Giáo án Ngữ văn 10 (Văn bản) Hồi trống cổ thành (trích hồi 28 – “Tam quốc diễn nghĩa”)

 1.Nhân vật Trương Phi.

 a, Trước khi gặp Quan Công.

 -Trước khi Quan Công tới :

 + Vay lương nhưng không được -> nổi giận.

 + Đuổi quan huyện, cướp ấn, chiếm thành.

 Nóng nảy, quyết đoán.

 -Khi hay tin Quan Công tới :

 + Không nói không rằng.

 + Mặc giáp, vác mâu lên ngựa.

 + Dẫn quân ra thành.

 Quyết đoán, mau lẹ, dồn dập, tức thì.

 Hành động của một người sắp ra trận quyết chiến.

 

docx10 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 22120 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 (Văn bản) Hồi trống cổ thành (trích hồi 28 – “Tam quốc diễn nghĩa”), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Hiểu được tính cách cương trực đến nóng nảy, một biểu hiện của lòng trung nghĩa ở Trương Phi.
	- Thấy được tình cảm keo sơn giữa ba anh em kết nghĩa vườn đào.
 2.Kĩ năng.
 	- Rèn luyện kĩ năng đọc sáng tạo đối với tác phẩm tự sự.
	- Bồi dưỡng khả năng phân tích tâm lí và hành động của nhân vật trong tiểu thuyết.
 3.Thái độ.
	- Trân trọng tấm lòng chính trực, tình cảm anh em, bạn bè cao cả
QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC.
Quan điểm dạy học : phát huy khả năng tự lập, chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh.
Phương pháp : hướng dẫn học sinh tự đọc, chuẩn bị bài ở nhà, tích cực thảo luận, tranh luận để giờ học sôi nổi, có hiệu quả. Kết hợp với đó là sử dụng các phương pháp quen thuộc như đọc sáng tạo, tái hiện, gợi mở , vấn đáp,
Kĩ thuật dạy học : thuyết giảng, vấn đáp,
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
Giáo viên : Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 10 ( Ban cơ bản ), giáo án, bài giảng điện tử, máy chiếu, các tài liệu có liên quan.
Học sinh : sách giáo khoa, tài liệu đã chuẩn bị.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Ổn định trật tự : 2 phút.
Kiểm tra bài cũ : 3 phút.
Bài mới : 
Dẫn dắt : Tứ đại thiểu thuyết Minh – Thanh : “Tây du kí”, “Thủy Hử truyện”, “Hồng Lâu mộng” và “Tam quốc diễn nghĩa” là 4 đỉnh cao của nền văn học Trung Hoa, đưa vị trí của văn học tiểu thuyết lên ngang hàng với thơ ca trong giai đoạn văn học trung đại. Trong số đó, “Tam quốc diễn nghĩa” được biết tới như một bộ tiểu thuyết ghi lại rất chân thực giai đoạn lịch sử cát cứ, phân tranh kéo dài gần 100 năm của Trung Quốc và được nhiều người yêu thích. Bài học ngày hôm nay sẽ cho chúng ta thấy một phần nhỏ của tác phẩm đồ sộ này. 
Tiến trình giảng dạy.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung.
Tác giả.
GV cho HS tự tìm hiểu phần Tiểu dẫn về tác giả trong vòng 1 phút.
GV hỏi : Em hãy cho biết những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp tác giả La Quán Trung.
GV bổ sung :
-Về năm sinh năm mất của La Quán Trung, đến nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau, vì thế thời gian từ năm 1330 đến 1400 vẫn chưa phải là con số chính xác.
