Giáo án Ngữ văn 11 - Nguyễn Thị Phước - Tuần 8

- Bối cảnh giao tiếp rộng : Bao gồm toàn bộ những nhân tố xã hội, địa lí, chính trị, kinh tế, văn hoá, phong tục tập quán, của cộng đồng ngôn ngữ.

- Bối cảnh giao tiếp hẹp : Là nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói cùng với những sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh.

- Hiện thực được nói tới :

 + Có thể là hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp.

 + Có thể là hiện thực tâm trạng của con người

 + Hiện thực được nói tới tạo nên phần nghĩa sự việc của câu.

 

doc107 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1944 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Nguyễn Thị Phước - Tuần 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Ngày soạn : 28/10/2012	 Tuần 12 -Tiết : 47
Bài :
 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh :
1. Kiến thức : Nắm được khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí; phân biệt ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở những văn bản khác được đăng tải trên báo.
2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng viết một mẫu tin, phân tích một bài phóng sự báo chí. 
3. Giáo dục tư tưởng : Trau dồi năng lực sử dụng ngôn ngữ và ý thức bảo vệ, phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh. Qua đó hướng nghiệp cho học sinh về nghề báo.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên :
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước : Đọc tài liệu, soạn giảng.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học : Đọc diễn cảm kết hợp thảo luận nhóm, thuyết giảng.
2. Chuẩn bị của học sinh :
- Đọc trước bài học ở SGK và trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định lớp : Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.	(1phút)
2. Kiểm tra bài cũ : HS trả lời câu hỏi :	(3phút)
-Câu hỏi : Trình bày giá trị trào phúng của chương truyện Hạnh phúc của một tang gia.
-Yêu cầu trả lời : Theo nội dung mục II - B - điểm 1,2 - Tiết 45 - 46.
3. Giảng bài mới : 	(40phút)
- Tiến trình bài dạy :
T.l
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
10p
1.Tìm hiểu ngôn ngữ báo chí.
 GV hướng dẫn HS đọc mục I.1 SGK và thảo luận các câu hỏi:
-Đặc điểm của một bản tin?
-Đặc điểm của một phóng sự?
-Đặc điểm của một tiểu phẩm?
 HS đọc SGK, thaỏ luận các câu hỏi và trả lời.
I.TÌM HIỂU NGÔN NGỮ BÁO CHÍ :
1. Bản tin : cần có thông tin xác định về thời gian, địa điểm, sự kiện nhằm cung cấp những thông tin đúng, đủ và đáng tin cậy cho người đọc.
2. Phóng sự thực chất cũng là một bản tin, nhưng được mở rộng phần thời sự chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh, số liệu để cung cấp cho người đọc cái nhìn đầy đủ, sinh động về hiện thực ấy.
3. Tiểu phẩm : là hình thức báo chí tương đối tự do và thường mang dấu ấn cá tính của tác giả. Nội dung tư tưởng chiến đấu sâu xa thường ẩn sau tiếng cười hài hước, dí dỏm.
15p
2.Nhận xét chung…
GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I.2 SGK và trả lời các câu hỏi:
-Thử nêu các thể loại của báo chí?
-Đặc điểm về ngôn ngữ của mỗi thể loại?
-Chức năng chung của ngôn ngữ báo chí?
 GV có thể gợi ý cho HS trước khi các em thảo luận
 HS trao đổi, thảo luận và góp ý xây dựng bài.
Một HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK.
II. NHẬN XÉT CHUNG VỀ VĂN BẢN BÁO CHÍ VÀ NGÔN NGỮ BÁO CHÍ :
1. Báo chí có nhiều thể loại : bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, ý kiến bạn đọc, hộp thư bạn đọc, xã luận, …
