Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 86: Lập luận trong văn nghị luận

- Cảm hứng con người ngang tầm vũ trụ, không gian rộng lớn, ngợi ca khâm phục.

- Cuộc đối thoại giữa Kiều và Từ Hải giúp bộc lộ rõ nét tính cách anh hùng của Từ Hải.

 + Lời của Kiều hết sức hiện thực, tha thiết.

Nàng rằng: phận gái chữ tòng,

Chàng đi, thiếp cũng một lòng xin đi.

 + Lời Từ Hải: dứt khoát, mạnh mẽ.

Từ rằng: tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình.

 Từ nói lên niềm tin tưởng sắt đá vào tương lai, sự nghiệp, mục đích ra đi của chàng.

Bao giờ mười vạn tinh binh,.

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

-Những hình ảnh: tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường là hình ảnh tượng trưng của Từ về tương lai của mình – lý tưởng cao cả của người anh hùng.

- Người anh hùng Từ hải bên cạnh tính cách phi thường còn tỏ ra là một con người bình thường, tâm lý sâu sắc và gần gũi.

 

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2351 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 86: Lập luận trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:24/3/09
Tiết: 86
Bài dạy: Làm văn LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN.
I. MỤC TIÊU.
- Kiến thức: Giúp học sinh củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS như: Khái niệm về lập luận, cách xác định luận điểm, tìm kiếm luận cứ và sử dụng các phương pháp lập luận.
 Tích hợp với kiến thức văn học, tiếng Việt và vốn sống thực tế.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng lập luận trong viết văn chính luận. 
-Thái độ: Bồi dưỡng cho học thói quen sử dụng lý lẽ trong cuộc sống.
II.CHUẨN BỊ.
 - Thầy: Giáo án, đọc tư liệu, phương án tổ chức lớp học.
 - Trò: Đọc sách giáo khoa, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
- Ổn định tổ chức(1 phút).
- Kiểm tra bài cũ ( 4 phút):Nêu tác dụng của việc lập dàn ý trong văn nghị luận, cách lập dàn ý bài văn nghị luận?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
Tl
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm lập luận trong bài văn nghị luận.
Gv: Yêu cầu học sinh tìm hiểu đoạn văn ở mục I sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi.
- Mục đích của lập luận là gì?
- Để đạt được mục đích đó, tác giả đã dùng những lý lẽ hoặc dẫn chứng nào?
-Từ những phân tích trên cho biết lập luận là gi?
Hs:Trao đổi, thảo luận và trả lời.
-Mục đích: Thuyết phục đối tượng từ bỏ ý định xâm lược ( thể hiện qua các câu: Nay các ông...việc binh được)
- Để đạt mục đích đó, tác giả đã sử dụng:
 + Lý lẽ 1:Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế mà thôi.
 + Lý lẽ 2: Được thời có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn.
 + Lý lẽ 3: Mất thời và không thế thì mạnh quay thành yếu, yếu chuyển làm nguy, chỉ như khoảng trở bàn tay mà thôi.
 Cuối cùng là kết luận- đích của lập luận.
I/ Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận.
 Lập luận là đưa ra các lý lẽ, các bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (người đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói ( người viết) muốn đạt tới.
30
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách xây dựng lập luận.
