Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 55-84
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức : Giúp HS
- Thấy được đặc điểm nổi bật của hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ : có hoài bão lớn, có tinh thần hành động, có thái độ lựa chọn dứt khoát khi theo đuổi lí tưởng của đời mình và bao trùm tất cả là lòng yêu nước cháy bỏng.
- Cảm nhận được giọng điệu hào hùng, cách dùng chữ mạnh bạo, mạch liên tưởng đầy phóng túng của bài thơ thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Phan Bội Châu.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng phân tích thơ Đường luật
3.Thái độ : sống có lí tưởng hoài bão phấn đấu để dạt được lí tưởng ấy, bồi dưỡng lòng yêu nước nhiệt huyết cách mạng và có trách nhiệm trong xây dựng đất nước
- Đàm thoại, Phát vấn phát hiện khơi gợi cho học sinh phân tích và cảm thụ thơ Nôm Đường luật
- Nêu vấn đề, học sinh trao đổi nhóm .
II/ CHUẨN BỊ: - GV: sgk, sgv, giáo án, một số tài liệu liên quan,.
- HS: sgk, vở ghi chép,
III/ PHƯƠNG PHÁP:
- Thảo luận nhóm, vấn đáp, diễn giảng,bình giảng, phân tích,.
IV/TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 1. Kiểm tra sỉ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
“Chúng ta có thể nói rằng trtong lịch sử giải phóng dân tộc Việt Nam , trước Chủ tịch Hồ Chí Minh , Phan Bội Châu là một nhân vật vĩ đại” (Tôn Thất Phiệt). Phan Bội Châu là linh hồn của phong trào giải phóng Tổ quốc khoảng 25 năm đầu thế kỉ XX. Tên tuổi ông gắn liền với các tổ chức yêu nước như Duy Tân hội, Phong trào Đông Du, Tên tuổi ông còn gắn liền với hàng trăm bài thơ, hàng chục cuốn sách Năm 1904, ông sáng lập ra Duy Tân hội – một tổ chức yêu nước. Năm 1905, ông dấy lên phong trào Đông du. Trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông đã viết bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”. Bài thơ là một mốc son chói lọi của nhà chí sĩ Phan Bội Châu.
c cuốn sách… Năm 1904, ông sáng lập ra Duy Tân hội – một tổ chức yêu nước. Năm 1905, ông dấy lên phong trào Đông du. Trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông đã viết bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”. Bài thơ là một mốc son chói lọi của nhà chí sĩ Phan Bội Châu. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI DẠY * Hoạt động 1: HS đọc phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa GV : Trình bày những nét chính về cuộc đời Phan Bội Châu? Học sinh : Đọc và nêu ý chính. GV : Gọi học sinh nêu 1 số tác phẩm tiêu biểu của Phan Bội Châu? Nội dung thơ văn chủ yếu của Phan Bội Châu là gì ? tác dụng của những vần thơ ấy HS đọc một số bài thơ đã biết và nhận xét : Yêu nước, tuyên truyền HS trình bày hiểu biết về loại thơ văn tuyên truyền qua tri thức đọc hiểu GV giảng thêm về tác dụng những vần thơ ấy với thanh niên đương thời GV hướng dẫn HS chốt những nét chính về tác giả và tác phẩm GVG : Năm 1905 đỗ giải nguyên. Tuy ở Phan Bội Châu sự nghiệp cứu nước không thành nhưng tấm lòng yêu nước của ông vẫn thiết tha cháy mãi muôn đời: 1925 bị Thực Dân Pháp bắt cóc tại