Giáo án Ngữ văn 11 - Nguyễn Thị Bé Hương - Tiết 40,41: Hạnh phúc của một tang gia

* Những niềm vui khác nhau của các thành viên trong gia đình cụ cố Hồng.

- Cụ cố Hồng : mơ màng được mặc áo xô gai, lụ khụ, ho khạc, mếu máo.

- Ông Phán mọc sừng : được chia vài nghìn đồng – giá trị của đôi sừng vô hình trên đầu.

- Ông Văn Minh : Hạnh phúc vì gia tài của mình không còn trên lý thuyết.

- Bà Văn Minh : sốt ruột vì mãi không được mặc đồ xô gai tân thời

- Tuýp và tiệm may âu hoá cùng các nhà cải cách: được dịp lăng xê những mốt tang táo bạo nhất, để bán cho những ai đang có tang .cũng cảm thấy chút ít hạnh phúc.

- Cô Tuyết: Được dịp mặc y phục ngây thơ để chứng tỏ mình hãy còn trinh tiết.

- Cậu Tú Tân: Được dịp sử dụng cái máy ảnh đã lâu không có dịp dùng đến

- Xuân tóc đỏ: Hạnh phúc đặc biệt vì nhờ hắn mà cụ Tổ chết, danh giá uy tín lại càng to hơn.

