Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 41-42

- In trong tập “Vang bóng một thời”. Lúc đầu có tên “Dòng chữ cuối cùng” in năm 1938 trên tạp chí “Tao đàn” sau in trong “Vang bóng một thời”.

 - Huấn Cao (nguyên mẫu là Cao Bá Quát: người vừa có tài, vừa có tâm, vừa có khí phách) vừa giống các nhà nho tài tử trong “Vang bóng một thời” vừa khác: là nhân vật “nổi loạn” chống lại trật tự xã hội  ý nghĩa tiến bộ đặc biệt của truyện.

 

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 41-42, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31-10- 2008
Tiết : 41-42	CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ Nguyễn Tuân	 	
I- Mục đích, yêu cầu:
 	1- Kiến thức: Giúp HS
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, đồng thời hiểu thêm quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua nhân vật này.
- Hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện: Tình huống truyện độc đáo, không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh, giàu giá trị tạo hình. 
 	2- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc-hiểu văn bản, kĩ năng phân tích nhân vật. 
 	3- Thái độ: Bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách qua văn chương.
	Tiết 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung và tìm hiểu vài nét về hình ảnh nhân vật Huấn Cao.
	Tiết 2: Tiếp tục tiềm hiểu hình tượng nhân vật Huấn Cao, nhân vật viên quản ngục và cảnh cho chữ.
II- Chuẩn bị:
	 	1- Chuẩn bị của giáo viên: Đọc tư liệu tham khảo, thiết kế giáo án.
	2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
	Tiết 1:
 1’	1- Ổn định tình hình lớp: 
 6’	2- Kiểm tra bài cũ: 
	-Câu hỏi: (GV hỏi 1 trong 2 câu).
	Câu 1: Thạch Lam đã miêu tả cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện ra sao?
	Câu 2: Hình ảnh đoàn tàu trong truyện được miêu tả như thế nào? Vì sao chị em Liên và An cố thức để được nhìn thấy chuyến tàu đêm đi qua phố huyện? 
	-Yêu cầu: 
	Câu1: HS nêu được:
	+Trong khung cảnh ngày tàn, chợ tàn, hiện lên những kiếp người tàn tạ. Những người kiếm sống ban ngày với phiên chợ: mấy người bán hàng về muộn, mấy đứa trẻ nhặt rác, chị em Liên. Những người kiếm sống ban đêm quan góc chợ, sân ga: mẹ con chị Tí, bà cụ Thi, bác phở Siêu, gia đình bác xẩm,... 
	+Cuộc sống tối tăm, nghèo đói, chung cảnh ngộ tẻ nhạt, buồn chán. Tuy vậy, trong tâm hồn họ vẫn ánh lên vẻ đẹp của tình người, tình quê hương và niềm hi vọng về một ngày mai tươi sáng.
	Câu 2: HS nêu được:
	+Đoàn tàu được miêu tả rất tỉ mĩ (dấu hiệu đầu tiên đến dấu hiệu cuối cùng)-> đoàn tàu tới trong tâm trạng chờ đợi khắc khoải của chị em Liên.
	+Đoàn tàu đến từ Hà Nội, nơi Liên và An đã có một tuổi thơ đẹp đẽ. Đoàn tàu còn là hình ảnh của tương lai, nó gợi tới một thế giới giàu sang, nhộn nhịp, rực rỡ. Việc Liên và An đón đợi đoàn tàu xuất phát từ nhu cầu bức thiết về tinh thần muốn thoát khỏi cuộc sống buồn chán hiện tại và sống với một thế giới mới, tươi đẹp hơn, đầy ánh sáng.
 	3- Giảng bài mới: 
 	-Vào bài: Nguyễn Tuân là nhà thơ văn xuôi, chuyên viên ngôn từ, nổi tiếng với phong cách tài hoa, tài tử, suốt đời đi tìm cái đẹp, luôn nhìn sự vật và con người ở phương diện tài hoa và thẩm mĩ. “ Vang bóng một thời” là kết tinh nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước cách mạng.
-Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
8’
30’
(5’)
(7’)
(18’)
Tiết 2
6’
12’
8’
8’
5’
4’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
 Hỏi: Nêu nét cơ bản nhất của cuộc đời Nguyễn Tuân?
 Hỏi: Đóng góp lớn của Nguyễn Tuân đối với văn học dân tộc?
 Hỏi: Kể tên những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân?
 GV bổ sung: “Vang bóng một thời” là kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước cách mạng “một tác phẩm gần đạt tới sự toàn thiện, toàn mĩ” (Vũ Ngọc Phan).
 HĐ2: Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản.
 Hỏi: Tóm tắt tác phẩm?
 GV giải thích nhan đề truyện.
 Hỏi: Tình huống của truyện là gì? Nhận xét về tình huống ấy?
 Tác dụng của tình huống đối với việc thể hiện tính cách nhân vật?
 Hỏi: Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao?
 GV nhận xét, khái quát.
 Hỏi: Vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ của Huấn Cao được thể hiện như thế nào? 
 Kẻ thù đánh giá tài năng của Huấn Cao ra sao?
 GV bình: Về nghệ thuật thư pháp: Hoạ sĩ có tài thư pháp rất hiếm, mỗi lần viết là một lần sáng tạo kết tụ tinh hoa và tâm huyết. Chữ Huấn Cao không chỉ đẹp, vuông, nhanh mà còn “nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời người”.
 Hỏi: Những chi tiết nào thể hiện khí phách anh hùng của Huấn Cao?
 Hỏi: Thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục? Thái độ đó nói lên điều gì?
 Hỏi: Khí phách hiên ngang của Huấn Cao thể hiện trong cảnh cho chữ như thế nào?
 Ổn định lớp
 Kiểm tra bài cũ
 Hỏi: Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách Huấn Cao được thể hiện qua những chi tiết nào?
 Hỏi: Thái độ của Huấn Cao với viên quản ngục? Thái độ ấy nói lên điều gì?
 Hỏi: Qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm như thế nào về cái đẹp?
 Hỏi: Tìm những chi tiết thể hiện sự say mê của quản ngục với cái đẹp? Qua sự say mê ấy giúp ta nhận thấy vẻ đẹp gì ở quản ngục?
 Hỏi: Hành động “khúm núm” của viên quản ngục bộc lộ điều gì? 
 Hỏi: Thái độ của quản ngục trước lời khuyên của Huấn Cao? So sánh “xin bái lĩnh” và “xin lĩnh ý”?
 Hỏi: Việc biệt đãi tử tù thể hiện dũng khí ở quản ngục như thế nào?
 Hỏi: Vì sao nói cảnh cho chữ là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?
GV: Việc cho chữ diễn ra trong bối cảnh nào? Nhận xét?
GV: Hình ảnh người tử tù được khắc hoạ như thế nào? Hình ảnh kẻ đại diện cho trật tự của xã hội?
 Suy nghĩ về cái đẹp trong quan niệm của Nguyễn Tuân?
 Hỏi: Nhận xét về nghệ thuật dùng từ, dựng cảnh của cảnh cho chữ?
 Hỏi: Nhận xét về bút pháp miêu tả cảnh vật, xây dựng tính cách nhân vật?
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập:
 GV hướng dẫn HS tổng kết.
 Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ.
 GV hướng dẫn HS luyện tập:
 - Phần luyện tập SGK, HS về nhà làm.
 - HS luyện tập các câu hỏi trắc nghiệm.
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
 HS: Đọc tiểu dẫn.
HS: Trả lời.
 -Nguyễn Tuân là nhà tuỳ bút xuất sắc.
 -Vốn từ phong phú, uyên bác.
 HS: Trả lời.
 HĐ2: Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản.
 HS: Đọc vài đoạn trong tác phẩm.
 HS lắng nghe.
