Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 6: Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến

+ Cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và gợi buồn:

 * Không gian tĩnh lặng, vắng vẻ: khách vắng teo.

 * Có sự chuyển động nhưng rất khẽ: sóng hơi gợn, lá khẽ đưa.

 * Âm thanh tiếng cá đớp mồi đâu đó rất nhẹ, mơ hồ, không xác định càng làm tăng thêm cái tĩnh lặng của cảnh thu. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng tài tình.

 -> Nét riêng, cái hồn dân dã của làng quê Bắc Bộ. “ “Thu điếu” điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu).

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 6: Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 29-8-2008
Tiết 6 	Đọc văn:	CÂU CÁ MÙA THU	 Nguyễn Khuyến
 ( Thu điếu) 
I- Mục đích, yêu cầu: 
 	1- Kiến thức: giúp hoïc sinh: 
- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam. 
- Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: Tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, tâm trạng thời thế.
- Thấy được tài thơ Nôm của Nguyễn Khuyến với bút pháp tả cảnh, tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ.
 	2- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích thơ Đường luật.
 	3- Thái độ: Bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm qua thơ văn.
II- Chuẩn bị: 
 	1- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Đồ dùng dạy học.
 	2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
 1’	1- Ổn định tình hình lớp: 
 6’	2- Kiểm tra bài cũ: 
- Câu hỏi:Tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ “ Tự tình” của Hồ Xuân Hương.
- Yêu cầu: HS lựa chọn chi tiết phân tích làm rõ: Tâm trạng nhân vật trữ tình vừa đau buồn, phẫn uất vừa thể hiện khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt.
 	3- Giảng bài mới: 
- Vào bài: NK là nhà thơ của làng cảnh VN, ông nổi tiếng với chùm thơ viết về mùa thu, “Thu điếu” là điển hình hơn cả cho mùa thu xứ Bắc.
- Tiến trình bài dạy: 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
7’
24’
5’
 HĐ1: Hướng dẫn đọc hiểu chung.
 Hỏi: Nêu vài nét cơ bản nhất về cuộc đời Nguyễn Khuyến?
 Hỏi: Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến? Nội dung chủ đạo trong thơ Nguyễn Khuyến?
 Hỏi: Vẻ đẹp chung của chùm thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến?
 HĐ2: Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết:
 Hỏi: Cảnh thu được miêu tả như thế nào? Điểm nhìn của tác giả? So sánh với Thu vịnh?
 Hỏi: Cảm nhận về bức tranh thu thể hiện trong bài thơ? Vì sao nói đây là cảnh điển hình hơn cả cho mùa thu xứ Bắc?
 Chú ý: 
 -Từ ngữ, hình ảnh gợi lên nét riêng của cảnh thu.
 -Không gian thu qua chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh.
 Hỏi: Câu thơ cuối có 2 cách hiểu: “ đâu có cá” và “cá đớp mồi đâu đó”, em đồng ý với cách hiểu nào?
Vì sao?
 Hỏi: Không gian trong Thu điếu góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
 Hỏi: Chi tiết hình ảnh nào diễn tả nỗi cô quạnh,uẩn khúc trong tâm hồn thi nhân?
 Hỏi: Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi cho ta có cảm giác gì về cảnh thu, tình thu?
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập.
 Hỏi: Cảm nhận khái quát về bài thơ (nội dung và nghệ thuật)?
 GV nhận xét, bổ sung, yêu cầu 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK.
 GV hướng dẫn HS về nhà.
HĐ1: Đọc hiểu chung.
 HS: Đọc tiểu dẫn.
 HS trả lời
 HS: trả lời.
 HS: Bức tranh thu đặc sắc về làng cảnh Việt Nam: vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ.
HĐ2: Đọc hiểu chi tiết:
