Giáo án Ngữ văn 10 - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Nguyễn Họa My

Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

GV: Em hãy phân tích ví dụ 3 sau:

Em hãy phân tích ví dụ 3 sau:

“Thuyền về có nhớ bến chăng

 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

- Bài ca dao sử dụng biện pháp tu từ gì? Nhằm nói đến điều gì? Thuyền và bến có còn mang nghĩa gốc của nó không?

+Thuyền và bến: 2 hình ảnh ẩn dụ.

+Thuyền: người ra đi không biết bao giờ trở lại.

+Bến: người ở lại, một lòng một dạ đợi mong.

Thể hiện tình cảm thủy chung giữa vợ chồng bằng những hình ảnh rất gần gũi nhưng lại rất nghệ thuật.

GV: Ngôn ngữ nghệ thuật đặc trưng cơ bản nhất là gì?

GV: Chúng ta xét tiếp ví dụ 4:

 “Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

 - Trong ví dụ này có những hình ảnh so sánh nào? Tác dụng của nó ra sao?

Công cha – núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ - nước trong nguồn

Sự so sánh như thế cho ta thấy được công lao của cha so sánh như ngọn núi Thái Sơn suốt đời vẫn thế vẫn sừng sững đứng dưới nắng mưa trường tồn không bao giờ lay động. Tình mẹ đối với chúng ta rộng lớn bao là như nước nguồn vậy.

 

