Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 57-65

 nhịp thơ biến đổi => Tạo nên thắng lợi hoàn toàn cho quân và dân ta.

 Tái hiện lại không khí lịch sử căng thẳng, quyết liệt

 * Sơ kết: Bằng những hiểu biết về thực tế lịch sử và tài năng kiệt xuất của một cây bút thiên tài, Nguyễn Trãi đã xây dựng thành công khúc tráng ca trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, lập nên một bản sử thi hiếm thấy trong thời trung đại. Thể hiện niềm tự hào dân tộc.

 

doc34 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 57-65, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h đại để thấy sự hết tội ác dã man của giặc Minh và sự khốc liệt mà nhân dân ta phải gánh chịu.
-Cách trình bày của nhà văn có gì đáng lưu ý? 
 GV đọc diễn cảm lại đoạn văn, hướng dẫn HS phân tích.
- Buổi đầu khởi nghĩa, cuộc kháng chiến gặp không ít khó khăn, Tác giả đã thể hiện chân thực và sinh động điều đó, em thử chọn và phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm sáng tỏ?
- Cuộc kháng chiến của nghĩa quân Lam Sơn được tiến hành trên cơ sở nhân nghĩa và đạt được nhiều thắng lợi giòn giã. Em thử lược thuật lại những chiến công tiêu biểu ấy qua áng văn?
- phân tích bút pháp nghệ thuật miêu tả đặc sắc của Nguyễn Trãi trong việc tái hiện lại những chiến công oanh liệt ấy?
GV giảng:
 - Ngôn ngữ sinh động, lời văn biền ngẫu tạo nên những hình ảnh đối ngẫu có tác dụng ngợi ca chiến thắng của ta và phơi bày thất bại thảm hại của kẻ thù
 - Bút pháp thể hiện đặc sắc: liệt kê, hình ảnh chân thực, đa dạng.
 GV phân tích sơ bộ tư tưởng nhân đạo của ta trong chiến đấu và chiến thắng, đồng thời đánh giá khái quát giá trị đoạn văn.
-Lời tuyên bố độc lập có những giá trị tư tưởng, nghệ thuật gì? Hãy phân tích vắn tắt.
HS lần lượt khám phá giá trị từng phần trong tác phẩm.
Hs thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Luận đề chính nghĩa của tuyên ngôn được xây dựng trên những cơ sở:
+ Tư tưởng nhân nghĩa
+ Khẳng dịnh chủ quyền dân tộc.
HS chốt ý:
Hs thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Tội ác giặc Minh được phơi bày
+Tội ác cụ thể:
 Lừa dối, thất tín.
 Khủng bố, tàn sát.
 Bóc lột, vơ vét.
 Phá hoại, hủy diệt.
 +Tội ác khái quát:
 Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội
 Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
* Bản cáo trạng đanh thép hùng hồn, về tội ác của kẻ thù 
 - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
 * Buổi đầu kháng chiến.
 - Gặp nhiều gian nan:
 + “Núi Lam Sơn …nương mình” à Nơi ở thiếu thốn
 + “Vừa khi…quân thù đang mạnh” à Lực lượng yếu.
 + “Lại ngặt vì…lá mùa thu” à Thiếu nhân tài
=> Thiếu mọi thứ.
 - Tâm trạng: 
 + Ngẫm; căm; thề… à Ý chí căm thù giặc à Cái tâm của người lãnh đạo (Lê Lợi). 
=> Phương kế chiến đấu:
 Xuất kỳ mai phục
 Lấy ít địch nhiều
 Lấy yếu đánh mạnh
=> Quyết giành chiến thắng.
 * Lược thuật cuộc kháng chiến
- Những chiến thắng nổi bật:
 + Bồ Đằng – Trà Lân: à Địch thua không kháng cự được bởi quá bất ngờ như bị sét đánh.
 + Chiến dịch Thanh – Nghệ Tĩnh: Ninh Kiều - Tốt Động Quân ta áp sát vào sào huyệt của địchà Chiến thắng giòn giã.
 + Chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang:
 - Quân địch liên tiếp xông lên như hai mũ kìm mạnh.
 - Quân ta: Làm cho địch hoảng sợ, đói “Ta trước… thực”
 - Tuyên bố nền độc lập tự do: Xã tắc từ đây vững bên 
 - Đổi mới: điều kiện để thiết lập sự vững bền. Thay đổi nhưng thực chất là phục hưng.
-Mở ra kỷ nguyên mới
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. Luận đề chính nghĩa:
1.1.Tư tưởng nhân nghĩa: 
- Nhân nghĩa à Yên dân: tư tưởng tiến bộ: lấy dân làm gốc.