Thượng Hải đưa về Hà Nội với án tử hình. Trước sức mạnh đấu tranh của nhân dân ta, chúng giam lỏng ông ở Huế ® ra đời “Ông già Bến Ngự “ GV : Dựa vào kiến thức lịch sử và SGK nói về cảnh ngộ nước ta đầu thế kỷ XX và trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ? HS dựa vào phần tiểu dẫn trả lời GV : Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ là gì ? HS nêu chủ đề * Hoạt động 2: GV: Hướng dẫn HS đọc bài thơ : Đọc rõ ràng, giọng khẩu khí, hào hùng, sôi nổi thể hiện nhiệt huyết sôi sục của tác giả. HS : đọc, GV nhận xét, đọc lại. GV : Gọi HS đọc chú thích trong SGK, giải đáp những thắc mắc ( nếu có) của HS. * Tìm hiểu văn bản GV : Phan Bội Châu quan niệm như thế nào về chí làm trai? Làm chuyện lạ là làm gì ? HS : Làm nên chuyện lạ, phi thường… GV : Quan niệm này có giống gì với các nhà nho đương thời? HS : Có nét gần gũi với NCT: “ Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông” GVG : Làm trai cho đáng nên trai Xuống Đông Đông tĩnh lên Đoài Đoài yên ( Ca dao). Phan Bội Châu vừa khẳng định mình vừa đối thoại với tất cả những người làm trai. Câu thơ thể hiện quan niệm về chí làm trai giống của NCT nhưng có phần táo bạo vì dám đối mặt với trới đất, vượt lên trên công danh thương gắn với trung hiếu để vươn tới lí tưởng cao cả, thay đổi thời thế. GV: Ở hai câu thực, tác giả khẳng định vai trò của cá nhân trong lịch sử và xã hội như thế nào? HS : Phát biểu suy nghĩ ( cái tôi mạnh mẽ, trách nhiệm) GV : Thời gian trăm năm, muôn thuở có ý nghĩa gì ? Hãy liên hệ bản thân trong thời đại hiện nay ? HS : Làm rõ ý thức trách nhiệm cá nhân trước cuộc đời. GVG : Trong nền văn học phi ngã mà lại xuất hiện cái ngã , cái tôi sừng sững : Bất ngờ, mới.Tác giả rất tự hào về vai trò của mình trong cuộc đời và trong lịch sử, tự ý thức về cái tôi của mình. Ông khẳng định một ý tưởng mới mẻ và vĩ đại mà NCT đã từng nói : Đã là …… núi sông GV : Trong hai câu thơ luận, tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? Phải chăng ông phủ nhận sách thánh hiền? HS: Quan niệm cao đẹp, chí làm trai gắn với hoàn cảnh đất nước. GVG : Tác giả không phủ nhận sách thánh hiền mà phủ định cách học cũ kỹ, lạc hậu là đọc sách thánh hiền (Đạo nho) Cách học ấy lạc hậu, không hợp thời, không tiến bộ ® Tư tưởng sâu sắc, tiến bộ của Phan Bội Châu. GV : Em có nhận xét gì về những hình ảnh thơ được sử dụng trong 2 câu cuối ® ý nghĩa. HS : hình ảnh thơ đẹp, kỳ vĩ tráng lệ ( từ Hán Việt) ® khát vọng lớn lao. HS trao đổi theo bàn : Mong muốn của tác giả trong hai câu cuối là gì? Dựa và dịch nghĩa phân tích vẻ đẹp hào hùng của hình tượng “ Muôn…theo” ? HS Trình bày nêu ý kiến sau khi thảo luận xong GV giảng : Phần dịch thơ chưa chuyển tải được hết vẻ đẹp của nguyên tác, ở phần dịch hình ảnh thơ êm ả như một cuộc đưa tiễn bình thường. Còn ở nguyên tác hình ảnh thơ đẹp, tạo nên một bức tranh hoành tráng hài hoà, con người là trung tâm được chắp cánh bởi khát vọng lớn lao vút bay cao cùng ngọn gió lồng lộng giữa trời biển mênh mông… * Hoạt động 3: GV tích hợp : theo em vì sao bài thơ có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với thế hệ thanh niên yêu nước đầu thế kỉ XX? HS lí giải GV : bài thơ có tác động đến bản thân em như thế nào ? GV tích hợp giáo dục sống có lí tưởng… GV hướng dẫn HS làm bài tập nâng cao HS nêu yêu cầu bài tập , xác định vấn đề , nêu ý kiến GV gợi mở hướng dẫn –HS rút ra vấn đề, nhận xét bổ sung GV chốt theo định hướng I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả - Phan Bội Châu (1867 – 1940) Hiệu : Sào Nam, quê Nghệ An. - Là lãnh tụ của các phong trào Duy Tân, Đông Du, Việt Nam quang phục hội. - Là người có ý thức cách mạng từ rất sớm, với ông học hành, thi cử, đỗ đạt là để có trí thức và uy tín làm cách mạng. - Là chiến sĩ yêu nước vĩ đại, là nhà văn, nhà thơ lớn của thế kỉ XX nhưng thành công nhất là thơ văn yêu nước, tuyên truyền cổ động cách mạng sôi sục bầu nhiệt huyết. - Tác phẩm chính : Hải ngoại, huyết thư, Trùng quang, tâm sử, Việt Nam vong quốc sử, Sào Nam thi tập…… 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác : - Sáng tác năm 1905 trong buổi chia tay với đồng chí, bạn bè trước lúc bí mật sang Nhật làm dấy lên phong trào Đông Du. b. Chủ đề : - Khẳng định chí làm trai. - Quyết tâm hăm hở và ý nghĩa lớn lao của nhà cách mạng Phan Bội Châu trong buổi đầu xuất dương tìm đường cứu nước. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1 . Hai câu đề : Quan niệm về trí làm trai - Làm trai : Lạ ( làm nên chuyện lạ) không thể sống tầm thường, làm nên sự nghiệp lớn lưu lại tiếng thơm muôn đời : Phải xoay chuyển được trời đất. - Há để càn khôn tự chuyển dời : Sống chủ động tích cực, làm chủ vũ trụ, chủ động xoay chuyển càn khôn. ® Câu hỏi tu từ vừa khẳng định vừa đối thoại : lẽ sống cao đẹp, tiến bộ đầy bản lĩnh. => Tư thế đẹp, khoẻ khoắn, tầm vóc lớn lao, thách thức càn khôn, vũ trụ bởi nhà thơ tin vào đức độ, tài năng của mình - Cảm hứng lý tưởng mới mẻ, táo bạo. 2.Hai câu thực : Khẳng định vai trò cá nhân trong xã hội, lịch sử. * Vai trò bản thân : - Trăm năm : Đời người : thời gian hữu hạn. - Cần có tớ: ( nguyên văn : ngã : tôi ) : “ Cái tôi” hành động đầy trách nhiệm, sống là cống hiến cho đời. * Vai trò của mỗi người : - Muôn thuở : Hậu thế, đằng sau : thời gian vô hạn. - Há không ai : Câu hỏi tu từ. + Hỏi mình. + Hỏi người, hỏi thời đại. ® Khẳng định sẽ có người làm nên chuyện lạ xuất phát từ niềm tin vào dân tộc, cộng đồng. * Giọng thơ đĩnh đạc , hào hùng : khẳng định vai trò của cá nhân : Thúc giục lên đường. 3.Hai câu luận : Bàn về sự sống – chết, vinh – nhục. - Non sông chết >< sống nhục - Thánh hiền không còn >< học cũng hoài.( Sách vở thánh hiền chẳng giúp ích gì trong buổi nước mất nhà tan). ® NT đối lập : Tác giả gắn sự sống chết, công danh của bản thân, cá nhân với sự mất còn, vinh nhục của đất nước : Nhận thức sâu sắc, giọng văn chùng xuống : xót xa. * Thức tỉnh nhắc nhở mọi người quan tâm đến vận mệnh đất nước : Cứu nước® Tinh thần dân tộc cao độ. 4.Hai câu kết : Tư thế hăm hở, quyết tâm cùa tác giả xuất dương cứu nước. - Phiên âm : “ Nguyện trục trường phong đông hải