Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 43: Luyện tập thao tác lập luận so sánh

 - Trồng cây và học: giống nhau:

 +Có ích

 +Thu được thành quả tốt đẹp: mùa xuân được hoa (tốt đẹp)  kiến thức hay, tư tưởng, tình cảm tốt; mùa thu được quả (từ hoa thành quả)  sự tích luỹ lâu dài, học thành tài có ích cho xã hội.

 -So sánh làm rõ bản chất của việc học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2759 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 43: Luyện tập thao tác lập luận so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 03-11
Tiết : 43	LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH	 	
I- Mục đích, yêu cầu:
 	1- Kiến thức: Giúp HS:
- Củng cố những kiến thức về thao tác lập luận so sánh.
- Biết vận dụng thao tác lập luận so sánh để làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm.
 	2- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lập luận so sánh khi làm văn.
 	3- Thái độ: Vận dụng kĩ năng lập luận khi giao tiếp để đạt hiệu quả giao tiếp cao.
II- Chuẩn bị:
 	1- Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, đọc tư liệu tham khảo.
 	2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
 1’	1- Ổn định tình hình lớp: 
 	2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình luyện tập.
 	3- Giảng bài mới: 
 	-Vào bài: So sánh là một trong những thao tác lập luận không thể thiếu trong văn nghị luận. Vận dụng thao tác so sánh hợp lí sẽ giúp bài viết vừa có chiều sâu vừa có chiều rộng, tạo nên sức thuyết phục, hấp dẫn cho bài văn.
-Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
38’
(7’)
(7’)
(10’)
(10’)
(4’)
4’
 HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập.
 Hỏi: Điểm giống nhau của nhân vật trữ tình ở hai bài thơ?
 Hỏi: So sánh để thấy rõ tình cảm khác nhau ở mỗi nhà thơ?
 Hỏi: Chỉ rõ đều là sự xa lạ trên chính quê hương nhưng ở mỗi nhà thơ khác nhau như thế nào?
 Hỏi: Sự giống và khác nhau giữa “việc học” và “trồng cây”?
 Chỉ rõ cái hay của cách nói?
 Hỏi: So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan trong hai bài thơ?
 Hỏi: Từ việc so sánh trên em có nhận xét gì?
 Hỏi: Viết đoạn văn với câu tục ngữ: “Một kho vàng không bằng một nang chữ”.
 GV nhận xét, đánh giá.
 GV gợi ý, HS về nhà hoàn thành bài tập.
 Hỏi: Nội dung chính của tác giả viết về vấn đề gì?
 Tác giả đã dùng lập luận so sánh như thế nào? Tác dụng của lập luận đó?
 HĐ2: Củng cố bài học.
 GV đặt câu hỏi, HS củng cố bài học.
 HĐ1: HS luyện tập.
 HS: Đọc bài 1 SGK.
 HS: Trả lời.
 HS: Trao đổi, trả lời.
 HS: Trả lời.
 HS: Đọc bài 2.
 HS trả lời.
 HS đọc 2 bài thơ của Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan.
 " Vần “om” hiểm hóc, tài tình : 
- Bút pháp điêu luyện.
- Bức bối về tình duyên trắc trở.
- Ngang bướng rất Xuân Hương.
 HS: Nhận xét.
 HS: Viết 10 phút.
 Gọi đại diện nhóm đọc.
 Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 HS về nhà hoàn thành bài tập.
 HS đọc đoạn văn SGK.
 HS: So sánh Nguyễn Du với Thanh Tâm Tài Nhân " Sự sáng tạo của Nguyễn Du.
 HĐ2: Củng cố bài học.
 HS trả lời củng cố bài học.
 I- Luyện tập:
 1- Bài 1: Về hai bài thơ của Hạ Tri Chương và Chế Lan Viên.
 - Giống nhau:
 +Tình cảm khi về thăm quê của nhà thơ.
 +Cả hai đều rời quê khi tuổi còn rất trẻ và trở về khi tuổi đã cao.
