Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 84+85: Trao duyên - Năm học 2015-2016

GV: Dựa vào phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa em hãy xác định vị trí đoạn trích?

GV: Trước khi bán mình, trong đêm trước ngày theo Mã giám Sinh, Thúy Kiều đã trằn trọc, trăn trở và quyết định trao mối duyên giữa nàng và Kim Trọng cho Thúy Vân.

GV: Em hiểu như thế nào về nhan đề “trao duyên”?

GV: Phân tích ý nghĩa nhan đề

- “Trao” là hành động cụ thể.

- “Duyên”: trừu tượng vô hình đó là định mệnh, số phận của con người.

=> Đoạn trích mở đầu cho 15 năm lưu lạc với nhiều nỗi đớn đau, tủi nhục của Thúy Kiều.

GV: Em hãy chia bố cục của đoạn trích?

* Tìm hiểu tâm trạng, thái độ của Thúy Kiều khi tâm sự, cậy nhờ Thúy Vân.

GV: Em hãy đọc thầm 12 câu đầu đoạn trích, lắng nghe Thúy Vân tìm cách thuyết phục và trao duyên cho em mình. Cách thuyết phục này có gì đặc biệt, nhất là về phương diện ngôn từ? Tại sao Nguyễn Du dùng từ “cậy” mà không dùng từ “nhờ”, dùng từ “chịu” mà không dùng từ “nhận” ở đây?

 

