Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 92: Tiểu sử tóm tắt - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Lài

 Hoạt động 2: Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu cách viết tiểu sử tóm tắt.

• Thao tác 1: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm (nhóm theo bàn) theo các câu hỏi sau:

- Nhóm 1: Các tài liệu được lựa chọn để viết tiểu sử tóm tắt của Lương Thế Vinh là những tài liệu nào? Các tài liệu đó phải đáp ứng yêu cầu nào?

- Nhóm 2: Văn bản Lương Thế Vinh gồm mấy phần ? Mỗi phần trình bày những nội dung chính nào, được sắp xếp ra sao ?

- Nhóm 3: Tác giả đã đánh giá về Lương Thế Vinh bằng cách nào? Nhận xét về cách đánh giá của tác giả?

- Nhóm 4: Trình tự các bước viết tiểu sử tóm tắt?

• Thao tác 2: Hs trao đổi thảo luận nhóm và cử đại diện đứng lên trả lời.

- Gv đánh giá, nhận xét và chốt lại vấn đề.

 

docx6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 92: Tiểu sử tóm tắt - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Lài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THPT Phan Đăng Lưu Giáo án Ngữ văn 11
TIẾT: 92 Ngày soạn: 19/2/2016
Tổ: Văn Ngày dạy: 26/2/2016
TIỂU SỬ TÓM TẮT
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiến thức: 
Mục đích, đặc điểm của tiểu sử tóm tắt.
Yêu cầu viết bản tiểu sử tóm tắt.
Cách viết tiểu sử tóm tắt.
Kĩ năng:
Tìm hiểu tiểu sử của một tác giả đã học ở phần Văn học.
Viết tiểu sử tóm tắt của một nhân vật.
Thái độ:
Có ý thức sưu tầm tài liệu, tra cứu tư liệu và chọn lọc cho phù hợp khi viết văn bản tiểu sử tóm tắt.
Mục tiêu phát triển năng lực: 
Định hướng các năng lực được hình thành
Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp (Nhóm năng lực xã hội).
Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo (Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân).
Năng lực viết văn bản tiểu sử tóm tắt (Năng lực chuyên môn).
Năng lực sử dụng ngôn ngữ (Nhóm năng lực công cụ).
Mô tả các năng lực cần phát triển 
Nội dung chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tiểu sử tóm tắt
- Biết được khái niệm tiểu sử tóm tắt. 
- Biết được bố cục của một bản tiểu sử tóm tắt.
- Hiểu được mục đích và yêu cầu của tiểu sử tóm tắt.
- Hiểu được văn bản tóm tắt về Lương Thế Vinh.
- Viết tiểu sử tóm tắt nhà văn, nhà thơ được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11. 
- Viết tiểu sử tóm tắt về một người nào đó (bản thân người viết phải hiểu rõ về đối tượng được viết đến).
- Vận dụng tiểu sử tóm tắt về một tác giả nào đó vào bài văn nghị luận về một tác giả, tác phẩm. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên:
SKG, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo.
Giáo án điện tử.
Học sinh:
SGK, bài soạn ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: không.
Bài mới: Tiểu sử tóm tắt
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục I sgk trang 53.
Thao tác 1:Gv đưa ra một số văn bản tiểu sử tóm tắt và cho học sinh đọc và tìm hiểu kĩ những gì được thể hiện trong văn bản.
Thao tác 2: Tổ chức vấn đáp để tìm hiểu khái niệm, mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt. 
Các văn bản trên trình bày những thông tin gì? 
Mục đích của việc trình bày những thông tin đó? 