 HS: Thu vịnh từ trời thu " cảnh gần, Còn Thu điếu ao thu " trời thu " trở lại ao thu.
 HS: Thảo luận.
 Đại diện nhóm trả lời.
 HS khác bổ sung
 HS trả lời
 HS: thảo luận nhóm trả lời.
 Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 HS: cái lạnh, cái buồn của cảnh.
 HS trả lời.
 HĐ3: Tổng kết, luyện tập.
 HS trả lời
 HS: đọc ghi nhớ.
 HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
 I- Tìm hiểu chung:
 1- Tác giả: 
 a- Cuộc đời: ( 1835- 1909)
 - Hiệu : Quế Sơn, sống chủ yếu ở quê nội: Yên Đổ, Lục Bình, Hà Nam.
 - NK được gọi là “ Tam nguyên Yên Đổ” (đỗ đầu 3 kỳ thi: Hương, Hội, Đình)
 - Cốt cách thanh cao, yêu nước thương dân, kieân quyeát khoâng hôïp taùc vôùi thöïc daân.
 b- Sự nghiệp:
 - Số lượng: Trên 800 bài cả chữ Nôm và chữ Hán.
 - Nội dung:
 + Thơ về làng cảnh VN.
 + Thơ châm biếm, đả kích thực dân Pháp.
 + Thơ tâm sự: ưu dân, ái quốc.
 - Nghệ thuật: phong cách độc đáo: nhẹ nhàng, thâm thuý, sâu cay.
 2- Tác phẩm:
 - “ Câu cá mùa thu” nằm trong chùm thơ thu của NK.
 I- Đọc - hiểu văn bản:
 1- Cảnh thu:
 - Điểm nhìn của tác giả: Từ gần đến cao xa, từ cao xa đến gần: Bức tranh thu phóng khoáng, mở ra nhiều hướng.
 - Bức tranh thu điển hình:
 + Cảnh thu dịu nhẹ, thanh thoát:
 * Màu sắc: màu xanh của nước, sóng, trời, trúc, bèo...đan xen màu vàng của lá rơi.
 * Đường nét: thanh sơ, dịu nhẹ: sóng hơi gợn tí, lá khẽ đưa vèo, mây lơ lửng.
 * Hoà sắc tạo hình: màu xanh đặc trưng xen màu vàng của lá rơi gợi không gian thơ mộng
 + Cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và gợi buồn:
 * Không gian tĩnh lặng, vắng vẻ: khách vắng teo.
 * Có sự chuyển động nhưng rất khẽ: sóng hơi gợn, lá khẽ đưa.
 * Âm thanh tiếng cá đớp mồi đâu đó rất nhẹ, mơ hồ, không xác định càng làm tăng thêm cái tĩnh lặng của cảnh thu. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng tài tình.
 -> Nét riêng, cái hồn dân dã của làng quê Bắc Bộ. “ “Thu điếu” điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu).
 2- Tình thu:
 - Một tình yêu thiên nhiên sâu sắc:
 +Câu cá chỉ là thú tao nhã để tâm hồn rộng mở đón nhận cảnh thu.
 + Tinh tế nhạy cảm trong cảm nhận vẻ đẹp của cảnh thu.
 - Một tâm hồn với nỗi cô quạnh, uẩn khúc:
 +Cảnh ngụ tình: cái buồn, cái lạnh của cảnh thu cũng chính là cái buồn, cái lạnh của tâm hồn thi nhân.
 +Vần eo được sử dụng tài tình vừa diễn tả không gian vắng lặng, khép kín, thu nhỏ dần vừa phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của thi nhân.
 - Một tình yêu đất nước thầm kín và sâu sắc.
 III- Tổng kết và luyện tập:
 1- Tổng kết:
 - Bức tranh thu đẹp, điển hình cho mùa thu làng cảng VN. Cảnh đẹp nhưng phản phất buồn, vừa phản ánh tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm sự thời thế của tác giả.
 - Nghệ thuật sử dụng từ ngữ tài tình.
 2- Luyện tập: Caùi hay cuûa caùch söû duïng töø ngöõ trong baøi thô ñeå taû caûnh vaø taû taâm trạng:
 -Caûnh thanh sô, dòu nheï ñöôïc gôïi leân qua caùc tính töø: trong veo, xanh bieác, xanh ngaét; caùc động từ gôïn tí, kheõ ñöa,…
 -Động từ veøo vöøa mieâu taû tinh teá traïng thaùi cuûa chieác laù ñöa, vöøa noùi leân taâm traïng cuûa nhaø thô.
 -Vaàn eo – töû vaän, khoù laøm nhöng ñaõ ñöôïc taùc giaû gieo raát töï nhieân, khoâng heà göôïng eùp, goùp phaàn dieãn taû moät khoâng gian nhoû daàn, kheùp kín, phuø hôïp vôùi taâm traïng ñaày uaån khuùc cuûa caù nhaân nhaø thô. 
 2’	4- Dặn dò:
- Học thuộc bài thơ, nắm giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
- So sánh với một số bài thơ khác về đề tài mùa thu.
- Soạn: Phân tích đề, lâp dàn ý bài văn nghị luận.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docT6.doc