Gv: Yêu cầu học sinh tìm hiểu mục II.1 sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi.
-Văn bản Chữ ta bàn về vấn đềc gì? Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào?
- Văn bản có mấy luận điểm? Là những luận điểm nào?
Gv: Yêu cầu học sinh tìm hiểu mục II.2 sách và trả lời các câu hỏi.
- Mỗi văn bản ở mục I và II.1 có mấy luận cứ?
- Xác định các luận cứ lý lẽ và các luận cứ bằng dẫn chứng thực tế?
Gv: Yêu cầu học sinh tìm hiểu mục II.3 và trả lời các câu hỏi.
- Xác định các phương pháp lập luận đã được vận dụng trong hai văn bản trên?
- Kể thêm một số phương pháp lập luận thường gặp?
Hs: Thảo luận trả lời.
- Văn bản bàn về thái độ tự trọng trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ. Quan điểm tác giả:Khi nào thật cần thiết mới sử dụng tiếng nước ngoài.
-Văn bản có hai luận điểm:
 + Tiếng nước ngoài đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, quảng cáo.
 +Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách không cần thiết.
Hs: Trao đổi trả lời.
-Văn bản ở mục I có 3 luận cứ, văn bản ở mục II.1 có 6 luận cứ.
- Văn bản ở mục 1 có 3 luận cứ là lý lẽ. 
 Văn bản ở mục II.1 có 6 luận cứ là dẫn chứng thực tế.
Hs: Trao đổi, thảo luận, trả lời.
- Lập luận ở văn bản mục I là phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân quả.
 - Lập luận ở văn bản mục II.1 là phương pháp quy nạp và so sánh đối lập.
II/ Cách xây dựng lập luận.
1)Xác định luận điểm.
2)Tìm luận cứ.
3)Lựa chọn phương pháp lập luận.
- Phương pháp diễn dịch: Đi từ ý khái quát đến các ý cụ thể ( để rút ra kết luận).
- Phương pháp quy nạp: Đi từ các luận điểm cụ thể đến khái quát ( để rút ra kết luận).
- Phương pháp phản đề: Xuất phát từ một kết luận có sẵn ( sai hoặc đúng) để suy ra một kết luận khác ( sai hoặc đúng) . Kết luận chung có thể đúng cũng có thể sai.
Vd:-Cây nào cũng ra hoa để kết trái. Kết luận: Kể cả hoa đào trên cành đào ngày tết.( sai).
- Không phải cây nào cũng ra hoa để kết trái.Kết luận: Tất cả các cây đào đều như vậy.(sai).
- Phương pháp ngụy biện: Xuất phát từ một thực tế hiển nhiên nào đó để suy ra những kết luận chủ quan nhằm bác bỏ ý kiến của đối tượng: Kết luận chung có thể đúng khi chỉ dừng lại ở bề mặt hiện tượng, sai khi xét một cách toàn diện và bản chất.
III/Luyện tập.
- Củng cố ( 1 phút): Nắm được cách xây dựng một lập luận trong các văn bản nghị luận.
- Bài tập về nhà: Làm các bài tập trong sách giáo khoa.
 Soạn bài tiếp theo.
IV.RÚT KINH NGHIỆM.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn:19/3/09
Tiết: 85
Bài dạy: Đọc văn TRUYỆN KIỀU ( Tiếp theo)
 CHÍ KHÍ ANH HÙNG – THỀ NGUYỀN
 Nguyễn Du
I. MỤC TIÊU. 
-Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải dưới ngòi bút sáng tạo của Nguyễn Du; đặc sắc nghệ thuật của bút pháp tả nhân vật anh hùng lý tưởng.
 Qua đoạn Thề nguyền, giúp học sinh hiểu được khát vọng tình yêu của Kiều cùng nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thiên tài Nguyễn Du.
- Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc hiểu văn bản, kỹ năng phân tích nhân vật trong thơ trữ tình.
- Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu mến nhân vật văn học lý tưởng qua bút pháp Nguyễn Du.
II.CHUẨN BỊ.