docx6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 2144 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Nguyễn Họa My, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HCM
TRƯỜNG THPT MARIE CURIE
--------------------***-----------------------
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Họa My Khoa: Ngữ văn
Trường THNVSP: THPT Marie Curie 
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Cô Phan Ngọc Thùy
Giáo án:
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các đặc trưng cơ bản của nó.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
	3. Thái độ: Yêu quý, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.	
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Giáo viên:
Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, tập 2 (cơ bản).
Sách giáo viên Ngữ văn lớp 10, tập 2.
Giáo án giảng dạy (word+ ppt).
Tham khảo một số tài liệu kiến thức và tài liệu dạy học trên Internet.
Chuẩn bị hình ảnh, phim tư liệu.
Học sinh:
Sách giáo khoa Ngữ văn 10 - tập 2 cơ bản.
Chuẩn bị bài trước ở nhà.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Phương pháp:
Phương pháp thông báo, giải thích; phương pháp vấn đáp; phương pháp nêu vấn đề; phương pháp bình giảng.
Phương tiện:
Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án điện tử, vở ghi học sinh.
Máy chiếu, bảng, phấn.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: 
Bài mới: 
Lời vào bài:GV đưa ra 2 cách diễn đạt một hiện tượng:
Cách 1: 
“Thời tiết Huế đang mưa rất to””
Cách 2:
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi!
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên?
 Tố Hữu
àHai ví dụ trên đều cùng một nội dung hội thoại nhưng khác nhau về hình thức diễn đạt. Từ đó tạo nên những hiệu quả diễn đạt khác nhau.Như vậy, hình thức diễn đạt của ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng bên cạnh nội dung diễn đạt.
Nội dung bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về ngôn ngữ nghệ thuật.
* Tìm hiểu ngữ liệu:
Cho HS khảo sát 2 ví dụ:
+VD1: Cây sen sống ở ao, hồ, đầm. Đặc điểm: thân và rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước. Lá to, bản rộng, màu xanh, có bông màu trắng hồng.
+VD2: 
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
 Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”(Ca dao) 
Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của 2 ví dụ trên? Theo em, ví dụ nào sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật?
+VD1: Ngôn ngữ cô đọng, chính xác, sắc thái trung hòa, không biểu cảmà ngôn ngữ khoa học.
+VD2: Ngôn ngữ giàu sức gợi tả, biểu cảm, sinh độngà sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật.
Có thể đưa thêm 1 hoặc 2 ví dụ nữa về NN nghệ thuật. Từ đó yêu cầu HS nêu khái niệm thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật?
GV: Theo em, ngoài các văn bản nghệ thuật thì ngôn ngữ nghệ thuật còn được sử dụng ở đâu nữa?
VD: Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. (Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh) → Ngôn ngữ chính luận
GV: Ngôn ngữ nghệ thuật được chia thành mấy loại?
GV đưa thêm ví dụ để HS phân loại.
GV: Ngôn ngữ nghệ thuật có những chức năng gì?
+Ngôn ngữ nghệ thuật cũng giống như ngôn ngữ có chức năng chính là thông tin, cung cấp tri thức cho người nghe, người đọc. Như ở VD1 cung cấp thông tin về nơi sống, đặc điểm của sen. Còn ở VD2, ngoài cung cấp thông tin, bài ca dao còn khơi gợi những cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe, người đọc: dù ở trong bất cứ môi trường nào cũng tồn tại cái đẹp.
I. Ngôn ngữ nghệ thuật
1. Khái niệm:
- Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong các văn bản nghệ thuật. Ngoài ra ngôn ngữ nghệ thuật còn được dùng trong lời nói hằng ngày và các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khác.
2. Phân loại:
- Ngôn ngữ tự sự: truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự,...
- Ngôn ngữ thơ: ca dao, vè, thơ (nhiều thể loại khác nhau),...
- Ngôn ngữ sân khấu: kịch, chèo, tuồng,...
3. Chức năng:
- Chức năng thông tin.
- Chức năng thẩm mĩ (biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe, người đọc)
*Ghi nhớ (SGK/trang 98)
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
GV: Em hãy phân tích ví dụ 3 sau: 
Em hãy phân tích ví dụ 3 sau: 
“Thuyền về có nhớ bến chăng
 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Bài ca dao sử dụng biện pháp tu từ gì? Nhằm nói đến điều gì? Thuyền và bến có còn mang nghĩa gốc của nó không?
+Thuyền và bến: 2 hình ảnh ẩn dụ.
+Thuyền: người ra đi không biết bao giờ trở lại. 
+Bến: người ở lại, một lòng một dạ đợi mong.
àThể hiện tình cảm thủy chung giữa vợ chồng bằng những hình ảnh rất gần gũi nhưng lại rất nghệ thuật.
GV: Ngôn ngữ nghệ thuật đặc trưng cơ bản nhất là gì?
GV: Chúng ta xét tiếp ví dụ 4:
 “Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
 - Trong ví dụ này có những hình ảnh so sánh nào? Tác dụng của nó ra sao?
Công cha – núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ - nước trong nguồn
àSự so sánh như thế cho ta thấy được công lao của cha so sánh như ngọn núi Thái Sơn suốt đời vẫn thế vẫn sừng sững đứng dưới nắng mưa trường tồn không bao giờ lay động. Tình mẹ đối với chúng ta rộng lớn bao là như nước nguồn vậy.
