Đề tài Khắc phục lỗi chính tả trong bộ môn ngữ văn của học sinh lớp 9 qua việc sử dụng bảng phụ và linh hoạt trong quá trình thảo luận nhóm

Lỗi chính tả do sai nguyên tắc chính tả hiện hành:

 - Lỗi do đánh sai vị trí dấu thanh điệu.

 Ví dụ: “quý” thì viết là “qúy”

 - Lỗi do không nắm được quy tắc phân bố các kí hiệu cùng biểu thị một âm.

Ví dụ: nghành ( ngh không đi trước a); kach ( k không đi trước a trừ kali)

 - Lỗi do không nắm được quy tắc viết hoa.

 Ví dụ: Trần bình Trọng, Lào cai, gia Phú

 Để khắc phục những lỗi này, chỉ cần cho học sinh ghi nhớ và tuân thủ những đặc điểm về nguyên tắc kết hợp, quy tắc viết hoa của chữ viết.

 

doc19 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1712 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khắc phục lỗi chính tả trong bộ môn ngữ văn của học sinh lớp 9 qua việc sử dụng bảng phụ và linh hoạt trong quá trình thảo luận nhóm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc hướng dẫn cho học sinh thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm trong bộ môn Ngữ văn làm hạn chế lỗi chính tả cho học sinh Trường THCS số 1 Gia Phú. 
 II. GIỚI THIỆU:
1. Hiện trạng:
 Ngữ văn là một trong những bộ môn quan trọng trong nhà trường nhằm thực hiện mục đích giáo dục phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Mục đích của dạy môn Ngữ văn là: Dạy cho học sinh biết sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và mở rộng hiểu biết thông qua các kĩ năng nghe, đọc, nói, viết, thông qua các giờ dạy môn học này có nhiệm vụ phát triển năng lực, trí tuệ của học sinh, rèn luyện cho các em phương pháp suy nghĩ và giáo dục cho các em những tình cảm mới. Đọc đúng thành thạo, viết đúng thành thạo chữ Việt là hai yêu cầu cơ bản nhất, trọng tâm nhất trong suốt quá trình học tập của học sinh. Đó cũng là hai yêu cầu luôn tồn tại song song với nhau. Có đọc đúng thành thạo mới giúp các em viết đúng. Ngược lại quá trình viết là quá trình giúp các em tư duy chính xác lại kí hiệu về âm, vần, tiếng, từcũng như kí hiệu về ngữ âm, ngữ pháp trong môn Ngữ văn. Qua đó kĩ năng đọc của các em được củng cố thêm, góp phần lớn vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Thực trạng hiện nay hầu hết học sinh dường như viết sai lỗi chính tả đặc biệt học sinh không chú ý đến khi nào nên viết hoa, khi nào nên viết thường mà phần lớn các em viết rất tùy tiện. Kĩ năng viết đúng chính tả của học sinh lớp Trường THCS số 1 Gia Phú còn ở mức độ thấp, sở dĩ như vậy là do các nguyên nhân sau:
- Do cách phát âm theo phương ngữ vì thông thường tiếng Việt phát âm như thế nào thì viết chữ như thế ấy.
- Do thường lẫn lộn giữa các chữ ghi âm đầu như : ch/tr, x/s, d/v/gi, oa/ua, ai/ay/ây, au/ao, ăm/âm, ăp/âp, iu/iêu, im/êm/iêm/em  
- Do thường phát âm sai hoặc nhầm lẫn các âm cuối như: an/ang, at/ac, ăn/ăng, ăt/ăc, ân/âng, ât/âc/, en/eng, et/ec, ên/ ênh, iên/ iêng, iêt/ iêc   
- Do nhầm lẫn, không phân biệt rõ hai thanh hỏi, ngã .
- Do không nắm được và không hiểu được nghĩa của từ ngữ sử dụng. Mỗi từ ngữ đều biểu đạt một khái niệm nào đó. Nếu không nắm được nghĩa của từ thì khi viết sẽ sai chính tả.
- Do ít đọc sách báo, tạp chí .