* Cái chết của cụ Tổ đem lại hạnh phúc cho nhiều người ngoài gia đình.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2942 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Nguyễn Thị Bé Hương - Tiết 40,41: Hạnh phúc của một tang gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỌC VĂN
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
 (TRÍCH SỐ ĐỎ)
 ------Vũ Trọng Phụng----- 
Tuần : 10 + 11
Tiết : 40 – 41
Ngày soạn : 17. 10. 2014
Ngày dạy : 21. 10. 2014
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị trước cách mạng;
- Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Bộ mặt thật của Xã hội tư sản thành thị lố lăng, kệch cỡm
- Thái độ phê phán mạnh mẽ xã hội đương thời khoác áo văn minh, “Âu hóa” nhưng thực chất là hết sức giả dối, đồi bại và nỗi xót xa kín đáo của tác giả trước sự băng hoại đạo đức con người
- Bút pháp trào phúng đặc sắc; tạo dựng mâu thuẫn và nhiều tình huống hài hước, xây dựng chân dung biếm họa sắc sảo, giọng điệu châm biếm
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản tự sự được viết theo bút pháp trào phúng
3. Thái độ:
- Giáo dục phong cách sống, thái độ sống lành mạnh, văn minh, có đạo lý.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Phân tích, thuyết giảng, gợi ý và thảo luận nhóm. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Ổn định lớp: 
 2. Bài cũ: Trình bày những hiểu biết của em về Tiểu thuyết Số đỏ?
 3. Bài mới:
 Số đỏ là một trong những tác phẩm đặc sắc của Vũ Trọng Phụng. Tác phẩm lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị Việt Nam đang chạy theo lối sống văn minh rởm hết sức lố lăng, đồi bại đương thời. Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia thể hiện rõ cái lố lăng, đồi bại ấy.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- HS nêu vị trí của đoạn trích?
- GV định hướng cho HS giọng đọc , kết hợp đọc trong quá trình phân tích
- HS thảo luận theo bàn ( 2 phút )
 + Nhan đề đoạn trích : Hạnh phúc của một tang gia gợi cho em suy nghĩ gì?Phân tích dấu hiệu nghệ thuật và ý nghĩa của nhan đề ?
- Cái chết của cụ Tổ đã đem lại cho mọi người điều gì ?
- Thái độ của từng thành viên trong gia đình cụ cố Hồng khi cụ Tổ chết ? 
- Cái chết của cụ Tổ còn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho những ai nữa ? Tại sao họ lại hạnh phúc khi cụ Tổ chết?
- HS trao đổi trong bàn 3 phút :
+ Nhận xét biểu hiện của mọi người trước cái chết của cụ Tổ ?
+ Thái độ của tác giả trước hiện thực đó ?
- GV nhận xét, chốt nội dung cơ bản. Liên hệ thực tế XH giúp HS thấy được bản chất nhố nhăng, đồi bại của xã hội âu hóa Việt Nam những năm 30 – 45. Kết thúc tiết học thứ nhất.
TIẾT 2 :
- HS hoạt động theo 3 nhóm đã chia :
+ GV hướng dẫn HS đọc đoạn văn, chú ý những chi tiết miêu tả cảnh đám tang
+ Nhận xét cách tổ chức đám tang ?
[so sánh Đám tang lão Gô – ri – ô của H. Ban – zắc]
+ Nhận xét chi tiết cuối cùng trong đoạn trích (Ông phán mọc sừng khóc muốn lặng đi thì may có Xuân đỡ khỏi ngã…Xuân Tóc Đỏ muốn bỏ quách ra thì chợt thấy ông Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư…)?
+ Qua đám tang, tác giả đã cho em hiểu gì về cái xã hội thượng lưu ngày trước ? Ý kiến của em về hiện thực đó ?
- GV chốt nội dung, liên hệ giáo dục HS đạo đức làm người.
- HS nhận xét bút pháp nghệ thuật của đoạn trích?
- Từ nội dung phân tích, nêu ý nghĩa văn bản ?
- GV hướng dẫn HS nội dung học bài và chuẩn bị bài cho tiết tiếp theo.
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
 - Đoạn trích thuộc chương XV của Tiểu thuyết Số đỏ.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc – chú thích.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Nhan đề : Hạnh phúc của một tang gia Chứa đựng mâu thuẫn trào phúng, hàm chứa tiếng cười chua chát, vừa kính thích trí tò mò của độc giả vừa phản ánh một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn : niềm hạnh phúc của một gia đình vô phúc, niềm vui của một lũ con cháu đại bất hiếu.
b. Những chân dung biếm họa: Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm.
* Những niềm vui khác nhau của các thành viên trong gia đình cụ cố Hồng.
- Cụ cố Hồng : mơ màng được mặc áo xô gai, lụ khụ, ho khạc, mếu máo...
- Ông Phán mọc sừng : được chia vài nghìn đồng – giá trị của đôi sừng vô hình trên đầu.
- Ông Văn Minh : Hạnh phúc vì gia tài của mình không còn trên lý thuyết.
- Bà Văn Minh : sốt ruột vì mãi không được mặc đồ xô gai tân thời
- Tuýp và tiệm may âu hoá cùng các nhà cải cách: được dịp lăng xê những mốt tang táo bạo nhất, để bán cho những ai đang có tang ...cũng cảm thấy chút ít hạnh phúc.
- Cô Tuyết: Được dịp mặc y phục ngây thơ để chứng tỏ mình hãy còn trinh tiết.
- Cậu Tú Tân: Được dịp sử dụng cái máy ảnh đã lâu không có dịp dùng đến
- Xuân tóc đỏ: Hạnh phúc đặc biệt vì nhờ hắn mà cụ Tổ chết, danh giá uy tín lại càng to hơn.
* Cái chết của cụ Tổ đem lại hạnh phúc cho nhiều người ngoài gia đình.
- Binh lính thất nghiệp được thuê giữ trật tự cho đám tang( Min đơ, Min Toa...)
- Xã hội trưởng giả, bạn bè cụ cố Hồng: Có dịp phô trương đủ thứ huân, huy chương, các kiểu quần áo, đầu tóc, râu ria...
- Bạn bè cô Tuyết, bà Phó Đoan: Có dịp tụ tập để khoe khoang, hẹ hò nhau, chim chuột nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau...
à Taát caû moïi ngöôøi trong gia ñình ñeàu boái roái nhöng vieäc boái roái khoâng phaûi laø buoàn ñau maø ñeàu muoán thoûa maõn öôùc nguyeän cuûa mình. Noãi ñau xoùt khi tình caûm gia ñình, tình ngöôøi bò ñoàng tieàn che laáp, làm lu môø.
Vuõ Troïng Phuïng ñaõ toá caùo ñanh theùp nhöõng con ngöôøi suy ñoài veà ñaïo ñöùc - một xã hội thực dân thu nhỏ với tất cả sự đồi bại, xuống dốc của đạo lý và nhân cách con người, đó là lời tố cáo của tác giả đối với xã hội âu hoá rởm. 
c. Quang cảnh đám tang:
* Một đám ma gương mẫu: 
+ Có kiệu bát cống…
+ Lợn quay đi lọng…
+ Kèn Ta, kèn Tây, kèn Tàu thi nhau rộn lên…
+ Có tới 300 câu đối, vài trăm người đi đưa…
* Một đám rước (hội) lớn:
+ “Đám ma đi đến đâu làm huyên náo đến đó…”
+ “Đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hò hẹn nhau”
+ Ông Phán (diễn viên kì tài nhất trong đám hài) đã trao tiền công cho Xuân ngay lúc hắn đang mềm oặt người đi vì khóc “hứt…hứt…hứt…” à Sự giả tạo đến trơ trẽn, vô nhân tính.
à Vũ Trọng Phụng đã thu vào ống kính của mình đám đông giả tạo. Đằng sau “vẻ mặt buồn rầu của những người đưa đám ma” là sự dửng dưng đến lạnh lùng, tàn nhẫn. Qua đám tang, tác giả nói lên tất cả sự lố lăng vô đạo đức của cái xã hội thượng lưu ngày trước. Cái xã hội mà tác giả gọi là “ Chó đểu, khốn nạn”.
3. Tổng kết.
a. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống trào phúng cơ bản rồi tạo ra những tình huống khác;
 - Phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại trong con người, sự vật, sự việc
 - Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mĩa được sử dụng một cách linh hoạt;
 - Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, nói trúng nét riêng của từng nhân vật
b. Ý nghĩa văn bản: 
- Đoạn trích: “Hạnh phúc của một tang gia” là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thuộng lưu thành thi trước Cách mạng tháng tám
v Ghi nhớ: SGK/128.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
 1. Học bài : cần nắm nội dung:
+ Suy nghĩ của em sau khi học xong đoạn trích.
+ Nếu cho phép đặt lại tên cho đoạn trích em sẽ đặt là gì?
+ Nhận xét về Số đỏ, có người cho rằng trong tác phẩm có “ nụ cười vừa thông minh sắc sảo, vừ đầy khinh bỉ của nhà văn đối với tầng lớp xã hội nhố nhăng, lố bịch”. Hãy tìm trong đoạn trích những chi tiết chứng minh cho nhận định trên.
 2. Soạn bài : Tiết trả bài làm văn số 2. HS xem lại yêu cầu của đề, phân tích đề, lập dàn ý .
E. RÚT KINH NGHIỆM:
* Ưu điểm :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
* Tồn tại :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 10(3).doc