Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 96: Luyện tập tiểu sử tóm tắt - Năm học 2012-2013 - Phạm Huyền Linh
. Trình bày bản tiểu sử tóm tắt:
a) Nhóm 1:
Xuân Diệu (1916 – 1985) có bút danh Trảo Nha, tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. Quê cha: Hà Tĩnh, quê mẹ: Bình Định.
Sau khi tốt nghiệp tú tài, Xuân Diệu dạy học tư, làm viên chức ở Mỹ Tho, sau đó ra Hà Nội làm nghề viết văn. Ông là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn, tham gia mặt trận Việt Minh trước 1945. Cả cuộc đời gắn bó với nền văn học dân tộc. 1983 ông được bầu làm viện sĩ thông tấn viện hàn lâm nghệ thuật CHDC Đức.
Trước 1945, Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. Xuân Diệu đem đến cho độc giả một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời tha thiết với những tập “Thơ thơ”,“Gởi hương theo gió”. Sau 1945, ông say sưa viết về tổ quốc, nhân dân, Đảng, Bác Hồ với một tinh thần lạc quan sôi nổi. “Riêng chung”, “Hai đợt sóng” lần lượt ra đời. Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn học lớn, sức sáng tạo dồi dào, đóng góp nhiều mặt cho nền văn học dân tộc. Ở lĩnh vực nào cũng in đậm hình ảnh một Xuân Diệu – nhà thơ của tuổi trẻ, mùa xuân, sôi nổi tình yêu, dạt dào tình đời.
Giáo án Ngữ văn 11 Nâng cao (Tập 2) Tiết 96 Làm văn Ngày soạn: 27/01/2013 Người dạy: Phạm Huyền Linh LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT Mục tiêu Kiến thức - Nhắc lại được kiến thức về văn bản tiểu sử tóm tắt: Khái niệm, yêu cầu, cách thức viết bài. Kĩ năng Vận dụng những tri thức được học để viết tiểu sử tóm tắt theo các đối tượng và yêu cầu khác nhau. Thái độ Có ý thức học tập nghiêm túc, tích cực. Có ý thức tìm kiếm, tra cứu tư liệu và tạo được thói quen cẩn thận, chính xác khi viết văn bản tiểu sử tóm tắt. II. Phương pháp, phương tiện dạy học Phương pháp: Thảo luận nhóm Nêu vấn đề Diễn giảng Phương tiện Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, giáo án. Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn. Bản đồ tư duy. Chuẩn bị của học sinh Đọc trước bài. Tìm hiểu, thu thập, ghi chép các thông tin về nhân vật mà mình được phân công theo nhóm. Xây dựng đề cương tóm tắt. Tiến trình dạy học Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Hoàn thành bản đồ tư duy về văn bản tiểu sử tóm tắt. Bài mới Giới thiệu bài mới: Trong cuộc sống có những điều tưởng chừng đơn giản nhưng để làm được nó lại không hề dễ dàng, nếu như ta bỏ qua những cơ sở, nền tảng cấu thành nên nó. Sắp tới nhân dịp Đại hội Đoàn trường, lớp chúng ta sẽ phải thực hiện công việc bình bầu và giới thiệu Đoàn viên ưu tú, trong đó có một nhiệm vụ khá quan trọng: viết tiểu sử tóm tắt. Hay sau này, khi xin việc, thực hiện tốt việc viết một tiểu sử tóm tắt cũng góp phần giúp chúng ta có một cơ hội việc làm. Bên cạnh những kiến thức về văn bản tiểu sử tóm tắt đã được học ở tiết trước, cùng với sự phân công, yêu cầu chuẩn bị ở nhà cho các nhóm, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thực hành luyện tập viết tiểu sử tóm tắt theo các đối tượng và yêu cầu khác nhau. Tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Trình bày đề cương tiểu sử tóm tắt. GV nhắc lại yêu cầu phân công cho các nhóm trong lớp: Lập đề cương tóm tắt cho các đối tượng sau: - Nhóm 1: Tác gia văn học trong chương trình Ngữ văn 11, tập 2 mà anh (chị) yêu thích. - Nhóm 2: Đoàn viên ưu tú trong chi đoàn. - Nhóm 3: Nhân vật lịch sử mà anh (chị) ngưỡng mộ. - Nhóm 4: Người mà anh (chị) thần tượng. GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận: Nhóm 1,2 trình bày về mục đích, yêu cầu. Nhóm 3,4 trình bày về nội dung, kết cấu của bài viết. GV nhận xét, góp ý để các nhóm hoàn thiện bản tiểu sử tóm tắt: - Về nội dung theo yêu cầu (thông tin đầy đủ, chính xác chưa?) - Bố cục bài