Giáo án Ngữ văn 12 (Tự chọn 1)

Ngày soạn: 16/9/2014

A.Mục tiêu bài học

Giúp học sinh:

- Nâng cao những kiến thức đã học, có cái nhìn sâu sắc về bài viết của Phạm Văn Đồng

- Rèn luyện và nâng cao kĩ năng đọc hiểu văn bản Nghị luận

B.Phương pháp thực hiện

- Phát vấn, gợi mở, thảo luận nhóm

C.Phương tiện thực hiện

- Giáo án, tài liệu tham khảo

D.Tiến trình lên lớp

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Xác định luận đề của bài viết

2. Tiến trình lên lớp

 

doc16 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1589 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 (Tự chọn 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g chiến chính là nguồn cảm hứng vô tận để các nhà văn khai thác. Gần như tất cả các tác phẩm đều bắt nguồn từ hiện thực kháng chiến.
Hai cuộc kháng chiến đi vào thơ văn một cách chân thực, sinh động
Cảm hứng lãng mạn trong thơ mới và thơ cách mạng
Thơ mới cũng như thơ cách mạng là hai thành tựu nổi bật của văn học VN ở thế kỉ XX. Mỗi phong trào thơ ca ra đời ở những thời gian khác nhau, hoàn cảnh lịch sử khác nhau, mang sứ mệnh khác nhau. Vì vậy hai phong trào thơ ca này mang những đặc điểm khác nhau cơ bản.
Phong trào thơ mới
Ra đời trong hoàn cảnh dân tộc đang chìm trong màn đêm nô lệ
Thi sĩ là những trí thức Tây học đang bế tắc, chưa tìm được lối thoát
Cảm hứng lãng mạn trong thơ mới là cảm hứng tiêu cực. Gần như các nhà thơ đều tìm cách trốn tránh thực tại như: Lên tiên ( Thế Lữ), chạy về quá khứ ( Vũ Đình Liên), Thế giới huyền ảo, ma quái ( Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử)…
Thơ cách mạng
Ra đời trong hoàn cảnh cả dân tộc đang hừng hực khí thế cách mạng
Tất cả các thi sĩ đều hành quân ra trận với hành trang là niềm tin chiến thắng
Lãng mạn trong thơ ca là lãng mạn cách mạng, lãng mạn tích cực. Dù trong hoàn cảnh nào, các nhà thơ cũng phơi phới tinh thần lạc quan, hướng về phía trước với tương lai tươi sáng. 
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai ( TH)
củng cố- Dặn dò
Nắm vững và chứng minh được mối quan hệ tác động qua lại giữa văn học và lịch sử
Tìm đọc các tài liệu có liên quan và viết các chuyên đề liên quan đến nội dung kiến thức đã học.
Tự chọn 2 TÌM HIỂU THÊM VỀ TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH
Ngày soạn: 31/ 08/ 2014
A.Mục tiêu bài học : Giúp học sinh:
Nâng cao những kiến thức đã học, có cái nhìn sâu sắc về sự nghiệp văn học của chủ tịch Hồ Chí Minh
Rèn luyện và nâng cao kĩ năng đọc hiểu bài văn học sử
B. Phương pháp thực hiện
Phát vấn, gợi mở, thảo luận nhóm
C. Phương tiện thực hiện
Giáo án, tài liệu tham khảo
D.Tiến trình lên lớp
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Tại sao nói sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách
2. Tiến trình lên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Quan điểm sáng tác NĐC và HCM có điểm gặp gỡ như thế nào?
CMR: Quan điểm đó được thể hiện rõ trong sự nghiệp sáng tác của hai tác giả.
Tại sao nói Hồ Chí Minh là người đã đặt nền móng cho sự ra đời của truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
Trao đổi, thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn, gợi mở của giáo viên
Trao đổi, thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên
1. Sự gặp gỡ giữa Nguyễn Đình Chiểu và Hồ Chí Minh ở quan điểm sáng tác
- Nguyễn Đình Chiểu và Hồ Chí Minh đều xem văn học là thứ vũ khí đắc lực phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng
- Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà 
 ( Nguyễn Đình Chiểu)
Nay ở trong thơ nên có thép
 Nhà thơ cũng phải biết xung phong	