-La Quán Trung sinh ra trong một gia đình quý tộc, tuổi thanh niên ông nuôi chí phò vua giúp nước nhưng đúng khi nhà Nguyên đang. Chí lớn không thành, ông bỏ đi phiêu lãng nên có biệt hiệu là Hồ Hải tản nhân.
-Có một số ý kiến cho rằng La Quán Trung là người tham gia biên soạn và chỉnh sửa tác phẩm “Thủy Hử” – một trong tứ đại danh tác. Thậm chí, có người còn cho rằng Thi Nại Am thực chất là một bút danh của La Quán Trung. Tuy nhiên, độ xác thực của những tri thức này vẫn còn chưa rõ ràng.
Tác phẩm.
GV : Căn cứ vào SGK và hiểu biết của mình, em hãy nêu những nét chính về tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa”.
HS trả lời.
GV : Em hãy tóm tắt tác phẩm và cho biết giá trị mà “Tam Quốc diễn nghĩa” đem lại ?
HS trả lời.
GV bổ sung, trình bày sơ đồ tóm tắt Tam Quốc .
GV bổ sung :
-Thể loại tiểu thuyết chương hồi : thể loại tiểu thuyết trung đại được phân chia thành các hồi, mỗi hồi có một tiêu đề toám tắt nội dung được trình bày trong hồi đó và kết thúc mỗi hồi có một bài thơ ngắn đánh giá nội dung hay nhân vật và gợi hướng tiếp theo.
-Bộ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa có hơn 400 nhân vật, mỗi nhân vật đều có cá tính sinh động, thậm chí còn được nâng lên mức điển hình, đặc trưng cho một tính cách như : tài trí như Khổng Minh, nóng nảy như Trương Phi, nhân từ như Lưu Bị, trung nghĩa như Quan Vân Trường,
-“Tam Quốc diễn nghĩa” với giá trị to lớn không chỉ về văn học mà còn về lịch sử, quân sự,do đó được phổ biến rộng rãi, trở thành bộ tiểu thuyết yêu thích của nhiều người, nhiều thế hệ và là nguồn cảm hứng cho nhiều ngành nghệ thuật khác.
3.Đoạn trích.
 GV : Đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” nằm ở vị trí nào của “Tam Quốc diễn nghĩa” ? 
HS trả lời.
GV tổ chức phân vai cho học sinh đọc văn bản.
GV : Hãy tóm tắt ngắn gọn đoạn trích.
HS trả lời.
GV : Theo em, có thể chia văn bản thành mấy phần ? Nội dung từng phần là gì ?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản.
 1.Nhân vật Trương Phi.
GV hỏi : Trước khi Quan Công tới Cổ Thành, Trương Phi đã có những việc làm gì ? Những hành động đó cho em những cảm nhận ban đầu nào về nhân vật Trương Phi ?
HS trả lời.
GV : Hãy tìm những chi tiết miêu tả hành động của Trương Phi khi hay tin Quan Vũ tới Cổ Thành ? 
+ Hành động ấy của Trương Phi có phải hành động của một người em được đoàn tụ với anh hay không ?
HS trả lời.
GV : Phản ứng của Trương Phi khi gặp Quan Công được thể hiện qua những chi tiết nào ?
HS trả lời.
GV : Sự giận dữ của Trương Phi không chỉ thể hiện trong hành động và diện mạo mà còn trong cả lời nói, em hãy tìm những lời nói thể hiện thái độ của Trương Phi.
HS trả lời.
GV : Qua hành động, cử chỉ và lời nói của Trương Phi, em nhận định như thế nào về nhân vật này ?
HS trả lời.
GV : Để lí giải cho hành động của mình, Trương Phi đã đưa ra những lập luận nào ? Những lập luận đó cho thấy điều gì trong suy nghĩ và quan điểm của Trương Phi ?
HS trả lời.
GV bổ sung.
GV : Khi được nghe hai vị phu nhân và Tôn Càn thanh minh cho Quan Công, Trương Phi có thay đổi thái độ hay không ? Điều đó cho em thấy thêm đặc điểm gì ở nhân vật Trương Phi ?
HS trả lời.
GV : Những hành động của Trương Phi khi gặp Quan Công đều cho thấy tính cách nóng nảy, bộc trực của nhân vật này, theo em, đó có phải là biểu hiện của sự gàn dở hay không ?
HS trả lời.
GV bổ sung : Nhân vật Trương Phi từ đầu tới cuối tác phẩm được miêu tả là một con người nóng nảy và bộc trực, những hành động, cử chỉ, lời nói của Trương Phi khi gặp Quan Công trong đoạn trích này là minh chứng cho tính cách đặc biệt ấy. Sự nóng nảy của Trương Phi không phải là sự nóng giận nhất thời, vô lí mà xuất phát từ suy nghĩ, quan điểm về người anh hùng kiên trung, tiết liệt. Tuy nhiên, chính nhưng hành động mang tính bộc phát, chưa suy xét kĩ lưỡng và hơi hướng bạo lực này của Trương Phi lại là hạn chế trong tính cách và suy nghĩ.
GV : Sái Dương xuất hiện đã đẩy mâu thuẫn giữa hai anh em Trương Phi lên tới đỉnh điểm, Trương Phi đã có những hành động nào trong thời điểm đó ?
HS trả lời.
GV : Việc Trương Phi chấp nhận thử thách Quan Công cho thấy điều gì ?
HS trả lời.
GV bổ sung : Sự xuất hiện của Sái Dương chính là thắt nút của câu truyện khi đẩy mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Công lên tới đỉnh điểm, càng khẳng định hơn sự nghi ngờ của Trương Phi vào Quan Công. Tuy nhiên, việc Trương Phi chấp nhận cho Quan Công thực hiện thử thách cũng cho thấy từ sâu thẳm trong Trương Phi vẫn tin tưởng vào anh mình và sự tỉnh táo, lí trí của Trương Phi dù cho tính cách nóng nảy, bộc trực.
GV : Hình ảnh Trương Phi thẳng tay đánh trống là một hình ảnh đắt giá trong đoạn trích này, theo em, sự đặc sắc này cho thấy điều gì ?
HS trả lời.
GV : Sau khi Quan Công chém Sái Dương, Trương Phi đã có thái độ và hành động như thế nào ?
HS trả lời.
GV : sự thay đổi trong thái độ của Trương Phi có khiến em nghĩ đây là sự không nhất quán trong tính cách nhân vật hay không ?
HS trả lời.
GV bổ sung : Mặc dù mang trong mình mối nghi ngờ với Quan Công nhưng khi biết rõ sự thật, Trương Phi đã thay đổi thái độ. Điều này không mâu thuẫn với tính cách và con người của nhân vật bởi lẽ Trương Phi tuy nóng nảy nhưng vẫn rất lí trí và tôn trọng sự thật, không mù quáng và ích kỉ. Một khi đã không tin thì căm ghét nhưng đã tin tưởng thì sẽ tin đến cùng. Điều này cũng thống nhất với tình cảm của nhân vật dành cho Quan Công – người anh kết nghĩa. Hình ảnh Trương Phi quỳ xuống với hai dòng nước mắt chính là hình ảnh đẹp về người anh hùng cũng như nghĩa tình huynh đệ.
GV : Qua việc phân tích nhân vật Trương Phi, em có nhân xét như thế nào ?
HS trả lời.
GV : Tác giả đã sử dụng những đặc sắc nghệ thuật nào để xây dựng hình tượng nhân vật Trương Phi ?
HS trả lời.
2.Nhân vật Quan Công.
GV : dựa vào Sgk, hãy cho biết tình cảnh của Quan Công trước khi tới gặp Trương Phi ?
HS trả lời.
GV : Em có nhận xét như thế nào về tình thế của Quan Công và con người của ông thể hiện qua tình thế đó ?
HS trả lời
GV bổ sung.
GV : Khi nghe tin Trương Phi ở Cổ Thành, thái độ của Quan Công như thế nào ?
HS trả lời.
