Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 8,9
1. Kiến thức
- Ý nghĩa của đoạn trích thông qua hình tượng người anh hùng Đăm Săn: Lẽ sống và niềm vui của người anh hùng sử thi chỉ có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và vì sự thịnh vượng cho cộng đồng.
- Đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng anh hùng kiểu “nhân vật anh hùng sử thi”, về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ trong sử thi anh hùng.
2. Kỹ năng
- Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị của sử thi về nội dung nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về cuộc sống hòa hợp, hạnh phúc.
3. Thái độ
- Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân hy sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.
Ngày soạn: Tiết: 08 Bài dạy: (Đọc văn) CHIẾN THẮNG MTAO M XÂY (Trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng anh hùng kiểu “nhân vật anh hùng sử thi”, về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ. Đặc biệt là khẳng định vẻ đẹp của người anh hùng sử thi trong chiến đấu chống kẻ thù để bảo vệ danh dự cá nhân và sức mạnh cộng đồng. 2. Kĩ năng - Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị của sử thi về nội dung nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về cuộc sống hòa hợp, hạnh phúc. 3.Thái độ - Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân hy sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên - Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kì trước (nếu có). - Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận 2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước. - Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tình hình lớp (1’): Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp và chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2. Kiểm tra bài cũ (2’): Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của học sinh. 3. Giảng bài mới - Giới thiệu bài (1’): Những ngày cuối tháng 3/ 2006, các dân tộc thiểu số Tây Nguyên vô cùng phấn khởi được UNESCO công nhận Di sản Cồng, Chiêng là di sản văn hóa Thế giới. Nhưng Tây Nguyên không chỉ có cồng, chiêng mà còn rất nổi tiếng vì những trường ca- sử thi anh hùng, mà sử thi Đăm Săn là tiêu biểu nhất. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 14’ HĐ1.GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác phẩm và đoạn trích +Định nghĩa thể loại Sử thi, phân loại sử thi (sử thi anh hùng và sử thi thần thoại) +Hình thức diễn xướng sử thi. - GV hướng dẫn HS nhấn mạnh lại sườn ý cốt truyện theo các sự kiện chính. - GV lựa chọn, chỉ định và hướng dẫn HS đọc phân vai cho phù hợp. GV nhận xét cách đọc của HS. - GV yêu cầu HS phân chia bố cục đoạn trích , nêu đại ý để định hướng chuẩn bị đọc – hiểu chi tiết đoạn trích. HDD1.Tìm hiểu chung về tác phẩm và đoạn trích. - HS nêu lại khái niệm và những đặc điểm của thể loại sử thi, sử thi anh hùng. - HS xác định chủ đề tác phẩm “Đăm Săn”. - HS phân chia bố cục đoạn trích, tóm tắt diễn biến trận đánh giữa Đăm Săn và Mtao Mxây, nêu đại ý đoạn trích. - Tả cảnh nhà Mtao Mxây - Tả trận đánh giữa Đăm Săn và Mtao Mxây - Tả cảnh Đăm Săn dẫn tôi tớ của mình và của Mtao Mxây về bản mở tiệc lớn, đánh chiêng ăn mừng chiến thắng - Hình ảnh oai hùng dũng mãnh của người anh hùng Đăm Săn. I.ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác phẩm - Sử thi “Đăm Săn” là một trong những Sử thi anh hùng ca nổi tiếng nhất, đặc sắc nhất của người Êđê Tây Nguyên. - Nội dung chủ đề: kể và ngợi ca sự nghiệp anh hùng của người tù trưởng Đăm Săn và những khát vọng của cộng đồng người Ê – đê từ thời cổ đại. 2. Đoạn trích * Cấu trúc và bố cục đoạn trích: (4 phân đoạn) * Đại ý: kể về trận đánh của Đăm Săn: giết Mtao Mxây để giành lại vợ. 25’ HĐ 2.Hướng dẫn HS đọc –hiểu văn bản: Trong trận đánh với Mtao Mxây, hình tượng người tù trưởng anh hùng Đăm Săn được mô tả qua những chặng nào? - GV đặt câu hỏi phát vấn hoặc để HS thảo luận: +Những lời nói của Đăm Săn khi đến chân cầu thang nhà Mtao Mxây nhằm mục đích gì, chứng tỏ điều gì về chàng? + Qua lời nói và hành động của Mtao Mxây, em thấy hắn là một tù trưởng như thế nào? + Cảnh hai người múa khiện, đọ khiên trước trận đánh được mô tả như thế nào? Nhận xét tài nghệ và tính cách từng người qua cảnh múa khiên. +Chi tiết ông trời mách kế cho Đăm Săn nói lên điều gì? Thần linh có giữ vai trò quyết định kết quả cuộc chiến không? - Tóm lại, Cuộc chiến có gây cảm giác ghê rợn không? Có cảnh tàn sát không? Đăm Săn có đốt phá, giày xéo nhà cửa của kẻ bại trận không? Vậy chàng chiến đấu vì mục đích gì? + Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn và dân làng đã diễn ra như thế nào? + Số lần đối đáp giưã Đăm Săn và dân lang là mấy lần ? Số lần đó có ý nghĩa như thế nào? - GV hướng dẫn HS nhận xét và rút ra Tiểu kết: Người anh hùng sử thi được toàn thể cộng đồng suy tôn tuyệt đối. Qua chiến thắng của cá nhân anh hùng, sử thi cho thấy sự vận động lịch sử của cả một cộng đồng tộc người. Sự tự đánh giá của người anh hùng hoàn toàn trùng khít với sự đánh giá của tập thể về anh ta. HDD2. Đọc –hiểu văn bản +Đăm Săn khiêu chiến – Mtao Mxây ngạo nghễ +Đăm Săn quyết liệt – Mtao Mxây run sợ +Vào trận đánh: Qua 4 hiệp đánh, Đăm Săn chủ động khiêu chiến, sau đó chàng đã dần chiếm ưu thế và chiến thắng kẻ thù nhờ sự giúp đỡ của thần linh, Đăm Săn đã giết chết Mtao Mxây à Gợi ý: Đối sánh với thái độ, hành động của Mtao Mxây: + Bị động, sợ hãi, rụt rè nhưng vẫn trêu tức : “Tay ta đang còn bận ôm vợ hai chúng ta ở trên nhà này cơ mà”. + Múa khiên như trò chơi, khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô. + Bước cao bước thấp, chém trượt khoeo chân kẻ thù, chỉ trúng cái chão cột trâu. + Chạy, vừa chạy vừa chống đỡ. + Giáp sắt trở thành vô dụng vì chày mòn đâm thủng vào vành tai. + Vùng chạy cùng đường ngã lăn ra đất. + Giả dối cầu xin tha mạng. + Bị giết. - HS nhận xét hình thành Tiểu kết. + Cảnh múa khiên gây ấn tượng mạnh, nó khẳng định tài nghệ của Đăm Săn và tỏ rõ sự huênh hoang, yếu ớt, vụng về của Mtao Mxây. +Chi tiết ông trời mách kế cho Đăm Săn nói lên rằng: Quan hệ giữa thần linh và con người trong thời kỳ cổ đại còn khá mật thiết, con người còn bị chi phối bởi tư tưởng thần bí, tư duy thần thoại cổ xưa. Tuy nhiên, thần linh chỉ “cố vấn” chứ không quyết định à biểu hiện ý thức dân chủ công xã thời thị tộc cổ xưa. - Đăm Săn đã chiến đấu vì danh dự và vì sự bình yên hạnh phúc của cộng đồng. - HS đọc đoạn tiếp theo và phân tích hình ảnh người anh hùng Đăm Săn trong cảnh cùng nô lệ của Mtao Mxây ra về. - Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn với dân làng (nô lệ của Mtao Mxây) khi chàng đến từng nhà kêu gọi mọi người đi theo mình diễn