 HS: Trao đổi, trả lời.
 HS: Thảo luận, trả lời.
 HS thảo luận nhóm, trả lời.
 HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 HS phát hiện trả lời.
 HS phát hiện, trả lời.
 HS: Lắng nghe.
 HS phát hiện trả lời.
 HS :Trả lời.
 HS: Trả lời.
 Ổn định lớp
 Trả bài cũ
 HS: Trao đổi, trả lời.
 HS: Thảo luận nhóm, trả lời.
 HS: Trả lời.
 HS phát hiện, trả lời.
 HS: Thảo luận, trả lời.
 HS: Trả lời.
 HS: Thảo luận, trả lời.
HS: Phát hiện.
 HS: Trả lời.
 HS: Nhận xét.
 HS: Trả lời
 HĐ3: Tổng kết, luyện tập:
 HS: Đọc ghi nhớ.
 HS về nhà làm bài tập SGK.
 - HS luyện tập các câu hỏi trắc nghiệm.
 I- Tìm hiểu chung:
 1- Tác giả:
 a- Cuộc đời:
 -Nguyễn Tuân (1910-1987) quê Hà Nội.
 -Trước cách mạng sống ở nhiều nơi, sau về Hà Nội viết văn, làm báo.
 -Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân tự nguyện dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Từ 1948 đến1958, ông là Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam.
 -Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, suốt đời đi tìm cái đẹp, có phong cách nghệ thuật tài hoa, độc đáo.
 -Đóng góp của Nguyễn Tuân đối với văn học hiện đại Việt Nam.
 +Thúc đẩy thể tuỳ bút, bút kí đạt trình độ nghệ thuật cao.
 +Làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc.
 +Đem đến cho văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa, độc đáo.
 -Năm 1996, Nguyễn Tuân được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
 b- Sự nghiệp:
 -Trước cách mạng, “Vang bóng một thời” (1940), “Chiếc lư đồng mắt cua” (1941).
 “Vang bóng một thời” gồm một số truyện ngắn; nhân vật là các nho sĩ tài hoa, bất đắc chí: cố giữ thiên lương trong sạch, lấy cái tôi tài hoa, ngông nghênh đối lập với xã hội phàm tục, phô diễn lối sống đẹp, thanh cao, như một phản ứng xã hội đương thời.
 -Sau cách mạng: Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Sông Đà(1960).
 2- “ Chữ người tử tù”:
 - In trong tập “Vang bóng một thời”. Lúc đầu có tên “Dòng chữ cuối cùng” in năm 1938 trên tạp chí “Tao đàn” sau in trong “Vang bóng một thời”.
 - Huấn Cao (nguyên mẫu là Cao Bá Quát: người vừa có tài, vừa có tâm, vừa có khí phách) vừa giống các nhà nho tài tử trong “Vang bóng một thời” vừa khác: là nhân vật “nổi loạn” chống lại trật tự xã hội " ý nghĩa tiến bộ đặc biệt của truyện.
 II- Đọc-hiểu văn bản:
 1- Nhan đề:
 - “Chữ” : nghệ thuật thư pháp- một thú chơi tao nhã, thanh cao, sang trọng, một nét đẹp văn hoá và khiếu thẩm mĩ.
 - Nhan đề thể hiện chủ đề của tác phẩm: Đi tìm nét đẹp văn hoá trong cốt cách những người tài tử, lỡ vận.
 2- Tình huống độc đáo của thiên truyện:
 - Huấn Cao và quản ngục: một người tử tù, một người coi ngục, một kẻ đại nghịch, một đại diện cho trật tự xã hội đương thời " đối lập nhau trên bình diện xã hội: đối địch.
 - Cả hai đều là những người có tâm hồn nghệ sĩ, là tri âm, tri kỉ trên bình diện nghệ thuật.
 - Tác giả đặt họ vào chốn ngục tù tăm tối tạo nên tình huống độc đáo: cuộc gặp gỡ kì lạ, mối quan hệ éo le, trớ trêu " nổi bật vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, tấm lòng viên quản ngục, chủ đề tác phẩm.