- Do giáo viên không chú trọng sửa lỗi chính tả trong nhà trường. Thông thường, chỉ có bộ môn Ngữ văn có yêu cầu về viết đúng chính tả và trong đáp án bài kiểm tra luôn có yêu cầu này. Nhưng còn lại các môn học khác, giáo viên hầu như bỏ qua, thậm chí chỉ yêu cầu học sinh tính toán đúng, không lưu tâm chính tả đúng hay không. Hơn nữa, bài vở thì nhiều, thời gian hạn hẹp, áp lực công việc khá lớn nên giáo viên chưa quan tâm đúng mức nên việc sửa lỗi chính tả cũng chưa toàn tâm toàn ý, chưa có hiệu quả.
- Mặt khác, một bộ phận không nhỏ học sinh còn lười học, không chịu suy nghĩ, tư duy trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Các em chưa nắm được quy tắc viết đúng chính tả.
 Như vậy, để hạn chế những lỗi chính tả mà học sinh thường mắc phải tôi chọn nguyên nhân: “Các em chưa nắm được quy tắc viết đúng chính tả”.
2. Giải pháp thay thế:
    Để khắc phục nguyên nhân trên, tôi có rất nhiều giải pháp như:
 - Luyện phát âm đúng vì như trên đã nói, tiếng Việt phát âm thế nào thì viết như thế ấy. Tuy nhiên, khi phát âm có thể theo phương ngữ (vì theo thói quen, phong tục, tập quán) nhưng khi viết vẫn đúng chính tả. Trong những trường hợp này, người viết luôn hiểu nghĩa của từ và nắm được các dấu thanh (hỏi, ngã). Ở đây, đòi hỏi người viết phải nắm chắc nghĩa của từ ngữ qua quá trình học tập, khảo cứu, đọc sách báo nhiều, 
- Sử dụng các mẹo luật chính tả, vận dụng linh hoạt vào thực tế để viết đúng chính tả. Các mẹo luật này dựa trên cơ sở quy luật của từ ngữ tiếng Việt, từ Hán Việt và nêu ra những quy tắc chung trong việc viết đúng chính tả.
- Rèn luyện thói quen đọc sách, lòng say mê đọc sách. Cần xác định sách là người bạn đường của mỗi chúng ta. Sách là nguồn tri thức vô tận của nhân loại lưu truyền lại tới bây giờ và mãi mãi về sau. Trong quá trình đọc, tìm hiểu, cảm thụ tác phẩm văn học, vốn từ ngữ sẽ không ngừng được tích lũy, nâng cao. Từ đó, khi cần viết, biểu đạt một vấn đề thì chúng ta luôn có vốn từ ngữ để sử dụng.
- Có thói quen sử dụng các loại sách công cụ như Từ điển tiếng Việt, Từ điển từ và ngữ Hán Việt ( tiếng Việt có hơn 70% từ Hán Việt). Khi gặp từ khó, chưa xác định được rõ ràng thì nên tra từ điển để nắm thêm nghĩa của từ và hạn chế việc viết sai chính tả.
- Thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm.
Như vậy có rất nhiều giải pháp để khắc phục hiện trạng trên, tuy nhiên mỗi giải pháp đều có những yếu điểm và hạn chế nhất định. Đối với cấp THCS, vì trong chương trình không có những tiết luyện viết, lại mỗi môn một thầy dạy cho nên không có thời gian để sửa và luyện chữ cho học sinh và không quan sát thường xuyên liên tục chữ viết cho các em. Cho nên việc luyện chữ viết cho học sinh thật là khó khăn cho những thầy cô giáo chúng ta. Vì thế trong tất cả các giải pháp đó tôi chọn giải pháp“ Linh hoạt thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm”. Với phương pháp này, nhằm mục đích hạn chế lỗi chính tả cho cả tập thể học sinh của lớp 9a1,2 nói riêng và học sinh trong toàn trường nói chung. Với những lí luận mà tôi nêu trên, muốn hạn chế lỗi chính tả cho học sinh ta cần thực hiện các bước sau:
 Các bước cơ bản:
Để thực hiện được ý định “Hạn chế lỗi chính tả cho học sinh Trường THCS số 1 Gia Phú của mình tôi đã vạch ra một số biện pháp cụ thể ngay từ đầu năm học khi bắt đầu nhận lớp.
