Giáo án Ngữ văn 11 - Phong cách ngôn ngữ chính luận - Đỗ Trung Nguyên

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản chính luận .

GV: Dựa vào kiến thức đã được học, em hãy cho biết một số tác phẩm thuộc thể loại: hịch, cáo, chiếu?

GV: nhận xét.

GV: Em hãy nhận xét các tác phẩm trên đều đề cập đến vấn đề gì?

GV: Hiện nay, khi đề cập đến một vấn đề chính trị được cả xã hội quan tâm, các tác giả sử dụng các văn bản chính luận nào? Cho ví dụ?

GV: Yêu cầu đọc ngữ liệu.

GV: Cho học sinh tiến hành thảo luận nhóm: Thời gian 5 phút, hình thức thảo luận 2 bàn sẽ là một nhóm.

Câu hỏi: Dựa vào 3 văn bản “Tuyên ngôn độc lập”, “Cao trào chống Nhật cứu nước”, và “ Việt Nam đi tới”. Em hãy xác định thể loại văn bản, mục đích viết và thái độ, quan điểm của người viết?

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 947 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Phong cách ngôn ngữ chính luận - Đỗ Trung Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT ĐỖ CÔNG TƯỜNG
GVHD: Lê Thị Hằng
SVTT: Đỗ Trung Nguyên
Lớp: ĐHSVĂN12A
MSSV:0012411055
Tuần:
Tiết
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
Mục tiêu cần đat
Kiến thức: Hiểu được khái niệm ngôn ngữ chính luận, các loại văn bản chính luận, đặc điểm phong cách ngôn ngữ chính luận.
Kĩ năng: Biết phân tích và làm bài văn chính luận.
Thái độ: Thái độ tích cực trong việc học phong cách ngôn ngữ chính luận, sử dụng trong học tập và đời sống.
Chuẩn bị
Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, dụng cụ dạy học.
Học sinh: SGK, vở soạn, vở học, dụng cụ học tập.
Phương pháp dạy học:
Phương pháp vấn đáp gợi tìm, diễn dịch, nêu vấn đề, phát hiện vấn đề kết hợp với diễn giảng.
Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp(1’)
Kiểm tra bài cũ(3’)
Câu hỏi: Em hãy cho biết tiến trình bình luận có mấy bước, đó là những bước nào?
Gợi ý: 3 bước
Bước 1: Nêu hiện tượng cần bình luân.
Bước 2: Đánh giá hiện tượng cần bình luận.
Bước 3: Bàn về hiện tượng cần bình luận.
Giới thiệu bài mới(1’)
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau người ta lại sử dụng phương tiện ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ: Trong lĩnh vực báo chí thì người ta sử dụng phong cách ngôn ngữ báo chí, trong cuộc sống hằng ngày thì người ta sử dụng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Vậy trong lĩnh vực chính trị, xã hội thì người ta sử dụng phong cách ngôn ngữ nào? Đó là nội dung tiết học hôm nay.
Bài mới
4
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung lưu bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản chính luận .
GV: Dựa vào kiến thức đã được học, em hãy cho biết một số tác phẩm thuộc thể loại: hịch, cáo, chiếu?
GV: nhận xét.
GV: Em hãy nhận xét các tác phẩm trên đều đề cập đến vấn đề gì?
GV: Hiện nay, khi đề cập đến một vấn đề chính trị được cả xã hội quan tâm, các tác giả sử dụng các văn bản chính luận nào? Cho ví dụ?
GV: Yêu cầu đọc ngữ liệu.
GV: Cho học sinh tiến hành thảo luận nhóm: Thời gian 5 phút, hình thức thảo luận 2 bàn sẽ là một nhóm.
Câu hỏi: Dựa vào 3 văn bản “Tuyên ngôn độc lập”, “Cao trào chống Nhật cứu nước”, và “ Việt Nam đi tới”. Em hãy xác định thể loại văn bản, mục đích viết và thái độ, quan điểm của người viết?
GV: Từ phân tích ngữ liệu trên em nêu khái niệm văn bản chính luân? mục đích, thái độ và quan điểm của người viết văn bản chính luận đối với những vấn đề được đề cập đến?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nhận xét chung về văn bản chính luân và ngôn ngữ chính luận.