GV cho HS phân tích ví dụ sau:
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu 
Dây thép gai đâm nát trời chiều”
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
- Tính truyền cảm được biểu hiện thông qua những yếu tố nào?
GV cho HS phân tích ví dụ: 
“Đau đớn thay phận đàn bà 
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
- Lời thơ của Nguyễn Du có tác động như thế nào đến người nghe (đọc)?
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần” 
-Bài ca dao này đọng lại trong em suy nghĩ gì?
GV: Trong các tác giả văn học VN, em thích nhất tác giả nào? Vì sao?
- HS trả lời và lí giải.
GV: So sánh sự khác nhau giữa phong cách thơ của hai nữ thi sĩ sau:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta
( Bà Huyện Thanh Quan)
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Mương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
( Hồ Xuân Hương)
- Sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng, trầm buồn của Bà Huyện Thanh Quan, Sự đanh thép, dõng dạc của Hồ Xuân Hương đã hình thành nên phong cách thơ khác nhau của mỗi người.
- Em hiểu thế nào là tính cá thể hóa?
VD: Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Lão Hạc” của Nam Cao đều viết về những người nông dân trước CMT8, Ngô Tất Tố thể hiện nỗi đau về thể xác của những người nông dẫ thì Nam Cao lại xoáy sâu vào nỗi đau tình thần của nhân vật.
àMỗi nhà văn nhà thơ đều có cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau thể hiện một giọng riêng, một phong cách riêng, không dễ bắt chước hay pha trộn.
II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
1. Khái niệm:
- Ngôn ngữ nghệ thuật đều thống nhất ở ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa. Các đặc trưng này làm nên PCNN nghệ thuật.
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (văn chương) là loại PCNN dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương:
 - Văn xuôi
 - Thơ
 - Kịch
2. Các đặc trưng cơ bản của PCNN nghệ thuật
a. Tính hình tượng:
- Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật.
- Được tạo ra thông qua các biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, so sánh,
- Tính hình tượng làm cho ngôn ngữ nghệ thuật trở nên đa nghĩa. 
- Tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật có quan hệ mật thiết với tính hàm súc.
b. Tính truyền cảm:
- Tính truyền cảm được biểu hiện thông qua: từ ngữ, câu, giọng điệu,
- Tính truyền cảm làm cho người đọc cùng vui, buồn, tức giận, yêu thương,...như chính người nói (viết).
c. Tính cá thể hóa:
- Ngôn ngữ là phương tiện diễn đạt chung của cộng đồng nhưng khi được các nhà văn nhà thơ sử dụng thì mỗi người có một giọng riêng, một phong cách riêng.
- Thể hiện ở vẻ riêng trong từng lời nói của nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật.
Hoạt động 3:GV hướng dẫn HS làm bài tập.
GV: Yêu cầu học sinh đọc đề bài 1, 2, 3 và trả lời, sau đó GV nhận xét, bổ sung.
GV: Hướng dẫn HS làm bài 4: tìm điểm giống nhau trong ba bài thơ
- Ba bài thơ khác nhau như thế nào:
+ Về hình tượng
+ Về cảm xúc
+ Về từ ngữ
+ Về nhịp điệu
III. Luyện tập
1. Bài 1:
Các phép tu từ tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng,... và đặc biệt là cách nói hàm ẩn trong những ngữ cảnh tu từ.
2. Bài 2:
Tính hình tượng là đặc trưng quan trọng nhất. Vì:
- Nó là phương tiện và mục đích của sáng tạo nghệ thuật. 
- Trong tính hình tượng đã có các yếu tố tạo cảm xúc và truyền cảm.
- Cách lựa chọn từ, câu để xây dựng hình tượng nghệ thuật đã thể hiện các tính sáng tạo của nhà văn.
3. Bài 3:
a. Canh cánh: thường trực, day dứt, trăn trở, băn khoăn.
b. Rắc, giết: nhấn mạnh sự tàn bạo của kẻ thù.
4. Bài 4: 
- Điểm giống nhau:
+ Đều lấy cảm hứng từ mùa thu.
+ Xây dựng thành công hình tượng mùa thu.
- Khác nhau:
+ Về hình tượng:
Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến với bầu trời bao la, trong xanh, tĩnh lặng, nhẹ nhàng. 
Trong thơ Lưu Trọng Lư, mùa thu có âm thanh xào xạc. 
Trong thơ Nguyễn Đình Thi, mùa thu tràn đầy sức sống mới.
+ Về cảm xúc:
Nguyễn Khuyến yêu cảnh trong sáng, tĩnh.
Lưu Trọng Lư bâng khuâng với sự thay đổi nhẹ nhàng.
Nguyễn Đình Thi cảm nhận được sự hồi sinh của dân tộc trong mùa thu
+ Về từ ngữ:
Nguyễn Khuyến: từ ngữ chỉ mức độ về khoảng cách, màu sắc, trạng thái hành động.
Lưu Trọng Lư: dùng âm thanh biểu hiện cảm xúc.
Nguyễn Đình Thi miêu tả trực tiếp hình ảnh và cảm xúc.
+ Về nhịp điệu:
Thơ Nguyễn Khuyến: nhẹ nhàng.
Thơ Lưu Trọng Lư: chậm, buồn, đầy băn khoăn, trăn trở.
Thơ Nguyễn Đình Thi nhịp điệu vui say, náo nức.
à Cách chọn từ ngữ để tạo hình tượng mùa thu, nhịp điệu khác nhau. Hình thượng 3 mùa thu của ba tác giả không cùng thời đại: không giống nhau ở phong cách ngôn ngữ cá nhân (tính cá thể hóa).
E. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
1. Củng cố:
- Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật?
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có mấy đặc trưng cơ bản? Kể ra?Cho ví dụ từng đặc trưng?
2.Dặn dò:Chuẩn bị làm bài viết số 6.
Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn
Phê duyệt của Giáo viên hướng dẫn Sinh viên kí tên
 Cô Phan Ngọc Thùy Nguyễn Họa My

File đính kèm:

  • docxTuan_28_Phong_cach_ngon_ngu_nghe_thuat.docx