Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 28: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

 - Cậy và nhờ là từ đồng nghĩa.

 +Giống: bằng lời nói nhờ người khác giúp mình làm một việc gì đó.

 + Khác: cậy: tin tưởng mà nhờ.

 -Chịu -> nhận, nghe, vâng đồng nghĩa đều chỉ sự đồng ý, chấp thuận.

 +Khác: nhận là đồng ý một cách bình thường

 Nghe, vâng: chấp thuận của kẻ dưới với người trên.

 Chịu: không thể không nhận, không ưng ý cũng phải nhận, vì tình thân không thể khác.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3074 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 28: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 10-10 
Tiết: 28 	THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG
I- Mục đích, yêu cầu: 
 	1- Kiến thức: giúp HS: 
-Củng cố và nâng cao những hiểu biết về các phương thức chuyển nghĩa của từ và hiện tượng từ nhiều nghĩa, hiện tượng đồng nghĩa (Ngữ văn 7, T1; Ngữ văn 6, T1).
- Luyện tập để có thể sử dụng từ theo các nghĩa khác nhau và lĩnh hội từ với các nghĩa khác nhau, đồng thời lựa từ thích hợp trong từng ngữ cảnh.
 	2- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ đúng nghĩa, đúng văn cảnh. 
 	3- Thái độ: Bồi dưỡng và nâng cao tình cảm yêu quí vốn từ phong phú giàu sức biểu hiện của tiếng Việt. 
II- Chuẩn bị: 
 	1-Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án, Tham khảo tài liệu.
 	2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ SGK, Làm các bài tập thực hành trang 74-75 SGK.
III- Hoạt động dạy học: 
 1’	1- Ổn định tình hình lớp: 
 6’	2- Kiểm tra bài cũ: 
 	-Câu hỏi: Nguyễn Trường Tộ đã nêu vai trò, vị trí của luật đối với việc xây dựng đất nước như thế nào?
 	- Yêu cầu: HS nêu được:
 	+Luật là gì? Luật áp dụng với đối tượng nào?
 	+Tầm quan trọng của luật: vua, quan, dân " xã hội công bằng, phát triển. 
 	3- Giảng bài mới: 
 	-Vào bài: Từ tiếng Việt có nghĩa vô cùng phong phú: nghĩa gốc, nghĩa phát sinh, nghĩa từ điển, nghĩa lâm thời. Bài học hôm nay phần nào giúp mỗi chúng ta hiểu đúng và dùng từ đúng.
-Tiến trình bài dạy: 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
30’
6’
 HĐ1: Hướng dẫn thực hành về nghĩa của từ.
 Hỏi: Từ “ lá” trong “lá vàng” được dùng theo nghĩa nào?
 Hỏi: Từ “ lá” trong câu b) được dùng theo nghĩa nào? Cơ sở và phương thức chuyển nghĩa của “lá”?
 Hỏi: Điểm chung của các nghĩa trên?
 Hỏi: Tìm những từ chỉ cơ thể người lâm thời chỉ cả con người?
 Cho ví dụ cụ thể.
 Hỏi: Tìm các từ chỉ vị giác được chuyển nghĩa? Chỉ đặc điểm của giọng nói, tính chất của tình cảm, cảm xúc?
 Đặt câu với các từ đó.
 Hỏi: Tìm từ thay thế cho từ “ cậy”, “ chịu” và so sánh?
 Hỏi: Chọn từ nào điền vào chỗ trống là thích hợp nhất? Vì sao?
 Hỏi: Lí giải từ nào dùng là thích hợp nhất, từ nào không hợp? Vì sao?