GV: Một em hãy cho thầy và cả lớp biết ngôn ngữ chính luận tồn tại ở dạng nào?
GV: Thầy và trò chúng ta vừa tìm hiểu các phương thức biểu đạt dù có khác nhau tuy nhiên mục đích chung của ngôn ngữ chính luận là gì?
GV: Căn cứ vào sự hiểu biết của em về văn nghị luận kết hợp với những gì em vừa học hãy cho thầy và cả lớp biết sự khác nhau giữa nghị luận và chính luận?
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1, 2
HS: Hịch tướng sĩ( Trần Quốc Tuấn), Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Chiếu cầu hiền(Ngô Thì Nhậm)
HS: Các tác phẩm trên đề cập đến nhưng vấn đề trọng đại, lớn lao của dân tộc được nhiều người quan tâm. Nó thuộc lĩnh vực chính trị.
HS: Cương lĩnh, tuyên ngôn, báo cáo
HS: đọc ngữ liệu
HS: Tiến hành thảo luận nhóm và đai diện nhóm trình bày.
HS: Trả lời
HS: 2 dạng nói và viết.
HS: Căn cứ vào sách giáo khoa trả lời
HS: dựa vào kiến thức đã biết và vừa được học trả lời
Hs: tiến hành làm bài tâp.
Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận.
Tìm hiểu văn bản chính luận.
 1.1 Văn bản chính luận
Thời xưa: hịch, cáo, chiếu
Thời nay: cương lĩnh, tuyên bố, tuyên ngôn, báo cáo.
* Phân tích ngữ liệu
Tuyên ngôn độc lập
Thể loại: Tuyên ngôn.
Mục đích: trình bày một quan điểm chính trị.
Thái độ quan điểm:dứt khoát, rõ ràng
Cao trào kháng nhật, cứu nước.
Thể loại: Bình luận thời sự.
Mục đích: Bình luận tình hình chính trị.
Thái đô, quan điểm: 
Việt nam đi tới
Thể loại: Xã luận
Mục đích: Phân tích tình hình chính trị.
Thái độ quan điểm:tin tưởng vào tương lai tươi sáng dân tộc trong dịp năm mới
1.2 Nhận xét văn bản chính luận
Khái niệm: là những văn bản đề cập đến một vấn đề chính trị, xã hội của một quốc gia dân tộc
Mục đích: thuyết phục người đọc(nghe) về một vấn đề chính trijcuar một quốc gia, dân tộc.
Thái độ, quan điểm: dứt khoát, rõ ràng, đứng trên lập trường chính trị của một gia cấp, tầng lớp xã hội.
Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận.
Ngôn ngữ chính luận tồn tại ở 2 dạng: nói và viết.
Mục đích ngôn ngữ chính luận: trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính sách, chủ trương văn hóa,xã hội theo một quan điểm chính trị nhất định.
Phân biệt chính luận và nghị luận: 
Chính luận: chỉ một phong cách ngôn ngữ trong văn bản(chính trị) nhằm trình bày quan điểm chính trị của một Đảng phái, đoàn thể. Nó là phong cách ngôn ngữ độc lập.
Nghị luận: là phương pháp trình bày ý kiến, lí lẽ, lập luận về một vấn đề nào đó. -> chỉ một kiểu làm văn nào đó trong nhà trường.
Luyện tập
Bài tập 1: SGK
Bài tập 2:
Các mặt biểu hiện phong cách chính luận:
Dùng nhiều từ ngữ chính trị.
Câu văn mạch lạc, chặt chẽ, tuy có thể dung câu dài (Câu thứ 3).
Đoạn văn thể hiện rõ quan điểm chính trị về lòng yêu nước, đánh giá cao về lòng yêu nước nhân dân ta.
Đoạn văn có sức hấp dẫn và truyền cảm : nhờ lập luận chặt chẽ, nhờ những hình ảnh so sánh cụ thể.
5. Củng cố:
Nắm được các thể loại của văn bản chính luận và khái niệm ngôn ngữ chính luận.
Phân biệt chính luận và nghị luận
6. Dặn dò:
Làm bài tập 3 trong sách giáo khoa.
Chuẩn bị bài mới “Một thời đại trong thi ca”.
 NHẬN XÉT GVHD
 Lê Thị Hằng
Cao Lãnh, ngày..tháng..năm.
 SINH VIÊN THỰC TẬP
 Đỗ Trung Nguyên

File đính kèm:

  • docxTuan_30_Phong_cach_ngon_ngu_chinh_luan.docx