 Bước 1: Xây dựng nhóm.
	+ Lớp 9a1 có 32 học sinh, tôi chia thành 4 nhóm : nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4, mỗi nhóm có 8 học sinh.
 + Mỗi nhóm đều có nhóm trưởng, nhóm phó, còn thư kí thì tôi thay đổi liên tục trong quá trình thảo luận nhóm.
 Bước 2: Hoạt động nhóm.
	Trong một tuần môn Ngữ văn 9 có 5 tiết, mỗi tiết tôi tiến hành một đến hai lần thảo luận nhóm. Mỗi lần thảo luận nhóm tôi lại thay đổi thư kí, chính vì vậy các thành viên trong nhóm ai cũng được làm thư kí ít nhất là hai lần trong vòng một tháng.
 Bước 3: Tiến hành sửa lỗi chính tả cho học sinh.
 	+ Sau khi hoàn tất quá trình thảo luận nhóm học sinh sẽ treo bảng phụ nhóm lên bảng lớn.
+ Tôi cho học sinh giữa các nhóm nhận xét lẫn nhau về nội dung thảo luận đặc biệt là lỗi chính tả.
+ Sau khi học sinh giữa các nhóm điều hành nhận xét xong, tôi tiến hành nhận xét lại nội dung thảo luận và sửa những lỗi chính tả mà các em không phát hiện ra.
+ Đối với những em viết sai tôi cho các em về nhà chép đi chép lại 10 lần lỗi bị sai đó.
Một số đề tài gần đây:
 - Đề tài : “Hạn chế lỗi chính tả trong môn tập làm văn - Ngữ văn lớp 7’’ của đồng chí Đặng Thu Hoàn.
 - Đề tài „“ Rèn luyện cách phát âm, kĩ năng nói cho học sinh qua phân môn Ngữ văn lớp 8’’lớp8 của đồng chí Nguyễn Thị Huyền.
 Các đề tài này đều đề cập đến những giải pháp cụ thể nhưng không thường xuyên liên tục trong bộ môn Ngữ văn THCS.
Bản thân tôi muốn có một nghiên cứu có thể áp dụng thường xuyên trong các tiết dạy của bộ môn Ngữ văn THCS và hạn chế hiệu quả lỗi chính tả của học sinh đặc biệt là các em học tại địa bàn xã Gia Phú. 
 4. Vấn đề nghiên cứu:
Việc dùng bảng phụ và linh hoạt thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm có làm hạn chế lỗi chính tả cho học sinh không?
Giả thuyết nghiên cứu:
Có. Việc dùng bảng phụ và linh hoạt thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm có làm hạn chế lỗi chính tả cho học sinh.
III. Phương pháp :
 1. Khách thể nghiên cứu:
 1.1. Khách thể nghiên cứu : 
 	Hạn chế lỗi chính tả của học sinh đối với môn Ngữ văn.
1.2. Đối tượng nghiên cứu:
Một số phương pháp nhằm hạn chế lỗi chính tả cho học sinh lớp 9a1,2 trên địa bàn Trường THCS số 1 Gia Phú
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, dân tộc. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Giới tính và thành phần dân tộc của học sinh lớp 9a1 và 9a2 Trường THCS số 1 Gia Phú
Số học sinh các nhóm
Dân tộc
Tổng số
Nam
Nữ
Kinh
 Tày
Lớp 9a1
32
11 
21 
28 
4 
Lớp 9a2
32
18 
14 
 27
5 
2. Thiết kế: 
Chọn hai nhóm của hai lớp: nhóm học sinh lớp 9a1 là nhóm thực nghiệm và nhóm học sinh lớp 9a2 là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra để kiểm tra lỗi chính tả của học sinh trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
 Đối chứng
Thực nghiệm 
Giá trị trung bình
5,063
5,156
p 
0,2897
p = 0,2897 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. 
	Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 3):
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
KT trước TĐ
Tác động
KT sau TĐ
Thực nghiệm (9a1)
O1
Thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm
O3
Đối chứng (9a2)
O2
Không
O4
3. Quy trình nghiên cứu:
 3.1. Trong quá trình thảo luận nhóm giáo viên nhắc cho các em một số quy định về chuẩn chính tả:
 3.1.1. Về cách viết hoa tên riêng tiếng Việt:
 - Tên người và tên gọi nơi chốn : Viết hoa tất cả các chữ cái đầu mà không dùng gạch nối. Ví dụ: Nguyễn Việt Ánh, thôn Bến Phà
 - Tên tổ chức, cơ quan: Viết hoa chữ cái đầu trong tổ hợp từ dùng làm tên. Ví dụ : Đảng cộng sản Việt Nam, Trường Trung học cơ sở số 1 Gia Phú
 3.1.2. Việc dùng dấu nối:
 - Dùng dấu nối trong các liên doanh như: khoa học – kĩ thuật, 
	 - Dùng dấu nối khi chỉ giới hạn về không gian, thời gian, số lượng.
Ví dụ: Chuyến tàu Hà Nội – Lào Cai, thời kì 1945 – 1954, sản lượng 5 – 7 tấn, 
 - Khi phân biệt ngày, tháng, năm. Ví dụ : 30 - 4 - 1975,...
 3.2. Trong quá trình thảo luận nhóm giáo viên chỉ ra một số lỗi chính tả thường gặp ở học sinh và biện pháp sửa chữa:
 3.2.1. Lỗi chính tả do sai nguyên tắc chính tả hiện hành:
 - Lỗi do đánh sai vị trí dấu thanh điệu.
	Ví dụ: “quý” thì viết là “qúy”
 - Lỗi do không nắm được quy tắc phân bố các kí hiệu cùng biểu thị một âm.
Ví dụ: nghành ( ngh không đi trước a); kach ( k không đi trước a trừ kali)
	- Lỗi do không nắm được quy tắc viết hoa.
	Ví dụ: Trần bình Trọng, Lào cai, gia Phú
	Để khắc phục những lỗi này, chỉ cần cho học sinh ghi nhớ và tuân thủ những đặc điểm về nguyên tắc kết hợp, quy tắc viết hoa của chữ viết.
 3.2.2. Lỗi chính tả do viết sai với phát âm chuẩn.
	Đặc điểm phát âm đặc trưng cho từng vùng khác với phát âm chuẩn là nguyên nhân dẫn đến những cách viết sai chính tả. Có thể quy những lỗi này thành ba dạng chủ yếu.
3.2.2.1. Lỗi viết sai phụ âm đầu:
- Lỗi do không phân biệt được tr và ch: Do cách phát âm của học sinh không phân biệt được tr – ch. Có thể giúp các em nắm một số quy tắc nhỏ để phân biệt tr – ch.
+ Tr không kết hợp với những vần bắt đầu bằng: oa, oă, oe, uê( choáng, choai,)
+ Từ láy phụ âm đầu phần lớn là ch ( Những từ láy phụ âm đầu là tr rất ít : trơ trọi, trống trải,)
- Lỗi do không phân biệt s và x : 
Hiện tượng này cũng là do đặc điểm phát âm không phân biệt, ở lỗi này cần cho học sinh hiểu và nhớ một số quy tắc phân biệt s và x như sau:
+ S không kết hợp với vần oa, oă, oe, uê( xuề xòa, xoay xở, xoen xoét,)
Từ láy phụ âm đầu có cả s và x. Từ láy bộ phận thường là x: loăn xoăn, lòa xòa,
+ Về nghĩa tên thức ăn thường viết là x: xôi, xúc xích, lạp xưởng,	
- Lỗi do không phân biệt r, gi với d: 
Giúp học sinh nhớ một số quy tắc để phân biệt r, gi với d như sau:
+ R và gi không kết hợp với những vần: oa, oă, uâ, oe, uê, uy.