 - Thầy: Giáo án, đọc tư liệu, phương án tổ chức lớp học.
 - Trò: Đọc sách giáo khoa, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
- Ổn định tổ chức(1 phút).
- Kiểm tra bài cũ ( 4 phút):Nêu chủ đề đoạn trích Nỗi thương mình ? Để diễn tả tâm trạng đau đớn của Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
Tl
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
5
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu khái quát. 
Gv: Gọi học sinh đọc văn bản và thử chia bố cục đoạn trích?
Hs: Đọc văn bản và chia bố cục.
* Chí khí anh hùng.
I/ Đọc- hiểu khái quát.
1) Vị trí đoạn trích.
 Trích từ câu 2213-2230 : Khi Kiều rơi vào lầu xanh lần thứ hai, nàng đã gặp anh hùng Từ Hải. Từ Hải đã cứu nàng thoát khỏi cảnh sống ô nhục nhưng sau nửa năm sống êm đềm, Từ Hải từ biệt Kiều ra đi mưu đồ nghiệp lớn.
2) Bố cục văn bản: 3 phần.
-4 câu đầu: Cuộc chia tay giữa Từ Hải và Kiều sau nửa năm chung sống.
-12 câu giữa: Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải- tính cách anh hùng của Từ.
- 2 câu cuối: Từ Hải dứt áo ra đi.
20
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu chi tiết.
Gv: Em hiểu từ trượng phu và cụm từ động lòng bốn phương như thế nào ? Từ thoắt nói lên điều gì trong tính cách của Từ Hải?
Gv: Hình ảnh anh hùng Từ Hải gợi em liên tưởng đến hình ảnh nhân vật nào trong văn học trung đại mà em đã học hoặc đã đọc?
Gv: Hình ảnh trên xuất phát từ cảm hứng gì khi miêu tả anh hùng thời trung đại?
Gv: Phân tích câu nói của Thúy Kiều?
Gv: Phân tích nội dung và cách Từ Hải trả lời Kiều? Có thể xem đây là lời thuyết phục Kiều, là lời tự bạch chí khí người anh hùng Từ Hải không, vì sao?
Gv: Đến hai câu cuối hình ảnh Từ Hải lại trở về với cách thể hiện quen thuộc như thế nào? ( Hành động, cử chỉ, hình ảnh chim bằng lướt gió trên biển khơi).
Gv: Nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả ( hiện thực hay lý tưởng hóa) người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích ? Đây có phải là cách miêu tả phổ biến của văn học trung đại không?
Hs: Trả lời.
- Trượng phu: Người đàn ông có chí lớn.
-Động lòng bốn phương: Cụm từ ước lệ chỉ chí khí anh hùng tung hoành thiên hạ.
- Từ thoắt : Nhanh chóng, bất ngờ.
- Hình ảnh Từ Hải gần với hình ảnh chinh phu trong Chinh phụ ngâm.
-Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,
.................................
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao.
Hs: Đọc và trả lời.
- Cảm hứng vũ trụ, con người vũ trụ với kích thước phi thường, không gian bát ngát, ngợi ca khâm phục.
Hs: Đọc các câu còn lại.
Hs: Phân tích, trả lời.
- Tâm trạng, tâm lý và lời nói của Kiều rất hiện thực, bởi với Từ Hải , Kiều không chỉ yêu thương mà còn khâm phục, kính trọng. Theo quan niệm phong kiến Phu xướng phụ tùy ,xuất giá tòng phu nên Kiều đã thề nguyền gắn bó cuộc đời với Từ Hải.
Hs: Phân tích trả lời.
Hs: Bàn luận, phát biểu.
II/ Đọc- hiểu chi tiết.
1) Tính cách và chí khí anh hùng Từ Hải.
 Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
- Đó là tính cách phi thường, quyết thực hiện chí lớn tung hoành bốn phương.
-Từ thoắt: cách nghĩ, cách xử sự của Từ Hải cũng khác thường và dứt khoát.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.
