Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 73: Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)

 +Câu 6: dịch “học cũng hoài” chỉ nêu ý phủ nhận; còn phiên âm “có đọc sách cũng ngu thôi” vừa phủ nhận vừa nêu được cái khí phách ngang tàng, táo bạo, dứt khoát.

 +Câu 8: bản dịch -> êm ả, bình thường; nguyên tác “Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên” -> bức tranh hoành tráng mà hài hòa con người là trung tâm vút bay cao cùng ngọn gió, lồng lộng giữa biển khơi -> cánh đại bàng, muôn ngàn sóng dâng cao tiếp sức cho con người bay đến chân trời mơ ước. Hình ảnh đậm chất sử thi -> niềm tin, hi vọng vào 1 thời đại mới.

 -Bố cục: Thất ngôn bát cú Đường luật gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3235 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 73: Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6.01
Tiết 73 	
 LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG	 Phan Bội Châu
	 (Xuất dương lưu biệt)
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng của đầu thế kỉ XX.
- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nhất là giọng thơ tâm huyết sôi sục Phan Bội Châu.
2- Kĩ năng: Đọc – hiểu tác phẩm thơ.
3- Tư tưởng thái độ: Bồi dưỡng lòng nhiệt tình cách mạng, lẽ sống có lý tưởng, hoài bão cao đẹp. 
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết kế giáo án.
- Chuẩn bị ĐDDH (Chép bài thơ).
2- Chuẩn bị của HS: Đọc bài thơ, so sánh phiên âm với bản dịch, ghi lại cảm nhận ban đầu.
III- Hoạt động dạy học:
1’	1- Ổn định tình hình lớp:
5’	2- Kiểm tra bài cũ: 	Kiểm tra vở soạn 2-3 HS.
	Yêu cầu: Bài soạn đầy đủ, chất lượng.	
3-Bài mới: 
Phan Bội Châu là nhân vật kiệt xuất của lịch sử, thơ văn ông tuyên truyền cổ động cách mạng, thể hiện lý tưởng yêu nước, thương dân, lòng nhiệt tình cách mạng.
	-Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
6’
31’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tp.
 GV: Những nét chính về tác giả? 
 GV: Những mốc chính trong cuộc đời PBChâu?
 GV: Kể tên những sáng tác của PBChâu?
 GV: Nét nổi bật trong sáng tác của PBChâu?
 GV: 1905 tình hình đất nước tăm tối, PBChâu ra nước ngoài mở đầu.
 HĐ2: Hướng dẫn HS đọc hiểu chi tiết.
 GV: Gọi HS đọc bài thơ.
 GV: Nhận xét về 2 câu 6 và 8 của bản dịch thơ so với nguyên tác?
 GV: Bố cục của bài thơ?
 GV: Quan niệm mới về “chí làm trai”? Tư thế và tầm vóc của con người trong vũ trụ?
 GV: Ý thức về cái tôi được cụ thể ntn?
 GV: Mấy năm đầu XX sau những thất bại liên tiếp của p.trào vũ trang chống Pháp -> thất vọng, bi quan “cái vạ chết lòng” Hồi chuông thức tỉnh này có ý nghĩa lớn.
 GV: Quan niệm về vinh nhục trong 2 câu thơ? Chỉ rõ điểm mới trong tư tưởng của PBChâu?
 GV: Tư thế của buổi lên đường? Nhận xét về hình ảnh thơ? 
 GV: Theo anh (chị) những yếu tố nào tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ?
 HĐ1
 HS đọc tiểu dẫn.
 HS: trả lời.
 HS: trả lời.
 HĐ2
 HS đọc: phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
 HS: trả lời.
 HS: trả lời.
 HS: trả lời.
 HS: lắng nghe.
 HS: trao đổi.
 -> nước mất. Con người có sống cũng nhục nhã, sách thánh hiền cũng vô nghĩa gác lại con đường học vấn, đặt nhiệm vụ cứu nước lên trên hết.
 HS: trả lời.
 HS: thảo luận.
 I- Giới thiệu chung:
 1-Tác giả: 
 a- Cuộc đời: 
 -PBChâu (1867-1940) tên Phan Văn San, hiệu Sào Nam, quê Nam Đàn, Nghệ An.
 -Là nhân vật lịch sử kiệt suất của dân tộc, là một trong những nhà nho Việt Nam đầu tiên nuôi ý tưởng tìm 1 con đường cứu nước mới.
 -Là lãnh tụ của các phong trào: Duy tân, Đông du, VN Quang Phục hội.
 -Là nhà Cách mạng, yêu nước, khát vọng cứu nước thiết tha, cháy bỏng.
 -Cuộc đời: 3 giai đoạn.
 +Trước năm 1905: Hoạt động yêu nước ở trong nước.
 +1905 – 1925: Hoạt động ở nước ngoài.
 +1925 – 1940: ông già bến Ngự.
 b- Sự nghiệp: 
 -Tp chính: Việt Nam vong quốc sử; Hải ngoại huyết thư; Trùng Quang tâm sử ...