- Điếu phạt à Trừ bạo: khẳng định tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa.
=> Sự vận dụng sáng tạo học thuyết nhân nghĩa của Nho gia ở mặt tích cực để tạo nên một lí tưởng xã hội tốt đẹp.
 1.2. Khẳng định chủ quyền dân tộc:
-Tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc:
 + Văn hiến ngàn đời.
 + Cương vực lãnh thổ.
 + Phong tục, tập quán
 + Bề dày lịch sử
 + Nhân tài
à Ngôn ngữ khúc chiết, lí lẽ chắc chắn, bằng chứng xác thực cùng với sức mạnh của lối văn biền ngẫu đã tạo nên giá trị hùng biện sâu sắc.
 *Sơ kết: Đoạn văn mở đầu đã xây dựng cơ sở vững chắc cả về lí luận lẫn thực tiễn. Qua đó, Nguyễn Trãi đã gửi gắm niềm tự hào dân tộc vô biên.
2. Cáo trạng tội ác giặc Minh:
- Vạch trần âm mưu xâm lược
 + Luận điệu xảo trá: phù Trần diệt Hồ.
 + Nhân ® thừa cơ: giả nhân, giả nghĩa, âm mưu xâm lược
 - Tố cáo tội ác của giặc: Khủng bố; Bóc lột: Thuế má, phu phen, cống nộp; Diệt sự sống; Diệt sản xuất.
 à Tội ác tàn bạo man rợ: “Nướng dân đen” “vùi con đỏ”û
à Bút pháp nghệ thuật tài tình trong việc kết hợp các biện pháp tu từ: liệt kê, tăng tiến, thậm xưng, câu hỏi tu từ …. Hình ảnh vừa chân thực, vừa ước lệ, khái quát. Đoạn văn là bản cáo trạng đanh thép tội ác kẻ thù và khơi dậy mối căm hờn trong mọi người.
3.Quá trình kháng chiến chống quân Minh:
 3.1. Buổi đầu khởi nghhĩa:
- Khó khăn:
 +Thiếu thốn lương thảo, trang bị, quân cơ, địa bàn.
 +Lực lượng mỏng, thiếu hiền tài.
 +Thế giặc đang mạnh.
- Thuận lợi: người lãnh đạo toàn tâm, toàn ý cho cuộc chiến.
 +Trọng đãi hiền tài, biết lắng nghe ý kiến quân dân.
 +Đoàn kết nhất trí, đồng cam cộng khổ.
 +Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn:
 => Bài học chiến tranh nhân dân sáng tạo.
 3.2.Lược thuật chiến thắng:
- Đại nghĩa thắng hung tàn.
 - Chí nhân thay cường bạo.
à Nhấn mạnh lại lập trường tư tưởng nhân nghĩa.
* Lược thuật những chiến thắng giòn giã:
- Bồ Đằng, Trà Lân: khí thế ngút trời: sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay…
-Chiến dịch phản công: Ninh Kiều, Tốt Động…
 - Chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang:
 -Những chiến thắng liên tiếp: Ngày 18,20,25,28.
à nhịp thơ biến đổi => Tạo nên thắng lợi hoàn toàn cho quân và dân ta.
 à Tái hiện lại không khí lịch sử căng thẳng, quyết liệt
 * Sơ kết: Bằng những hiểu biết về thực tế lịch sử và tài năng kiệt xuất của một cây bút thiên tài, Nguyễn Trãi đã xây dựng thành công khúc tráng ca trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, lập nên một bản sử thi hiếm thấy trong thời trung đại. Thể hiện niềm tự hào dân tộc.
4. Tuyên bố độc lập:
-Lời tuyên bố dõng dạc về nền độc lập tự do dân tộc.
-Đoạn văn rắn rỏi, ngân vang, hình ảnh khoáng đạt, phơi phới tự hào.
2’
HĐ 3: GV gợi ý hs tổng kết bài học.
Hỏi: Những giá trị chung về tư tưởng nghệ thuật và bài học chống giặc ngoại xâm giữ nước của Bình Ngô đại cáo?
HS tổng kết bài học.
III. TỔNG KẾT:
-Bình Ngô đại cáo thực sự là bản tuyên ngôn độc lập dân tộc.
-Với những đặc sắc về tư tưởng nghệ thuật, tác phẩm không chỉ là một văn kiện lịch sử trọng đại của dân tộc mà còn là bản “thiên cổ hùng văn”. Aùng văn chứng tỏ tầm vóc tư tưởng vĩ đại và tài năng kiệt xuất của người anh hùng dân tộc.