ra qua 3 chặng à Số 3 biểu tượng cho số nhiều, nhiều không đếm xuể. - Những câu đối thoại hết sức ngắn gọn và cảnh mọi người nườm nượp kéo theo Đăm Săn về bản ăn mừng chiến thắng “đông như kiến, như mối” có ý nghĩa: à ý nghĩa phản ánh hết sức cô đọng, thể hiện sự nhất trí cao, nhất trí tuyệt đối giữa người lãnh đạo mới của cộng đồng và các thần dân mới của người anh hùng II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Hình tượng nhân vật Đăm Săn trong trận chiến đấu với Mtao Mxây: - Với tư thế chủ động, Đăm Săn đến tận chân cầu thang khiêu chiến. + Dùng những lời nói khích, dụ Mxây ra khỏi nhà, đánh tay đôi. + Dáng vẻ tự tin, đàng hoàng quyết đấu với kẻ thù. - Cảnh múa khiên trước trận đấu thể hiện sức khoẻ, tài năng và vẻ đẹp dũng sĩ. + Khích, thách kẻ thù múa khiên trước để nhìn rõ tài nghệ rồi thể hiện tài năng. + ĐS múa khiên vừa khoẻ, vừa đẹp. + Nhai được miếng trầu của vợ, sức mạnh càng tăng gấp bội (múa như bão tốc … làm ba quả nuí rạn nứt, ba đồi tranh bật bay tung) - Thấm mệt, vừa chạy vừa ngủ. - Được ông trời mách kế, tấn công vào chỗ yếu của Mxây. + Bừng tỉnh, đuổi dồn Mxây khiến y ngã lăn quay ra đất. + Hỏi tội cướp vợ, giết chết Mxây, bêu đầu hắn ngoài đường. * Nhận xét : Cuộc chiến đấu và chiến thắng Mtao Mxây của Đăm Săn được kể thật tỉ mỉ, đầy kịch tính. Trong cuộc chiến, Đăm Săn nổi lên như một dũng tướng kì tài, hơn hẳn kẻ thù cả về tài năng, sức lực về phong độ, phẩm chất, Chàng có một ý chí can trường, đường hoàng, dũng mãnh. 2. Hình tượng nhân vật Đăm Săn trong cảnh cùng nô lệ (dân làng của Mtao Mxây) ra về sau chiến thắng: - 3 lần đối đáp chứng tỏ lòng mến phục, thái độ thân thiện hưởng ứng tuyệt đối mà mọi người dành cho Đăm Săn, mặc dù khác bộ tộc nhưng họ vẫn coi Đăm Săn là người tù trưởng, người anh hùng của họ. Þ Điều này có ý nghĩa: Thể hiện: +Sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi khát vọng của cá nhân người anh hùng với cộng đồng, Ý chí thống nhất của toàn thể cộng đồng là một biểu hiện quan trọng của ý thức dân tộc Ê – đê. 1’ HĐ3.HDHS củng cố bài - Trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc.Đó là những tình cảm cao cả nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. HĐ3. Củng cố bài -Theo dõi *Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn – một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc, xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê – đê thời cổ đại. 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’) - HS học kỹ bài, làm bài tập. -Chuẩn bị bài sau: Đọc văn “Chiến thắng Mtao Mxây” (tiếp theo và hết). IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG Ngày soạn: Tiết: 09 Bài dạy: (Đọc văn) CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY (Trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Ý nghĩa của đoạn trích thông qua hình tượng người anh hùng Đăm Săn: Lẽ sống và niềm vui của người anh hùng sử thi chỉ có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và vì sự thịnh vượng cho cộng đồng. - Đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng anh hùng kiểu “nhân vật anh hùng sử thi”, về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ trong sử thi anh hùng. 2. Kỹ năng - Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị của sử thi về nội dung nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về cuộc sống hòa