GV : Đối mặt với một Trương Phi đằng đằng sát khí, sẵn sàng ra tay với mình, Quan Công đã làm như thế nào ? Hành động, lời nói của Quan Công khi đó cho em thấy tính cách gì ở nhân vật này ?
HS trả lời.
GV bổ sung : Nếu như Trương Phi được xây dựng như là một nhân vật nóng nảy, thiếu bình tĩnh thì Quan Công ngược lại là người ôn tồn, luôn bình tĩnh trong mọi trường hợp và tình huống đối mặt với Trương Phi thể hiện rõ điều đó. Trong tình thế bị em mình đánh bất ngờ, bị cho là kẻ bội nghĩa, Quan Công không những không nổi nóng phản ứng sai lầm mà vẫn nhất mực nhường nhịn, khéo léo phân trần cho em hiểu, khẳng định lòng trung của mình. Cách hành xử này của Quan Công rất đúng đắn, tránh sự xung đột giữa hai người đồng thời kéo giãn không khí bất hòa để tính việc minh oan.
GV : Sự xuất hiện của Sái Dương giữa lúc anh em Quan Công đang mâu thuẫn có vai trò gì ?
HS trả lời.
GV : Quan Công đã đối mặt với thử thách này ra sao ? 
+ Quan Công hay Trương Phi là người chủ động đưa ra thử thách ?
+ Em có nhận xét gì về thời hạn thực hiện thử thách này ?
+ Hãy tái hiện lại những chi tiết Quan Công chém đầu Sái Dương ?
HS trả lời.
GV bổ sung, rút ra kết luận : Bị đặt vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi quân Tào ở phía sau, đằng trước bị Trương Phi nghi ngờ, Quan Công không hề nao núng mà chủ động đề nghị với Trương Phi được giết tướng giặc để minh oan cho mình cho thấy sự thông minh, quyết đoán của Quan Công bởi lẽ ông hiểu rằng tình thế của mình lúc này chỉ có thể được minh oan bằng hành động. Cách minh oan của Quan Công cũng vô cùng anh hùng, vừa cho thấy sự trong sạch, tấm lòng trung nghĩa sáng ngời vừa thể hiện tài năng, khí phách hơn người của Quan Vân Trường.
GV : Trước khi gặp Trương Phi, Quan Công đã phải trải qua 5 cửa ải, có người cho rằng Cổ Thành chính là cửa ải cuối và cũng là cửa ai khó khăn nhất của Quan Công, em có đồng ý với ý kiến đó không ?
HS trả lời.
GV bổ sung : Thử thách mà Quan Công phải vượt qua ở Cổ Thành là thử thách lớn nhất trong con đường trở về với Lưu Bị bởi lẽ nó không đơn thuần là thử thách về sức mạnh như trước mà còn là thử thách lòng trung nghĩa, thử thách tài năng, thử thách trí tuệ và thử thách tình cảm huynh đệ. Vượt qua thử thách này, Quan Công đã chứng minh được sự trong sạch của bản thân, tài năng và bản lĩnh hơn người cũng như giữ gìn được mối tình kết nghĩa keo sơn gắn bó.
GV : Em có nhận xét như thế nào về nhân vật Quan Công ? Việc tác giả xây dựng hai nhân vật Trương Phi và Quan Công với hai cá tính gần như đối lập nhau có dụng ý gì ?
HS trả lời.
3.Hồi trống Cổ Thành.
GV : Tại sao khi đưa ra thử thách, Trương Phi lại đưa ra ba hồi trống mà không phải là một hồi hay năm hồi ?
HS trả lời.
GV : Tìm ý nghĩa ẩn chứa sau những hồi trống ? Từ đó em thấy nhan đề “Hồi trống Cố Thành” có phù hợp với nội dung đoạn trích hay không ?
HS trả lời.
GV : Ngoài những giá trị về nội dung, hồi trống còn có giá trị nghệ thuật như thế nào ?
HS trả lời.
Hoạt động 3 : Tổng kết.
1.Giá trị nội dung.
