân vật chính: là nhân vật tham gia vào nhiều việc quan trọng, là người làm ra sự việc, được kể nhiều nhất, nói tới nhiều nhất, xuất hiện nhiều nhất và xuyên suốt trong tác phẩm gọi là nhân vật chính.
Nhân vật phụ: là nhân vật chỉ nói qua, ít nhắc đến, ít xuất hiện và là cái cớ để nhân vật chính hoạt động là nhân vật phụ.
T. Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.Em hãy kể ra những chi tiết về sự ra đời kì lạ của Gióng ? Mang ý nghĩa gì ?
Bà mẹ ướm thử vào vết chân to, thụ thai 12 tháng mới sinh Gióng. Lên 3 không biết nói, cười, đi, đặt đâu nằm đấy. 
T. Lớn lên, tiếng nói đầu tiên của Gióng là gì ? Mang ý nghĩa gì ?
Nghe sứ giả rao tìm người tài cứu nước, mới cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc cứu nước. Biểu hiện người anh hùng tuổi nhỏ chí cao.
T. Gióng yêu cầu những gì ở sứ giả ? Mang ý nghĩa gì ?
Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đi đánh giặc. Muốn thắng giặc cần có vũ khí hiện đại.
T. Ngoài vũ khí hiện đại, còn có sự góp sức của ai ? Mang ý nghĩa gì ?
Bà con góp gạo nuôi Gióng và Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sỉ. Biểu hiện tình đoàn kết của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
T. Gióng xông trận đánh giặc,roi sắt gãy, nhổ tre đánh giặc tiếp, bay về trời, mang ý nghĩa gì ?
H. Thể hiện tinh thần, ý chí quyết tâm đánh giặc đến cùng và để tạo ra dấu ấn, cái lõi của sự thật lịch sử ( lấy cây tre thay roi sắt đánh giặc). Người anh hùng làm việc nghĩa không cần đến sự trả ơn và danh vị.
T. Qua các chi tiết phân tích trên, cho thấy hình tượng người anh hùng Thánh Gióng mang ý nghĩa gì ?
H. Ý nghĩa: * Người anh hùng trưởng thành từ trong nhân dân, được nhân dân đùm bọc, nuôi nấng và có tinh thần, ý chí quyết tâm đánh giặc.
 * Là biểu tượng của lòng yêu nước, tinh thần sẳn sàng chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
 * Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc cứu nước.
T. Truyền thuyết Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào ? Mang ý nghĩa gì ?
H.* Đó là đời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân phương Bắc xâm lược nước ta.
 * Gióng sinh ra ở làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm Hà Nội.
 * Đánh giặc ở núi Trâu, huyện Quế Võ, Bắc Ninh.
 * Bay về trời ở núi Sóc, huyện Sóc Sơn Hà Nội.
=====> Ý nghĩa: Là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước.
HĐ3. Tổng kết.
T. Qua phân tích truyện, em thấy câu chuyện toát lên ý nghĩa gì ?
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ4. Luyện tập.
T. Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí của em?
H. * Vương vai thành tráng sĩ, nhận nhiệm vụ đánh giặc.
 * Roi sắt gãy, nhổ tre bên đường tiếp tục đánh giặc, thắng giặc cưỡi ngựa bay về trời.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên “ Hội khoẻ Phù Đổng”.
HĐ5. Đọc thêm.
T. Cho H đọc đoạn thơ Tố Hữu SGK Tr 24. Mang ý nghĩa gì ?
=====> Hình ảnh Thánh Gióng là thiên anh hùng ca về người anh hùng trẻ tuổi đánh giặc cứu nước bằng sức mạnh phi thường.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
HĐ6. Luyện tập thêm.
T. Truyền thuyết “ Thánh Gióng” kết thúc bằng hình ảnh Gióng cùng ngựa sắt bay lên trời. Còn kịch bản phim “ Ông Gióng” của nhà văn Tô Hoài thì kết thúc bằng hình ảnh “ tráng sĩ Gióng cùng ngựa sắt thu nhỏ dần thành em bé cưỡi trâu trở về trên đường làng mát rượi bóng tre”. Hãy nêu sự giống nhau và khác nhau của hai cách kết thúc ấy ?
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Đọc và giải từ.( SGK Tr. 19).
2. Thể loại:_ Truyền thuyết: 
3. Bố cục:
a)- Sự ra đời và lớn lên của Gióng.
b)- Gióng đánh tan giặc.
c)- Dấu tích lịch sử về Gióng.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN.
1. Hình tượng Thánh Gióng.
* Ra đời:
+ Mẹ ướm vào vết chân to, thụ thai 12 tháng, sinh Gióng.
+ Lên 3 không biết nói, cười, đi. . . 
==> Gần gũi với nhân dân.
* Lớn lên: 
+ Tiếng nói đầu tiên là đòi đánh giặc cứu nước.
==> Người anh hùng tuổi nhỏ, chí cao.
+ Đòi ngựa, roi, áo giáp sắt để đi đánh giặc.
==> Muốn thắng giặc cần có vũ khí hiện đại.
+ Bà con góp gạo nuôi và Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
==> Biểu hiện tình đoàn kết, sức mạnh của nhân dân để chống giặc.
* Đánh giặc:
+ Xông trận đánh giặc.
+ Roi sắt gãy, nhổ tre bên đường đánh giặc tiếp. Giặc tan, bay về trời.
==> Thể hiện ý chí quyết tâm đánh giặc đến cùng, không cần trả ơn và danh vị.
III. TỔNG KẾT.
+ Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
+Gióng là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 24
1. H tự phát biểu. . . 
- Vương vai thành tráng sĩ, nhận nhiệm vụ đánh giặc.
- Roi sắt gãy, nhổ tre bên đường tiếp tục đánh giặc, thắng giặc cưỡi ngựa bay về trời.
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 24
2. Vừa để tưởng nhớ người anh hùng, vừa nhắc nhở phát huy truyền thống yêu nước trong thanh thiếu niên, học sinh.
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà ) 
* Giống nhau:
+ Cả hai cách kết thúc, Gióng đều không trở về triều đình để nhận ban thưởng.
+ Cả hai cách kết thúc, Gióng đều bất tử và còn sống mãi với nhân dân, với quê hương, đất nước.
 * Khác nhau:
+ Sự bay lên trời của Gióng trong truyền thuyết thật thần kì. Gióng đã hoá thân vào đất nước, trời mây vĩnh hằng.
+ Còn sự trở về của Gióng trong hình hài chú bé cưỡi ngựa trong kịch bản phim lại mang một ý nghĩa tượng trưng khác:
+Khi đất nước có giặc, “ mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt”( Chế Lan Viên ).
+Khi đất nước thanh bình, Gióng lại là một cậu bé chăn trâu hồn nhiên, bình dị, gần gũi với cuộc đời. Thể hiện sức mạnh tìm ẩn của nhân dân, của dân tộc, khi cần thì xuất hiện sau đó lại giấu mình đi.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
* Học bài: Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện truyền thuyết “ Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh” ?
* Soạn bài: Sơn Tinh , Thủy Tinh ( SGK Tr. 31 )
V. RÚT KINH NGHIỆM.
 ===> Học sinh tiếp thu bài tốt.

File đính kèm:

  • docTHANH GIONG.doc
Giáo án liên quan