hợp, hạnh phúc. 3. Thái độ - Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân hy sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên - Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kì trước (nếu có). - Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận 2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước. - Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tình hình lớp (1’): Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp. 2. Kiểm tra bài cũ (5’) -Câu hỏi:Sử thi Đăm Săn là tác phẩm thế nào? Phân tích hình tượng nhân vật Đăm Săn trong cảnh cùng nô lệ (dân làng của Mtao Mxây) ra về sau chiến thắng? -Gợi ý trả lời: Hs trả lời theo gợi ý sau: + Sử thi “Đăm Săn” là một trong những Sử thi anh hùng ca nổi tiếng nhất, đặc sắc nhất của người Êđê Tây Nguyên. Nội dung chủ đề: kể và ngợi ca sự nghiệp anh hùng của người tù trưởng Đăm Săn và những khát vọng của cộng đồng người Ê – đê từ thời cổ đại. + Hình tượng nhân vật Đăm Săn trong cảnh cùng nô lệ (dân làng của Mtao Mxây) ra về sau chiến thắng: 3 lần đối đáp chứng tỏ lòng mến phục, thái độ thân thiện hưởng ứng tuyệt đối mà mọi người dành cho Đăm Săn, mặc dù khác bộ tộc nhưng họ vẫn coi Đăm Săn là người tù trưởng, người anh hùng của họ. Þ Điều này có ý nghĩa: Sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi khát vọng của cá nhân người anh hùng với cộng đồng, Ý chí thống nhất của toàn thể cộng đồng là một biểu hiện quan trọng của ý thức dân tộc Ê – đê. 3. Giảng bài mới - Giới thiệu bài: Vẻ đẹp lý tưởng của người anh hùng Đăm Săn được tác giả dân gian mô tả rất hoàn thiện, không chỉ trong chiến đấu mà cả trong cảnh ăn mừng chiến thắng.( 1 ph) -Tiến trình bài dạy: Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 35’ HĐ1.Hướng dẫn hs đọc- hiểu văn bản: GV đặt vấn đề để HS thảo luận phân tích đoạn truyện còn lại: Hình tượng người anh hùng Đăm Săn trong tiệc mừng chiến thắng + Thái độ, cảm quan nghệ thuật sử thi anh hùng ca + Những đặc điểm tiêu biểu của nghệ thuật sử thi. - Phần cuối của đoạn trích chú ý nhiều đến việc miêu tả cảnh chết chóc hay cảnh ăn mừng chiến thắng? Hãy phân tích ý nghĩa của sự lựa chọn ấy để làm rõ thái độ của tác giả dân gian về ý nghĩa thời đại của cuộc chiến tranh bộ tộc và tầm vóc lịch sử của người anh hùng trong sự phát triển của cộng đồng. - Trong lời nói của Đăm Săn với các tôi tớ, ta thấy chàng là một tù trưởng như thế nào? Tại sao chàng lại ra lệnh đánh lên nhiều loại chiêng cồng? Vai trò của tiếng chiêng, cồng đối với người Ê – đê? (GV gợi ý: Chiêng cồng và âm thanh của nó có ý nghĩa lịch sử lâu đời và ý nghĩa văn hóa quan trọng đối với đồng bào Ê – đê và một số dân tộc: nó thể hiện sự giàu có, sung túc, sang trọng, thể hiện sức mạnh vẻ đẹp tinh thần và vật chất của cộng đồng thị tộc cũng như người tù trưởng. Nó là di sản văn hóa đặc sắc vô giá của người Tây Nguyên.) - Sức mạnh và vẻ đẹp dũng mãnh của tù trưởng trẻ Đăm Săn được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh cụ thể nào? Qua hình ảnh Đăm Săn, tác giả dân gian còn thể hiện sự khái quát nào cao rộng hơn hình ảnh cá nhân một vị tù trưởng? - Hãy phân tích giá trị miêu tả và biểu cảm của các câu văn có dùng lối so sánh, phóng đại, liệt kê, trùng điệp..., giọng điệu trang trọng, chậm rãi, phấn chấn khi miêu tả nhân vật (chú ý lối miêu tả “đòn bẩy”, tả tài của địch thủ trước, tài