 ( Hồ Chí Minh)
Chứng minh
Với tác gia Nguyễn Đình Chiểu
Từ khi Pháp xâm lược 1858, văn thơ của NĐC chĩa mũi nhọn vào kẻ thù xâm lược. Không thể chiến đấu bằng súng đạn, nhà thơ mù chiến đấu bằng thơ văn. Thấy tầm ảnh hưởng quan trọng của NĐC, giặc đã tìm cách mua chuộc nhưng ông đã thẳng thắn khước từ với quyết tâm:
Dù đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ
Thơ văn yêu nước của NĐC là thành tựu nổi bật với các tác phẩm tiêu biều: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế Phan Tòng, Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh..
Với Hồ Chí Minh
Sự nghiệp văn thơ của Hồ Chí Minh phong phú về thể loại nhưng ở thể loại nào cũng giàu tính chiến đấu
Văn chính luận vạch trần bộ mặt của bọn cướp nước với những lời lẽ đanh thép ( Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập..)
 Truyện lật tẩy bộ mặt của chính phủ Pháp và bè lũ bán nước ( Vi hành, Pari..)
Thơ ca góp phần cỗ vũ , động viên, khích lệ nhân dân và chĩa mũi nhọn vào kẻ thù
 2. Hồ Chí Minh- Người đặt nền móng cho sự ra đời của truyện ngắn hiện đại ở Việt Nam
- Cuối thế kỉ 19, ở nước ta đã xuất hiện truyện ngắn nhưng nhìn chung chất lượng nghệ thuật còn thấp
- Truyện ngắn hiện đại chỉ thực sự tạo được dấu ấn và đạt những thành công nổi bật từ những năm 30 với những tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Nam Cao…
- Tuy nhiên vào những năm 20 của thế kỉ XX ở trời Tây, Nguyễn Ái Quốc đã sáng tác những truyện ngắn hết sức hiện đại
- Truyện ngắn NAQ dành cho người Pháp, viết bằng tiếng Pháp vì thế, Người đã chọn cách viết hết sức hiện đại. Truyện của người luôn tạo được tình huống truyện độc đáo với một ngôn ngữ châm biếm giàu sắc thái ( Vi hành, Pari, Con người biết mùi hun khói, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu…)
E- Củng cố - dặn dò
- Khắc sâu thêm QĐST và PC Truyện ngắn HCM
- Đọc thêm các tài liệu tham khảo và viết bài về Hồ Chí Minh
Tự chọn 3 
TÌM HIỂU THÊM VĂN BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 
Ngày soạn: 10/9/2014
A.Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
Nâng cao những kiến thức đã học, có cái nhìn sâu sắc về Tuyên ngôn độc lập
Rèn luyện và nâng cao kĩ năng đọc hiểu văn bản chính luận
B.Phương pháp thực hiện
Phát vấn, gợi mở, thảo luận nhóm
C.Phương tiện thực hiện
Giáo án, tài liệu tham khảo
D.Tiến trình lên lớp
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Những cơ sở mà Bác đã nêu rõ để làm tiền đề cho việc tuyên ngôn ?
2. Tiến trình lên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần
đạt
Tại sao nói cách mở đẩu bản tuyên ngôn của HCM rất chặt chẽ và trí tuệ?
Biện pháp tu từ cú pháp nào được sử dụng và đem lại hiệu quả đặc biệt cho bản tuyên ngôn
Bám vào văn bản để tìm câu trả lời
Bám vào văn bản, trao đổi, thảo luận
1. Cách nêu nguyên lí độc lập hết sức chặt chẽ và trí tuệ
- Trích dẫn bản Tuyên ngôn của Pháp và Mĩ. Không chỉ trích dẫn mà còn suy rộng ra: Từ quyền của con người đến quyền của dân tộc
- Chủ tịch HCM đã tỏ ra vô cũng tôn trọng hai bản tuyên ngôn ( Người cho rằng đó là những lời bất hủ, là những lẽ phải không ai có thể chỗi cái được). Từ đó, làm tiền đề cho thủ pháp “ Gậy ông đập lưng ông”, nhẹ nhàng nhưng thấm thía, sâu sắc. Chả lẽ, Pháp và Mĩ lại đi ngược lại với những lời bất hủ, đi ngược lại với lẽ phải, những lời lẽ tốt đẹp của cha ông chúng. Như thế, chúng là những kẻ vô đạo.
- Người rất kiệm lời, chủ yếu là trích dẫn nhưng sâu sắc và rất giàu tính chiến đấu. Thông qua phần mờ đầu vẫn thấy HCM đang giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
2. Biện pháp nghệ thuật chủ yếu