 +Khi trở về, cả hai đều trở thành người xa lạ trên chính quê hương mình.
 - Điểm khác:
 +Ở Hạ Tri Chương: một nhà thơ cổ Trung Quốc.
 *Nghệ thuật đối: gói gọn vòng quay của cuộc đời " xa quê trong thời gian quá lâu.
 *Giọng quê không đổi: chất quê, hồn quê, bản sắc riêng không bao giờ thay đổi. Cái thay đổi: tóc bạc " tuổi già, thời gian…
 *Trẻ con nhìn lạ lẫm, hỏi “khách nơi nào lại chơi”"xót xa, ngậm ngùi.
 +Ở Chế Lan Viên: nhà thơ Việt Nam.
 *Sự đổi thay của quê hương: toàn diện. Con người: bạn thuở nhỏ không còn ai, cảnh vật: nền nhà dựng cơ quan mới.
 *Giọng điệu hóm hỉnh, cảm xúc tươi tắn, đầy tự hào về quê hương.
 " Kết luận: Hạ Tri Chương sống cách Chế Lan Viên hơn một nghìn năm nhưng ở họ vẫn có nét tương đồng: gặp gỡ ở tình yêu quê hương sâu sắc, xúc động.
 2- Bài 2: So sánh “việc học” – “trồng cây”.
 - Trồng cây và học: giống nhau:
 +Có ích
 +Thu được thành quả tốt đẹp: mùa xuân được hoa (tốt đẹp) " kiến thức hay, tư tưởng, tình cảm tốt; mùa thu được quả (từ hoa thành quả) " sự tích luỹ lâu dài, học thành tài có ích cho xã hội.
 -So sánh làm rõ bản chất của việc học.
 3- Bài 3:
 - Giống nhau:
 + Đều là thơ thất ngôn bát cú.
 + Đều tuân thủ cách gieo vần, đối.
 - Khác nhau:
 +Thơ Hồ Xuân Hương: ngôn ngữ bình dị: tiếng gà văng vẳng, mõ thảm, chuông sầu,…, từ láy mõm mòm.
 +Thơ Bà Huyện Thanh Quan: dùng nhiều từ Hán Việt: hoàng hôn, ngư ông, viễn phố,…nhiều từ là thi liệu văn chương cổ: ngàn mai, dặm liễu,..., nhạc điệu du dương, trầm bổng " nỗi buồn của kẻ tha hương, lữ thứ.
" Kết luận: Sự khác nhau về ngôn ngữ tạo ra sự khác nhau về phong cách:
 +Hồ Xuân Hương: phong cách bình dị, dân dã " Bà chúa thơ Nôm.
 +Bà Huyện Thanh Quan: phong cách trang nhã, đài các " văn nhân trí thức thượng lưu.
 4- Bài 4: Viết đoạn văn về câu tục ngữ: “Một kho vàng không bằng một nang chữ”
 - Gợi ý: 
 +So sánh vàng - chữ " khẳng định sự quí giá của chữ (hiểu biết, học vấn). Vàng: kim loại quí.
 +Một kho vàng " nhiều không bằng một nang (ít) chữ " Đề cao sự hiểu biết, học vấn của con người.
 5- Tham khảo:
 - Nội dung: So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Thanh Tâm Tài Nhân:
 +Nguyễn Du nói ngắn gọn, gợi nhiều: vị anh hùng, lí tưởng, sống tự do, cơn giận cũng như giông tố, sấm sét,…
 +Kết luận: Sự sáng tạo của Nguyễn Du đã thực hiện được cái mộng của Thanh Tâm Tài Nhân: biến Từ Hải thành anh hùng xuất chúng.
 II- Củng cố bài học:
 1-Thế nào là thao tác lập luận so sánh?
 2-Cách so sánh?
 2’	4- Dặn dò:
- Xem lại bài học, sửa chữa bài tập.
-Bài tập về nhà:
CÂU HỎI:Thế nào là thao tác lập luận so sánh? Hãy sử dụng thao tác lập luận so sánh để viết đoạn văn về cái nhìn ở ba nhân vật đoạn kết thúc “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân viết “ ba người nhìn nhau rồi nhìn bức châm”?
 	-Yêu cầu: HS lập luận so sánh chỉ rõ:
+Nét giống: đều nhìn nhau, đều nhìn bức châm. 
 	+Khác:
*Mỗi ánh nhìn mỗi khác: Huấn Cao nhìn quản ngục " gửi gắm, nhắn nhủ. Thư lại, quản ngục nhìn Huấn Cao: ngưỡng mộ, sùng kính, tôn trọng.
 	* Nhìn bức châm: 	+ Huấn Cao ngắm lại dòng chữ cuối cùng, sáng tạo cuối cùng.
 	+ Quản ngục: xúc động, ước mơ " hiện thực.
 	+ Thư lại: ánh nhìn thưởng thức. 
- Soạn: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung:

File đính kèm:

  • docT43.doc