của người anh hùng sau để đề cao sức mạnh, tài năng người anh hùng), và khung cảnh diễn ra sự việc. HĐ1. Đọc- hiểu văn bản - HS đọc lại đoạn cuối, sau khi dẫn tôi tớ của Mtao Mxây về bản, Đăm Săn sai mở tiệc mừng chiến thắng. - HS tìm các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ miêu tả để dựng lại bức chân dung người anh hùng Đăm Săn: + HS nêu những từ ngữ, hình ảnh, câu văn cụ thể có sử dụng các biện pháp nghệ thuật mô tả để phân tích: HS chú ý đến đoạn văn sau: “Cả miền Ê – đê Ê – ga ca ngợi Đăm Săn là một dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước. Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre, chàng Đăm Săn hiện ra là một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy. Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực… Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ.” à Vẻ đẹp của Đăm Săn được sánh với các loài mãnh thú, mang nét cổ sơ, hoang dã, mộc mạc, giản dị, gần gũi với núi rừng Tây Nguyên, tiếng chiêng cồng của người Ê – đê thời cổ đại, thể hiện tư duy nghệ thuật cổ đại rõ nét. - HS phân tích ngôn ngữ, giọng điệu ngợi ca hùng tráng, say sưa, thành kính trong lời kể chuyện. Qua đó bộc lộ thái độ tôn vinh, sùng bái người anh hùng dân tộc. - HS nhận xét khái quát. II. ĐỌC–HIỂU VĂN BẢN (tiếp theo) 3. Hình tượng nhân vật Đăm Săn trong tiệc mừng chiến thắng: - Ngôn ngữ, giọng nói: chững chạc, hào sảng. - Phục sức: sang trọng - Dáng điệu: mạnh mẽ, hùng dũng - Danh tiếng: lừng lẫy khắp thiên hạ. Þ Bên cạnh những chiến công oanh liệt, Người anh hùng Đăm Săn có vẻ đẹp hoàn mỹ cả về tinh thần và thể chất theo quan niệm của dân tộc Ê – đê. 4. Nghệ thuật tự sự và miêu tả trong sử thi Đăm Săn và đoạn trích: - Nghệ thuật lựa chọn những tình huống điển hình, chi tiết tiêu biểu thể hiện một cách toàn diện những phương diện của người anh hùng. - Nghệ thuật so sánh - phóng đại bằng những hình ảnh cụ thể sinh động. - Giọng văn trang trọng, hào hùng, thể hiện một thái độ ngưỡng mộ thành kính, tự hào “rất sử thi”, ngợi ca người anh hùng giữa cộng đồng thị tộc, người tiêu biểu cho mọi vẻ đẹp của bộ tộc cũng như tập trung mọi sức mạnh của dân tộc Ê – đê trong thời thơ ấu của lịch sử. Þ Người anh hùng sử thi có tầm vóc lớn lao, vai trò cực kỳ quan trọng, được cộng đồng tôn vinh tuyệt đối. Qua chiến thắng của một cá nhân anh hùng cho thấy sự vận động lịch sử của cả thị tộc. 1’ HĐ 2: Hướng dẫn học sinh tổng kết bài: - Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tácphẩm ? Tổng kết bài: -Trả lời III. Tổng kết - Trọng danh dự, thiết tha với cuộc sống bình yên, vì phồn vinh của thị tộc – đó là những tình cảm cao cả nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. - Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu với phép so sánh và phóng đại. 1’ HĐ3. Hướng dẫn học sinh củng cố bài Hình tượng người anh hùng sử thi và khát vọng của cộng đồng thời cổ đại. HĐ3. Hướng dẫn học sinh củng cố bài -Theo dõi *Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn – một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc, xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê – đê thời cổ đại. 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’) HS học bài, luyện tập và chuẩn bị bài mới :“Thực hành luyện tập về Văn bản”. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
File đính kèm:
- TIET8-9.doc