1’
HĐ 4: Củng cố
Bút pháp chính luận sắc sảo. Tư tưởng nhân văn tiến bộ của Nguyễn Trãi
Củng cố 
4. Dặn dò (1’): Học thuộc lòng những đoạn văn hay trong Bình Ngô đại cáo và những giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm; Chuẩn bị bài TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:……………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:	
Tiết: 60
Bài: 	 TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
(Làm văn)	
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Năm được những kiến thức cơ bản về tính chuẩn xác và tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
2. Kỹ năng: Bước đầu vận dụng đã học để viết những văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác và hấp dẫn. 
3. Thái độ: Bồi dưỡng năng lực phân tích và sáng tạo văn nhật dụng cho học sinh, đặc biệt là thể loại văn thuyết minh. Trên cơ sở đó, giáo dục các em ý thức tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
-Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước: Đọc tài liệu, soạn giảng.
-Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Đọc diễn cảm, thảo luận nhóm, thuyết giảng.
2. Chuẩn bị của học sinh:
-Đọc trước bài học trong SGK, xem trước và định hướng cách giải quyết các bài tập thực hành.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp (1’): Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.	 
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi: Trình bày những yêu cầu để lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh đạt kết quả tốt?
-Yêu cầu: 
a. Xác định đề tài:
-Cần xác định mục đích, yêu cầu nội dung cần thuyết minh. 
-Định hướng thuyết minh.
b. Lập dàn ý:
* Mở bài:
-Nếu được đề tài bài viết (Giới thiệu về con người hay sự việc, cảnh vật)
-Cho bạn đọc nhận ra kiểu văn bản bài làm (thuyết minh)
-Gợi mở sự cần thiết về điều cần thuyết minh nơi bạn đọc để tạo ấn tượng cuốn hút ngay từ đầu.
* Thân bài:
-Tìm ý, chọn ý: Cần cung cấp những tri thức nào? Độ chuẩn xác của những tri thức ấy?
-Sắp xếp ý: Chú ý cách bố trí các ý đã tìm được theo một hệ thống rành mạch và trôi chảy. 
* Kết bài:
-Những cảm xúc, suy nghĩ về đối tượng thuyết minh.
-Những bài học đúc rút được từ đối tượng thuyết minh (nếu cần)
3. Giảng bài mới:	
 Giới thiệu bài(1’): Thuyết minh là hình thức văn chương thường gặp trong đời sống, nhất là cuộc sống hiện đại. Để văn bản thuyết minh phát huy triệt để hiệu quả giao tiếp, người viết cần chú ý tính chính xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh. Bài học trang bị cho ta những kiến thức cần thiết ấy.
Tiến trình bài dạy:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG 
11’
HĐ 1: HDTìm hiểu tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh.
 GV gợi dẫn, định hướng.
Hỏi: Để văn bản thuyết minh phát huy tác dụng và hiệu quả giao tiếp, cần chú ý đến những yêu cầu nào?
Hỏi: Tính chuẩn xác biểu hiện thế nào trong quá trình xây dựng, trình bày văn bản?
Tìm hiểu tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh
HS tham khảo SGK.
HS trình bày:
- Văn bản thuyết minh đòi hỏi những tri thức được giới thiệu, trình bày phải khoa học, chuẩn mực, phải được kiểm chứng chứ không là những phỏng đoán thiếu căn cứ, mơ hồ.
I. TÍNH CHUẨN XÁC TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH:
- Tính chuẩn xác là yêu cầu đầu tiên cũng là yêu cầu quan trọng nhất của mọi văn bản thuyết minh.
- Bản chất của công việc thuyết minh đòi hỏi người làm bài phải tôn trọng thực tế khách quan. Do vậy, tính khách quan và tính khoa học cũng là những đặc điểm quan trọng của văn bản thuyết minh.
10’
HĐ 2: HD tìm hiểu tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
 GV định hướng.
Hỏi: Để văn bản thuyết minh có sức hấp dẫn, người tạo lập, trình bày cần có cách thức thế nào?
GV nhấn mạnh những nội dung được trình bày trong phần ghi nhớ. Nếu thời lượng cho phép, GV có thẻ gợi dẫn một số bài tập thực hành.
Tìm hiểu tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
-Văn bản thuyết minh cần phải chuẩn xác. Để đảm bảo yêu cầu này, những tri thức trong văn bản phải có tính khách quan, khoa học, đáng tin cậy. Có thế mới thực sự có ích cho người đọc, người nghe.