 3- Hình tượng Huấn Cao:
 a- Tài hoa, nghệ sĩ:
 - Tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”:
 + Nổi tiếng cả một vùng.
 + Kẻ thù cảm phục, kiêng nể “chữ ông đẹp lắm, vuông lắm”, “văn võ toàn toàn”.
 + Thức tỉnh lương tri những kẻ tàn ác “phải chém một người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc”.
 + Viên quản ngục bất chấp nguy hiểm biệt đãi Huấn Cao.
 + Quản ngục mơ ước có chữ của Huấn Cao như có vật báu trên đời.
 - Tài hoa của Huấn Cao toả sáng qua cảnh cho chữ: " không khí thiêng liêng, xoá nhoà mọi ranh giới: ba con người chụm đầu vào nhau, say sưa hướng tới cái đẹp.
" Cái tài là thứ quí hiếm, đáng được tôn thờ và ngưỡng mộ, cái tài phát lộ đến tuyệt đỉnh, thanh lọc tâm hồn con người.
 b- Khí phách hiên ngang:
 - Là trang anh hùng, dũng liệt -> anh dũng chống lại triều đình phong kiến.
 - Trong tù, Huấn Cao đàng hoàng, oai phong, lẫm liệt:
 + Bình tĩnh, ung dung dỗ gông đuổi rệp trước mặt bọn lính giữ tù, cũng là khẳng định cái oai phong của mình.
 + Thản nhiên nhận rượu thịt của viên quản ngục.
 + Khinh bạc kẻ thù “Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây” thật ngang tàng và kiêu dũng.
 + Hiên ngang, bất khuất “chết chém cũng không sợ”, sống đàng hoàng, ung dung trong những ngày chờ ra pháp trường.
 + Khi hiểu tấm lòng quản ngục " đồng ý cho chữ “cổ mang gông, chân vướng xiềng” vẫn say sưa sáng tạo cái đẹp: bất chấp gông cùm, chết chóc " xiềng xích, cường quyền, bạo lực không thể khuất phục.
 c- Tâm trong sáng:
 - Nhân cách cao cả:
 + Chữ chính là cái tâm của Huấn Cao: chữ là cái quí nhất trên đời, không vì vàng bạc, quyền thế ép mình viết chữ.
 + Chữ chỉ dành cho nhưng bậc tri kỉ.
 + Chữ không thể treo chỗ tối tăm, bẩn thỉu " cái đẹp không thể tồn tại bên cái ác.
 + Chữ thể hiện hoài bão của một đời người " chí tung hoành.
 - Thiên lương trong sáng:
 + Cảm kích trước sở thích cao quí của viên quản ngục “Tấm lòng biệt nhỡn liên tài”.
 + Ân hận chân thành “thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
 + Dành những “dòng chữ cuối cùng” của đời mình cho viên quản ngục " sự trân trọng của người nghệ sĩ đối với kẻ liên tài, người tri kỉ, là sự đáp lại của một tấm lòng trước một tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”.
 + Lời khuyên quản ngục “thay chỗ ở” để giữ cho thiên lương trong sạch " là những lời di huấn thiêng liêng: cảm hoá một con người, đưa con người lạc lối về với chính nghĩa.
 " Cái đẹp gắn liền với cái thiện.
 * Quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp:
 + Huấn Cao hội tụ, kết tinh mọi vẻ đẹp, một vẻ đẹp lãng mạn, được lí tưởng hoá.
 + Cái tài phải đi đôi với cái tâm; cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau.
 + Cái đẹp phải là cái độc đáo, phi thường, quí hiếm, phải có sức cảm hoá con người, cải tạo hoàn cảnh " sự bất tử của cái đẹp.
 4. Hình tượng viên quản ngục:
 - Say mê, quí trọng cái tài, cái đẹp:
 + Cảm phục, ngưỡng mộ tài năng của Huấn Cao.
