Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 97-98
-Tiếng thét “mau lên” -> “man rợ và điên cuồng” “là tiếng thú gầm” => như con hổ sắp vồ mồi.
-Cặp mắt: “nhìn như cái móc sắt” so sánh độc đáo, ánh mắt như thôi miên con người, với cái nhìn ấy đã kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ.
-Cái cười “ghê tởm phô tất cả 2 hàm răng”
-Quát tháo:
+Tiến vào phòng và hét lên -> không quan tâm đến người bệnh là “Phăngtin”.
+Nói to, nói to lên!
Ngày soạn: 15.3.2009 Tiết 97-98 : NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN V.Huy-gô (Trích “Những người khốn khổ” ) I- Mục tiêu cần đạt: 1-Kiến thức: Giúp HS: Qua những hình tượng nhân vật đối lập và diễn biến của tình tiết cảm nhận được thông điệp về sức mạnh của tình thương mà Huy-gô muốn gởi gắm. 2- Kĩ năng: RLKN đọc hiểu và phân tích hình tượng nhân vật. 3- Tư tưởng thái độ: Bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm đẹp, đặc biệt là lẽ sống tình thương. II- Chuẩn bị: 1- Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc tư liệu tham khảo. - Thiết kế giáo án. 2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn. III- Hoạt động dạy học: Tiết 1: 1’ 1- Ổn định tình hình lớp: 6’ 2- Kiểm tra bài cũ: -Câu hỏi: Hình tượng Bêlicốp; ý nghĩa của hình tượng ấy? -Y/c: HS trả lời được các ý sau: +Hình tượng Bêlicốp: trang phục -> lối sống, tính cách kì quái, cô đơn, máy móc, giáo điều. +Ý nghĩa: *Điển hình, tiêu biểu. *Phê phán lối sống thủ tiêu cái tôi cá nhân. *Thức tỉnh mọi người: thay đổi lối sống đó. 3-Bài mới: -Vào bài: V.Huy-gô là nhà văn, nhà thơ vĩ đại của Pháp, là cha đẻ của dòng văn học lãng mạn Pháp. Ông nổi tiếng với “Những người khốn khổ” (đã chuyển thể thành phim). Đoạn trích hôm nay chúng ta tìm hiểu tiêu biểu cho tài năng của Huy-gô, cùng những thông điệp mà nhà văn gởi gắm. -Tiến trình tiết dạy: TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức 25’ 13’ Tiết 2 6’ 15’ 5’ 10’ 7’ HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm. Hỏi: Nét nổi bật trong c.đời V.Huy-gô? -Tuổi thơ không êm đềm -> trang sách đời. Cha và mẹ mâu thuẫn. Hành trình vất vả theo cha hành quân từ nơi này đến nơi khác. Sống trong thế kỉ đầy bão tố cách mạng. Hỏi: Nét nổi bật trong con người Huy-gô? Hỏi: Kể tên những tác phẩm tiêu biểu của Huy-gô? GV yêu cầu HS đọc tóm tắt “Những người khốn khổ” (SGK). Hỏi: Vị trí, chủ đề đoạn trích? HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn trích. GV:Giave với khuôn mặt ám ảnh: cái mũi tẹt, 2 lổ sâu hóm, khi cười như mõm ác thú, khi nghiêm như con chó dữ. Hỏi: Tìm những chi tiết thể hiện Giave là 1 ác thú? Nghệ thuật được sử dụng trong đoạn miêu tả Giave? GV giảng giải, bổ sung. Hỏi: Tác gải đã sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Ẩn dụ gợi từ hình tượng Gia-ve là gì? GV nhận xét, khái quát. Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ. GV: Giăng Van-giăng là vị thần mang sứ mệnh cao cả vì những người khốn khổ. Hỏi: Ngôn ngữ, cử chỉ của G. Van-giăng? Nhận xét? Hỏi: Thái độ của GVG trước Giave? Đó có phải là sự khuất phục không? Vì sao? Hỏi: Nét mặt của P. như thế nào sau những câu thì thầm của G.giăng? Ý nghĩa? GV bình. Hỏi: Hãy khái quát về hình tượng nhân vật Giăng Van-găng? Hỏi: Em hiểu người cầm quyền ở đây là ai? Vì sao? Hỏi: Nghệ thuật đối lập được sử dụng trong đoạn trích? Giữa Phăngtin và G. Van-giăng đối lập không? Hỏi: Dấu hiệu của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa thể hiện ở những chi tiết