Khi trình bày các thông tin trên, các văn bản phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Hs trao đổi thảo luận tả lời câu hỏi.
Gv tổng hợp ý kiến, nhận xét chốt lại vấn đề.
Gv mở rộng vấn đề bằng cách làm cho học sinh thấy được vai trò của tóm tắt tiểu sử trong việc phục vụ cho hoạt động giảng dạy và tiếp nhận văn học. Gv có thể cho ví dụ cụ thể như tiểu sử của Nguyễn Du ảnh hưởng như thế nào đến những sáng tác và tâm sự mà ông thể hiện trong tác phẩm.
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu cách viết tiểu sử tóm tắt. 
Thao tác 1: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm (nhóm theo bàn) theo các câu hỏi sau:
Nhóm 1: Các tài liệu được lựa chọn để viết tiểu sử tóm tắt của Lương Thế Vinh là những tài liệu nào? Các tài liệu đó phải đáp ứng yêu cầu nào? 
Nhóm 2: Văn bản Lương Thế Vinh gồm mấy phần ? Mỗi phần trình bày những nội dung chính nào, được sắp xếp ra sao ? 
Nhóm 3: Tác giả đã đánh giá về Lương Thế Vinh bằng cách nào? Nhận xét về cách đánh giá của tác giả?
Nhóm 4: Trình tự các bước viết tiểu sử tóm tắt? 
Thao tác 2: Hs trao đổi thảo luận nhóm và cử đại diện đứng lên trả lời.
Gv đánh giá, nhận xét và chốt lại vấn đề.
Thao tác 3: Trao đổi, vấn đáp để tìm hiểu cách viết tiểu sử tóm tắt.
Qua khảo sát ví dụ, em hãy cho biết yêu cầu về chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt như thế nào?
Bố cục của tiểu sử tóm tắt gồm những phần chính nào?
Em hãy nêu trình tự các bước viết tiểu sử tóm tắt?
Hoạt động 3: Gv hướng dẫn Hs tổng kết và làm bài tập sgk Tr 55 để củng cố kiến thức.
Gv cho Hs xem sơ đồ minh họa tổng kết những nội dung cơ bản của bài học.
Gv hướng dẫn Hs làm bài tập1. 
Gv cho Hs chơi trò chơi nhỏ để củng cố lại kiến thức.
Gv đưa ra các câu hỏi mà đáp án trả lời của các câu này là những thông tin về tiểu sử của một tác giả nổi tiếng. Hs sẽ chọn các câu hỏi để trả lời và suy nghĩ để tìm ra từ khóa (tác giả) cần tìm. 
¯ Củng cố: 
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA TIỂU SỬ TÓM TẮT
1. Khái niệm Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét tiêu biểu cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân.
VD:	-Tiểu sử một nhà hoạt động chính trị, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ
	-Tiểu sử của một cán bộ, giáo viên,
2. Mục đích
- Giới thiệu về cuộc đời sự nghiệp, cống hiến của người được nói tới.
- Giúp nhà quản lí tìm hiểu, theo dõi và sắp xếp, phân công theo công việc hợp lí, hiệu quả. 
- Giúp chúng ta lựa chọn bạn bè, giới thiệu cán bộ lãnh đạo. 
- Giúp ta nắm được tiểu sử nhà văn, nhà thơ, chúng ta sẽ có thêm cơ sở hiểu đúng, hiểu sâu hơn các sáng tác của họ.
3. Yêu cầu
- Văn bản tiểu sử tóm tắt cần chính xác, chân thực, ngắn gọn nhưng phải nêu được những nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp của người được giới thiệu.
- Nội dung và độ dài văn bản cần phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt.
- Văn phong cô đọng, trong sáng, không dùng biện pháp tu từ, phương thức chủ yếu là thuyết minh.
II. CÁCH VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT
1. Tìm hiểu ngữ liệu
a, Nhận xét về sử dụng tài liệu 
-Tài liệu lấy từ cuốn Từ Điển VH(bộ mới)-NXB Thế Giới). 