 + Tấm lòng biệt nhỡn liên tài, có sở thích cao quí: sở thích chơi chữ nghĩa nghĩa là hiểu biết, tôn thờ cái đẹp " một tâm hồn nghệ sĩ.
 + Mơ ước có chữ của ông Huấn “một vật báu trên đời”.
 + Biệt đãi Huấn Cao vì nhận thức được giá trị cao quí của con người này, biến kẻ tử tù thành thần tượng.
 + Thái độ thành kính đón nhận chữ “khúm núm”: xúc động sâu sắc trước cái đẹp, yêu và trân trọng cái đẹp.
 + Sùng kính Huấn Cao: vái người tử tù một cái, chắp tay ngẹn ngào nói: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh” " lễ phép, cung kính.
 - Dũng cảm:
 + Biệt đãi tử tù, bất chấp luật pháp.
 + Xin chữ và chơi chữ kẻ đại nghịch.
 - Nhân cách cao đẹp:
 + Tính cách dịu dàng “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”.
 + Tỉnh ngộ sâu sắc trước lời khuyên của Huấn Cao " sống trong sạch, lương thiện.
 5- Cảnh cho chữ “ cảnh tượng xưa nay chưa từng có”:
 - Việc cho chữ vốn thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại diễn ra trong thời gian (đêm- đêm cuối cùng của đời Huấn Cao); trong không gian ngục tù (tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, hôi hám) " cái đẹp có sức sống mãnh liệt: được sáng tạo giữa chốn ngục tù, cái thiên lương cao cả tỏa sáng nơi bóng tối và cái ác ngự trị.
 - Người tử tù là người nghệ sĩ tài hoa sáng tạo cái đẹp “cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ ...” nổi lên uy nghi lồng lộng >< thầy thơ lại “run run”, viên quản ngục “khúm núm”: ngưỡng mộ, sùng bái, say mê cái đẹp.
 - Không còn ngục tù chỉ còn ba tâm hồn tri kỉ tri âm đang sáng tạo và thưởng thức cái đẹp " “Nhóm tượng đài thiên lương”: sức sống mãnh liệt của cái đẹp, sức cuốn hút kì diệu của nghệ thuật.
 - Ngôn từ vừa sắc sảo góc cạnh vừa trang trọng cổ kính, sống động như có hồn, có nhịp điệu riêng, giàu sức truyền cảm, bút pháp dựng người, dựng cảnh điêu luyện, nét vẽ như khắc, như chạm, giàu giá trị tạo hình: sinh động, ám ảnh " vẻ đẹp uy nghi, rực rỡ hào quang bất tử của hình tượng Huấn Cao.
 6. Nghệ thuật:
 - Tình huống truyện độc đáo.
 - Nghệ thuật tả cảnh: giàu giá trị tạo hình, đường nét, hình khối giàu tính hội hoạ.
 - Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật.
 - Nghệ thuật sử dụng thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
 III - Tổng kết, luyện tập:
 1- Tổng kết:
 - Hình tượng Huấn Cao: con người tài hoa, nhân cách cao đẹp, khí phách hiên ngang, bất khuất.
 - Nghệ thuật đặc sắc.
 2- Luyện tập:
 2’	4- Dặn dò:
- Nắm vững vẻ đẹp của Huấn Cao.
- Viết đoạn văn cảm nhận về đoạn kết tác phẩm
 	Gợi ý: Lời di huấn của Huấn Cao:
 	+ Thay chỗ ở giữ thiên lương.
 	+ Mùi thơm của thỏi mực.
 	+ Ba người nhìn nhau, nhìn bức tranh chữ.
 	+ Thái độ trân trọng Huấn Cao của quản ngục.
- Đọc: Luyện tập thao tác lập luận so sánh.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung:
*Caâu hoûi traéc nghieäm cuûng coá baøi hoïc:
 1. Doøng naøo noùi khoâng ñuùng veà taäp truyeän “Vang boùng moät thôøi”?
Goàm 11 truyeän, vieát veà moät thôøi ñaõ qua nay chæ coøn vang boùng.