 HĐ2: Hướng dẫn củng cố, khái quát bài học.
 GV đặt câu hỏi, HS trả lời để củng cố bài học.
 HĐ1: Hướng dẫn thực hành về nghĩa của từ.
 HS đọc bài 1a.
 HS trả lời.
 HS: Thảo luận, trả lời.
 HS: Suy nghĩ, trả lời.
 HS: Tìm từ và đặt câu, đọc câu đã đặt.
 HS khác nhận xét.
 HS: Thực hiện.
 HS: Đọc câu thơ.
 HS: Tìm từ đồng nghĩa.
 So sánh.
 Nhận xét.
 HS: Trả lời.
 HS: Trả lời.
 HĐ2: Hướng dẫn củng cố, khái quát bài học.
 HS tự củng cố bài học.
 I - Thực hành về nghĩa của từ:
 1- Bài 1:
 a- Lá: nghĩa gốc (nghĩa có đầu tiên) chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn cây hay trên cành cây, thường có màu xanh, có hình dáng mỏng, có bề mặt.
 b-
 - Lá gan, lá phổi " bộ phận cơ thể người.
 - Lá thư, lá đơn " vật bằng giấy.
 - Lá cờ, lá buồm,... " vật bằng vải.
 - Lá chiếu, lá thuyền,... " vật bằng tre nứa.
 - Lá đồng, lá vàng ... " vật bằng kim loại.
 -> Nét nghĩa chung: đều có hình dáng mỏng, dẹt như cái lá cây.
 - Các nghĩa trên của từ lá có quan hệ với nhau trên cơ sở nét nghĩa chung.
 2-Bài tập 2: Các từ chỉ cơ thể người được chuyển nghĩa: (chỉ cả con người).
 - Đầu: Đầu xanh có tội tình gì
 - Lưỡi: Trinh sát ta tóm được một cái lưỡi.
 - Miệng: Nhà có năm miệng ăn.
 - Tay: Một tay lái chiếc đò ngang.
 - Chân: Giữ một chân hậu vệ trong đội bóng.
 3- Bài tập 3: Các từ chỉ vị giác chuyển nghĩa:
 - Ngọt: Nói ngọt lọt đến xương.
 - Chát: Giọng chát chúa, chua lòm.
 - Đắng: “ Vị đắng tình yêu”
 - Bùi: Nghe bùi tai, nó đi ngay. 
 4. Bài tập 4: Tìm từ đồng nghĩa thay thế:
 - Cậy và nhờ là từ đồng nghĩa.
 +Giống: bằng lời nói nhờ người khác giúp mình làm một việc gì đó.
 + Khác: cậy: tin tưởng mà nhờ.
 -Chịu -> nhận, nghe, vâng đồng nghĩa đều chỉ sự đồng ý, chấp thuận.
 +Khác: nhận là đồng ý một cách bình thường
 Nghe, vâng: chấp thuận của kẻ dưới với người trên.
 Chịu: không thể không nhận, không ưng ý cũng phải nhận, vì tình thân không thể khác.
 " chịu, cậy được dùng là hay nhất.
 5- Bài tập 5:
 a-Canh cánh: thường trực, triền miên, da diết " nỗi nhớ và mức độ nhớ. Không chỉ thể hiện tình cảm mà còn biểu hiện con người (nhân cách hoá Nhật kí trong tù).
 b- Từ “liên can” là phù hợp nhất. Những từ khác có nghĩa xấu
 c- Từ “bạn” là hợp lí nhất
 -Bầu bạn: nghĩa khái quát, chỉ tập thể, gần với khẩu ngữ. Ở câu văn này, chủ ngữ nói đến Việt Nam (số ít) nên khong thể dùng “bầu bạn”.
 -Bạn hữu: thân thiết, không phù hợp để nói về quan hệ quốc gia
 - Bạn bè: có nghĩa khái quát và có sắc thái thân mật.
 II- Củng cố, khái quát bài học:
2’	4- Dặn dò: 
- Tìm thêm các từ trong văn chương so sánh nhận ra cái hay của từ được sử dụng.
 Ví dụ: “ Một lá về đâu xa thăm thẳm” ( Nguyễn Khuyến)
 “ Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày” ( Tản Đà)
- Soạn: Ôn tập Văn học trung đại Việt Nam.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT28.doc