 -Tư duy nhạy bén, không ngừng đổi mới, tài năng sáng tạo đa dạng phong phú -> những vần thơ sôi sục nhiệt huyết CM -> là người khơi dòng cho loại văn chương trữ tình – chính trị.
 2- Bài thơ: 
 -1905 trước lúc lên đường sang Nhật Bản cứu nước, ông làm bài thơ để từ giã bạn bè đồng chí.
 II- Đọc – hiểu chi tiết: 
 1- Đọc – tìm hiểu bố cục:
 -So sánh bản dịch: câu 6 và 8 chưa lột tảhết ý thơ.
 +Câu 6: dịch “học cũng hoài” chỉ nêu ý phủ nhận; còn phiên âm “có đọc sách cũng ngu thôi” vừa phủ nhận vừa nêu được cái khí phách ngang tàng, táo bạo, dứt khoát.
 +Câu 8: bản dịch -> êm ả, bình thường; nguyên tác “Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên” -> bức tranh hoành tráng mà hài hòa con người là trung tâm vút bay cao cùng ngọn gió, lồng lộng giữa biển khơi -> cánh đại bàng, muôn ngàn sóng dâng cao tiếp sức cho con người bay đến chân trời mơ ước. Hình ảnh đậm chất sử thi -> niềm tin, hi vọng vào 1 thời đại mới.
 -Bố cục: Thất ngôn bát cú Đường luật gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết.
 2- Vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ yêu nước.
 a- Hai câu đề: “Chí làm trai” 
 -Làm trai phải lạ: phải biết sống cho phi thường, hiển hách, hành động mạnh mẽ, táo bạo làm nên những chuyện lớn lao, kì vĩ, xoay chuyển trời đất tư thế hiên ngang, hào hùng tác động tích cực làm đổi thay vũ trụ, giang sơn.
 -Ôm ấp khát vọng xoay chuyển càn khôn, không chịu khuất phục trước số phận, trước hoàn cảnh -> ý thức trách nhiệm cao, thường trực với non sông đất nước.
-> lẽ sống đẹp, lý tưởng sống ấy tạo cho con người một tư thế mới, khỏe khoắn, ngang tàng, hào hùng.
 b. Hai câu thực: triển khai cụ thể “Chí làm trai”:
 -Ý thức về cái “tôi” công dân đầy tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời.
 +”Trăm năm” (1 cuộc đời) cần phải có ta, ta không phải để hưởng lạc thú mà để cống hiến, lưu danh thiên cổ.
 Câu thơ khẳng định dứt khoát, quyết liệt 1 khát vọng sống hiển hách: cứu dân, cứu nước -> đẹp đẽ, lớn lao.
 +.há ... câu hỏi có ý nghĩa khẳng định -> ý thơ tăng cấp. Đó là lời tự hỏi mình, hỏi mọi người, hỏi thời đại -> giục giã, khẩn thiết, thức tỉnh ý thức trách nhiệm của bản thân với non sông.
 c. Hai câu luận: gắn chí làm trai với hoàn cảnh thực của đất nước.
 -Lẽ nhục vinh được đặt ra, gắn với sự tồn vong của đất nước. Đau xót trước cảnh “non sông đã chết” dân mất tự do => sống nhục, sống quỳ.
 -Sách vở thánh hiền chẳng giúp được gì, cứ ôm giữ chỉ là ngu mà thôi -> đối mặt với nền học vấn cũ để nhận thức chân lý. Đó là nhận thức sáng suốt, táo bạo vượt hẳn lên, mang những nét mới của tư tưởng thời đại.
-> Khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của nhà cách mạng tiên phong.
 d. Hai câu kết: tư thế và khát vọng buổi lên đường.
 -Hình ảnh lớn lao: (từ trước: càn khôn, trăm năm, muôn thuở) bể Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc tất cả hòa nhập với con người trong tư thế “bay lên”.
 Hình ảnh kết thúc thật lãng mạn và hào hùng, con người được chắp đôi cánh thiên thần, vươn lên ngang tầm vũ trụ -> con người ra đi tìm đường cứu nước hăm hở, tự tin, đầy quyết tâm.
 -> Bài học về lẽ sống đẹp của TN: sống có lý tưởng, có hoài bão, ước mơ và dám đương đầu với mọi thử thách để thực hiện hoài bão, ước mơ đó.
 3- Tổng kết: 
 a- Nội dung: Hình ảnh nhà chí sĩ cách mạng PBChâu: khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt; Tư thế con người kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ; Lòng yêu nước cháy bỏng, nhiệt huyết cứu nước sục sôi; Tư tưởng đổi mới táo bạo, đi tiên phong cho thời đại, khí phách ngang tàng.
 b- Nghệ thuật: 
 -Dùng từ, hình ảnh kì vĩ, lớn lao.
 -Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng, sục sôi, hào hùng. 
	4- Dặn dò: 
- Học thuộc phần dịch thơ. Nắm vững nội dung, nghệ thuật.
- Soạn: Nghĩa của câu.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 

File đính kèm:

  • docT73.doc