- Dẫn tên hai cuốn sách nổi tiếng của Lương Thế Vinh: “Đại thành toán pháp” và “Hí phường phả lục”. 
=> Các tài liệu được lựa chọn: cụ thể, chính xác, chân thực, tiêu biểu về thân thế và cuộc đời của Lương Thế Vinh.
b, Bản tiểu sử tóm tắt gồm: 4 phần
- Nhân thân: Họ tên, tên hiệu, quê quán. 
- Những điểm nổi bật về con người Lương Thế Vinh: thần đồng, thông minh và tài học, đỗ trạng nguyên, tài ngoại giao. 
- Những đóng góp chủ yếu trong lĩnh vực toán học, văn chương, nghệ thuật,... 
- Đánh giá chung: có tài kinh bang tế thế, tài hoa, danh vọng tột bậc ( Lê Quý Đôn).
c, Đánh giá về Lương Thế Vinh 
 - So sánh với các sĩ phu đương thời. 
 - Dựa vào lời đánh giá của Lê Quý Đôn. 
=> Đánh giá chính xác, toàn diện, khách quan.
2.Viết tiểu sử tóm tắt
a. Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt
- Sưu tầm những tài liệu viết về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật cần tóm tắt. Những tài liệu này phải có độ tin cậy cao, do các nhà xuất bản uy tín phát hành. 
- Sưu tầm và đọc những tài liệu của chính nhân vật được tóm tắt để hiểu thêm về nhân vật.
b. Bố cục của tiểu sử tóm tắt: 4 phần 
- Giới thiệu khái quát nhân thân.
- Giới thiệu ngắn gọn lĩnh vực hoạt động xã hội: làm gì, ở đâu,...
- Những đóng góp, những thành tựu tiêu biểu.
- Đánh giá chung.
c. Các bước viết tiểu sử tóm tắt
- Sưu tầm tài liệu về đối tượng thông qua việc đọc sách, tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi nhân chứng...
- Sắp xếp, chọn lọc những tài liệu tiêu biểu theo trình tự không gian, thời gian, sự việc hợp lí.
- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp viết thành văn bản.
- Kiểm tra, sửa chữa lại văn bản đã viết.
¯ LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Trường hợp c và d cần viết tiểu sử tóm tắt.
Tổ chức trò chơi củng cố kiến thức.
Đáp án: nhà thơ Xuân Diệu.
¯ Củng cố: Cần nắm được mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt. Nắm được bố cục để biết cách viết bản tiểu sử tóm tắt. 
 Hướng dẫn học sinh tự học
a, Bài cũ:
Nắm được mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt.
Làm bài tập 3 sgk Tr55.
b, Bài mới: 
Soạn bài “Đặc điểm loại hình tiếng Việt” theo câu hỏi hướng dẫn trong sgk. 
 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập
 Cô: Hoàng Thị Bích Hồng Nguyễn Thị Lài 
Mục dự kiến ghi bảng
Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt
Khái niệm
Mục đích
Giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp cống hiến.
Giúp nhà quản lí tìm hiểu.
Giúp lựa chọn bạn bè.
Giúp hiểu đúng, sâu hơn sáng tác của các nhà văn.
Yêu cầu
Chính xác, chân thực, ngắn gọn.
Cô đọng, trong sáng, không dùng biện pháp tu từ.
Cách viết tiểu sử tóm tắt
Tìm hiểu ngữ liệu
a, Nhận xét về sử dụng tài liệu
b, Bố cục của bản tiểu sử tóm tắt “Lương Thế Vinh”: 4 phần
c, Đánh giá về Lương Thế Vinh
Viết tiểu sử tóm tắt
a, Chọn tài liệu
b, Bố cục của tiểu sử tóm tắt: 4 phần
Giới thiệu khái quát nhân thân.
Hoạt động xã hội.
Những đóng góp, những thành tựu tiêu biểu.
Đánh giá chung.
c, Các bước viết tiểu sử tóm tắt
Sưu tầm tài liệu về đối tượng.
Sắp xếp, chọn lọc tài liệu tiêu biểu.
Viết thành văn bản.
Kiểm tra, sửa chữa.
Củng cố:
Ghi nhớ (sgk).

File đính kèm:

  • docxTuan_24_Tieu_su_tom_tat.docx
Giáo án liên quan