2. Đặc điểm về ngôn ngữ của mỗi thể loại:
- Bản tin : từ ngữ phổ thông, giản dị thường mang nghĩa tường minh, câu đơn giản…
- Phóng sư ï: Ngôn ngữ chuẩn xác, có cá tính, có giá trị gợi hình, gợi cảm, …
- Tiểu phẩm : ngôn ngữ có tính tự do, đa nghĩa, hài hước, dí dỏm, …
- Quảng cáo : ngôn ngữ ngoa dụ, hấp dẫn, giàu hình ảnh, …
- Phỏng vấn: ngôn ngữ linh hoạt, chính xác, hấp dẫn, …
- Bình luận: thuật ngữ chuyên môn, chính xác, hấp dẫn, …
3. Chức năng chung của ngôn ngữ báo chí :
- Thông tin tin tức có tính thời sự, phản ánh kịp thời dư luận xã hội và nguyện vọng của nhân dân.
- Thể hiện chính kiến của báo trên cơ sở phân tích, đấu tranh có lí ( đúng pháp luật), có tình (phù hợp đạo lí) nhằm góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội.
14p
Luyện tập:
 GV chọn một tờ báo mới, hướng dẫn HS đọc và xác định những thể loại báo chí trên tờ báo đó.
GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức đã học.
 GV nhắc nhở HS chú ý những chi tiết cụ thể về thời gian, hoạt động, kết quả, số liệu, …
 Một HS đọc tờ báo. Sau đó lớp thảo luận từng bài và đưa ra nhận xét về thể loại báo của bài báo đó.
 HS thực hiện tại chỗ. Sau đó chọn một vài em trình bày, lớp nhận xét.
III. LUYỆN TẬP :
 Bài tập 1 : Thực hiện tại lớp.
 Bài tập 2 :
 Theo mục I - Điểm 1,2.
 Bài tập 3:
 Viết một bản tin ngắn phản ánh tình hình học tập ở lớp.
1p
4.Bài tập về nhà:
 GV đề nghị
HS thực hiện ở nhà.
BÀI TẬP VỀ NHÀ :
 Thử viết một phóng sự ngắn về công tác an toàn giao thông ở trường em.
4 - Củng cố, dặn dò : 	(1phút)
	+Củng cố : Nắm vững đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí.
	+Dặn dò : Chuẩn bị cho tiết trả bài viết số 3.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn : 28/10/2012	 	 Tuần 12 -Tiết : 48
Bài :
 	TRẢ BÀI VĂN SỐ 3
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh :
1. Kiến thức : Củng cố những kiến thức văn học, tiếng Việt và làm văn đã học trong thời gian qua, đặc biệt là những kiến thức về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng thực hành trắc nghiệm và làm văn nghị luận phân tích văn học.
3. Giáo dục tư tưởng : Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng trước vẻ đẹp của nhân dân trong công cuộc chống ngoại xâm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên :
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước : Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học : Thực hành.
2. Chuẩn bị của học sinh : Giấy bút làm bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định lớp : Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.	(1phút)
2. Kiểm tra bài cũ : Không.
3. Giảng bài mới : 	(43phút)
- Giới thiệu bài : Không.
- Tiến trình bài dạy :
T.l
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
15P
GV cho HS nhắc lại yêu cầu của đề bài. 
HS nhắc lại yêu cầu của đề bài.
I.NHẮC LẠI YÊU CẦU CỦA BÀI VIẾT :
 Theo đề bài ở trên.
15P
GV nhận xét kết quả bài làm của HS. 
II.NHẬN XÉT KẾT QUẢ BÀI VIẾT :
1.Ưu điểm:
- Hầu hết học sinh xác định được yêu cầu của đề bài. Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm nổi bật yêu cầu của đề bài.
- Nhiều bài viết có sự đầu tư và đạt hiệu quả cao.
- Một số bài đã có những sáng tạo rõ nét. Khả năng thẩm bình chi tiết khá tốt.
- Bài viết đã có sự khắc phục những lỗi thông thường như diễn đạt, dùng từ, chính tả đã được nhắc nhở trong bài viết số 2.
2.Hạn chế:
-Vẫn còn một số bài viết thiếu sự đầu tư thích đáng. Bài làm quá sơ lược.