+ Xét về nguồn gốc không có từ Hán Việt đi với r. Trong Hán Việt, d đi với thanh ngã và nặng, gi đi với thanh hỏi và sắc.
+ Trong từ láy bộ phận vần: r láy với b và c, còn gi và d không láy: bứt rứt, bủn rủn, và r và d láy với l, còn gi không láy: liu diu, lim dim,
3.2.2.2. Lỗi sai phần vần: 
Lỗi viết sai phần vần ( Viết sai âm cuối hoặc âm chính)
	Ví dụ: yêu/ iêu; ơu/ iêu,..
 . 3.2.2.2. Lỗi viết sai thanh điệu: 
 	Lỗi viết sai thanh điệu do sự phát âm không phân biệt giữa thanh hỏi và thanh ngã. Để khắc phục lỗi này có thể giúp học sinh nhớ hai quy tắc:
	- Các chữ khởi đầu bằng nguyên âm chỉ mang dấu hỏi, không mang dấu ngã: ả, ỷ lại, ảnh,( Trừ 5 ngoại lệ: ẵm, ễ mình, ễnh bụng, ễnh ương, ỡn ngực,
	- Các chữ Hán Việt bắt đầu bằng các phụ âm: m, n, nh, l, v, d, ng chỉ mang dấu ngã không mang dấu hỏi: mã lực, lãnh tụ, vĩ nhân, ( chỉ có một trường hợp ngoại lệ: cây ngải)	
 	Phần lớn từ láy điệp vần mang thanh hỏi.
3.3. Chọn đối tượng thực hiện: 
 	Chọn nhóm: Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng thuộc khối lớp 9 Trường THCS số 1 Gia Phú. Quá trình thực nghiệm đã được tổ chức ở hai nhóm của hai lớp 9a1 và 9a2.
	Nhóm của lớp 9a2 là nhóm đối chứng, gồm 32 học sinh. Đối với nhóm này tôi không hướng dẫn học sinh thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm.
	Nhóm 9a1 là nhóm thực nghiệm: gồm 32 học sinh. Tôi chia nhóm này thành 4 nhóm nhỏ: nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4, mỗi nhóm là 8 học sinh. Đối với nhóm này tôi hướng dẫn học sinh thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm.
3.4. Tiến hành thực nghiệm :
 	Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
4. Đo lường : 
Tiến hành kiểm tra và chấm bài.
4.1.Tôi tiến hành bài kiểm tra chính tả cho học sinh trước khi tác động(nội dung trình bày ở phần phụ lục ). 
Đề: Giáo viên đọc bài thơ “ Sang Thu” của Hữu Thỉnh cho học sinh chép.
Ghi chú: - Học sinh ghi đầy đủ họ và tên, lớp, trường, 
 - Thời gian 10 - 15 phút.
Kết quả khảo sát: 	
LỚP 9a1
LỚP 9a2
Stt
Họ và tên
Điểm
Stt
Họ và tên
Điểm
01
Nguyễn Thị Ngọc Anh
4
01
Ngô Ngọc Bách 
4
02
Vi Hoàng Anh 
5
02
Hoàng Ngọc Bích
5
03
 Nguyễn Thị Việt Ánh
4
03
Nguyễn Văn Dũng
5
04
 Nguyễn Mạnh Cường
4
04
Vũ Việt Dũng
5
05
 Phạm Thị Thùy Dương
4
05
Phạm Văn Duy
5
06
 Vũ Quang Dự
6
06
Cao Thị Duyên
5
07
Cao Hồng Mạnh 
5
07
Trần Minh Giang
5
08
 Nguyễn Văn Hiệu
5
08
Hoàng Việt Hà
5
09
 Trần Đình Hùng
6
09
Lê Thị Hồng Hậu
6
10