nào? Hỏi: Đoạn văn gồm rất nhiều những câu hỏi là của ai? Ý nghĩa? HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập: Hỏi: Tổng kết giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích? GV nhận xét, bổ sung, yêu cầu HS đọc ghi nhớ. Hướng dẫn bài tập, HS về nhà hoàn thành. HĐ1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm. HS đọc tiểu dẫn. HS dựa vào SGK trả lời. HS trả lời HS kể. HS đọc tóm tắt -> Tp của Huy-gô tiêu biểu cho ý chí tự do, t/y hòa bình, niềm tin mãnh liệt vào con người. HS trả lời HĐ2: Tìm hiểu đoạn trích. HS: phát hiện. -> Ẩn dụ. ->phi nhân tính, P. chết thảm thương; chết vì khiếp sợ, chết vì tuyệt vọng. -> Giave là kiểu người công cụ, phục vụ xã hội tư sản 1 cách đắc lực, mù quáng. HS thảo luận nhóm, trả lời. Đại diện nhóm nhận xét, bổ sung. Ổn định lớp Trả bài cũ. HS: phát hiện. -với P. -> trân trọng, tế nhị. -với Giave-> điềm tĩnh. HS: thỏa luận nhóm. -> Nhẫn nhục chứ không khuất phục, tất cả vì P. HS: trao đổi tự do. ->môi nở nụ cười, gương mặt rạng rỡ. Ý nghĩa: +giảm sự thảm thương trong cái chết của P. +bút pháp lãng mạn. +cái ảo tưởng -> cái chết thật lãng mạn “chết là đi vào biểu ánh sáng vĩ đại”. => Hàng loạt chi tiết qui chiếu GVG về hình ảnh 1 người mẹ, 1 vị thần; là biểu tượng đẹp đẽ của t/y thương con người. HS: phát biểu. HS trả lời HS: trả lời. => Mâu thuẫn, yếu đuối, tuyệt vọng – sức mạnh phi thường, ý chí phản kháng. HS: phát hiện. HS: trả lời. HĐ3: Tổng kết, luyện tập: HS trả lời HS đọc ghi nhớ. HS lắng nghe, về nhà hoàn thành bài tập. I- Giới thiệu chung: 1- Tác giả: -V.Huy-gô (1802-1885) là 1 thiên tài: là lá cờ đầu của VHLM Pháp; là nghệ sĩ toàn tài, tài năng nhiều mặt: thơ, kịch, tiểu thuyết. -Tuổi thơ không êm đềm -> trang sách đời. -Sự thông minh và năng khiếu đặc biệt “thần đồng” -> thiên tài. -Tài năng bộc lộ sớm: 15 tuổi đạt giải thưởng thơ, 20 tuổi in tập thơ đầu tay. -Là chủ soái của trường phái lãng mạn chống lại CN cổ điển: vở kịch Ec-na-ni: “Trận chiến Ec-na-ni” (45 đêm diễn liền) -Tư tưởng: Suốt đời có những hoạt động xã hội, chính trị tiến bộ của con người: +Chống lại âm mưu lật đổ cộng hòa (tổ chức k/chiến); bênh vực những người công xã. +CN nhân đạo sâu sắc cảm động: “căm ghét chế độ độc tài”, “yêu thương nhân dân lao động sâu sắc”, bênh vực họ, tin tưởng họ, tìm đường giải phóng họ. Chúc thư “Tôi dành 50 vạn quan cho những người nghèo”, “yêu thương là hành động”. -1985 được phong danh nhân văn hóa nhân loại. 2- Sự nghiệp sáng tác rất đồ sộ, là “cây sồi già với tán lá xanh ngắt”. -Tiểu thuyết: Nhà thờ đức bà Pari; Những người khốn khổ. -Thơ: Lá thu; Tia sáng và bóng tối. -Kịch: Ec-na-ni (Héc-na-ni). 3- Tác phẩm “Những người khốn khổ” -Tóm tắt: (SGK). -Nội dung: Chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc. +Lòng yêu thương con người. +Niềm tin vào cách mạng. +Niềm tin vào sự cảm hóa con người của tình thương. 4- Đoạn trích: -Xuất xứ: Đoạn trích nằm ở cuối phần 1 có tên gọi Phăng tin. +Chủ đề: tình cảnh thống khổ của người dân trong XH Pháp, sự man rợ của thế lực cường quyền -> ca ngợi sự cao quý của tình thương. II- Đọc – hiểu văn bản: 1- Hình tượng con ác thú Giave: -Tiếng thét “mau lên” -> “man rợ và điên cuồng” “là tiếng thú gầm” => như con hổ sắp vồ mồi. -Cặp mắt: “nhìn như cái móc sắt” so sánh độc đáo, ánh mắt như thôi miên con người, với cái nhìn ấy đã kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ. -Cái cười “ghê tởm phô tất cả 2 hàm răng” -Quát tháo: +Tiến vào phòng và