Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 53-54
-Khi ăn bát cháo hành của thị Nở:
+Hắn hết sức “ngạc nhiên” và xúc động đến trào nước mắt. Bởi đây là lần đầu tiên “hắn được một người đàn bà cho” ->bát cháo hành của tình yêu thương chân thành mà thị Nở dành cho hắn.
+Khát vọng trở về với con người, trở về với bản tính tốt đẹp của người nông dân lương thiện.
+Chí mong nhờ thị Nở mà hòa nhập với mọi người, chấm dứt đoạn đời thú vật để sống đúng với kiếp người.
Ngày soạn: 24 -11 Tiết: 53-54 Văn bản: CHÍ PHÈO (Nam Cao) I- Mục đích, yêu cầu: 1- Kiến thức: Giúp HS: - Hiểu được nhân vật chính trong tác phẩm đặc biệt là phân tích được nhân vật Chí Phèo - một điển hình bất hủ của Nam Cao. Qua đó thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm. - Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm: điển hình hoá nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ nghệ thuật. 2- Kĩ năng: RLKN phân tích nhân vật, phát hiện nét mới mẻ, sâu trong văn Nam Cao. 3- Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm nhân văn. II- Chuẩn bị: 1- Chuẩn bị của giáo viên: Đọc kĩ tác phẩm, đọc tư liệu tham khảo, Soạn giáo án. 2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kĩ tác phẩm, trả lời câu hỏi SGK, tóm tắt tác phẩm. III- Hoạt động dạy học: Tiết 1: 1’ 1- Ổn định tình hình lớp: 6’ 2- Kiểm tra bài cũ: -Câu hỏi: Trình bày ngắn gọn đề tài về người nông dân nghèo trong sáng tác của nhà văn Nam Cao? -Yêu cầu: Người nông dân nghèo " bi thảm: + Bị đói, chết đói. + Bị nhục, chết nhục. + Bị lưu manh hoá. 3- Giảng bài mới: -Vào bài: Nam Cao là một nhà văn tài năng, là một cây bút nhân đạo sâu sắc. Ông luôn có những phát hiện mới, sâu ở những đề tài tưởng như mòn, cũ. Chí Phèo là một kiệt tác, hội tụ đầy đủ tài năng, cái tâm trong sáng, cái tình cao đẹp của Nam Cao. -Tiến trình bài dạy: TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 14’ 6’ 6’ 12’ Tiết 2 6’ 9’ 9’ 6’ 8’ 5’ HĐ1: Hướng dẫn đọc – hiểu chung: Hỏi: Nêu xuất xứ của tác phẩm? HS đã đọc tác phẩm ở nhà theo yêu cầu của GV khi dạy tiết học trước, GV yêu cầu HS tóm tắt cốt truyện, chỉ đọc đan xen trong quá trình đọc hiểu văn bản. Hỏi: Nêu chủ đề tác phẩm? HĐ2: Hướng dẫn đọc – hiểu: Hỏi: Hình ảnh của làng Vũ Đại hiện lên như thế nào qua tác phẩm? GV nhận, xét, bổ sung, khái quát. Hỏi: Em có nhận xét gì về bức tranh hiện thực xã hội Việt Nam trước Cách mạng qua bức tranh làng Vũ Đại? GV nhận xét, khái quát. GV đặt vấn đề: Nạn nhân đau khổ nhất, tiêu biểu nhất ở làng Vũ Đại, rộng hơn là cả xã hội thối nát đương thời là Chí Phèo. Hình tượng nhân vật Chí Phèo hiện lên như thế nào qua tác phẩm? Hỏi: Trước khi đi tù, Chí Phèo có hoàn cảnh và bản tính như thế nào? GV nhận xét, khái quát. Hỏi: Từ khi ra tù đến trước khi gặp thị Nở người nông dân lương thiện Chí Phèo đã thay đổi như thế nào? -Hoàn cảnh sống. -Diện mạo -Tâm tính. GV nhận xét, bổ sung, khái quát. Hỏi: Hãy nêu ý nghĩa của tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo trong đoạn mở đầu truyện? Hỏi: Bi kịch cuộc đời của Chí và ý nghĩa tư tưởng qua đoạn này? GV nhận xét, khái quát. Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Hỏi: - Chí Phèo gặp gỡ thị Nở trong hoàn cảnh nào? - Việc gặp gỡ có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời của Chí? - Những gì diễn ra trong tâm hồn Chí sau cuộc gặp gỡ đó? GV nhận xét, bổ sung, khái quát. Hỏi: Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo khi bị thị Nở từ chối chung sống? Hỏi: - Bị thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo đã có nhưng suy nghĩ và hành động như thế nào? - Vì sao Chí Phèo lại có những hành động dữ dội và bất ngờ như vậy? Hỏi: Cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa như thế nào? GV nhận xét, bổ sung, khái quát. Hỏi: Tại sao nói đoạn văn đã thể hiện tư tưởng nhân đạo độc đáo, mới mẻ? So sánh với những nhà văn khác để thấy rõ hơn điều đó? GV định hướng, HS về nhà tự tìm hiểu thêm về hình tượng nhân vật Bá Kiến. -Bản chất của hình tượng nhân vật Bá Kiến. -Hình tượng điển hình cho bọn cường hào ác bá của nông thôn Việt Nam trước cách mạng. Hỏi: Đánh giá thành công về nghệ thuật của tác phẩm? -Nghệ thuật điển hình hóa. - Kết cấu của tác phẩm. - Ngôn ngữ kể chuyện. GV nhận xét, tổng kết. HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập: Hỏi: Hãy đánh giá về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của kiệt tác “Chí Phèo”? GV tổng kết, yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ (SGK), trang 156. Do thời gian bài học, nên GV hướng dẫn sơ lược HS về nàh tiếp tục hoàn thành bài tập. HĐ1: Đọc – hiểu chung: HS trả lời. -Thời gian ra đời. -Tên gọi khác của tác phẩm. HS tóm tắt theo cốt truyện. HS trả lời. HĐ2: Đọc – hiểu: HS phát hiện, trả lời. HS trao đổi, trả lời. HS phát hiện, trả lời, khái quát. HS phát hiện chi tiết, khái quát vấn đề. -Hoàn cảnh sống: bị bần cùng hóa. -Diện mạo: mặt, đầu, răng, mặt, cách ăn mặc -> phản ánh tính cách du côn, lưu manh. -Tâm tính: đến nhà Bá Kiến gây sự -> bị Bá Kiến mua chuộc -> con quỷ dữ của làng Vũ Đại: phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt bao người lao động => Chí biến đổi từ hình dạng đến linh hồn, trở thành con vật u mê, điên dại, khát máu. HS phân tích, lý giải, trả lời. HS thảo luận, trả lời theo nhóm. HS ghi ra giấy (được chuẩn bị sẵn). Ổn định lớp Trả bài cũ. HS phát hiện, phân tích, trả lời. HS phát hiện chi tiết, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật khi bị thị Nở từ chối chung sống. -Bà cô thị Nở không đồng ý cháu mình “đâm đầu” đi lấy “con quỷ dữ của lành Vũ Đại”, chỉ có nghề “rạch mặt ra ăn vạ”. -Thị Nở đã trút những lời của bà cô “vào mặt hắn”. -Hắn “ngẩn người”: cái ngẩn người của sự ngạc nhiên thì ít, mà thất vọng thì nhiều. -> Chí Phèo bị định kiến xã hội chặn đứng con đường quay về cuộc sống lương thiện. HS phát hiện chi tiết, trả lời. HS phát hiện, phân tích, lí giải vấn đề. HS thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS suy nghĩ, tổng hợp, so sánh để rút ra kết luận của vấn đề. HS lắng nghe, về nhà tự tìm hiểu, phân tích nhân vật. HS đánh giá, phân tích chứng minh. HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập: HS tổng hợp kiến thức đã học, khái quát vấn đề. 1-2 HS đọc mục ghi nhớ (SGK), trang 156. HS lắng nghe, về nhà hoàn thành bài tập. B- PHẦN HAI: TÁC PHẨM. I- Tìm hiểu chung: 1- Xuất xứ: -In năm 1941 có tên “Cái lò gạch cũ”, sau in lại nhà xuất bản đổi thành “Đôi lứa xứng đôi”, 1946, Nam Cao đổi thành “Chí Phèo”. -Từ việc thật, người thật ở quê hương, Nam Cao xây dựng thành một điển hình văn học " nhiều ý nghĩa sâu, mới. 2- Tóm tắt: (HS tóm tắt trước ở nhà). Chí Phèo: con hoang " lương thiện " bị Bá Kiến đẩy vào tù " lưu manh " gặp thị