-Nhiều bài, phần nhận xét đánh giá còn thiếu hoặc chưa sâu, còn sa vào diễn nôm ý văn.
3.Kết quả cụ thể:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
11 A 
50 
08P
III.CHỮA LỖI : 
1.Lỗi lập ý: đã xác định ở phần I.
2.Các loại lỗi khác: Không đáng kể.
3P
IV.TRẢ BÀI :
HS nhận bài, xem lại, chữa những lỗi đã được xác định.
4. Củng cố, dặn dò : 	(1phút)
	+Củng cố : Nắm vững dàn ý và kĩ năng làm bài.
	+Dặn dò : Đọc SGK và chuẩn bị cho bài lí luận văn học MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC : THƠ, TRUYỆN.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn : 4/11/2012	Tuần 13 -Tiết : 49,50
Bài :
Đọc văn : MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC : THƠ, TRUYỆN
I.MỤC TIÊU :
Giúp học sinh :
1. Kiến thức : Nhận biết loại và thể trong văn học; nắm khái quát một số thể loại văn học : thơ, truyện; vận dụng những hiểu biết đó vào việc đọc văn.
2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học.
3. Thái độ : Bồi dưỡng năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên :
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước : Đọc tài liệu, soạn giảng.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học : Đọc diễn cảm kết hợp thảo luận nhóm, thuyết giảng.
2. Chuẩn bị của học sinh :
- Đọc trước bài học ở SGK và trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định lớp : Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.	(1phút)
2. Kiểm tra bài cũ : HS trả lời câu hỏi :	(3phút)
-Câu hỏi : Trình bày hiểu biết của em về nghệ thuật trào phúng? Chọn, phân tích một vài chi tiết trào phúng đặc sắc nhất trong chương truyện Hạnh phúc của một tang gia?
-Yêu cầu trả lời : Theo nội dung mục II - điểm 2 - Tiết 45-46.
3. Giảng bài mới : 	(85phút)
- Tiến trình bài dạy :
T.l
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
10p
1.Tìm hiểu chung :
GV diễn giảng nhanh
HS theo dõi, ghi chép vắn tắt.
I. TÌM HIỂU CHUNG :
- Loại : là phương thức tồn tại chung, là loại hình, chủng loại. Căn cứ vào đó, người ta chia văn học thành 3 loại lớn :
 + Trữ tình.
 + Tự sự.
 + Kịch.
- Thể : là sự hiện thực hoá của loại, nhỏ hơn và thuộc loại.
 + Tự sự : truyện, kí, tiểu thuyết, …
 + trữ tình : ca dao, thơ cách luật, thơ tự do, thơ trào phúng, …
 + Kịch : bi kịch, hài kịch, …
30p
2.Tìm hiểu về thể loại thơ :
-Em hiểu thế nào là thơ?
 -Trong cuộc sống và trong quá trình học tập, em đã gặp những loại thơ nào?
 GV mở rộng thêm.
-Thử nêu cách thức cảm thụ của em khi tiếp nhận một bài thơ?
 GV mở rộng thêm về kinh nghiệm tiếp nhận thơ của mình.
 Vài HS phát biểu.
 Một vài HS phát biểu.
Vài ba HS trình bày cách thức cảm thụ thơ của mình.
II. THƠ :
1. Khái lược về thơ :
-Văn bản ngôn từ được tổ chức một cách nghệ thuật; có sự phân dòng, chia khổ, vần điệu; ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, tinh luyện, giàu hình ảnh, nhạc tính; trực tiếp thể hiện tâm tư tình cảm của tác giả
2. Phân loại thơ :
-Dựa vào tính chất, mục đích của tình cảm, cảm hứng : thơ trữ tình, anh hùng ca, tụng ca, bi ca, …
-Dựa vào vần luật : thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi, trường ca, …
 Tuy nhiên, sự phân chia ấy chỉ có tính chất tương đối.
3. Yêu cầu về đọc thơ :
-Trước hết cần tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Điều này giúp ta hiểu biết thêm những yếu tố về thời đại, quan niệm thẩm mĩ, sở trường của nhà thơ, … để chuẩn bị bước vào thế giới nghệ thuật của thi phẩm.
- Đọc văn bản : kết hợp đọc thầm, đọc diễn cảm, …