docx7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 84+85: Trao duyên - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/02/2016
Ngày dạy:
Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Hương 
Giáo sinh thực tập: Phạm Kiều Diễm Thu
 Tiết: 84-85 TRAO DUYÊN
 - NGUYỄN DU -
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức: 
Giúp học sinh:
- Hiểu diễn biến tâm trạng đầy mâu thuẫn, phức tạp, bế tắc của Thúy Kiều trong đêm trao duyên. Qua đó thấy được sự đồng cảm mạnh mẽ, sâu sắc của Nguyễn Du đối với hoàn cảnh đau khổ và phẩm chất cao quý của Kiều: giàu đức hi sinh, lòng vị tha.
- Cách sử dụng ngôn từ điêu luyện, tuyệt vời cùng với sự kết hợp ngôn ngữ dân gian và bác học đặc sắc, đặc biệt là nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật hết sức tài tình của Nguyễn Du.
2. Kỹ năng: Đọc thơ trữ tình, thể lục bát; chuyển thể văn bản thơ sang văn bản văn xuôi nghệ thuật; phân tích tâm trạng nhân vật trong thơ trữ tình; trình bày miệng lời giảng - bình của bản thân.
3. Thái độ: Từ tấm gương phẩm hạnh của Kiều, giáo dục cho HS lòng kính yêu cha mẹ, anh chị em trong gia đình, tình yêu chung thủy và sự quan tâm chăm sóc chu đáo đối với người mình yêu ngay cả khi bản thân phải chịu sự hi sinh thiệt thòi.
II: Chuẩn bị thầy trò
1. Giáo viên.
- SGK, SGV.
- Giáo án giảng dạy.
2. Học sinh.
- SGK, vở chuẩn bị bài
III. Tiến trình dạy học
- Phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, nêu vấn đề, tái tạo.
- Sử dụng phối hợp các biện pháp: cắt nghĩa, so sánh, giảng bình.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu ngắn gọn những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của
3. Vào bài mới: Tên thực của “Truyện Kiều” là “Đoạn trường tân thanh”, có nghĩa là tiếng kêu đứt ruột. Thực ra trong đó có vô vàn tiếng kêu thương và đoạn trích “Trao duyên” có lẽ là tiếng kêu đứt ruột đầu tiên khởi đầu một chuỗi dài đau thương chất chồng lên cuộc đời truân chuyên của một người con gái tài sắc. Vậy những đau thương mà nàng Kiều phải chịu đựng ở đây là gì? hôm nay cô trò chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu đoạn trích “Trao duyên”, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Hoạt đông của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV: Dựa vào phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa em hãy xác định vị trí đoạn trích?
GV: Trước khi bán mình, trong đêm trước ngày theo Mã giám Sinh, Thúy Kiều đã trằn trọc, trăn trở và quyết định trao mối duyên giữa nàng và Kim Trọng cho Thúy Vân.
GV: Em hiểu như thế nào về nhan đề “trao duyên”?
GV: Phân tích ý nghĩa nhan đề
- “Trao” là hành động cụ thể.
- “Duyên”: trừu tượng vô hình đó là định mệnh, số phận của con người.
=> Đoạn trích mở đầu cho 15 năm lưu lạc với nhiều nỗi đớn đau, tủi nhục của Thúy Kiều.
GV: Em hãy chia bố cục của đoạn trích?
* Tìm hiểu tâm trạng, thái độ của Thúy Kiều khi tâm sự, cậy nhờ Thúy Vân.
GV: Em hãy đọc thầm 12 câu đầu đoạn trích, lắng nghe Thúy Vân tìm cách thuyết phục và trao duyên cho em mình. Cách thuyết phục này có gì đặc biệt, nhất là về phương diện ngôn từ? Tại sao Nguyễn Du dùng từ “cậy” mà không dùng từ “nhờ”, dùng từ “chịu” mà không dùng từ “nhận” ở đây?
- HS: đọc văn bản, suy nghĩ, trả lời. 
- Cậy và nhờ đều mang ý nghĩa nhờ ai đó giúp đỡ. Thuý Kiều lựa chọn Cậy vì ngoài ý muốn nhờ vả, còn mang ý nghĩa trông mong, tin cậy. Từ nhờ không những không có được ý nghĩa đó mà còn giảm đi sự quằn quại, đau đớn khó nói của Kiều.
- Nhận có phần nào tự nguyện, có thể nhận một cách tự nguyện. Chịu là lời nài ép buộc phải nhận. Dặt người nghe vào tình thế bắt buộc phải chấp nhận, không chấp nhận không được