-Văn bản thuyết minh càn phải hấp dẫn để thu hút sự chú ý theo dõi của người đọc, người nghe. Muốn vậy, người viết cần sử dụng nhiều hình tượng sinh động, nhiều so sánh cụ thể, câu văn biến hóa, linh hoạt. Những sự tích, những truyền thuyết thích hợp cũng làm cho văn bản thuyết minh thêm hấp dẫn và sâu sắc.
II. TÍNH HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH:
- Một văn bản thuyết minh hấp dẫn sẽ có sức lôi cuốn đặc biệt đối với người tiếp nhận, có tác dụng xã hội mạnh mẽ. Do vậy, tính hấp dẫn vô cùng cần thiết.
- Một số cách làm cho văn bản thuyết minh hấp dẫn :
+ Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn không trừu tượng, mơ hồ.
+ So sánh đểû làm nổi bật sự khác biệt, gây ấn tượng đối với người đọc.
+ Sử dụng các kiểu câu làm bài văn biến hóa linh hoạt, không đơn điệu.
+ Phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt. 
15’
HĐ 3: GV đọc bài tập, gợi dẫn, định hướng HS luyện tập.
HS luyện tập.
Bài tập 1 trang 27.
 Tính hấp dẫn của đoạn văn:
- Sử dụng linh hoạt các kiểu câu.
- Dùng từ ngữ giàu tính hình tượng, giàu liên tưởng.
- Bộc lộ trực tiếp cảm xúc.
III. LUYỆN TẬP:
 Bài tập 1 trang 27.
 Tính hấp dẫn của đoạn văn:
- Sử dụng linh hoạt các kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu khẳng định …
- Dùng từ ngữ giàu tính hình tượng, giàu liên tưởng:
 + Bó hành hoa xanh như lá mạ …
 + Một làn khói … trong rừng mùa thu.
- Bộc lộ trực tiếp cảm xúc:
 + Trông mà thèm quá!
 + Có ai lại đừng vào ăn cho được …
1’
HĐ 4:GV củng cố: Chú ý các yếu tố chuẩn xác và hấp dẫn trong văn bản thuyết minh.
Củng cố
4. Dặn dò: (1’) Xem lại các bài tập thực hành; chuẩn bị bài TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP” của Hoàng Đức Lương.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:	
Tiết: 61
Bài:
(Đọc văn)	TỰA “ TRÍCH DIỄM THI TẬP”
(Hoàng Đức Lương)	
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cách thức cảm thụ phân tích một áng văn chính luận dưới hình thức một bài tựa.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ trân trọng và ý thức sưu tầm, gìn giữ những di sản văn hóa và văn học của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
-Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước: Đọc tài liệu, soạn giảng.
-Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Đọc diễn cảm, thảo luận nhóm, thuyết giảng.
2. Chuẩn bị của học sinh:
-Đọc trước bài học trong SGK, trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp (1’): Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.	 
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi: Phân tích bản cáo trạng tội ác của giặc Minh trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi?
-Yêu cầu: Cáo trạng tội ác giặc Minh:
- Vạch trần âm mưu xâm lược
 + Luận điệu xảo trá: phù Trần diệt Hồ.
 + Nhân ® thừa cơ: giả nhân, giả nghĩa, âm mưu xâm lược
 - Tố cáo tội ác của giặc: Khủng bố; Bóc lột: Thuế má, phu phen, cống nộp; Diệt sự sống; Diệt sản xuất.
 à Tội ác tàn bạo man rợ: “Nướng dân đen” “vùi con đỏ”û
à Bút pháp nghệ thuật tài tình trong việc kết hợp các biện pháp tu từ: liệt kê, tăng tiến, thậm xưng, câu hỏi tu từ …. Hình ảnh vừa chân thực, vừa ước lệ, khái quát. Đoạn văn là bản cáo trạng đanh thép tội ác kẻ thù và khơi dậy mối căm hờn trong mọi người.
3. Giảng bài mới:	
 -Giới thiệu bài (1’): Dân tộc ta vốn có di sản văn hóa nghìn đời. Tuy nhiên, vì những lí do chủ quan hoặc khách quan, không phải không có những thời kì, những di sản ấy chẳng những đã không lưu giữ được một cách đầy đủ, thậm chí còn bị mai một. Đã có bao bậc hiền tài chân chính từng trăn trở với điều đó và đã cố công sư u tầm gìn giữ cho thế hệ sau những di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Hoàng Đức Lương- một danh nho ở thế kỉ XV là một trường hợp tiêu biểu. Những nỗi niềm và cố gắng của ông phần nào được thể hiện trong bài Tựa TRÍCH DIỄM THI TẬP.
