Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 76: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Năm học 2015-2016

- Trong dân gian, người ta từng lưu truyền câu chuyện về đức hiếu học của Đặng Trần Côn như sau: “Ấy là khi Chúa Trịnh Giang mắc căn bệnh lạ sợ ánh sáng, nên kinh thành tối đến cấm lửa rất nghiêm ngặt. Ông đã đào hầm trong nhà, đốt đèn để đọc sách, không bỏ bễ lúc nào”

Ông cũng là người phóng khoáng, tự do nên không gắn bó thiết tha với con đường khoa cử và chốn quan trường, ông chỉ làm quan một thời gian ngắn rồi lui về quê nhà.

GV chuyển ý: Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn được viết bằng chữ Hán và đã có nhiều bản diễn Nôm tác phẩm này (Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích, Nguyễn Khản, Bạch Liên AM Nguyễn). Tuy nhiên, in dấu và làm rung động trái tim người đọc nhất phải kể đến bản dịch của Đoàn thị Điểm.

HS: Trình bày.

 

docx10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 76: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/02/2016
Tiết 76:
Đọc văn:
TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
(Trích Chinh phụ ngâm )
Tác giả: Đặng Trần Côn
Dịch giả: Đoàn Thị Điểm
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Hiểu được tình cảnh và tâm trạng lẻ loi của người chinh phụ khi phải sống trong cảnh cô đơn lẻ loi khi chồng đi chính chiến. Qua đó nắm được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi, lên án chiến tranh phi nghĩa.
- Thấy được những nét đặc sắc trọng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong tác phẩm thơ.
3. Thái độ:
- Có thái độ cảm thông, chia sẻ với nhân vật trữ tình.
- Phê phán chiến tranh phi nghĩa tước đi quyền hạnh phúc của con người.
4. Năng lực:
- Năng lực nghe, đọc và cảm thụ văn bản.
- Năng lực sáng tạo văn bản nghệ thuật.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
1.1. Chuẩn bị bài học
a. Nghiên cứu kỹ mục tiêu bài học
b. Tìm hiểu mục đích, nội dung, cách thức tổ chức các hoạt động (nhiệm vụ bài tập) cho học sinh
c. Chuẩn bị đồ dùng và thiết bị dạy học
- Chuẩn bị phiếu học tập
d. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học: Phương pháp đọc sáng tạo, phương pháp gợi mở, gợi tìm, phương pháp giảng bình, phân tích, phương pháp giao tiếp,
- Kỹ thuật dạy học: Chia nhóm, đặt câu hỏi, trình bày một phút.
1.2. Hướng dẫn học sinh học tập
a. Sắp xếp vị trí ngồi của học sinh.
b. Hướng dẫn các hoạt động của học sinh.
- Hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân.
c. Trao đổi, nhận xét về kết quả hoạt động của học sinh.
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài theo các câu hỏi ở phần hướng dẫn học bài.
- Chuẩn bị các đồ dùng học tập thep yêu cầu của giáo viên.
- Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
III. Tiến trình dạy học
Kiểm diện: Lớp (Ngày tháng năm 2016)
1. Hoạt động khởi động
Từ xa xưa, chiến tranh luôn mang đến đau thương mất mát, đó là cảnh chia lìa, cảnh sinh ly tử biệt, khi vợ xa chồng, con lìa cha, khi người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh.
Trong đề tài chiến tranh xưa, người ta thường viết về hình ảnh của những tráng sĩ dũng mãnh,những anh hùng chiến đấu hiên ngang, xả thân vì tổ quốcRất ít tác giả viết về những người mẹ, những người vợ mòn mỏi chờ mong tin tức của chồng mình, con mình. Và ít ai biết rằng sự chờ đợi đó nhiều khi là vô vọng, là bế tắc.
Cảm thông trước nỗi thống khổ, cô đơn của người thiếu phụ có chồng đi chinh chiến ngoài biên ải xa xôi, Đặng Trần Côn đã viết nên tác phẩm Chinh Phụ Ngâm bằng chữ Hán, và được nữ sĩ Đoàn Thị Điểm dịch sang chữ Nôm. Hôm nay, cô trò chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”.
2. Hoạt động hình thánh kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Điều chỉnh, bổ sung
HĐ 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK và tiến hành thảo luận nhóm:
- Trình bày những hiểu biết về tác giả và dịch giả.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tác giả Đặng Trần Côn.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về dịch giả Đoàn Thị Điểm.
HS: Đọc SKG, thảo luận và trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