GV phân tích: Đây là một hoàn cảnh đặc biệt: Thúy Kiều nhờ em một việc thiêng liêng, tế nhị – một việc thật không dễ thực hiện, cho nên việc dùng từ “cậy” và từ “chịu” ở đây vừa gẫn gũi, thể hiện được tình chị em ruột thịt, vừa khẩn thiết, quan trọng.
- Nếu thay như vậy, nội dung và tính chất cuộc tâm sự sẽ giảm nhẹ, vì người được nhờ có thể có quyền từ chối – tức có thể không nhận. Theo mạch truyện, việc mà Thúy Kiều sắp nói ra là hệ trọng, là không có cách giải quyết nào khác, cho nên người được “cậy” không có quyền chối từ, mà là ở tình thế “chịu lời”.
Gv: Để Thúy Vân chịu lời Thúy Kiều đã giãi bày những điều gì?
Kiều đã vẽ ra chuỗi dài về thời gian, Kiều còn cho người đọc, cho Vân biết tình yêu giữa chàng Kim và Kiều. Đó là khi gặp chàng Kim Kiều đã thổn thức, sau lần gặp gỡ ấy đôi trai tài gái sắc ấy “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Tình yêu ấy nồng nàn không gì có thể chia cắt được từ ngay lần gặp đầu tiên chính vì thế Kiều đã có hành động táo bạo “Săm săm băng lối vườn khuya 1 mình” để gặp chàng Kim lời thề nguyền. Truyện tình Kim Kiều đẹp lắm, thơ mộng và thiêng liêng lắm.
GV: Em cảm nhận như thế nào về hoàn cảnh thực tại của Kiều? Và điều đó nói lên điều gì?
GV: Thúy Kiều thuyết phục em bằng cách nào?
GV: Phân tích
Cơ sở đầu tiên Kiều thuyết phục Thúy Vân. Kiều đưa hàng loạt các lý lẽ, mà trong đó còn có cả tình “ngày xuân Thơm lây”
Vân vẫn còn trẻ, còn đẹp. Thúy Kiều và Thúy Vân đang ở độ tuổi xuân xanh sấp xỉ đến tuần cập kê, và nếu như Kiều đẹp đến độ “hoa ghen kém xanh” thì Vân cũng không kém phần “Vân xem nở nang” Vân là cô gái trẻ đẹp. Ngoài ra Kiều còn mang tình máu mủ ra để thyết phục em, hơn nữa Kiều còn nhắc đến cái chết.
GV: Sau khi thuyết phục em, Thúy Kiều trao kỷ vật tình yêu cho em, vậy đó là những kỷ vật gì?
GV: Những kỷ vật đó chứng minh cho tình yêu đẹp đẽ trong sáng, lãng mạn của Thúy Kiều và Kim Trọng. Kể từ ngày đầu gặp gỡ họ đã tự nguyện kết tóc se duyên, sẽ sống với nhau đến lúc răng long đầu bạc.
GV: Khi trao kỷ vật Thúy Kiều dặn dò em những gì?
Em hiểu như thế nào là “duyên này” và “của chung”?
GV: “Của chung’ ta cảm nhận tâm trạng đau đớn của Thúy Kiều. Trước là của riêng chị nay còn là chung của em. Kỷ vật tình yêu chỉ thiêng liêng khi nó là tín vật, là nhân chứng thầm kín của riêng hai người, còn bây giờ nó đã là của chung.
- Của chung” thì có thể trao cho em còn “của tin” liệu có thể trao cho em đc hay không?
GV: Em cảm nhận được gì trong nhịp thơ ở đây?
GV: Phân tích
Tự coi mình là người bất hạnh, Thúy Kiều trăn trở và tiếc nuối mối tình đầu trong trắng với những hẹn thề chưa thực hiện được và nghĩ mình là người chết oan, cho nên ngôn ngữ nói như nửa tỉnh nửa mê: hiu hiu, hương khói, ngọn cỏ lá câymà thực sự là tâm trạng đớn đau dằn vặt không nguôi.
GV: Em hãy cho cô biết tác giả đã sử dụng những thành ngữ nào để chỉ sự dang dở trong truyện tình Kim – Kiều.
GV: Động từ lạy thứ 2 có gì khác so với động từ lạy ở 2 câu thơ đầu?
GV bình: Từ tương lai, từ cõi chết, cõi âm mịt mờ quay về hiện tại thảm khốc, Kiều vẫn quanh quẩn với nỗi đau mất mát, không thể hàn gắn: tram gãy, bình tan. Thân phận của nàng cũng bạc bẽo, trôi nổi. Tất cả như đẩy nàng rơi sâu thêm vào nỗi đau tuyệt vọng để rồi nàng thảng thốt kêu lên tiếng kêu đau đớn: “Ôi Kim Lang hỡi Kim Lang/ Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”
GV hỏi: Qua việc tìm hiểu giá trị nghệ thuật và nội dung, em hãy khái quát chủ đề của đoạn trích?
GV hỏi: Sau khi tìm hiểu diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đêm trao duyên, em hãy khái quát lại giá trị của đoạn trích?
I. Giới thiệu chung
1. vị trí đoạn trich