-Tiến trình bài dạy:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG 
9’
HĐ 1: GV hướng dẫn tìm hiểu đôi nét về tiểu dẫn.
- Những nét chính về tác giả bài tựa và hoàn cảnh ra đời của bài văn?
 GV diễn giảng thêm.
-Bài tựa được viết vào năm 1497. 
- Bài tựa luôn được đặt đầu tác phẩm; nội dung thường trình bày lí do và quá trình hoàn thành tác phẩm.
 - Bài tựa bao giờ cũng được viết sau khi tác phẩm đã hoàn thành.
 - Bài tựa thường thiên về văn nghị luận, đôi khi chất nghị luận được kết hợp với chất tự sự và trữ tình.
Tìm hiểu đôi nét về tiểu dẫn.
HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp.
-Trích diễm thi tập (Tuyển tập những bài thơ hay) do Hoàng Đức Lương sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn. 
 +Gồm thơ của các bậc nho sĩ xứ Việt từ đời Trần đến đời Lê thế kỉ XV.
 +Cuối tập có những bài thơ của Hoàng Đức Lương.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
 -Hoàng Đức Lương, nguyên quán ở Văn Giang- Hưng Yên, trú quán ở Gia Lâm- Hà Nội, đỗ tiến sĩ năm 1478.
2. Tác phẩm:
-Trích diễm thi tập (Tuyển tập những bài thơ hay) do Hoàng Đức Lương sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn. 
-Mục đích: phục hưng văn hóa dân tộc sau nhiều cuộc chiến tranh tang thương.
25’
HĐ 2: GV hướng dẫn HS đọc-hiểu văn bản.
 GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
-Mở đầu bài tựa, tác giả đề cập đến nội dung gì? Nội dung ấy được biểu hiện thế nào?
GV bổ sung hai lí do khách quan:
 Thời gian và binh hỏa có sức phá hoại ghê gớm.
GV nhấn mạnh: Đây là nguyên nhân thôi thúc tác giả làm sách Trích diễm thi tập.
- Nhận xét của em về cách viết của tác giả?
- Trước thực tế ấy, thái đôï tác giả thế nào? Chọn và phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm sáng tỏ?
Đọc-hiểu văn bản.
HS đọc diễn cảm.
HS khái quát 4 lí do khiến “thơ văn không lưu truyền hết ở đời”:
1. Ít người am hiểu.
2. Danh sĩ bận rộn.
3. Thiếu người tâm huyết.
4. Chưa có lệnh vua.
HS khái quát:
 + Văn học nói chung và thơ ca nói riêng là loại hình nghệ thuật có tính đặc thù. Cái hay, cái đẹp tinh tế mà không phải ai cũng cảm nhận được.
 + Có nền văn hiến lâu đời nhưng hiền tài bận bịu nhiều việc khác nhau.
 +Thể chế chính trị còn khắc kỉ đã hạn chế sự lưu hành.
HS trả lời:
 Động cơ sưu tầm, biên soạn sách: 
- Thực trạng tình hình di sản thơ ca Việt Nam thời Hoàng Đức Lương.
- Nhu cầu bất thiết cần biên soạn sách Trích diễm thi tập.
-Học sinh trả lời.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
 1. Phần thứ nhất, tác giả trình bày lí do vì sao biên soạn Trích diễm thi tập.
 * Chủ quan:
- Chỉ thi nhân mới thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca.
- Người có học thì ít để ý đến thơ ca.
- Người quan tâm đến thơ ca thì không đủ năng lực và tính kiên trì.
- Chính sách in ấn của nhà nước.
* Khách quan:
- Thời gian làm huỷ hoại sách vở.
- Binh hoả (chiến tranh, hoả hoạn…) làm thiêu huỷ thư tịch.
 * Hình thức lập luận chặt chẽ:
 + Lí lẽ khúc chiết.
 + Bằng chứng xác thực.
 + Khả năng am hiểu, phân tích đời sống chính trị, xã hội sâu sắc.
=> Lời văn sâu xa, thống thiết, vừa bày tỏ sự nuối tiếc trước vốn di sản văn hóa đáng quý của dân tộc, vừa khéo léo bày tỏ thái độ, mục đích, sự cố gắng lớn lao của bậc nho sĩ giàu tinh thần dân tộc.
 2. Niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của tác giả. 
-Nỗi niềm xót đau trư

File đính kèm:

    Giáo án liên quan