- Trong dân gian, người ta từng lưu truyền câu chuyện về đức hiếu học của Đặng Trần Côn như sau: “Ấy là khi Chúa Trịnh Giang mắc căn bệnh lạ sợ ánh sáng, nên kinh thành tối đến cấm lửa rất nghiêm ngặt. Ông đã đào hầm trong nhà, đốt đèn để đọc sách, không bỏ bễ lúc nào”
Ông cũng là người phóng khoáng, tự do nên không gắn bó thiết tha với con đường khoa cử và chốn quan trường, ông chỉ làm quan một thời gian ngắn rồi lui về quê nhà.
GV chuyển ý: Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn được viết bằng chữ Hán và đã có nhiều bản diễn Nôm tác phẩm này (Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích, Nguyễn Khản, Bạch Liên AM Nguyễn). Tuy nhiên, in dấu và làm rung động trái tim người đọc nhất phải kể đến bản dịch của Đoàn thị Điểm. 
HS: Trình bày.
GV: Nhận xét, mở rộng
- Sinh thời, bà là người nổi tiếng thông minh, tài sắc ven toàn. Bà đã được mời vào cung làm đến chức giáo thụ để dạy học cho các công chúa.
- Tương truyền, bà là người kết hôn khá muộn. Năm 37 tuổi bà kết hôn với Nguyễn Kiều và ngay sau đó Nguyễn Kiều phải đi xứ Trung Quốc. Có thể Chinh phụ ngâm đã được dịch trong khoảng thời gian này. Và cũng chính vì vậy mà bản dịch của bà là bản dịch sát nhất.
GV chuyển ý: Tác phẩm Chinh phụ ngâm là một sáng tác độc đáo. Nó từng được ví như “nhát búa khai sơn phá thạch” cho trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XVIII. Vậy, giá trị của tác phẩm được thể hiện như thế nào ta cùng tìm hiểu.
H: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Có những biến động lịch sử nào đáng chú ý trong thời kỳ đó?
HS: Trình bày
GV: Nhận xét, chốt nội dung
Lúc này, xã hội phong kiến Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng, nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến nổ ra liên miên. Cuộc sống của nhân dân bị bần cùng, tang thương. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra chống lại các tập đoàn phong kiến.
GV chuyển ý: Trước hiện thực cuộc sống với những biến động lớn lao của lịch sử và với một sự cảm thông sâu sắc về con người, nhất là người phụ nữ, Đặng Trần Côn đã sáng tác nên Chinh phụ ngâm. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu đôi nét về thể loại của tác phẩm.
H: Bài thơ được viết theo thể nào? Em biết gì về thể loại đó?
GV: Nhận xét, chốt nội dung.
GV mở rộng: Ngâm khúc là thể thơ trữ tình dài hơi, thường làm theo thể song thất lục bát để ngâm nga, than vãn. Nhằm bộc lộ những tâm trạng, tình cảm buồn phiền, đau xót triền miên, day dứt.
H: Tác phẩm phản ánh những vẫn đề gì? Nét nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm?
H: Em hãy xác định vị trí của đoạn trích?
HS: Xác định và trả lời.
GV: Hướng dẫn HS đọc bài
Đọc với giọng chậm, trầm, buồn tha thiết, nhấn mạnh vào các điệp từ, điệp ngữ.
HS: Đọc bài
GV nhận xét cách đọc và đọc mẫu. 
H: Theo em, đoạn thơ này có thể chia làm mấy phần?
HS: Trả lời
GV: Sau đây, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu đoạn trích để thấy được tâm trạng của người chinh phụ được thể hiện như thế nào.
HĐ 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung đoạn trích.
H: Người chinh phụ trong đoạn trích đang ở trong cảnh ngộ như thế nào?
HS: Phát hiện, trả lời
GV: Nhận xét, chốt nội dung
H: Trong hoàn cảnh như vậy người chinh phụ đã có những hành động gì? Em có nhận xét gì về những hành động ấy?
HS: Tìm chi tiết, trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung
Người chinh phụ một mình trong căn nhà trống vắng, đi đi lại lại bên hiên, chậm rãi như đếm từng bước chân. Tấm rèm của được nàng buông xuống rồi lại cuộn lên không biết bao nhiêu lần.
H: Vậy em có suy nghĩ gì về những hành động ấy? Em thấy người chinh phụ đang ở trong tình cảnh như thế nào?
HS: Phát hiện
GV chuyển ý: Để cực tả nỗi cô đơn trống trải của người chinh phụ. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh thơ. 
H: Em hãy tìm những hình ảnh đó?
HS: Phát hiện, trả lời
GV: Nhận xét, chốt nội dung
Người chinh phụ chờ mong tiếng con chim thước, chim khác báo tin lành người chồng đã về. Nhưng tất cả lại là sự chờ đợi trong vô vọng. Trong rèm có ngọn đèn nàng thức, nhưng đèn lịa là một vật vô tri cũng không thể thấu hiểu sẻ chia nỗi lòng với nàng được.
