Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 59: Đại Cáo Bình Ngô (Tiếp theo)

-Nghệ thuật :Nguyễn Trãi đã dựng lên bức tranh toàn cảnh cuộc về khởi nghĩa Lam Sơn với bút pháp nghệ thuật đậm chất anh hùng ca:

+ Những hình tượng kì vĩ thể hiện sức mạnh của chiến thắng.

“ Sấm vang chớp giật

 Sạch không kình ngạc

 Tan tác chim muông ”

+ Các động từ mạnh liên kết với nhau thành những chuyển rung dồn dập dữ dội.

“ Thây chất đầy nội

 Máu chảy thành sông

 Máu trôi đỏ nước ”

 + Câu văn biến hóa linh hoạt giàu nhạc điệu.

 + Âm thanh giòn giã hào hùng như sóng trào bão cuốn, hết lớp này đến lớp khác.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 12830 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 59: Đại Cáo Bình Ngô (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/1/2013
Tiết : 59
Bài dạy: Đọc văn ĐẠI CÁO BÌNH NGƠ (tiếp theo)
 (Bình Ngơ đại cáo – Nguyễn Trãi)
I. MỤC TIÊU
	Sau bài học này, học sinh cần:
- Kiến thức: Cảm nhận được lịng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc thể hiện tập trung ở tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt bài cáo. Thấy rõ đây là yếu tố quyết định làm nên thắng lợi trong chiến tranh chống xâm lược; nhận thức được vẻ đẹp của áng “thiên cổ hùng văn” với sự kết hợp hài hịa của sức mạnh lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.
- Kĩ năng:Đọc- hiểu, phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
- Thái độ: Bồi đắp lịng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc.
II. CHUẨN BỊ
- Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
 - Trị: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra bài cũ (4 phút):Nêu những tác phẩm văn chính luận tiêu biểu của Nguyễn Trãi? Nhận xét về nghệ thuật viết văn chính luận của tác giả?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
5
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác phẩm.
Gv: Gọi một học sinh đọc phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa.
Gv: Em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề “Đại cáo bình Ngô”?
Gv: Dựa vào sách giáo khoa em hãy cho biết vài đặc điểm của thể cáo.
Hs: Đọc sách giáo khoa.
Hs: Tuyên bố rộng rãi cho thiên hạ biết về việc dẹp yên giặc Ngô.
Hs: - Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ Trung Quốc.
 -Thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn về một sự kiện cho mọi người biết.
- Viết bằng văn vần hoặc văn xuôi, thường theo lối biền ngẫu.
B/ Tác phẩm
I/ Tìm hiểu chung.
- Hoàn cảnh sánh tác: Được sáng tác sau khi quân ta đại thắng giặc Minh (1428).
 - Nhan đề: “Đại cáo bình Ngô” .
 + Đại cáo:Tuyên bố rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô - mang tính chất quốc gia trọng đại.
 + Bình Ngô: dùng từ “Ngô” để chỉ giặc Minh gợi lên sự khinh bỉ và lòng căm thù sâu sắc của nhân dân ta đối với bọn giặc phương Bắc.
 - Bố cục: 4 phần , như sgk.
30
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cụ thể.
Gv: Gọi một học sinh đọc văn bản sau đó nhận xét giọng đọc của học sinh.
Gv: Nội dung chính của đoạn 1 là gì? Nội dung đó được Nguyễn Trãi thể hiện như thế nào trong toàn bài cáo?