- Cảm hứng con người ngang tầm vũ trụ, không gian rộng lớn, ngợi ca khâm phục.
- Cuộc đối thoại giữa Kiều và Từ Hải giúp bộc lộ rõ nét tính cách anh hùng của Từ Hải.
 + Lời của Kiều hết sức hiện thực, tha thiết.
Nàng rằng: phận gái chữ tòng,
Chàng đi, thiếp cũng một lòng xin đi.
 + Lời Từ Hải: dứt khoát, mạnh mẽ.
Từ rằng: tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình.
 Từ nói lên niềm tin tưởng sắt đá vào tương lai, sự nghiệp, mục đích ra đi của chàng.
Bao giờ mười vạn tinh binh,..
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
-Những hình ảnh: tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường là hình ảnh tượng trưng của Từ về tương lai của mình – lý tưởng cao cả của người anh hùng.
- Người anh hùng Từ hải bên cạnh tính cách phi thường còn tỏ ra là một con người bình thường, tâm lý sâu sắc và gần gũi.
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì.
* Hai câu cuối:
Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.
 Hình ảnh Từ Hải lại trở về với cảm hứng và cách miêu tả người anh hùng lý tưởng với thái độ và cử chỉ dứt khoát, không chần chừ do dự, không để tình cảm yếu đuối lung lạc, cản bước. Đó là mơ ước của Nguyễn Du- mơ ước con người và công lý gửi vào nhân vật lãng mạn Từ Hải.
2) Bút pháp xây dựng nhân vật.
- Sử dụng các hình tượng có tính ước lệ tượng trưng của văn học trung đại.
- Lý tưởng hóa, lãng mạn hóa với cảm hứng vũ trụ ngợi ca, lời đối thoại trực tiếp bộc lộ tính cách tự tin đầy bản lĩnh của nhân vật anh hùng.
15
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu đoạn Thề nguyền.
Gv: Giới thiệu về vị trí và nội dung đoạn trích, sau đó hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi SGK.
1) Nêu nhận xét về hàm nghĩa của các từ vội, xăm xăm, băng.
2) Không gian thơ mộng và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du tả như thế nào?
3) Liên hệ với đoạn trích Trao duyên để chỉ ra tính chất lôgic nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Kiều.
Hs: Đọc đoạn trích, thảo luận và trả lời các câu hỏi theo gợi ý của giáo viên.
* ThỊ nguyỊn
C©u 1 
- C¸c tõ: Véi, x¨m x¨m, b¨ng kh«ng chØ diƠn t¶ t©m tr¹ng vµ t×nh c¶m cđa KiỊu mµ cßn thĨ hiƯn sù khÈn tr­¬ng, véi v· cđa nµng trong hµnh ®éng t¸o b¹o, ®ét xuÊt, bÊt ngê ngay c¶ víi chÝnh nµng.
-§ã lµ tiÕng gäi cđa con tim t×nh yªu, nµng nh­ tranh ®ua víi thêi gian, víi ®Þnh mƯnh ®ang ¸m ¶nh nµng tõ buỉi chiỊu ®i héi ®¹p thanh. KiỊu nh­ ®ang chèng l¹i lêi b¸o méng cïng trong sè kiÕp, trong héi §o¹n tr­êng cđa §¹m Tiªn.
C©u 2
- C¸ch dïng h×nh ¶nh ­íc lƯ t­ỵng tr­ng rÊt ®Đp, rÊt sang: giÊc hoÌ, bãng tr¨ng xÕ, hoa lª, giÊc méng ®ªm xu©n…
- T©m tr¹ng b©ng khu©ng, bµng hoµng, nưa tØnh nưa m¬, khã tin lµ sù thùc cđa chµng Kim. Vµ kh«ng chØ cđa chµng Kim mµ cßn cđa nµng KiỊu n÷a trong kh«ng gian Êy, trong phĩt gi©y nµy, cø ngì trong m¬, kh«ng cã thùc.
- Sù g¾n bã keo s¬n, son s¾t cđa hä, chøng gi¸m t×nh yªu tù nguyƯn vµ chung thủ cđa hä lµ vÇng tr¨ng v»ng vỈc gi÷a trêi.
C©u 3
- §o¹n trÝch cho thÊy t×nh yªu cđa hai ng­êi rÊt cao ®Đp vµ thiªng liªng. Lêi thỊ cđa hä ®­ỵc vÇng tr¨ng chøng gi¸m. §o¹n Trao duyªn lµ sù tiÕp tơc mét c¸ch l«gÝch nhÊt qu¸n trong quan niƯm vµ c¸ch nh×n t×nh vỊ yªu cđa Thuý KiỊu, ng­ỵc l¹i ®o¹n trÝch nµy cịng gãp phÇn ®Ĩ hiĨu ®ĩng ®o¹n Trao duyªn, v× ®©y lµ mét kØ niƯm ®Đp ®èi víi KiỊu vµ KiỊu sÏ nhí l¹i nh÷ng chi tiÕt trong ®ªm thỊ nguyỊn thiªng liªng nµy.
- Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được mơ ước về công lý của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng nhân vật anh hùng Từ Hải.
- Bài tập về nhà: Học thuộc hai đoạn trích.
IV.RÚT KINH NGHIỆM.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:25/3/2009
Tiết: 87
Bài dạy: Làm văn TRẢ BÀI VĂN SỐ 6
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Giúp học sinh củng cố thêm những kiến thức và kỹ năng về văn thuyết minh (đặc biệt là tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản này ), cũng như về các kỹ năng cơ bản khác như lập dàn ý hay diễn đạt….
- Kỹ năng :Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm văn thuyết minh.
- Thái độ :Tự đánh giá những ưu – nhược điểm trong bài văn của mình về cả hai mặt: Vốn tri thức và trình độ làm văn .
II. CHUẨN BỊ
Thầy :Thống kê kết quả, lựa chọn bài viết đạt, chữa lỗi cho học sinh.
Trò : Ôn lại kiến thức về văn thuyết minh.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định tổ chức :( 1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
Kiểm tra bài cũ (4’):Nhắc lại cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Du.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt động 1 . Gợi dẫn học sinh nhắc lại yêu cầu đề bài.
- Xác định kiểu bài?
- Xác định đối tượng thuyết minh?
-Công việc chuẩn bị.
Hs: Thảo luận trả lời.
- Kiểu bài :Thuyết minh.
- Đối tượng: Thuyết minh về một nhà thơ và một tác phẩm.
- Công việc chuẩn bị: Đọc, tài liệu, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn và giá trị nội dung – nghệ thuật của Truyện Kiều.
I.Thống kê kết quả.
Lớp
Điểm
10a6
10a7
10a8
10a11
SS
53
56
53
52
Giỏi
0
0
0
0
Khá
3
0
1
2
TB
40
21
30
38
Yếu
10
35
22
12
Kém
0
0
0
0
10
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá về bài làm.
Gv: Nhận xét chung kết quả bài làm của học sinh. Chọn một số bài viết khá đọc trước lớp để học sinh tham khảo.
.
II.Nhận xét, đánh giá về bài làm.
-Ưu điểm.
 Số học sinh đạt từ điểm trung bình trở lên tương đối, học sinh biết cách vận dụng một số cách thức và phương pháp thuyết minh vào bài làm.
 Chữ viết tương đối rõ ràng, sạch sẽ, nhất là ở các lớp điểm.
- Hạn chế.
 Một số bài viết chưa đạt yêu cầu đề ra, học sinh chưa phân biệt được thể loại văn nghị luận và văn thuyết minh.
 Học sinh còn mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ...
20
Hoạt động 3: Tiến hành chữa lỗi .
Gv: Nêu tên một số học sinh có bài viết tốt để động viên.
Hs: Tìm nguyên nhân mắc lỗi, tiến hành chữa lỗi theo gợi ý của giáo viên
III. Trả bài và chữa lỗi.
1.Các lỗi hình thức.
- Lỗi chính tả: học sinh thương mắc các lỗi về phụ âm cuối, về thanh điệu, về viết hoa danh từ riêng...
-Lỗi diễn đạt và ngữ pháp: câu thiếu thành phần, câu cụt...
-Lỗi liên kết: không sử dụng liên kết, lặp cấu trúc, lặp từ...
2. Các lỗi về nội dung.
- Củng cố, dặn dò( 1 phút) :Nắm được những lưu ý khi làm bài văn thuyết minh.
- Bài tập về nhà: Đọc trước bài Văn bản văn học..
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctiết 86.doc