Nở " Chí thức tỉnh " bị cự tuyệt quyền làm người " giết Bá Kiến và tự sát. 3- Chủ đề: Qua hình tượng Chí Phèo, Nam Cao tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo cướp đi cả nhân hình, nhân tính của con người. Đồng thời, phát hiện, khẳng định bản chất tốt đẹp của con người. II- Đọc - hiểu văn bản: 1- Hình ảnh làng Vũ Đại: -Làng này dân “không quá hai nghìn, xa phủ, xa tỉnh”. -Tôn ti trật tự nghiêm ngặt: +Cao nhất là cụ tên chỉ Bá Kiến “bốn đời làm tổng lí”, uy thế nghiêng trời. +Đám cường hào kết bè cánh: cánh cụ bá Kiến, cánh ông đội Tảo, cánh tư Đạm, cánh bát Tùng,... ->như một đàn cá tranh mồi. +Sau nữa là những người nông dân thấp cổ bé họng, suốt đời bị đè nén. +Hạng dưới đáy cùng hơn cả dân cùng, sống tăm tối như thú vật: Năm Thọ, binh Chức, Chí Phèo. -Đám cường hào một mặt ngấm ngầm chia rẻ, trị nhau; mặt khác hè nhau bóc lột ức hiếp nông dân. ->Nam Cao dựng lên một làng Vũ Đại sống động, hết sức ngột ngạt đen tối -> xung đột giai cấp âm thầm mà quyết liệt ở nông thôn -> hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. 2- Hình tượng Chí Phèo: a)- Trước khi vào tù: - Chí Phèo: là đứa con hoang bị bỏ rơi ở lò gạch cũ, anh thả ống lương nhặt được "bà goá mù " bác phó cối nuôi. - Bản chất lương thiện: + Hiền như đất, lao động giỏi. +Giàu lòng tự trọng: bị mụ vợ ba của Bá Kiến gọi vào bóp chân, Chí chỉ thấy nhục. +Ước mơ: có một gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải, có vốn nuôi con lợn. " Chí Phèo là một nông dân lương thiện. b)- Từ khi ra tù đến trước khi gặp thị Nở: - Bị bần cùng hoá: +Không nhà cửa, không của cải, không tấc đất cắm dùi: ở cái chòi hoang ở ven sông, ăn những gì cướp giật được. +Xin được đi ở tù để: ở tù sướng quá, có cơm ăn, có chỗ để ở " bi đát tột cùng. -Bị cướp mất hình hài con người: Chí “trông gớm chết”: cái đầu trọc lóc, răng cạo trắng hớn, mặt đen lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm; ngực phanh đầy nét chạm trổ -> một kẻ lưu manh. -Bị cướp nhân tính: +Làm những mọi việc như một tên đầu bò chính cống: kêu làng, ăn vạ, đạp phá, đâm chém. +Trở thành tay sai của Bá Kiến, gây bao tai họa cho những người nông dân lương thiện khác. ->biến thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. -Về tinh thần, tình cảm: “cô độc” tuyệt đối. Chí muốn giao tiếp với con người dù là tiếng chửi nhưng không có ai đáp lại " Chí bị đẩy bật ra khỏi xã hội loài người. =>Nỗi đau đớn nhất của Chí là nỗi đau của con người bị tàn phá về thể xác, bị hủy diệt về tâm hồn, bị cự tuyệt không cho làm người, chứ không chỉ là nỗi đau vì cơm áo, không nhà cửa, không nơi nương tựa ->sức mạnh tố cáo, giá trị hiện thực mới mẻ, độc đáo của tác phẩm. c)- Sau khi gặp thị Nở: -Tỉnh dậy sau đêm gặp thị Nở: hoàn toàn tỉnh táo, lần đầu tiên cảm nhận thanh âm cuộc sống, lòng bâng khuâng, mơ hồ buồn ->cuộc gặp gỡ thị Nở và cả trận ốm đã làm thay đổi tâm lí Chí: +Nhìn lại cuộc đời mình trong quá khứ (mơ ước bé nhỏ, giản dị), hiện tại (đã già, thế mà vẫn “đang cô độc”) và tương lai đáng buồn hơn (đói rét, ốm đau và cô độc; và cô độc đáng sợ hơn cả). + Chí đã ý thức về cuộc sống cảnh ngộ của mình -> sự thức tỉnh tình cảm con người. -Khi ăn bát cháo hành của thị Nở: +Hắn hết sức “ngạc nhiên” và xúc động đến trào nước mắt. Bởi đây là lần đầu tiên “hắn được một người đàn bà cho” ->bát cháo hành của tình yêu thương chân thành