Trong văn bản, nhiều lần tác giả sử dụng biện pháp điệp cấu trúc cú pháp
+ Khi liệt kê tội ác của TD Pháp, người đã chú trọng sử dụng biện pháp điệp cấu trúc cú pháp. Mỗi câu bắt đầu bằng đại từ chúng đều có cấu trúc cơ bản giống nhau:
- Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học
- Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta
- Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong các bể máu
Cấu trúc: Chủ ngữ ( Chúng)- Vị ngữ ( Động từ thể hiện sự tàn bạo của kẻ thù)+ Bổ ngữ 
Tác dụng: Nhấn mạnh hơn bao giờ hết sự tàn bạo khủng khiếp của kẻ thù. Những hành động của chúng là độc ác, nham hiểm..
+ Khi khẳng định tinh thần chiến đấu của chúng ta, Bác cũng đã sử dụng biện pháp này:
Sự thật là…chứ không phải thuộc địa của Pháp
Sự thật là…chứ không phải từ tay Pháp
Dân ta đã đánh đổ…
Dân ta lại đánh đổ…
Tác dụng: Giọng văn trở nên hào hùng, khẳng định một cách hùng hồn bản lĩnh của dân tộc
Củng cố- dặn dò
Nắm được tính trí tuệ cũng như những nghệ thuật diễn đạt mà Bác đã vận dụng hết sức thành công trong bản tuyên ngôn
 Đọc thêm các tài liệu có liên quan và viết bài về tác phầm 
So sánh với các tác phẩm như: Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo
Tự chọn 4 
TÌM HIỂU THÊM VĂN BẢN: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ DÂN TỘC 
Ngày soạn: 16/9/2014
A.Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
Nâng cao những kiến thức đã học, có cái nhìn sâu sắc về bài viết của Phạm Văn Đồng
Rèn luyện và nâng cao kĩ năng đọc hiểu văn bản Nghị luận
B.Phương pháp thực hiện
Phát vấn, gợi mở, thảo luận nhóm
C.Phương tiện thực hiện
Giáo án, tài liệu tham khảo
D.Tiến trình lên lớp
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Xác định luận đề của bài viết
2. Tiến trình lên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần
đạt
PVĐ đã viết bài viết này vào thời điểm nào? Hoàn cảnh lịch sử nước ta lúc đó và mục đích sáng tạo của tác giả?
Vì sao tác giả lại đặt thơ văn yêu nước lên trước tác phẩm LVT ( Trái với quá trình sáng tác của tác giả NĐC)?
Phân tích nghệ thuật lập luận để thấy rằng: Bài viết có nghệ thuật lập luận vô cùng chặt chẽ
+ Bố cục các phần như thế nào? Mối liên hệ giữa các phần?
+ Các luận điểm được triển khai như thế nào? Lí lẽ và dẫn chứng được tác giả vận dụng
Dựa vào phần tiểu dẫn và tài liệu tham khảo để trả lời.
Trao đổi, thảo luận theo nhóm để tìm đáp án chính xác.
Trao đổi, bàn luận để giải quyết vấn đề
Trao đổi, bàn luận để giải quyết vấn đề
1. Thời gian và mục đích sáng tác
- Sáng tác nhân dịp kỉ niệm 75 năm năm mất của nhà thơ NĐC ( 1963). Đó là khi cuộc kháng chiến chống Mĩ bước giai đoạn ác liệt, Phạm Văn Đồng muốn nêu cao tấm gương NĐC để từ đó đông viên, khích lệ quần chúng nhân dân noi gương nhà thơ, đứng lên chống lại kẻ thù, bảo vệ dân tộc
2. Cách sắp xếp luận điểm và dụng ý
- Cách sắp xếp các luận điểm của PVĐ và trình tự sáng tác của NĐC là hoàn toàn trái ngược nhau:
- NĐC sáng tác Lục Vân Tiên trước khi có thơ văn yêu nước
- PVĐ đặt thơ văn yêu nước trước LVT
Lí do:
- Vào thời điểm ác liệt đó cần nhấn mạnh thơ văn yêu nước, lấy đó làm nguồn sức mạnh cổ vũ quần chúng nhân dân
- Thơ văn yêu nước là bộ phận đặc biệt có giá trị lớn lao. Thế nhưng, bấy lâu nay, thơ văn yêu nước NĐC gần như bị quên lãng. PVĐ đặt lên trên là dụng ý nhấn mạnh, khẳng định.
3. Nghệ thuật lập luận
Bài viết cho thấy nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sáng rõ của tác giả
a. Bố cục
- Bố cục rõ ràng và các phần liên kết với nhau một cách hết sức chặt chẽ
+ Phần 1: Nêu luận đề: NĐC là ngôi sao có ánh sáng khác thường