- Từ câu 723 đến câu 756 (là lời Thúy Kiều nói cùng Thúy Vân).
2. Nhan đề
- Sự kết hợp “trao duyên” là không bình thường. Sự kết hợp từ ngữ tạo nên sự bất thường, kịch tính gây ấn tượng.
3. Bố cục: 3 phần
P1: 12 câu thơ đầu: Thúy Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.
P2: 14 câu tiếp theo: Kiều Trao kỷ vật và dặn dò em.
P3: 8 câu thơ cuối: Kiều hướng về tình yêu với Kim Trọng.
II. Đọc hiểu đoạn trích
1. Thúy Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.
2 câu đầu: Lời nhờ cậy.
- “Cậy” tin cậy, nhờ cậy
- “Chịu” buộc phải nhận lời
- “Lạy”: trang nghiêm, hệ trọng.
- “Thưa”: kính cẩn, trang trọng với bề trên hoặc với người mình hàm ơn.
* Đây là lời nhờ cậy của Thúy Kiều đối với Thúy Vân trước một sự việc vô cùng thiêng liêng và quan trọng sắp được nói ra.
2: 10 câu tiếp: Lời giãy bày và thuyết phục.
* Lời giãy bày: 
+ “khi gặp chàng Kim”, 
+ “khi ngày quạt ước”, 
+ “khi đêm chén thề
-> Tình yêu sâu nặng, gắn bó thuỷ chung.
- Cảnh ngộ của Kiều:
+ “đứt gánh tương tư”: mối tình dở dang, đứt quãng.
+ “sóng gió bất kì”: tai họa ập đến gia đình nàng.
-> mối tình dang dở, hẹn ước của Kiều với với Kim Trọng -> điệp từ “khi” nhấn mạnh tình yêu sâu nặng, gắn bó bền chặt của Kim-Kiều. 
* Lời lẽ thuyết phục Thúy Vân:
- “ngày xuân”: 
- “xót tình máu mủ
- cái chết
->Sử dụng thành ngữ, ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học.
=> Lời nhờ cậy chân thành, tha thiết, cách nói thông minh, khôn khéo, vừa lý trí vừa tình cảm.
2. 14 câu tiếp: Tâm trạng Thúy Kiều khi trao kỷ vật và dặn dò em
a.6 câu thơ đầu: trao kỷ vật
- Chiếc vành
- Bức tờ mây
- Mảnh hương nguyền
- Phím đàn
=>Những kỷ vật thiêng liêng của Kiều với Kim Trọng, minh chứng cho tình yêu sâu sắc.
*lời dặn dò 1
“duyên này thì giữ vật này của chung”
- “Duyên này” tình riêng của Thúy Kiều và Kim Trọng
- “Của chung”; của Kiều và Kim. Nay còn là của Vân.
-> Kiều cố níu giữ những kỷ vật như một sự an ủi về tinh thần
b.8 câu tiếp theo
* lời dặn dò 2
- từ ngữ giả định
+ Mai sau
+ Dù có
->Kiều tưởng tượng cảnh ngộ của mình trong tương lai.
- Hình ảnh: “lò hương” “ngọn cỏ lá cây”, “hiu hiu gió”, “thân bồ liễu” -> Kiều nghĩ mình đã chết
- Nhịp điệu: chậm rãi, tha thiết nghe nghẹn ngào, tức tưởi, như tiếng khóc não nùng cố nén lại để không bật lên thành lời.
=> Nỗi đau của Kiều lên đến đỉnh điểm. Tình cảm bền chặt, thủy chung mãnh liệt của Kiều đối với Kim Trọng.
3. 8 câu thơ cuối: Tâm trạng của Kiều khi hướng về với tình yêu Kim Trọng
+ Từ ngữ “Bây giờ” nàng luôn ý thức về thực tại
+ Thành ngữ “Trâm gãy bình tan”, “hoa trôi lỡ làng”, “phận bạc như vôi”: Chỉ sự tan vỡ, dang dở, bạc bẽo, trôi nổi của Kiều.
+ Động từ: “lạy” cái lạy nghe tức tưởi, nghẹn ngào, cái lạy vĩnh biệt.
->Nỗi đau dớn tuyệt vọng đến mê sảng, Kiều tự cho mình là người phụ bạc có lỗi với Kim Lang.
+ Điệp từ: “Kim Lang” nghệ thuật độc thoại nội tâ. Lời nói hướng đến Kim Trọng, là sự dằn vặt dày vò của Kiều.
=>Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hướng về tình yêu với Kim Trọng
III. Tổng kết.
1. Chủ đề.
- Đoạn trích thể hiện bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều qua đó thể hiện tiếng kêu đau đớn của tác giả về số phận con người trong xã hội phong kiến.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuât.
- Bằng hình thức độc thoại và kết hợp sử dụng giữa ngôn ngữ trang trọng với lối nói dân giản dị, tác giả đã thể hiện đặc sắc diễn biến tâm trạng phức tạp và bế tắc của Thúy Kiều trong đêm trao duyên.
IV: Củng cố dặn dò
Yêu cầu học sinh:
- Học thuộc lòng đoạn trích.
- Soạn bài đoạn trích “Chí khí anh hùng” (Truyện Kiều) 

File đính kèm:

  • docxtrao_duyen_ngu_van_10.docx
Giáo án liên quan