 Phạm Thị Lan Hương
5
10
Triệu Trung Hiếu
5
11
 Đoàng Văn Linh
6
11
Phạm Văn Hoàng
5
12
 Nguyễn Khánh Linh
5
12
Ngô Quang Khải
6
13
 Bùi Thị Ly 
6
13
Ngiêm Thị Thúy Lệ
5
14
 Lê Hồng Minh
5
14
Lê Thị Linh 
5
15
 Nguyễn Hải My
5
15
Phạm Thị Ngọc Mai
5
16
 Nguyễn Thị Huyền My
4
16
Trần Văn Minh
5
17
 Phạm Phương Nam 
5
17
Ngô Hoàng Nam 
4
18
 Nguyễn hồng Ngọc
5
18
Vũ Thị Hồng Ngát 
6
19
 Đỗ Nhật Quế
6
19
Đỗ Thanh Ngọc 
4
20
 Vũ Ngọc Thành
5
20
Hoàng Minh Ngọc 
5
21
 Nguyễn Tiến Thắng 
6
21
Hà Văn Quang 
6
22
 Nguyễn Lê Thu Thủy 
5
22
Vũ Thị Quỳnh 
5
23
 Trần lệ Thủy
5
23
Hoàng Văn Sĩ 
4
24
 Đỗ Quỳnh Trang
4
24
Vũ Thị Thanh 
6
25
 Đỗ Thu trang
6
25
 Đào Tuấn thành
5
26
 Bùi Quang Trung
6
26
 Nguyễn tiến Thành
5
27
 Nguyễn Anh Tú
6
27
 Nguyễn trung thành
5
28
 Vũ Thu Uyên
6
28
 Trương Tiến Thành
6
29
 Bùi lê Vy
6
29
 Trần Quang Thảo 
5
30
 Vũ Xuân Giang
5
30
 Nguyễn Thị Thơm
5
31
 Lương thị Tố Uyên
5
31
 Đặng Thị Thương
4
32
 Vũ Xuân Vương
5
32
 phạm Quốc Toản
6
4.2. Sau hơn một tháng áp dụng giải pháp đã nêu trên tôi tiến hành kiểm tra chính tả học sinh( nội dung bài kiểm tra trình bày ở phần phụ lục)
Đề: Giáo viên đọc bài thơ “ Nói với con” của Y Phương cho học sinh chép.
Ghi chú: - Học sinh ghi đầy đủ họ và tên, lớp, trường, 
 - Thời gian 10 - 15 phút.
Kết quả khảo sát: 	
LỚP 9A1
LỚP 9A2
Stt
Họ và tên
Điểm
Stt
Họ và tên
Điểm
01
 Nguyễn Thị Ngọc Anh
4
01
Ngô Ngọc Bách 
5
02
 Vi Hoàng Anh 
6
02
Hoàng Ngọc Bích
5
03
 Nguyễn Thị Việt Ánh
6
03
Nguyễn Văn Dũng
5
04
 Nguyễn Mạnh Cường
5
04
Vũ Việt Dũng
5
05
 Phạm Thị Thùy Dương
4
05
Phạm Văn Duy
5
06
 Vũ Quang Dự
6
06
Cao Thị Duyên
5
07
Cao Hồng Mạnh 
6
07
Trần Minh Giang
5
08
 Nguyễn Văn Hiệu
6
08
Hoàng Việt Hà
5
09
 Trần Đình Hùng
7
09
Lê Thị Hồng Hậu
6
10
 Phạm Thị Lan Hương
6
10
Triệu Trung Hiếu
5
11
 Đoàng Văn Linh
5
11
Phạm Văn Hoàng
5
12
 Nguyễn Khánh Linh
5
12
Ngô Quang Khải
6
13
 Bùi Thị Ly 
6
13
Ngiêm Thị Thúy Lệ
5
14
 Lê Hồng Minh
6
14
Lê Thị Linh 
5
15
 Nguyễn Hải My
5
15
Phạm Thị Ngọc Mai
5
16
 Nguyễn Thị Huyền My
6
16
Trần Văn Minh
5
17
 Phạm Phương Nam 
5
17
Ngô Hoàng Nam 
4
18
 Nguyễn hồng Ngọc
5
18
Vũ Thị Hồng Ngát 
5
19
 Đỗ Nhật Quế
7
19
Đỗ Thanh Ngọc 
4
20
 Vũ Ngọc Thành
5
20
Hoàng Minh Ngọc 
5
21
 Nguyễn Tiến Thắng 
6
21
Hà Văn Quang 
6
22
 Nguyễn Lê Thu Thủy 
6
22
Vũ Thị Quỳnh 
5
23
 Trần lệ Thủy
5
23
Hoàng Văn Sĩ 
4
24
 Đỗ Quỳnh Trang
6
24
Vũ Thị Thanh 
6
25
 Đỗ Thu trang
7
25
 Đào Tuấn thành
5
26
 Bùi Quang Trung