+ Phần 2: Làm rõ luận đề bằng 3 luận điểm ( Ba ánh sáng từ ngôi sao NĐC)
+ Phần 3: Đánh giá chung
Triển khai luận điểm
Cách triển khai luận điểm là hết sức chặt chẽ, lĩ lẽ sáng rõ, dẫn chứng thuyết phục, ngôn ngữ linh hoạt
Luận điểm 1: 
- Lí lẽ: Cuộc đời và thơ văn của NĐC là của một chiến sĩ đã hi sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn. Thơ văn NĐC là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng.
- Dẫn chứng: 
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
Luận điểm 2:
- Lí lẽ: Thơ văn yêu nước của NĐC đã làm sống lại trong tâm trí chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân daanm Nam Bộ từ năm 1860 về sau, suốt hai mươi năm trời
- Dẫn chứng: Các bài văn tế..
Luận điểm 3: Nhìn nhận Lục Vân Tiên một cách toàn diện
E.Củng cố- dặn dò
- Thấy được nghệ thuật lập luận chặt chẽ của tác giả
- Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận, cách triển khai luận điểm.
Tự chọn 5 
TÌM HIỂU THÊM KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Ngày soạn: 23/9/2014
A.Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
Nâng cao những kiến thức đã học, có cái nhìn sâu sắc về kiểu bài NLXH
B.Phương pháp thực hiện
Phát vấn, gợi mở, thảo luận nhóm
C.Phương tiện thực hiện
Giáo án, tài liệu tham khảo
D.Tiến trình lên lớp
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: NLXH có mấy kiểu bài cơ bản?
2. Tiến trình lên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần
đạt
Nghị luận về tư tưởng, đạo lí có những dạng đề cơ bản nào? Mỗi đề cho 1 ví dụ.
Nêu các bước làm bài văn NL với tư tưởng được chuyển tải thông qua câu chuyện ngắn.
Xác định yêu cầu của đề và lập dàn ý cho các đề đã cho
Trao đổi, thảo luận để tìm câu trả lời
Trao đổi, thảo luận, bàn bạc để đi đến kết quả
Làm việc cá nhân, sau đó trình bày kết quả
1. Kiểu bài nghị luận về tư tưởng ( được chuyển tải thông qua một câu chuyện ngắn ý nghĩa)
- Nghị luận về tư tưởng, đạo lí có những dạng đề khác nhau:
+ Tư tưởng được chuyển tải qua danh ngôn
Tiếng cười là đức hạnh tốt đẹp của con người
+ Tư tưởng được chuyển tải qua thơ ca, ca dao, tục ngữ
Dẫu đi hết cả cuộc đời
Cũng không đi hết những lời mẹ ru
+ Tư tưởng được chuyển tải qua câu chuyện ngắn
Câu chuyện về những chiếc đinh; Câu chuyện về người chiến thắng…
2. Kĩ năng làm kiểu bài nghị luận về tư tưởng thông qua câu chuyện ngắn
- Đọc kĩ câu chuyện và những chi tiết quan trọng để tìm tư tưởng ấn chứa trong đó
- Giới thiệu sơ lược câu chuyện cũng như tư tưởng được chuyển tải
- Bàn luận về tư tưởng được chuyển tải trong câu chuyện ( Sử dụng lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh)
- Liên hệ với đời sống thực tại về tư tưởng mà câu chuyện đã đặt ra
- Chuyển tải thông điệp ngắn gọn
3. Thực hành
Đề 1:Câu chuyện về hai người bạn trên sa mạc
Dàn ý
a. Đặt vấn đề
- Giới thiệu câu chuyện và ý nghĩa tư tưởng
b. Giải quyết vấn đề
- Bàn luận tư tưởng: Thực sự là câu chuyện ý nghĩa về lẽ sống: Nên bỏ qua lỗi lầm và khắc sâu ân đức ( lí lẽ và dẫn chứng)
- Thực tại xã hội đang diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Đó là hệ quả của căn bệnh vô cảm
c. Kết thúc vấn đề
- Cần phải biết tha thứ và khắc ghi
E. Củng cố- dặn dò
- Nắm được bản chất của vấn đề và kĩ năng làm bài
- Viết bài văn hoàn chỉnh
- Đọc và nghiên cứu các bài văn tham khảo
Tự chọn 6 
TÌM HIỂU THÊM KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
Ngày soạn: 30/9/2014
A.Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
Nâng cao những kiến thức đã học, có cái nhìn sâu sắc về kiểu bài về một bài thơ, đoạn thơ
B.Phương pháp thực hiện