mà thị Nở dành cho hắn. +Khát vọng trở về với con người, trở về với bản tính tốt đẹp của người nông dân lương thiện. +Chí mong nhờ thị Nở mà hòa nhập với mọi người, chấm dứt đoạn đời thú vật để sống đúng với kiếp người. d)- Khi bị thị Nở cự tuyệt: -Bà cô thị Nở đã kiên quyết ngăn cản mối tình này. Mặc dù thấy “lộn ruột” nhưng thị Nở vẫn phải nghe theo, và thị đã “trút vào mặt hắn tất cả lời bà cô”. -Chí “ngẩn người” vì thất vọng, nhưng hắn vẫn “như hít thấy hơi cháo hành”, “đuổi theo thị, nắm lấy tay” -> khao khát tình yêu, thiết tha đến với thị Nở - đến với cuộc đời lương thiện biết chừng nào. -> bà cô thị Nở, thị Nở, sâu xa hơn định kiến xã hội đã cự tuyệt không chấp nhận, chặn đứng con đường hoàn lương của Chí. -Chí Phèo rơi vào tình thế tuyệt vọng: +Hắn lại uống uống rượu nhưng “càng uống lại càng tỉnh ra”, “ôm mặt khóc rưng rức” và “cứ thoảng thấy hơi cháo hành” ->khát khao tình yêu thương và bi kịch tinh thần: bị từ chối quyền làm người -> Chí đau đớn, vật vã trong cơn tuyệt vọng, bế tắc. +Chí xách dao ra đi, đến nhà Bá Kiến, kết tội lão và đòi “làm người lương thiện”. Chí đã đâm chết Bá Kiến và tự sát. *Hành động của một người tỉnh táo với những suy nghĩ sâu sắc khi ý thức được kẻ thù của cuộc đời mình. *Ngọn lửa căm hờn âm ỉ cháy lâu nay đã được thổi bùng khi anh đã thức tỉnh, hiểu ra nguồn gốc bi kịch của mình. -Cái chết của Chí Phèo là tất yếu: +Chí đã thức tỉnh và không thể đập phá như trước -> cái chết mới giải thoát Chí khỏi kiếp quỷ dữ. +Trước đây để sống, Chí phải bán linh hồn cho quỷ dữ, khi linh hồn đã trở về Chí không thể bán mình cho quỷ lần nữa. ->niềm khát khao được sống lương thiện cao hơn cả tính mạng. -> Cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa hiện thực sâu sắc: tính xung đột giai cấp gay gắt và nó chỉ có thể giải quyết bằng hành động quyết liệt; đồng thời tố cáo mãnh liệt xã hội thực dân nửa phong kiến không những đẩy người nông dân vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa mà còn đẩy họ vào chỗ chết. =>Đoạn văn đã thể hiện tư tưởng nhân đạo độc đáo, mới mẻ: Phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi tưởng như họ đã bị xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác biến thành thú dữ. 3- Hình tượng nhân vật Bá Kiến: -Là một kẻ xảo quyệt, gian hùng: +Mềm nắn rắn buông, hắn khét tiếng đến cả trong hàng huyện, là kẻ “mọt già khôn róc đời”, “già đời đục khoét”. +Không từ một thủ đoạn nào: cướp đất, cướp nhà, đẩy người nông dân vào vòng tù tội, xúi giục bọn lưu manh đâm chém nhau. +Luôn biết che đậy bằng bộ mặt giả nhân giả nghĩa, “ném đá giấu tay”. +Phương thức thống trị: nắm thằng có tóc, không nắm thằng trọc đầu. ->một kẻ nhiều mánh khóe, thủ đoạn ranh ma, quỷ quyệt, nham hiểm và độc ác. - Bá Kiến là một kẻ có nhân cách bỉ ổi. =>Bá Kiến là điển hình cho bọn cường hào ác bá ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. 4- Nghệ thuật: -“Chí Phèo” là một thành công về xây dựng nhân vật điển hình (tiêu biểu Chí Phèo, Bá Kiến) vừa có ý nghĩa tiêu biểu, vừa có cá tính độc đáo (qua khắc họa tính cách, miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật). -Kết cấu mới mẻ, tạo ấn tượng. -Cốt truyện hấp dẫn, tình tiết kịch tính, quyết liệt, bất ngờ. -Ngôn ngữ sống động, gần gũi lời ăn tiếng nói trong đời sống. Giọng điệu phong phú, đan xen. Cách trần thuật linh hoạt, tự nhiên (lúc là điểm nhìn của tác giả, lúc theo nhân vật Chí Phèo, lúc theo Bá Kiến, thị Nở,...). III- Tổng kết, luyện tập: 1- Tổng kết: Ghi nhớ (SGK – tr. 156). 