hét lên -> không quan tâm đến người bệnh là “Phăngtin”. +Nói to, nói to lên! +Tàn nhẫn nói toạc ra “Tìm đứa con cho con đĩ kia à” +Vùi dập nốt tia hy vọng ở Phăngtin bằng tuyên bố thẳng thừng: không có ngài thị trưởng, chỉ có kẻ ăn cắp. +Hét lên với Phăngtin: câm họng. -> Hắn đã giết chết Phăngtin bằng lời nói, cách cư xử thô bạo ấy. => Vô cùng tàn bạo, hắn là con ác thú không còn chút lương tâm. Trước nỗi đau của 1 con người, trước tình mẫu tử, trước cái chết của đồng loại hắn không hề động lòng -> 1 con thú đội lốt người. 2- Tình thương yêu của Giăng Van-giăng: -Khi Phăngtin còn sống: +Nói với Phăngtin nhẹ nhàng và điềm tĩnh, “cứ yên tâm” -> trấn an xua tan nỗi sợ hãi trong Phăngtin -> Vị cứu tinh của P. +Nói với Giave: “Tôi biết là anh muốn gì rồi”, “Tôi cầu xin ông 1 điều”, nói thì thầm, nói riêng với Giave -> nhún nhường, lễ phép => Không muốn P. biết sự thật nghĩa là không muốn làm mất niềm hy vọng cuối cùng của P., không muốn làm đau thêm nỗi đau của người mẹ bất hạnh. -Khi Phăngtin chết: +G.giăng không nhún nhường Giave nữa, cử chỉ “tay cầm thanh sắt”, lời nói “đừng quấy rầy tôi”, nhìn trừng trừng -> ngầm đe dọa: uy quyền được khôi phục, Giave run sợ. +Ngồi yên lặng bên P., nét mặt và dáng điệu -> 1 nỗi thương xót khó tả. +Thì thầm bên tai P.: hàng loạt những câu hỏi của tác giả -> xúc động, chứa chan tình yêu thương của G. Van-giăng với P. Ta không rõ ông thì thầm gì với chị, chỉ biết những điều thì thầm ấy vô cùng thiêng liêng, cao cả: Nụ cười trên môi P. gương mặt sáng rỡ lên -> lãng mạn, cao đẹp. -Chăm sóc cuối cùng của G. Van-giăng với P. cảm động làm sao: nâng đầu P. lên, vén gọn tóc vào mũ, vuốt mắt ... quì xuống trước bàn tay chị đặt lên đó 1 nụ hôn. => Giăng Van-giăng là hình ảnh của: +Tình yêu thương cao đẹp. +Là vị cứu tinh, đấng cứu thế. +Hình tượng nhân vật phi thường, lãng mạn. 3- Ý nghĩa nhan đề đoạn trích: -Người cầm quyền: G.Van-giăng từng là ông thị trưởng – người cầm quyền có uy tín ở Mông-tơ-roi, tự nhận mình là tội phạm -> đã mất tất cả nhưng ở cuối đoạn trích, uy quyền được khôi phục -> Giave run sợ bất lực. -Có thể hiểu người cầm quyền là Giave: => Cái phàm tục, sự hủy diệt đã có lúc phải lùi lại, run sợ trước cái cao cả, lòng thiện. 4- Nghệ thuật: -Nghệ thuật đối lập: +Giave: ác thú, sự hủy diệt > sự đối lập giữa cái phàm tục và cái cao cả, giữa sự độc ác với tinh thương, lòng thiện, sự tương phản giữa sáng tối; thiện – ác. +G.giăng – Phăng-tin: vị cứu tinh và nạn nhân. -Dấu hiệu của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa: Cái chết của P.: bi thảm và thương tâm nhưng môi nở nụ cười -> những ảo tưởng có thể có thật là sự sáng tạo độc đáo của ngòi bút lãng mạn của Huy-gô. -Kết hợp ngôn ngữ n.vật và ng.ngữ tác giả: “Đoạn ông nói gì với chị ... sự thực cao cả” là phát ngôn của nhà văn – lời bình luận của tác giả tôn cao thêm hành động nhân ái. Những câu hỏi dồn dập giàu sắc thái biểu cảm, xoáy vào lòng người đọc -> điều linh diệu có được từ hành động nhân ái “nụ cười, gương mặt”. III-Tổng kết và luyện tập: 1- Tổng kết: (Ghi nhớ SGK) 2- Luyện tập: gợi ý bài tập 2. Cả P., G.giăng cùng thuộc về 1 tuyến nhân vật: thiện. Phăng-tin tôn thêm vẻ đẹp của G.Van-giăng đồng thời làm nổi rõ sự độc ác của Giave. 2’ 4- Dặn dò: -Xem lại bài học nắm nội dung và nghệ thuật. -Đọc nắm tóm tắt truyện, đoạn trích. -Chuẩn bị bài mới: Thao tác lập luận bình luận. IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung:
File đính kèm:
- T97-98.doc