Nhaân vaät chính chuû yeáu laø nhöõng nho só cuoái muøa, taøi hoa, coá giöõ thieân löông vaø söï trong saïch cuûa taâm hoàn giöõa buoåi giao thôøi baèng nhöõng thuù chôi caàu kì, tao nhaõ.
Qua taäp “Vang boùng moät thôøi”, taùc giaû theå hieän nieàm traân troïng vaø nuoái tieác veû ñeïp cuûa moät thôøi quaù vaõng.
Taùc giaû coøn boäc loä söï hoøa nhaäp giöõa “caùi toâi” taøi hoa, kieâu baïc ñoái vôùi xaõ hoäi phaøm tuïc, nhô baån ñöông thôøi 
2.Tình huoáng truyeän trong tp “Chöõ ngöôøi töû tuø” laø gì?
Quaûn nguïc tieáp ñoùn Huấn Cao.
Söï gaëp gôõ kyø laï giöõa quản ngục vôùi Huấn Cao.
Caûnh cho chöõ dieãn ra trong tuø.
Söï nhaàm laãn cuûa Huấn Cao veà quản ngục.
3. Quaûn nguïc laø ngöôøi nhö theá naøo?
Yeâu caùi ñeïp ñeán phaïm pheùp nöôùc.
Baûn chaát thieân löông, troïng ngöôøi taøi.
Caû hai.
4.Ñaëc ñieåm naøo sau ñaây khoâng noùi veà veû ñeïp cuûa Huấn Cao?
a Veû ñeïp taøi hoa, ngheä só.
b Veû ñeïp khí phaùch.
c Veû ñeïp haøo hoa, phong nhaõ .
d Veû ñeïp taâm hoàn cao thöôïng.
5. Vì sao Huaán Cao ñoàng yù cho chöõ vieân quaûn nguïc?
Vì quaûn nguïc laø ngöôøi coù quyeàn haønh cao nhaát trong nhaø nguïc.
Vì Huaán Cao caûm ñoäng tröôùc taám loøng “bieät nhôõn lieân taøi” vaø sôû thích cao quyù cuûa vieân quaûn nguïc.
Vì quaûn nguïc ñaõ ñoái xöû töû teá vôùi oâng suoát thôøi gian bò giam giöõ.
Vì Huaán Cao saép cheát neân khoâng caàn phaûi tieác gì ñoái vôùi baát kì ai.
6. Cuoái taùc phẩm, nhaø vaên mieâu taû caûnh cho chöõ nhaèm theå hieän ñieàu gì?
a Keát thuùc coù haäu.
b Keát quaû taát yeáu cuûa söï phaùt trieån maïch truyeän.
c Söï gaëp gôõ cuûa nhöõng taâm hoàn ñeïp vaø söï toân vinh caùi ñeïp.
2.Tình huoáng truyeän trong tp “Chöõ ngöôøi töû tuø” laø gì?
a. Quaûn nguïc tieáp ñoùn Huấn Cao.
b.Söï gaëp gôõ kyø laï giöõa quản ngục vôùi Huấn Cao.
 c.Caûnh cho chöõ dieãn ra trong tuø.
 d.Söï nhaàm laãn cuûa Huấn Cao veà quản ngục. 
18. Qua lôøi khuyeân cuûa Huaán Cao daønh cho vieân quaûn nguïc, nhaø vaên muoán noùi ñieàu gì?
a.Con ngöôøi khoâng neân laøm ngheà coi nguïc.
b.Caùi ñeïp coù theå chieán thaéng taát caû.
c.Caùi ñeïp phaûi gaén vôùi thieân löông.
	d.Söï taøn aùc seõ gieát cheát tình yeâu caùi ñeïp 

File đính kèm:

  • docT41-42.doc
Giáo án liên quan