 GV : Hãy cho biết những giá trị nội dung chính được thể hiện trong đoạn trích ?
HS trả lời.
 GV bổ sung, kết luận.
2.Giá trị nghệ thuật.
 GV : Đoạn trích này có những giá trị nghệ thuật nào ?
HS trả lời.
GV bổ sung, kết luận
 I.Tiểu dẫn
 1.Tác giả.
 a,Cuộc đời.
 -La Quán Trung ( 1330 – 1400 ), tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân.
 -Người vùng Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.
 -Tính tình : cô độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó 
 -Người có chí lớn, ôm mộng “mưu đồ sự nghiệp bá vương” nhưng không thành.
 b,Sự nghiệp.
 -La Quán Trung nổi tiếng có tài văn chương, giỏi từ khúc, câu đối và kịch nhưng thể hiện rõ nhất ở tiểu thuyết.
 -Ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.
 -Những tác phẩm nổi bật : “Tam quốc diễn nghĩa”, “Tùy Đường lưỡng triều chí truyện”, “Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa”, “Bình yêu truyện”,
 -> Là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử Minh – Thanh.
2.Tác phẩm.
-Nguồn gốc : La Quán Trung căn cứ vào cốt truyện lịch sử, kịch dân gian ( thoại bản ) để viết “Tam quốc diễn nghĩa”.
-Thể loại : tiểu thuyết chương hồi.
- Tác phẩm gồm 120 hồi, kể về tình trạng một nước chia ba “cát cứ phân tranh” trong gần 100 năm của đất nước Trung Quốc thời cổ (khoảng thế kỉ II – III ) do ba tập đoàn phong kiến : Ngụy, Thục, Ngô gây nên.
-Tóm tắt : SGK.
- Giá trị nội dung :
 + Vạch trần bản chất giả dối, tàn bạo của giai cấp thống trị.
 + Khát vọng nhân trị, khát vọng hòa bình của nhân dân.
 + Ca ngợi tài trí, dũng khí và lòng trung thành, tình nghĩa vua tôi, huynh đệ.
 + Thể hiện quan điểm trị nước, tính chất giáo huấn đạo đức mang đặc trưng của Trung Hoa.
-Giá trị nghệ thuật :
 + Xây dựng nhân vật với cá tính độc đáo, điển hình.
 + Nghệ thuật kể truyện hấp dẫn, biệt tài kể và miêu tả chiến tranh.
3.Đoạn trích.
a,Vị trí
-Đoạn trích thuộc hồi 28 của tác phẩm.
-Nhan đề : 
“Chém Sái Dương anh em hòa giải
Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”
b,Đọc, tóm tắt đoạn trích.
c,Bố cục : 3 phần.
-Đoạn 1 : từ đầu -> “bảo Trương Phi ra đón hai chị” : Hoàn cảnh gặp gỡ của các nhân vật.
-Đoạn 2 : tiếp -> “cờ hiệu bay phấp phới chính là cờ Tào” : mâu thuẫn giữa hai anh em Quan Vũ và Trương Phi.
-Đoạn 3 : còn lại: Hồi trống cổ thành, anh em đoàn tụ.
II.Tìm hiểu văn bản.
 1.Nhân vật Trương Phi.
 a, Trước khi gặp Quan Công.
 -Trước khi Quan Công tới : 
 + Vay lương nhưng không được -> nổi giận.
 + Đuổi quan huyện, cướp ấn, chiếm thành.
Nóng nảy, quyết đoán.
 -Khi hay tin Quan Công tới :
 + Không nói không rằng.
 + Mặc giáp, vác mâu lên ngựa.
 + Dẫn quân ra thành.
Quyết đoán, mau lẹ, dồn dập, tức thì.
Hành động của một người sắp ra trận quyết chiến.
 b, Khi gặp Quan Công. 
 -Phản ứng của Trương Phi khi gặp Quan Công :
 + Diện mạo : mắt trợn tròn, râu hùm vểnh ngược.
 + Hành động : hò hét như sấm, múa xà mâu đâm Quan Công ( hai lần đâm Quan Công ).
 -Lời nói :
 + Xưng hô : mày – tao -> thể hiện sự thù địch.
 + Mắng Quan Công là bội nghĩa.
