Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 6-11

-Đậm chất hương đồng gió nội:

 +Hình ảnh chắc lọc rất chân thực, gần gũi: ao, thuyền, cánh bèo, ngõ trúc, trời cao, lá vàng,

 +Màu sắc: thanh tao, trong sáng, mát xanh và khá sinh động.

 Sắc xanh của trời, của lá, của bèo

 Sắc vàng của chiếc lá đâm ngang theo chiều gió.

 +Đường nét: uyển chuyển, hài hòa, thanh mảnh.

-Cảnh vật tĩnh lặng, đượm buồn:

 +Không gian quạnh vắng, đìu hiu.

 +Các chuyển động nhẹ, khẽ khàng, xao xác.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1722 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 6-11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/08/2012	Tuần 2 -Tiết : 06
Bài :
Đọc văn : CÂU CÁ MÙA THU
 (Nguyễn Khuyến)
I.MỤC TIÊU :
Giúp học sinh :
1. Kiến thức : Cảm nhận được vẻ đẹp cảnh thu cũng như vẻ đẹp tâm hồn thi nhân : yêu cảnh vật quê hương, tâm trạng ai hoài trước thời thế.
	Thấy được tài năng thơ ca độc đáo của cụ Tam Nguyên trong cách tả cảnh, tả tình, cách gieo vần và sử dụng từ ngữ, …
2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích một bài thơ trữ tình bát cú luật Đường theo hướng bổ dọc.
3. Thái độ : Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước; thái độ cảm thông, trân trọng trước một tài năng văn chương tài hoa.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên :
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước : Đọc tài liệu, soạn giảng.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học : Đọc diễn cảm kết hợp thảo luận nhóm, thuyết giảng.
2. Chuẩn bị của học sinh :
- Đọc trước bài học ở SGK và trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định lớp : Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.	(1phút)
2. Kiểm tra bài cũ : HS trả lời câu hỏi : ( 5phút)
 -Câu hỏi : Đọc thuộc lòng và nêu tư tưởng chủ đề bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương?
-Yêu cầu trả lời : Đọc thuộc lòng chính xác bài thơ; nêu đúng tư tưởng chủ đề tác phẩm theo ý đầu phần III tiết 5.
3. Giảng bài mới : 	(40phút)
- Tiến trình bài dạy :
T.l
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
5p
5p
25p
2p
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu tiểu dẫn.
-Những nét chính về tác giả? (Yếu, T.bình)
 Hoạt động 2 : Đọc hiểu khái quát tác phẩm.
Hoạt động 3: Phân tích chi tiết.
 GV định hướng.
-Bức tranh mùa thu được miêu tả với những hình ảnh nào? 
-Cảm nhận của em về cảnh vật mùa thu qua bài thơ?
-Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?
-Tâm trạng tác giả được bộc bạch thế nào trong bài thơ?
Hoạt động 4 : Kết luận.
 GV gợi ý.
-Tại sao nói Thu điếu là bài thơ đặc sắc về mùa thu?
+Củng cố : Học thuộc lòng bài thơ, nắm vững những giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.
 Một vài HS đọc Tiểu dẫn, trình bày những nét lớn về cuộc đời và văn chương Nguyễn Khuyến.
HS theo dõi, ghi chép.
Một HS phát biểu.
HS thảo luận theo nhóm và phát biểu , xây dựng bài.
 Nhóm 1 thực hiện.
 Nhóm 2 thực hiện.
 Nhóm 3 thực hiện.
 Nhóm 4 thực hiện.
HS kết luận theo hướng dẫn của GV.
I. TÁC GIẢ :
-Nguyễn Khuyến (1835-1909) hiệu là Quế Sơn, quê ở xã Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam.
-Từng đỗ đầu ba kì thi hương, hội, đình nên thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
-Có thời gian làm quan dưới triều Nguyễn khoảng 10 năm, còn phần lớn cuộc đời là dạy học và sống thanh bạch nơi quê nhà.
-Sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ gồm cả chữ Hán và chữ Nôm (hiện còn trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối, nhưng chủ yếu là thơ).
 + Thơ Nguyễn Khuyến chủ yếu bày tỏ tình yêu quê hương, đất nước, gia đình, bạn bè; châm biếm, đả kích xã hội thực dân, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân, với nước.
 + Đóng góp lớn nhất của thơ văn Nguyễn Khuyến trong thơ ca dân tộc là mảng thơ Nôm.
II.ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN :
1.Đọc- hiểu khái quát:
- Câu cá mùa thu nằm trong chùm thơ thu gồm 3 bài thơ Nôm của Nguyễn Khuyến.
- Viết theo hình thức bát cú luật Đường. 
- Từ ngữ, hình ảnh chân thực, giàu tính dân tộc. 
2.Đọc- hiểu chi tiết:
 2.1.Bức tranh cảnh vật mùa thu:
-Đậm chất hương đồng gió nội:
 +Hình ảnh chắc lọc rất chân thực, gần gũi: ao, thuyền, cánh bèo, ngõ trúc, trời cao, lá vàng, …
 +Màu sắc: thanh tao, trong sáng, mát xanh và khá sinh động. 
 Sắc xanh của trời, của lá, của bèo…
 Sắc vàng của chiếc lá đâm ngang theo chiều gió.
 +Đường nét: uyển chuyển, hài hòa, thanh mảnh.
-Cảnh vật tĩnh lặng, đượm buồn:
 +Không gian quạnh vắng, đìu hiu.
 +Các chuyển động nhẹ, khẽ khàng, xao xác.
-Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc:
 +Miêu tả theo bút pháp chấm phá qua cái nhìn từ gần đến cao xa, từ cao xa đến gần.
 +Mượn cái động để gợi cái tĩnh một cách tài tình.
 +Từ ngữ, hình ảnh giản dị, chân thực, cô đúc đã tạo nên cái hồn của bức tranh thơ.
 +Cách gieo vần “eo” kiểu độc vận ở các câu 1,2,4,6,8 góp phần tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm.
 2.2. Tâm trạng tác giả:
-Hồn thơ tĩnh lặng, giàu cảm xúc, gắn bó với thiên nhiên, cảnh vật. Mỗi nét họa là một nét trong cảm xúc của nhà thơ: trong trẻo, xao xuyến, lắng sâu.
-Thể hiện tấm lòng yêu nước kín đáo và một tâm trạng u uẩn của nhà nho ưu thời mẫn thế.
III. KẾT LUẬN :
-Mùa thu câu cá là bài thơ Nôm đặc sắc:
 +Cảnh, tình hài hòa đến mức tuyệt diệu.
 +Thể hiện tài năng thơ Nôm độc đáo của người nghệ sĩ tài hoa.
-Khơi gợi tình cảm quê hương đất nước trong lòng người.
 4. Dặn dò : 3p	
	 Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận về hai câu thơ cuối của bài thơ.
 So sánh nét chung và điểm khác biệt trong ba bài thơ Nôm viết về mùa thu của Nguyễn Khuyến.
 Chuẩn bị bài : PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN.
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
........................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiết 6-11.doc