viết (rõ ràng, mạch lạc không?) - Cách dùng từ (phù hợp với văn bản này không?) Hoạt động 2: Trình bày tiểu sử tóm tắt: GV gọi bất kỳ học sinh trong mỗi nhóm lên trình bày bản tiểu sử tóm tắt đã chuẩn bị của mình. GV gọi HS trong nhóm đó và các nhóm khác nhận xét, góp ý sau mỗi bài trình bày. GV nhận xét, bổ sung cụ thể từng phần trình bày: - Về kết cấu bài viết. - Về nội dung trình bày. - Về cách trình bày, tác phong, ngôn ngữ GV yêu cầu các nhóm tổng hợp các bài viết thành một bộ hồ sơ tiểu sử tóm tắt hoàn chỉnh. GV chốt lại kiến thức, rút kinh nghiệm cho các nhóm. Cả lớp chia thành 4 nhóm, tương ứng với 4 tổ. Các nhóm thảo luận về mục đích, yêu cầu, nội dung và kết cấu của bài viết. Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận. HS mỗi nhóm lần lượt trình bày. 1. Viết tiểu sử tóm tắt a) Nhóm 1: * Xác định mục đích, yêu cầu: - Mục đích: Giới thiệu các nhà văn, nhà thơ trong chương trình Ngữ văn 11, tập 2. - Yêu cầu: + Thông tin: Khách quan, chính xác. + Nêu được về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác gắn với các mốc thời gian cụ thể. + Bản tiểu sử: Ngắn gọn. + Văn phong: Cô đọng, không sử dụng các biện pháp tu từ, các yếu tố biểu cảm. b) Nhóm 2: * Xác định mục đích, yêu cầu: - Mục đích: Giới thiệu Đoàn viên ưu tú tham gia ứng cử vào Ban chấp hành Đoàn trường. - Yêu cầu: + Khách quan, chính xác. + Nêu được thành tích, quá trình hoạt động của Đoàn viên (cụ thể về số liệu, thời gian). + Văn phong: Trong sáng, súc tích. c) Nhóm 3: * Xác định nội dung trình bày: - Giới thiệu khái quát: + Nhân thân: Họ tên, tự, hiệu, quê quán + Các hoạt động chính gắn với mốc thời gian; những đóng góp chính). - Những đặc điểm nổi bật về con người và sự nghiệp (Tài năng, phẩm chất). - Đánh giá chung. d) Nhóm 4: * Xác định nội dung, kết cấu trình bày: - Tên thường dùng, biệt danh (nếu có). - Năm sinh. - Quê quán - Sở thích - Năng lực đặc biệt - Thành tích nổi bật - Nhận xét chung 2. Trình bày bản tiểu sử tóm tắt: a) Nhóm 1: Xuân Diệu (1916 – 1985) có bút danh Trảo Nha, tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. Quê cha: Hà Tĩnh, quê mẹ: Bình Định. Sau khi tốt nghiệp tú tài, Xuân Diệu dạy học tư, làm viên chức ở Mỹ Tho, sau đó ra Hà Nội làm nghề viết văn. Ông là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn, tham gia mặt trận Việt Minh trước 1945. Cả cuộc đời gắn bó với nền văn học dân tộc. 1983 ông được bầu làm viện sĩ thông tấn viện hàn lâm nghệ thuật CHDC Đức. Trước 1945, Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. Xuân Diệu đem đến cho độc giả một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời tha thiết với những tập “Thơ thơ”,“Gởi hương theo gió”. Sau 1945, ông say sưa viết về tổ quốc, nhân dân, Đảng, Bác Hồ với một tinh thần lạc quan sôi nổi. “Riêng chung”, “Hai đợt sóng” lần lượt ra đời. Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn học lớn, sức sáng tạo dồi dào, đóng góp nhiều mặt cho nền văn học dân tộc. Ở lĩnh vực nào cũng in đậm hình ảnh một Xuân Diệu – nhà thơ của tuổi trẻ, mùa xuân, sôi nổi tình yêu, dạt dào tình đời. b) Nhóm 2: Thưa các bạn ! Trong đại hội Đoàn trường sắp tới, tôi xin giới thiệu bạn Nguyễn Ngọc Linh Thư vào danh sách đề cử của ban chấp hành nhiệm kì mới. Nguyễn Ngọc Linh Thư sinh ngày 17 tháng 10 năm 1996, là một trong những học sinh xuất sắc của lớp 11D8. Trong các năm học trước, Linh Thư luôn là học sinh giỏi của trường. Không chỉ học giỏi, bạn còn rất sôi nổi, năng nổ trong các hoạt động tập thể. Vốn là người thông minh, năng nổ, hoạt bát nên bạn đã giành nhiều thành tích rất cao: trong học tập luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi, trong công tác Đoàn luôn là một bí thư chi đoàn gương mẫu. Những thành tích mà Thư đạt được là kết quả của một quá trình phấn đấu học tập và rèn luyên không ngừng. Với những thành tích như vậy, Nguyễn Ngọc Linh Thư hoàn toàn xứng đáng là Đoàn viên ưu tú đại diện cho chi đoàn 11D8 tham gia ứng cử vào ban chấp hành Đoàn trường. Rất mong các bạn đồng tình, ủng hộ ý kiến của tôi và tập trung phiếu bầu cho bạn Nguyễn Ngọc Linh Thư. Tôi xin chân thành cám ơn! c) Nhóm 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác) sinh ngày 19/5/1890 ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mất ngày 2/9/1969 tại Hà Nội. Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống yêu nước, anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào. Năm 1911 Người đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc. Từ năm 1912 - 1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống hoà mình với nhân dân lao động, Người đã hoạt động tích cực nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc giành tự do, độc lập. Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vécxây (Versailles) bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa. Tháng 12 năm 1920 Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản), trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa. Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, Người làm việc trong Quốc tế Cộng sản. Tháng 10 năm 1923, tại Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân. Người tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Đại hội Quốc tế Cộng sản Thanh niên lần thứ IV, Đại hội Quốc tế Công hội đỏ. Người kiên trì bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của V.I. Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản tới phong trào giải phóng dân tộc. Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Tại Quảng Châu Nguyễn Ái Quốc vừa làm việc trong đoàn cố vấn Bôrôđin của Chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Tôn Dật Tiên; vừa tìm hiểu và tiếp xúc với những người Việt Nam đang hoạt động tại đây. Nguyễn Ái Quốc đã chọn một số thanh niên Việt Nam yêu nước, trực tiếp mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng. Năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra tuần báo “ Thanh niên”. Mùa xuân năm 1930, Người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long, thuộc Hồng Kông. Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam (Hội nghị của Đảng tháng 10 năm 1930 đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương), đội tiên phong của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam. Ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Cao trào Cách mạng 1930 - 1931, đỉnh cao là Xô viết - Nghệ Tĩnh, cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Tháng 6 năm 1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại Hồng Kông. Mùa xuân năm 1933, Người được trả tự do. Từ 1934 đến 1938, Người nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc thuộc địa tại Mátxcơva. Tháng 10 năm 1938 Người rời Liên Xô về Trung Quốc, bắt liên lạc với tổ chức Đảng chuẩn bị về nước. Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Người về nước sau hơn 30 năm xa Tổ quốc. Tháng 5-1941, Người triệu tập Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối cứu nước trong thời kỳ mới, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh. Tháng 8-1942, lấy tên Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao của tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian một năm 14 ngày bị tù, Người đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù” với 133 bài thơ chữ Hán. Tháng 9-1943, Người được trả tự do. Tháng 9-1944, Người trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12-1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tháng 5-1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). Tại đây theo đề nghị của Người, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân đã họp quyết định Tổng khởi nghĩa. Đại hội Quốc dân đã bầu ra Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Tháng 8-1945, Người lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Người đọc “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà . Tháng 2-1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Tại Đại hội Người được bầu làm Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành thắng lợi to lớn, kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954), giải phóng hoàn toàn miền Bắc. Từ năm 1954, Người cùng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Năm 1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam. Người động viên toàn thể nhân dân Việt Nam vượt mọi khó khăn gian khổ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Từ năm 1965 đến tháng 9-1969, cùng với Trung ương Đảng, Người tiếp tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, sáng lập Đảng Mác - Lênin ở Việt Nam, sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Người luôn luôn gắn cách mạng Việt Nam với cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Người là tấm gương đạo đức cao cả, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, vô cùng khiêm tốn, giản dị. Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) đã tôn vinh Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá kiệt xuất. d) Nhóm 4: Ngô Bảo Châu sinh ngày 15 tháng 11 năm 1972 tại Hà Nội. Thời niên thiếu, ông là học sinh Trường Thực nghiệm Giảng Võ, Trường THCS Trưng Vương, và sau đó học tại khối chuyên toán Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông đã hai lần đoạt huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế tại Australia năm 1988 và Cộng hoà Liên bang Đức năm 1989, và cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán quốc tế. Là sinh viên Trường Đại học Paris VI và Trường Sư phạm Paris từ năm 1992 đến năm 1994, rồi sau đó là sinh viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường Đại học Paris XI dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Gérard Laumon, Ngô Bảo Châu bảo vệ Luận án tiến sĩ năm 1997, trở thành nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) từ năm 1998, lấy bằng Habilitation à Diriger les Recherches (HDR) năm 2003 và sau đó được bổ nhiệm là giáo sư toán học tại Trường Đại học Paris XI năm 2004. Cũng trong năm này, ông được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với Giáo sưGérard Laumon vì đã chứng minh được Bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita. Năm 2005, khi được 33 tuổi, Ngô Bảo Châu được phong đặc cách hàm giáo sư tại Việt Nam và trở thành vị giáo sư trẻ nhất của Việt Nam tính đến thời điểm đó. Năm 2007, ông đồng thời làm việc tại Trường Đại học Paris XI, Orsay, Pháp và Viện nghiên cứu cao cấp Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ.Trong năm 2008, ông công bố chứng minh Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie hay còn gọi là Bổ đề cơ bản Langlands. Cuối năm 2009, công trình này đã được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009. Với các công trình khoa học của mình, Giáo sư Ngô Bảo Châu được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể của Hội nghị toán học thế giới 2010 tổ chức ở Ấn Độ vào ngày 19 tháng 8 năm 2010. Tại lễ khai mạc của Hội nghị này, giáo sư đã được tặng thưởng Huân chương Fields. Năm 2010 cũng là năm ông nhập quốc tịch Pháp nhưng vẫn tiếp tục giữ quốc tịch Việt Nam. Kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2010, ông là giáo sư tại Khoa Toán Trường Đại học Chicago. 4. Củng cố dặn dò - Viết tiểu sử tóm tắt về bản thân em. - Đọc trước và chuẩn bị bài: Tổng kết phần văn học Việt Nam. IV. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Tuan_26_Luyen_tap_viet_tieu_su_tom_tat.doc