Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 115-116

 -Nghĩa sự việc:

 +Ứng với sự việc mà câu đề cập.

 +Sự việc có thể là hành động, trạng thái, quá trình, tư thế, sự tồn tại, quan hệ,.

 +Do các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, thành phần phụ khác của câu biểu hiện.

 -Nghĩa tình thái:

 +Thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá, thái độ của người nói đối với sự việc.

 +Thể hiện thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe.

 +Có thể biểu hiện riêng nhờ các từ ngữ tình thái.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1898 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 115-116, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/4
Tiết 115-116 :	ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT 
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Củng cố, hệ thống hóa những kiến thức về tiếng Việt đã học ở lớp 11.
- Tích hợp với các văn bản văn đã học và các bài làm văn đã viết. 
2- Kĩ năng: RLKN các kiến thức lí thuyết tiếng Việt vào thực hành nói, viết một cách có hiệu quả.	
3- Tư tưởng thái độ: Bồi dưỡng tình yêu và tự hào về tiếng Việt. 
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên: Hệ thống kiến thức đã học.
2- Chuẩn bị của HS: Ôn tập kiến thức đã học.
III- Hoạt động dạy học:
	Tiết 1:
1’	1- Ổn định tình hình lớp:
	2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn tập.	
	3-Bài mới: 
	-Vào bài.
	-Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
22’
22’
Tiết 2
6’
13’
13’
11’
 GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi SGK -> củng cố kiến thức đã học.
 Hỏi: Vì sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội còn lời nói là sản phẩm của cá nhân?
 Cho ví dụ.
 Hỏi: Phân tích mối quan hệ hai chiều giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ để sáng tạo nên hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” (Tú Xương)?
 GV yêu cầu HS đánh dấu vào ô thích hợp (Khái niệm ngữ cảnh)?
 Hỏi: Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuột” được sáng tác trong bối cảnh ntn? Phân tích một số chi tiết cho thấy sự chi phối của ngữ cảnh đối với nội dung và hình thức của câu văn trong bài văn tế?
 Ổn định lớp
 Kiểm tra bài cũ.
 GV gọi HS lên bảng ghi những nội dung cần thiết (khái niệm, biểu hiện thường gặp,...) về hai thành phần nghĩa của câu theo mẫu.
 GV nhận xét, dùng bảng phụ khái quát.
 Hỏi: Phân tích hai thành phần nghĩa của câu thứ hai trong lời nói của nhân vật bác Siêu ở đoạn trích sau: 
 Bác Siêu đáp vẩn vơ:
 -Hôm nay trong ông giáo cũng có tổ tôm. Dễ họ không phải đi gọi đâu.
 Hỏi: Tìm ví dụ minh họa cho những đặc điểm loại hình tiếng Việt.
 GV kẻ bảng sẵn, gọi HS điền vào bảng.
 Hỏi: Lập bảng đối chiếu những đặc trưng cơ bản của PCNNBC và PCNN CL theo mẫu:
 HS trả lời câu hỏi theo sách giáo khoa.
 HS huy động kiến thức đã học, trả lời.
 HS dùng ví dụ minh họa.
 HS trả lời:
 -Sử dụng nhiều yếu tố, quy tắt chung của ngôn ngữ toàn dân.
 +Các từ thuộc ngôn ngữ chung.
 +Các thành ngữ của ngôn ngữ chung.
 +Các quy tắc kết hợp từ ngữ.
 +Các quy tắc cấu tạo câu.
 -Phần cá nhân trong lời nói thể hiện ở:
 +Lựa chọn từ ngữ (quanh năm – suốt năm, cả năm; nuôi đủ,...)
 +Sắp xếp từ ngữ: thân cò lặn lội.
 HS đánh dấu (ô thứ hai -> khái niệm ngữ cảnh).
 HS trả lời:
 -Sáng tác trong bối cảnh trận tập kích đồn quân Pháp của nghĩa sĩ Cần Giuột đêm 14-12-1861. Trong trận đó có nhiều nghĩa si hi sinh. Các nghĩa sĩ giết được tên quan hai Pháp và một số lính thuộc địa của chúng, làm chủ đồn trong hai ngày rồi bị phản công và thất bại.
 -Vì thế mà có những chi tiết do sự chi phối của ngữ cảnh:
 +”Gươm đeo .... quan hai nọ”
 +”Kẻ đâm ngang ... tàu đồng súng nổ”.
 +”Đoái sông Cần Giuột .... hai hàng lụy nhỏ”.
 Ổn định lớp
 Trả bài cũ.
 HS lên bảng trình bày.
 HS theo dõi bảng phụ.
 HS trả lời.
 -Nghĩa sự việc do các thành phần chính biểu hiện “họ không phải đi gọi”.
 -Nghĩa tình thái biểu hiện ở từ “đâu” thể hiện ý phân trần, bác bỏ ý nghĩ (mong muốn) của chị Tí rằng họ sẽ ở trong huyện ra; và từ “dễ” thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn về sự việc.
 HS lên bảng điền.
 1. Đơn vị ngữ pháp cơ sở là tiếng. Mỗi tiếng về ngữ âm là một âm tiết, còn về mặt sử dụng thì có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
 Ví dụ: Trăng đã lên. (ba âm tiết, ba tiếng, ba từ đơn).
 2. Từ không biến đổi hình thái.
 3. Ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện nhờ trật tự từ và hư từ.
 HS lập bảng đối chiếu.
 1- Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân. 
 -Nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội vì:
 +Có những yếu tố chung cho mọi cá nhân trong xã hội (âm, tiếng, từ, cụm từ cố định,...).
 +Có chung quy tắt và phương thức chung cho mọi cá nhân.
 +Dùng làm phương tiện giao tiếp chung cho một cộng đồng xã hội.
 -Còn lời nói là sản phẩm riêng của cá nhân vì:
 +Khi giao tiếp, cá nhân phải huy động ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói.
 +Lời nói cá nhân có nhiều cái riêng của cá nhân: giọng nói, vốn từ vựng, sự sáng tạo nghĩa từ, sáng tạo kết hợp từ, sáng tạo khi sử dụng ngôn ngữ chung.
 +Cá nhân có thể tạo ra yếu tố mới theo quy tắc, phương thức chung, góp phần làm cho ngôn ngữ chung phát triển.
 2- Ngữ cảnh.
 3- Nghĩa của câu.
 -Nghĩa sự việc:
 +Ứng với sự việc mà câu đề cập.
 +Sự việc có thể là hành động, trạng thái, quá trình, tư thế, sự tồn tại, quan hệ,...
 +Do các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, thành phần phụ khác của câu biểu hiện.
 -Nghĩa tình thái:
 +Thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá, thái độ của người nói đối với sự việc.
 +Thể hiện thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe.
 +Có thể biểu hiện riêng nhờ các từ ngữ tình thái.
4- Đặc điểm loại hình tiếng Việt.
 5- Phong cách ngôn ngữ báo chí và Phong cách ngôn ngữ chính luận.
PCNN BC
PCNN CL
1. Tính thông tin thời sự 
Tính công khai về lập trường chính trị
2. Tính ngắn gọn
Tính chặt chẽ cả hệ thống lập luận
3. Tính hấp dẫn, lôi cuôn
Tính hấp dẫn, thuyết phục.
2’	4- Dặn dò: 
	-Xem lại bài học, nắm nội dung kiến thức, vận dụng vào làm các bài tập..
	-Chuẩn bị bài mới: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT115-116.doc