8
26
 Nguyễn tiến Thành
5
27
 Nguyễn Anh Tú
7
27
 Nguyễn trung thành
6
28
 Vũ Thu Uyên
7
28
 Trương Tiến Thành
6
29
 Bùi lê Vy
6
29
 Trần Quang Thảo 
5
30
 Vũ Xuân Giang
6
30
 Nguyễn Thị Thơm
5
31
 Lương thị Tố Uyên
5
31
 Đặng Thị Thương
5
32
 Vũ Xuân Vương
6
32
 phạm Quốc Toản
5
Để kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu, tôi tiến hành kiểm tra nhiều lần trên cùng một nhóm vào các thời điểm gần nhau. Kết quả cho thấy, sự chênh lệch về điểm số không cao, điều đó chứng tỏ dữ liệu thu thập được là đáng tin cậy.
	Để kiểm chứng độ giá trị của dữ liệu, tôi dùng phương pháp kiểm tra độ giá trị hình thức. Bài tập tôi đưa ra kiểm chứng khái quát được vấn đề tôi nghiên cứu. Bài tập phản ảnh đầy đủ, rõ ràng quá trình nghiên cứu.
Sau hơn bốn tháng áp dụng các giải pháp đã nêu tôi thấy kết quả là: đã hạn chế được những lỗi chính tả cơ bản cho học sinh lớp 9a1,2.
Đa số các em học sinh nắm được những quy tắc cơ bản khi viết chính tả. Hầu như các em đều cảm thấy thích thú hơn khi học môn Ngữ văn. 
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
Phân tích dữ liệu:
Bảng 5. So sánh điểm trung bình (giá trị trung bình) sau khi tiến hành kiểm tra trước và sau tác động:
STT
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
01
4
4
4
5
02
5
6
5
5
03
4
6
5
5
04
4
5
5
5
05
4
4
5
5
06
6
6
5
5
07
5
6
5
5
08
5
6
5
5
09
6
7
6
6
10
5
6
5
5
11
6
5
5
5
12
5
5
6
6
13
6
6
5
5
14
5
6
5
5
15
5
5
5
5
16
4
6
5
5
17
5
5
4
4
18
5
5
6
5
19
6
7
4
4
20
5
5
5
5
21
6
6
6
6
22
5
6
5
5
23
5
5
4
4
24
4
6
6
6
25
6
7
5
5
26
6
8
5
5
27
6
7
5
6
28
6
7
6
6
29
6
6
5
5
30
5
6
5
5
31
5
5
4
5
32
5
6
6
5
Mốt
5
6
5
5
Trung vị
5
6
5
5
Giá trị trung bình
5,156
5,813
5,063
5,094
Độ lệch chuẩn
0,723
0,896
0,619
0,530
Giá trị p
0,2897
0,0001
Trước tác động
Sau tác động
Nhóm thực nghiệm 
5,156
5,813
Nhóm đối chứng
5,063
5,049
Giá trị chênh lệch
0,093
0,764
Giá trị p
0,2897
0,0001
Có ý nghĩa p<= 0,05
Không có ý nghĩa
Có ý nghĩa
Giá trị SMS
0,150242
1,3566038
Mức độ ảnh hưởng
Nhỏ
Rất lớn
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p = 0,0001 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. 
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1,3566038. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của hướng dẫn cho học sinh thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm của nhóm thực nghiệm là rất lớn.
Giả thuyết của đề t

File đính kèm:

  • docNCKHUD_VAN_9_20150725_032954.doc