Gv: Tuy nhiên tư tưởng nhân nghĩa ở đây có phải được Nguyễn Trãi lấy ra từ sách vở không?
Gv: So sánh với bài “Sông núi nước Nam “ của Lý Thường Kiệt, ý thức độc lập dân tộc ở bài “ Đại cáo bình Ngô” có gì mới me,û sâu sắc? 
Gv: Có thể gọi đoạn 2 là một bản cáo trạng đanh thép về tội ác của giặc Minh được không? Hãy giải thích?
Gv: Trình tự luận tội kẻ thù của Nguyễn Trãi ra sao? Tìm các chi tiết để chứng minh điều đó?
Gv: Em hãy đọc những câu thơ chứng minh tội ác của giặc?
Gv: Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc của đoạn 2? (lời văn, cách so sánh)
Gv: Nhấn mạnh : Nguyễn Trãi đứng trên lập trường nhân bản để tố cáo tội ác của giặc.
Gv: Có ý kiến cho rằng, trong hình tượng Lê Lợi có sự thống nhất giữa con người bình thường và lãnh tụ cuộc khởi nghĩa. Em hãy chứng minh?
Gv: Em hãy phân tích nghệ thuật trong đoạn 3? ( cách sử dụng hình tượng, động từ, dùng câu, ngắt nhịp...)
Gv: Đó là khí thế hùng hổ của quân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, còn hình ảnh kẻ thù như thế nào?
Gv: Bản chất chính nghĩa của nhân dân ta còn được thể hiện như thế nào khi giặc đã bại trận?
Gv: Bài học lịch sử được rút ra là gì?
Hs: Học sinh đọc văn bản.
Hs: Thảo luận, phát biểu.
Hs: Tư tưởng này được Nguyễn Trãi đúc rút từ thực tiễn đấu tranh của dân tộc.
Hs: Thảo luận và nhấn mạnh:” Đại cáo bình Ngô”, ý thức độc lập dân tộc toàn diện và sâu sắc hơn.
 Nếu trong bài “ Sông núi nước nước Nam” chỉ được xác định chủ yếu trên hai phương diện: Lãnh thổ và chủ quyền, thì “ Đại cáo bình Ngô” đã được bổ sung thêm các yếu tố: Văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử…
Hs: Đó là một bản cáo trạng đanh thép vì Nguyễn Trãi đã luận tội kẻ thù với một lý lẽ và trình tự lôgíc: Vạch trần âm mưu xâm lược, lên án chủ trương cai trị thâm độc, tố cáo mạnh mẽ những hành động độc ác.
Hs: “ Nướng dân đen…
Vùi con đỏ…”
 Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ…”
Hs: -Nghệ thuật viết cáo trạng.
 - Lời văn đanh thép, thống thiết.
 -Lấy cái vô hạn (trúc Nam sơn) để nói cái vô hạn (tội ác của giặc); dùng cái vô cùng (nước Đông Hải) để nói cái vô cùng (sự nhơ bẩn của kẻ thù).
Hs: Bám sát văn bản để thảo luận:
-Bình thường ở nguồn gốc xuất thân” Chốn hoang dã nương mình”.
Nhưng lại là người có lòng căm thù giặc sâu sắc” Há đội trời chung; thề không cùng sống”…Có lý tưởng hoài bão lớn” Tấm lòng cứu nước vẫn đăm đăm muốn tiến về đông”.
Hs: Hình ảnh kẻ thù thất bại thảm hại, nhục nhã, bọn chúng đều có một điểm chung là ham sống sợ chết đến hèn nhát.
Hs: Tha tội chết và cấp lương quân về nước.
Hs: Sự kết hợp giữa truyền thống yêu nước của dân tộc và sức mạnh của thời đại. Sức mạnh của chính nghĩa sẽ chiến thắng mọi kẻ thù.
II/ Đọc –hiểu văn bản.
1) Đoạn 1: Nêu luận đề chính nghĩa:
- Nêu cao tư tưởng chính nghĩa yêu nước thương dân. Tư tưởng nhân nghĩa là một tư tưởng có tính phổ biến đã được thời đại thừa nhận.
 + Nhân nghĩa là yêu dân trừ bạo. 
 + Nhân nghĩa phải gắn liền với chống xâm lược.
- Tiếp theo sự khẳng định tư tưởng nhân nghĩa, tác giả nêu lên chân lý khách quan về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt.