Tính cách nóng nảy, bộc trực, thẳng thắn.
-Lập luận của Trương Phi về Quan Công :
 +Bỏ anh -> bất nghĩa.
 +Hàng Tào -> bất trung.
 + Nhận sắc phong tứ tước -> tham lam
 + Nghi ngờ Quan Công tới để đánh lừa mình -> gian trá.
Trương Phi là người tôn trọng trung nghĩa, ghét sự gian trá, không chấp nhận ăn ở hai lòng -> bậc trung thần, nghĩa sĩ.
-Khi nghe lời can của hai vị phu nhân và Tôn Càn, Trương Phi vẫn giữ nguyên thái độ :
 + Cho là hai chị bị lừa.
 + Mắng Tôn Càn, cho là Quan Công tới để bắt mình.
 + Nêu rõ quan điểm : “Trung thần thà chết không chịu nhục”, “Đại trượng phu không thờ hai chủ”
Trương Phi nêu cao đạo lí của một bề tôi trung thành, chính trực.
-Sự nóng nảy của Trương Phi không gàn dở bởi :
 + Những nghi ngờ, ấm ức dồn nén khi nghe tin Quan Công ở doanh trại Tào khiến Trương Phi cho rằng anh mình bội nghĩa -> ấm ức bùng nổ thành cơn giận dữ.
 + Quan niệm nhất quán của Trương Phi : tôi trung không thờ hai chủ > càng khiến Trương Phi tức giận.
Hành động nóng nảy của Trương Phi thống nhất với suy nghĩ và quan điểm của nhân vật, đồng thời cũng cho thấy sự giản đơn trong suy nghĩ của Trương Phi
c,Khi Sái Dương xuất hiện.
 -Hành động của Trương Phi :
 + Nổi giận hơn nữa, đâm Quan Công lần thứ hai.
 + Chấp nhận thử thách Quan Công.
Tỉnh táo, muốn tìm hiểu tường tận sự việc.
-Hình ảnh Trương Phi thẳng tay đánh trống :
 + Tính cách nóng nảy, không chậm trễ của Trương Phi.
 + Sự thúc giục, quyết dồn Quan Công tới tình thế phải đặt cược tính mạng để làm rõ sự thật -> công – tư phân minh.
-Sau khi Quan Công hạ Sái Dương :
 + Hỏi kĩ sự việc ở Hứa Đô -> thận trọng.
 + Tin rằng Quan Công trong sạch và mời hai chị vào thành.
 + Rỏ nước mắt, thụp lạy Quan Công -> phục thiện, giàu tình cảm.
Trương Phi ngay thẳng, nóng nảy nhưng cũng rất tỉnh táo, lí trí và giàu tình cảm – nhất quán với tính cách của nhân vật.
Tiểu kết : Trương Phi là nhân vật trung tâm của đoạn trích, một con người nóng nảy, cương trực, có phần lỗ mãng nhưng đồng thời cũng rất lí trí, giàu tình cảm và biết phục thiện.
-Nghệ thuật :
+ Khắc họa nhân vật thông qua hành động và lời nói.
+ Xung đột kịch tính, hấp dẫn.
+Lối kể truyện hấp dẫn, giàu kịch tính.
2.Nhân vật Quan Công.
 a, Quan Công trước khi tới gặp Trương Phi
 -Bị Tào Tháo giam lỏng, bày mưu kế quy hàng.
 - Tạm hàng Tào Tháo nhưng tâm vẫn hướng về Lưu Bị.
 - Nghe tin anh ở bên Viên Thiệu : trả ấn tín, vàng bạc lên ngựa tìm anh, chém sáu tướng Tào, vượt năm của quan
 -> Trung thành, mưu trí và tài giỏi.
 -> Tình thế bất đắc dĩ, đẩy Quan Công vào thế tình ngay, lí gian với Trương Phi sau này.
b, Khi gặp Trương Phi. 
 -Khi nghe tin Trương Phi :
 + Mừng rỡ.
 + Sai ngay Tôn Càn vào báo tin, bảo Trương Phi ra đón hai chị.
Tâm trạng vui mừng, mong muốn đoàn tụ với em.
 -Đối mặt với Trương Phi :
 + Mừng rỡ ra mặt, giao long đao cho Châu Thương, tế ngựa đón Trương Phi -> thiện ý, không đề phòng.
 + Bị đâm : bất ngờ, tránh mũi mâu.
 + Xưng hô : “hiền đệ” – thân mật, tôn trọng.
 + Bình tĩnh phân trần, nhờ tới hai chị phân giải.