Phát vấn, gợi mở, thảo luận nhóm
C.Phương tiện thực hiện
Giáo án, tài liệu tham khảo
D.Tiến trình lên lớp
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Kiểu bài Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ thường trình bày những nội dung cơ bản nào?
2. Tiến trình lên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần
đạt
Mở bài cần đạt được những yêu cầu nào?
Cấu trúc thường gặp của một mở bài
Giới thiệu cách dẫn dắt từ tác giả. Nêu ví dụ minh họa
Giới thiệu cách dẫn dắt từ tác phẩm. Nêu ví dụ minh họa
Giới thiệu cách mở bài tương liên. Nêu ví dụ minh họa
Ra đề, yêu cầu học sinh viết 2 mở bài khác nhau cho cùng một đề văn
Suy ngẫm, trả lời
Suy ngẫm, trả lời
Theo dõi, tiếp thu và đúc rút kinh nghiệm
Theo dõi, tiếp thu và đúc rút kinh nghiệm
Theo dõi, tiếp thu và đúc rút kinh nghiệm
Vận dụng lí thuyết vào quá trình thực hành.
Những cách mở bài cơ bản
a.Yêu cầu
Viết hấp dẫn, có sức cuốn hút
Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận và phạm vi dẫn chứng
b.Cấu trúc
Dẫn dắt
Nêu vấn đề cần nghị luận và phạm vi dẫn chứng
Những cách dẫn dắt cơ bản
Dẫn dắt từ tác giả
Cuộc đời, sự nghiệp
Phong cách nghệ thuật
Ví dụ: Thơ HCM ngắn gọn, súc tích, ý tại ngôn ngoại. Đặc biệt, trong thơ Người lúc nào cũng có sự hòa hợp của con người nghệ sĩ và con người chiến sĩ; của màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Cảnh khuya là một thi phẩm như thế
Dẫn dắt từ tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác
Chủ đề, cấu tứ, cảm hứng
Ví dụ: Cảnh khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Lúc bấy giờ, Người đang sống và trực tiếp chỉ đạo cách mạng tại chiến khu Việt Bắc. Cuộc sống gian khổ nhưng lúc nào Hồ Chí Minh vẫn thể hiện được phẩm chất của người nghệ sĩ cùng bản lĩnh của người chiến sĩ. 
Dẫn dắt từ tác phẩm, hoặc đoạn thơ khác ( Tương liên)
Có tính chất tương đồng
Có tính chất tương phản
Ví dụ: Đồng chí và Tây Tiến là hai thi phẩm tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp.Thành công của hai tác phẩm là đem đến cho người đọc những bức tượng tài bất hủ về kháng chiến. Tuy nhiên, nếu như Đồng chí được viết bằng bút pháp hiện thực thì Tây Tiến lại được viết bằng bút pháp lãng mạn. Người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng vì thế vữa mang vẻ đẹp hào hùng nhưng cũng rất đỗi hào hoa
2. Thực hành
Đề ra: Cảm nhận của anh ( chị) về đoạn thơ đầu của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
E. Củng cố- dặn dò
- Nắm được bản chất của vấn đề và kĩ năng làm bài
- Viết các mở bài khác nhau cho cùng một đề văn
- Đọc các tài liệu tham khảo
Tự chọn 7 
TÌM HIỂU THÊM BÀI THƠ TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG
Ngày soạn: 6/10/2014
A.Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
Nâng cao những kiến thức đã học, có cái nhìn sâu sắc về giá trị của bài thơ
Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ
Rèn luyện kĩ năng nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.
B.Phương pháp thực hiện
Phát vấn, gợi mở, thảo luận nhóm
C.Phương tiện thực hiện
Giáo án, tài liệu tham khảo
D.Tiến trình lên lớp
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Cảm xúc bao trùm bài thơ Tây Tiến ?
2. Tiến trình lên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần
đạt
Anh (chị) hiểu thế nào là bút pháp lãng mạn? So sánh với bút pháp hiện thực.
Phân tích những biểu hiện của bút pháp lãng mạn trong Tây Tiến.
Nghệ thuật khắc họa thiên nhiên Tấy Bắc
Nghệ thuật khắc họa người lính Tây Tiến
Yêu cầu HS so sánh Đồng chí và Tây Tiến về bút pháp sáng tác
Nghiên cứu tài liệu, trao đổi và thảo luận 