2- Luyện tập: 1/171 - Ý kiến nêu trên khẳng định yêu cầu hết sức quan trọng đối với tác phẩm văn chương, nói rộng ra là đối với nghệ thuật. Người nghệ sĩ là phải sáng tạo, phát hiện ra cái mới. -Ý kiến đúng, phản ánh bản chất của nghệ thuật. -Dùng dẫn chứng minh họa. 2/156- Khẳng định một kiệt tác vì: -Giá trị to lớn về mặt tư tưởng (nhân đạo, hiện thực) sâu sắc, độc đáo, mới mẻ. -Nghệ thuật thể hiện bậc thầy (xây dựng nhân vật, kết cấu, xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ,...). 2’ 4- Dặn dò: -Xem lại bài học. -Nnắm được cố truyện, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm. - Tiếp tục tìm hiểu giá trị của tác phẩm. - Soạn bài mới: Thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu. IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Một số câu hỏi trắ nghiệm củng cố bài học. 1. Vì sao Chí Pheøo phaûi ñi tuø? Vì lôõ phaïm toäi gieát ngöôøi. Vì ñaùnh baïc. Vì aên caép ñoà nhaø Lí Kieán. Vì bò Lí Kieán ghen voâ côù. 2. Sau khi ôû tuø veà, Chí Pheøo trôû thaønh con ngöôøi nhö theá naøo? Boä daïng vaø veû maët “troâng gôùm cheát”. Haønh vi löu manh, coân ñoà. Bieán daïng caû veà nhaân hình laãn nhaân tính, mang boä daïng vaø tính caùch cuûa moät kieáp ngöôøi hö hoûng. Chaùn ñôøi, khoâng muoán soáng. 3. YÙ thöùc veà hieän taïi, döï caûm veà töông lai, Chí Pheøo sôï nhaát ñieàu gì? Tuoåi giaø. Ñoùi reùt. OÁm ñau. Coâ ñoäc. 4. Chí Pheøo ñeán nhaø Baù Kieán vaø ñöùng tröôùc maët haén noùi:”Tao muoán laøm ngöôøi löông thieän”. YÙ nghóa quan troïng cuûa chi tieát naøy laø gì? Chí Pheøo ñoøi laïi nhaân phaåm ñaõ bò ñaùnh caép.. Chí Pheøo ñaõ thöùc tænh vaø ñoøi quyeàn soáng. Keát toäi keû ñaõ haõm haïi cuoäc ñôøi mình. 5.Caâu hoûi cuûa Chí Pheøo:”Laøm theá naøo cho maát ñöôïc nhöõng maûnh chai naøy treân maët naøy?” coù yù nghóa gì? Khoâng theå söûa laïi dung maïo vì khoa hoïc kyõ thuaät cuûa thôøi ñoù coøn laïc haäu. Khoâng theå xoùa ñöôïc quaù khöù toäi loãi . c. Khoâng theå tìm laïi phaàn ngöôøi ñaõ bò huûy hoaïi. d. Khoâng ai cho Chí Pheøo cuoäc soáng löông thieän. 6.Vì sao Chí Pheøo choïn caùi cheát sau khi ñaõ gieát cheát Baù Kieán – Keû thuø lôùn nhaát cuûa cuoäc ñôøi mình? Sôï bò ñi tuø. Muoán soáng thì phaûi soáng kieáp löu manh. Ñieàu ñoù, Chí Pheøo khoâng bao giôø muoán. Vì Chí Pheøo choïn caùi cheát laø ñeå baûo toaøn nhaân phaåm vöøa tìm laïi ñöôïc. Ñoái vôùi Chí, luùc naøy, giaù trò cuûa nhaân phaåm cao hôn söï soáng. Ñôøi khoâng tình yeâu laø ñôøi voâ nghóa. 7.YÙ nghóa xaø hoäi cuûa maøn bi kòch ôû cuoái taùc phaåm? Noù laø baûn caùo traïng boïn thoáng trò cöôøng haøo gian aùc vaø luaän toäi caû cheá ñoä thöïc daân ñen toái taøn baïo ñaõ aùp böùc, ñaåy ngöôøi noâng daân vaøo ñöôøng cuøng beá taéc.. Töø tieáng keâu cöùu cuûa Chí Pheøo ôû cuoái taùc phaåm, Nam Cao muoán thöùc tænh löông tri con ngöôøi phaûi cöùu vôùt laáy nhöõng taâm hoàn ñeïp ñeõ bò chaø ñaïp, vuøi daäp. Ñoù cuõng laø khaùt voïng muoán xoùa boû xaõ hoäi phi nhaân tính, xaây döïng moät xaõ hoäi môùi, moâi tröôøng soáng nhaân aùi ñeå cho nhöõoânsè phaän nhö “Chí Pheøo” ñöôïc soáng. Vì chaùo haønh bao giôø cuõng deã laøm cho ngöôøi ta chaûy nöôùc maét. Vì Chí Pheøo ñang bò oám naëng.
File đính kèm:
- T53-54.doc