Bình tĩnh, khôn ngoan, đúng vị trí của một người anh nhường nhịn, phân trần cho em, khẳng định lòng trung của mình.
c, Khi Sái Dương xuất hiện.
-Sự xuất hiện của Sái Dương chính là nút thắt cao trào của câu truyện. Lúc này, Quan Công đã bị đẩy vào tình huống phải thực hiện bằng mọi giá thử thách để minh oan cho mình nhưng cũng đối mặt với nguy cơ có thể mất mạng. Sự xuất hiện của Sái Dương không chỉ là nút thắt cao trào mà còn là cơ hội cho Quan Công có thể chứng minh sự trong sạch của mình.
 -Quan Công đối mặt với thử thách :
 + Chủ động đề nghị được chém tướng giặc -> chủ động, nắm lấy cơ hội minh oan.
 + Thời hạn thực hiện : 3 hồi trống – ngắn ngủi, thử thách khó khăn.
 + Hành động : không nói một lời, múa long đao chặt đầu Sái Dương chỉ trong một hồi trống.
Hành động dứt khoát, mau lẹ, thể hiện tài năng, lòng dũng cảm và khí phách oanh liệt.
 -Cuộc gặp gỡ với Trương Phi tại Cổ Thành chính là của ải khó khăn nhất đối với Quan Công bởi lẽ :
 + Phải đối mặt với người em kết nghĩa.
 + Bị nghi ngờ, hàm oan.
 + Không thể giải quyết đơn giản bằng vũ lực như trước.
Quan Công là hiện thân của lòng trung nghĩa, của tài năng và khí phách hơn người – điển hình cho quan niệm về người anh hùng thời trung đại.
Trong đoạn trích này, Quan Công chính là nhân ảnh chiếu để làm nổi bật tính cách nóng nảy của Trương Phi. Hai cá tính đối lập nhưng đồng thời tương hỗ cho nhau.
3.Hồi trống Cổ Thành.
 -Ba hồi trống : thời gian vừa đủ cho thử thách, hợp lí trong thể hiện tính cách nhân vật.
 + Một hồi : thời gian quá ngắn ngủi, không đủ để Quan Công chứng tỏ mình.
 + Năm hồi : không phù hợp với tính cách nóng nảy của Trương Phi, không tạo được sự gay cấn cho câu truyện.
Hồi trống là chi tiết nghệ thuật có giá trị cao.
 -Ý nghĩa những hồi trống :
 + Hồi trống điều kiện, hồi trống phán xét của Trương Phi.
 + Cơ hội để Quan Công chứng minh cho bản thân mình.
 + Hồi trống tính cách nóng nảy của Trương Phi.
 + Hồi trống của tài năng, khí phách anh hùng.
 + Hồi trống đoàn tụ, ca ngợi nghĩa tình của ba anh em Lưu – Quan – Trương.
Mang đầy đủ nhưng giá trị nội dung của văn bản
 -Giá trị nghệ thuật của hồi trống :
 + Tạo không khí chiến trận hùng tráng.
 + Thể hiện sự gấp gáp, thôi thúc, dồn dập trong thử thách.
 + Góp phần thể hiện tính cách nhân vật.
Hồi trống Cổ Thành chính là linh hồn, kết tinh mọi yếu tố nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 III.Tổng kết.
 1.Nội dung.
 -Vẻ đẹp trong tính cách của Trương Phi và Quan Công : giàu lòng trung nghĩa, tận trung với vua.
 -Ca ngợi tài năng, khí phách của những người anh hùng dưới trướng Lưu Bị.
 -Trân trọng tình cảm keo sơn gắn bó giữa ba an hem kết nghĩa vườn đào.
2.Nghệ thuật.
 -Nghệ thuật xây dựng nhân vật với tính cách điển hình thông quan hành động, lời nói.
 -Xây dựng tình huống kịch tính.
 - Kết cấu của kịch :trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào, cởi nút.
 -Không khí chiến trận sôi sục, hoành trán

File đính kèm:

  • docxgiao_an_Hoi_trong_Co_Thanh_20150725_035354.docx