H: Em thấy người chinh phụ đang ở trong tình cảnh như thế nào?
HS: Cảm nhận, trả lời.
H: Tâm trạng của người chinh phụ được thể hiện qua những từ ngữ nào?
HS: Phát hiện, trả lời
GV: Nhận xét, chốt nội dung
H: Để diễn tả thành công tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, chốt nội dung
H: Qua tìm hiểu 8 dòng thơ đầu em có nhận xét gì?
HS: Nhận xét
GV nhận xét, chốt nội dung
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả và dịch giả.
a. Tác giả Đặng Trần Côn.
- Sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.
- Quê: Làng Nhân Mục, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Con người: Thông minh, tài hoa, hiếu học.
- Sáng tác Chinh phụ ngâm và một số bài thơ, phú bằng chữ Hán (Tiêu tương bát cảnh, Khấu môn thanh, Tương Lương bố ý,)
b. Dịch giả
- Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748).
- Quê: Làng Giai Phạm, Văn Giang, xứ Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Xuất thân trong một gia đình nho sĩ.
- Con người: nổi tiếng là thông minh, tài sắc nhưng lại có cuộc đời đầy gian truân.
- Sáng tác: Ngoài bản dịch Chinh phụ ngâm còn có tác phẩm Truyền kỳ tân phả và nhiều thơ, phú khác.
2. Tác phẩm Chinh phụ ngâm.
a. Hoàn cảnh sáng tác.
- Thời gian: Khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII.
- Bối cảnh: Khủng hoảng trầm trọng -> chiến tranh nổ ra -> nhiều trai tráng phải ra trận -> tác giả cảm thông với những người phụ nữ có chồng đi chinh chiến.
b. Thể loại, thể thơ
- Thể loại: ngâm khúc (nguyên tác) theo thể trường đoàn cú (các câu dài ngắn không đều nhau).
- Thể thơ: song thất lục bát (bản diễn Nôm) 
c. Giá trị tác phẩm
* Nội dung
- Là tiếng nói oán ghét chiến tranh phi nghĩa.
- Khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
* Nghệ thuật
- Miêu tả nội tâm nhân vật và bút pháp trữ tình sâu sắc.
3. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
a. Vị trí
- Đoạn trích từ câu 193 – 216 (24 câu) của tác phẩm.
b. Đọc và bố cục
- Đọc
- Bố cục: Gồm 3 phần
+ 8 câu thơ đầu: Nỗi cô đơn lẻ bóng của người chinh phụ.
+ 8 câu thơ tiếp: Nỗi sầu muộn triền miên.
+ 8 câu thơ cuối: Niềm nhớ thương khao khát hạnh phúc.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. 8 câu thơ đầu: Nỗi cô đơn lẻ bóng của người chinh phụ.
- Cảnh ngộ:
+ chồng đi chinh chiến
+ nàng ở nhà một mình
- Hành động: 
+ Dạo hiên – thầm – gieo từng bước: bước chân chậm rãi, như đếm từng bước một.
+ Ngồi rèm – thưa – rủ thác: cuốn rèm lên, hạ rèm xuống nhiều lần.
=> Hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần trong vô thức. Người chinh phụ đang ở trong tình cảnh cô đơn, lẻ loi.
- Hình ảnh:
+ Chim thước – chẳng mách tin -> tâm trạng buồn, thất vọng.
+ Ngọn đèn: Thời gian về đêm khuya. Gợi sự cô đơn, lẻ loi.
- Hoa đèn – bóng người: Người chinh phụ đang trằn trọc thao thức không ngủ được. Con người có xuất hiện nhưng lặng lẽ, không có sức sống.
=> Người chinh phụ muốn tìm thấy sự cảm thông, chia sẻ trong nỗi buồn, cô đơn không có người tâm sự.
- Tâm trạng:
+ lòng thiếp : 
Bi thiết
Buồn rầu
Khá thương
-> Tâm trạng buồn rầu, cô đơn
- Nghệ thuật:
+ Đối: Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước > < Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
+ Điệp ngữ bắc cầu: đèn biết chăng – đèn chẳng biết.
+ Câu hỏi tu từ: đèn biết chăng?
-> Nhấn mạnh tình cảnh, tâm trạng của người chinh phụ.
Tiểu kết: Bằng nghệ thuật miêu tả nội tâm vừa trực tiếp vùa gián tiếp, đoạn thơ đã cho thấy nỗi cô đơn, lẻ loi, nhớ nhung trong tuyệt vọng của người thiếu phụ có chồng đi chinh chiến.
 3. Hoạt động luyện tập
- Em có cảm nhận gì về tình cảnh của người chinh phụ trong đoạn thơ:
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Hoa đèn kia với bòng người khá thương”
4. Hoạt động vận dụng
- Qua việc miêu tả tình cảnh và tâm trạng của người chinh phụ tác giả muốn gửi gắm người đọc điều gì? Em thấy mình cần có cách sống như thế nào?
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
- Tìm đọc toàn bộ tác phẩm.
- Tìm đọc những tác phẩm có liên quan đến đề tài này.
IV: Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docxTuan_27_Tinh_canh_le_loi_cua_nguoi_chinh_phu.docx