Nghiên cứu tài liệu, trao đổi và thảo luận
Bám vào văn bản và bài học chính khóa cùng với sự hướng dẫn của giáo viên
Bám vào văn bản và bài học chính khóa cùng với sự hướng dẫn của giáo viên
Nghiên cứu tài liệu, trai đổi, thảo luận
1. Biểu hiện của bút pháp lãng mạn
a. Bút pháp lãng mạn
 Là phương pháp sáng tác mà ở đó nhà văn có chủ ý tô đậm hiện thực để hiện thực ấy trở nên đậm nét và mang một ấn tượng hết sức đặc biệt
 Các thủ pháp, biện pháp nghệ thuật mà các nhà văn thường vận dụng để tô đậm hiện thực: Phóng đại, đối…
Bút pháp hiện thực
Là phương pháp sáng tác mà ở đó nhà văn phản ánh hiện thực một cách chính xác, chính xác đến từng chi tiết, hình ảnh.
b. Biểu hiện của bút pháp lãng mạn trong Tây Tiến
 Tây Tiến khắc họa thành công hai bức tranh ấn tượng. Đó là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc và bức tranh về người lính Tây Tiến. Cả hai bức tranh này đều được tô đậm, khắc sâu, mang vẻ đẹp khác thường dưới ngòi bút tài hoa của Quang Dũng.
* Bức tranh thiên nhiên: Vừa hùng vĩ, hiểm trở vừa thơ mộng, trữ tình
- Những từ láy gợi hình: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút
- Biện pháp đối mang lại hiệu quả đặc biệt
+ Tiểu đối: Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
+ Đối thanh
Chủ yếu thanh trắc: Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm 
Chủ yếu thanh bằng: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Biện pháp phóng đại: Heo hút cồn mây súng ngưởi trời
* Người lính Tây Tiến: Mang vẻ đẹp hào hùng nhưng cũng rất đỗi hào hoa
- Những chi tiết của đời thực được nhìn bằng cái nhìn lãng mạn đã khắc họa ấn tượng bức tượng đài về những người lính Tây Tiến.
- Không mọc tóc, dữ oai hùm
- Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
- Sông Mã gầm lên khúc độc hành
=> Những con người từ ngoại hình đến phẩm chất đều rất ấn tượng, đẹp một cách lạ thường, hào hùng mà vẫn hào hoa. đó là hình ảnh rất riêng của người lính xuất thân từ Hà Thành.
2. Luyện tập
So sánh Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu và Tây Tiến của Quang Dũng để nhận thức một cách rõ nét về bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn
E. Củng cố- dặn dò
- Nắm được bản chất của bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn
- Khám phá bút pháp lãng mạn được thể hiện trong Tây Tiến
- Đọc các tài liệu tham khảo
Tự chọn 8 
TÌM HIỂU THÊM VỀ TÁC GIẢ TỐ HỮU
Ngày soạn: 12/10/2014
A.Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
Nâng cao những kiến thức đã học, có cái nhìn sâu sắc về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác cũng như phong cách nghệ thuật thơ TH
Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn học sử
B.Phương pháp thực hiện
Phát vấn, gợi mở, thảo luận nhóm
C.Phương tiện thực hiện
Giáo án, tài liệu tham khảo
D.Tiến trình lên lớp
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Trình bày những nét cơ bản về chặng đường thơ TH?
2. Tiến trình lên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần
đạt
Thời trai trẻ, nhận thức về con đường sống, lí tưởng sống của TH có điểm nào đáng chú ý. So sánh với con đường sống, lí tưởng sống của các nhà thơ mới.
Nhận xét về sự vận động của tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật từ tập thơ Từ ấy đến tập thơ Việt Bắc.
Trao đổi, thảo luận nhóm
Trao đổi, thảo luận nhóm
1. Con người của lí tưởng cách mạng
- Ngay từ khi còn trẻ, TH đã xác định một cách chín chắn lí tưởng sống của mình. Đó chính là con đường phục vụ cho lí tưởng của Đảng, phục vụ cho sự n

File đính kèm:

  • docgiao an tu chon 12 1 20142015.doc
Giáo án liên quan