“ Như nước Đại Việt ta từ trước,...
 Song hào kiệt đời nào cũng có.”
=> Nguyễn Trãi đã khẳng định một cách sâu sắc và toàn diện về nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hĩa, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán và cả sự tự ý thức về sức mạnh dân tộc.
2) Đoạn 2: Bản cáo trạng đanh thép: 
- Nguyễn Trãi đã chỉ rõ âm mưu cướp nước của giặc Minh, vạch trần luận điệu bịp bợm “Phù Trần diệt Hồ” của chúng.
“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà… Bọn gian tà bán nước cầu vinh…”
 - Tố cáo chính sách cai trị phản nhân đạo của giặc Minh: Hủy hoại cuộc sống con người, tàn sát người dân vô tội, đẩy họ vào con đường cùng.
- Nghệ thuật viết cáo trạng:
+ Dùng hình tượng để diễn tả tội ác của giặc.
+ Lời văn trong bản cáo trạng đanh thép, thống thiết: Khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết, lúc nghẹn ngào tấm tức.
3) Đoạn 3: Kể lại diễn biến của cuộc chiến và sự thắng lợi tất yếu của nhân dân ta.
- Hình ảnh đạo quân nhân nghĩa từ dân mà ra, vì dân mà chiến đấu.
- Nguyễn Trãi đã khắc họa hình tượng Lê Lợi là người anh hùng áo vải xuất thân từ nhân dân.
- Qua hình tượng Lê Lợi tác giả nói lên được tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, vượt qua gian khổ khó khăn và sức mạnh chiến thắng.
-Nghệ thuật :Nguyễn Trãi đã dựng lên bức tranh toàn cảnh cuộc về khởi nghĩa Lam Sơn với bút pháp nghệ thuật đậm chất anh hùng ca: 
+ Những hình tượng kì vĩ thể hiện sức mạnh của chiến thắng.
“ Sấm vang chớp giật
 Sạch không kình ngạc
 Tan tác chim muông…”
+ Các động từ mạnh liên kết với nhau thành những chuyển rung dồn dập dữ dội.
“ Thây chất đầy nội
 Máu chảy thành sông
 Máu trôi đỏ nước…”
 + Câu văn biến hóa linh hoạt giàu nhạc điệu.
 + Âm thanh giòn giã hào hùng như sóng trào bão cuốn, hết lớp này đến lớp khác.
“ Ngày mười tám…
 Ngày hai mươi…
 Ngày hăm lăm…
 Ngày hăm tám…”
 + Đó là nhịp của gió lay bão táp.
“ Gươm mài đá/ đá núi cũng mòn,
 Voi uống nước / nước sông phải cạn”.
4) Đoạn 4: Tuyên bố kháng chiến thắng lợi, rút ra bài học lịch sử.
- Tuyên bố nền độc lập của dân tộc đã được lập lại.
“ Xã tắc từ đây vững bền …Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu”.
- Rút ra bài học lịch sử: Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại.
5
Hoạt động 3: Tổng kết
Gv: Hướng dẫn học sinh dựa vào phần ghi nhớ Sgk tổng kết.
Hs: Dựa vào ghi nhớ tổng kết.
III/Tổng kết.
- Nội dung:Đại cáo bình Ngơ là bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt; là bản Tuyên ngơn Độc lập sáng chĩi tư tưởng nhân nghĩa yêu nước và khát vọng hịa bình. 
- Nghệ thuật: Bút pháp anh hùng ca đậm tính chất sử thi với các thủ pháp nghệ thuật so sánh, tương phản, liệt kê; giọng văn biến hĩa linh hoạt, hình ảnh sinh động, hồnh tráng,…
- Củng cố, dặn dò ( 1 phút): “Đại cáo bình Ngô”là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta thế 
kỷ xv, là “áng thiên cổ hùng văn” có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và văn chương.
- Bài tập về nhà: Học thuộc lòng đoạn mở đầu bài cáo. Soạn bài tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………	

File đính kèm:

  • doctiết 59.doc