 Cảm nhận ý thơ qua từng dòng thơ, từng khổ, cả bài, cấu tứ bài thơ.
 Phát hiện những chi tiết nghệ thuật đặc sắc : ngôn ngữ, hình ảnh, nhạc điệu, vần luật, đặc biệt là những khoảng trống, khoảng trắng, chỗ lạ hoá và những khám phá độc đáo của nhà thơ.
- Nhận xét đánh giá chung về tư tưởng, nghệ thuật của bài thơ, nhhững khám phá mới mẻ, những sáng tạo riêng đọc đáo của tác giả.
30p
3. Tìm hiểu về truyện.
-Truyện khác thơ chỗ nào?
 GV mở rộng thêm để HS nắm bắt vấn đề chắc chắn hơn.
-Thử nêu những loại truyện em thường tiếp cận?
-.
 HS thảo luận, phát biểu xây dựng bài.
 Vài ba HS trình bày.
Vài ba HS trình bày.
III.TRUYỆN :
1.Đặc trưng cơ bản của truyện :
-Truyện thường xuất hiện ở hình thức tự sự. Đó là phương thức phản ánh hiện thực qua câu chuyện với nhiều sự việc xâu chuỗi được người kể chuyện trần thuật một cách khách quan, đem lại một ý nghĩa tư tưởng nào đó.
-Những nhân tố cơ bản của truyện :
 + Cốt truyện : chuỗi sự việc, nhân vật, chi tiết được sắp xếp theo một cấu trúc nào đó. Cốt truyện thường chứa đựng các tình huống, biến cố, …
 + Nhân vật tự sự : Nhân tố cơ bản làm nên cốt truyện và là nơi thể hiện tập trung tư tưởng tình cảm của nhà văn trước cuộc đời.
 + Lời kể : cách trần thuật của nhà văn. Lời kể khá đa dạng. Nó là nhân tố quan trọng để biểu hiện độc đáo cốt truyện và nhân vật.
2. Phân loại truyện :
 Đây là phạm trù khá phong phú và đa dạng : truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, …
3. Yêu cầu đọc truyện :
-Trước hết cần tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác, tác giả, …
-Đọc truyện nhiều lần, đọc lướt, đọc chậm, đọc diễn cảm, …
- Nắm vững cốt truyện, có thể tóm tắt được nội dung truyện. Xác định thể loại truyện. Cảm nhận ban đầu về cốt truyện, nhan đề, tình huống truyện, …
- Tìm hiểu, phân tích nhân vật ( nhân vật chính, nhân vật phụ, tính cách, phẩm chất, cuộc đời, số phận, nghệ thuật thể hiện nhân vật, …)
-Đánh giá toàn bộ những giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của truyện : nhận thức, tư tưởng tình cảm, thẩm mĩ, giáo dục, … . Chú ý phát hiện những đóng góp mới mẻ, sáng tạo của nghệ sĩ và cả những hạn chế nếu có.
12p
4.Luyện tập :
 GV nêu bài tập, hướng dẫn HS thực hành.
 HS thực hiện.
IV.LUYỆN TẬP :
1.Đọc hiểu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. (hoặc một bài thơ trên báo)
2.Thử cảm nhận truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
3p
5.Bài tập :
 GV đề nghị bài tập và hướng dẫn HS về nhà thực hiện.
 HS thực hành ở nhà.
IV. BÀI TẬP VỀ NHÀ :
1.Viết một bài văn ngắn, phân tích một bài thơ trên sách báo nằm ngoài chương trình mà em sưu tầm được.
2.Trên cơ sở bài viết, chuẩn bị đề cương trình bày quy trình làm việc của em và những nội dung chính của bài viết tại lớp.
4. Củng cố, dặn dò : 	(1phút)
	+ Củng cố : Nắm vững đặc điểm cơ bản của thơ, truyện và cách chiếm lĩnh những giá trị tư tưởng, nghệ thuật của từng loại hình tác phẩm.
	+ Dặn dò : Đọc và chuẩn bị tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn trong SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	
Ngày soạn : 4/11/2012	 	 Tuần 13-Tiết : 51
Bài :
Đọc văn : 	CHÍ PHÈO 
 (Phần tác gia Nam Cao)
I.MỤC TIÊU
Giúp học sinh :
1. Kiến thức : Nắm được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính, sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật của Nam Cao, trên cơ sở đó, giúp học sinh đọc hiểu tốt hơn truyện ngắn Chí Phèo.
2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp những vấn đề văn học sử.
3. Giáo dục tư tưởng : Bồi dưỡng những tình cảm ngưỡng mộ trước tài năng, nhân cách của Nam Cao. Trên cơ sở ấy, xây dựng nhân cách sống đúng đắn cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên :
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước : Đọc tài liệu, soạn giảng.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học : Đọc SGK kết hợp thảo luận nhóm, thuyết giảng.
2. Chuẩn bị của học sinh :
- Đọc trước bài học ở SGK và trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định lớp : Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.	(1phút)
2. Kiểm tra bài cũ : HS trả lời câu hỏi :	(3phút)
-Câu hỏi : Trình bày những hiểu biết của em về truyện ngắn và quy trình cảm thụ, phân tích một truyện ngắn?
-Yêu cầu trả lời : HS trình bày theo nội dung mục III - Tiết 49-50.
3. Giảng bài mới : 	(40phút)
- Tiến trình bài dạy :
T.l
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
7p
1.Tìm hiểu tiểu sử và con người tác giả.
-Nêu những nét cơ bản về tiểu sử và con người Nam Cao?
 GV sử dụng chân dung nhà văn diễn giảng, minh hoạ thêm.
 GV diễn giảng thêm một số nét cá tính ở con người Nam Cao.
 HS đọc trước phần giới thiệu trong SGK ở nhà, trình bày vắn tắt.
 HS theo dõi, vắn tắt những nội dung cần thiết.
Phần 1 : TÁC GIẢ :
I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ BÀ CON NGƯỜI :
1. Tiểu sử :
-Tên thật là Trần Hữu Tri (1917-1951), bút danh Nam Cao ( ghép tên tổng Cao Đà, huyện Nam Sang quê ông) phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam.
-Học hết bậc Thành chung, ông vào Nam kiếm sống với ước mơ lập nghiệp xa quê, nhưng rồi phải về quê vì hay ốm yếu. Sau đó ra Hà Nội làm giáo trường tư, viết văn, viết báo.
 Sau đó ông tham gia Hội văn hoá cứu quốc và khởi nghĩa tháng Tám ở quê nhà. Cách mạng tháng Tám thành công, nhà văn lên Việt Bắc làm báo phục vụ kháng chiến.
-Tháng 11/1951, Nam Cao hi sinh trên đường công tác ở vùng địch hậu liên khu III do bị giặc phục kích sát hại. 
-Năm 1996, ông được giặc truy tặng Giải thưởng văn học Hồ Chí Minh - đợt I.
2.Con người :
-Trước Cách mạng tháng Tám thường mang tâm sự u uất của người tài cao, phận thấp. Bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng đời sống nội tâm phong phú.
-Tấm lòng đôn hậu, chứa chan tình yêu thương con người.
- Luôn đấu tranh nội tâm dữ dội để tự hoàn thiện mình và phấn đấu cho sự nghiệp văn chương nhân đạo, tiến bộ.
10p
15p
6p
2. Sự nghiệp văn chương.
-Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao gồm những nội dung cơ bản gì?
 GV hướng dẫn HS đọc SGK và phân tích, khắc sâu những nội dung cơ bản.
-Trình bày những hiểu biết của em về sáng tác của Nam Cao?
 GV diễn giảng thêm, sau khi HS trình bày.
-Cảm nhận của em về phong cách nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao?
 GV phân tích minh hoạ thêm.
 HS thảo luận nhóm, phát biểu xây dựng bài.
 Một vài HS trình bày.
Một vài học sinh yếu. kém kể tên vài tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao.
HS thảo luận nhóm, phát biểu xây dựng bài.
II. SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG :
1. Quan điểm nghệ thuật :
-Ông phủ nhận thứ văn chương “vị nghệ thuật”, đề cao văn chương “vị nhân sinh”.
-Chú trọng lương tâm, trách nhiệm và tinh thần sáng tạo của người cầm bút.
-Xác định đúng đắn tiêu chí về giá trị đích thực của một tác phẩm văn học
 +Nội dung : vừa hiện thực sâu sắc, vừa nhân đạo bao la, thi

File đính kèm:

  • docga 11. 29 het.doc