khứ Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi” + Trường phong : ngọn gió dài . + Thiên trùng bạch lãng : Hàng ngàn đợt sóng bạc + Nhất tề nhi : Cùng bay lên ® Hình tượng hùng vĩ đẹp thơ mộng, lãng mạn, giọng thơ hào hùng, bay bổng. Þ Khát vọng lớn lao, tư thế quyết tâm, hăm hở của nhà cách mạng trong buổi đầu xuất dương cứu nước. III. Tổng kết : 1 . Nghệ thuật : Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật bằng chữ hán, giọng thơ trang nghiêm đĩnh đại, hào hùng, mạmh mẽ, lôi cuốn. 2.Nội dung : Bài thơ thể hiện một chí lớn phi thường : Không cam tâm làm nô lệ, quyết đi tìm đường cứu nước . 3.Bài tập nâng cao : - Chí làm trai được nhân vật trữ tình khẳng định trên cơ sở : + Nhận thấy nó phù hợp với khát vọng khẳng định cái tôi cá nhân … + Phù hợp yêu cầu của đất nước, thời đại … + Là điều kiện cần thiết để kéo những kẻ bị cầm tù bởi nền học vấn cũ tìm hướng đi mới cho lịch sử - Quan niệm của PBC có nét giống quan niệm các nhà nho như NCT, PNL…gắn liền mấy chữ công danh + Nét mới : Với ông điều quan trọng là khôi phục giang sơn đất nước , kẻ làm trai trước hết thấy rõ trách nhiệm của mình với cộng đồng… Thứ hai là phải dứt khoát từ bỏ lối học cũ tìm hướng đi mới thực hiện hoài bão cứu dân cu1u nước * Hoạt động 4: Củng cố - Hướng dẫn học bài: - Cảm nghĩ của em về hình ảnh nhân vật trữ tình trong bài thơ ? - Khát vọng cao đẹp, tư thế hăm hở® vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng, người anh hùng ý thức rõ cái tôi trách nhiệm trước sự tồn vong của giống nòi dân tộc - Bút pháp cổ -> tỏ chí – cổ vũ động viên. Nỗi đau niềm lạc quan nhiệt tình … vào câu chữ -> mang đậm dấu ấn cá nhân…-> lên đường - Học thuộc bài thơ; nắm đặc sắc nghệ thuật và giá trị tác phẩm V. CHUẨN BỊ BÀI MỚI: NGHĨA CỦA CÂU - Khái niệm nghĩa sự việc? - Những nội dung sự việc và hình thức biểu hiện thông thường trong câu? Tuần: 19 Tiết: 74 Ngày dạy:.................. Tiếng Việt I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : Giúp học sinh : - Hiểu được khái niệm “ nghĩa sự việc”, “nghĩa tình thái” – hai thành phần nghĩa của câu . - Biết vận dụng hiểu biết về nghĩa của câu vào việc phân tích và tạo lập câu. 2. Kĩ năng : nhận diện phân tích nghĩa tình sự việc, nghĩa tình thái trong câu ; kĩ năng viết đoạn văn 3.Thái độ : ý thức vận dụng viết câu văn đoạn văn biểu lộ nghĩa tình thái II/ CHUẨN BỊ: - GV: sgk, sgv, giáo án, một số tài liệu liên quan,.. - HS: sgk, vở ghi chép,… III/ PHƯƠNG PHÁP: - Thảo luận nhóm, vấn đáp, diễn giảng,.. IV/TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 1. Kiểm tra sỉ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Vào bài mới: Hoạt động thầy trò Yêu cầu cần đạt HS thực hiện bài tập 1! GV gọi 2 nhóm HS trả lời câu a,b,c,d!2 nhóm nhận xét! GV nhận xét và hướng dẫn!(nhấn mạnh nghĩa sự việc,nghĩa tình thái) HS nêu khái niệm về nghĩa của câu? GV: nhấn mạnh ghi nhớ HS nghĩa sự việc trong bài tập 2! Câu a: động từ:xuống Câu b: tính từ:xanh Câu c: GV gọi 4 nhómHS lần lượt trả lời,nhận xét! GV nhận xét và hướng dẫn!( dựa vào các thành phần trong câu để tìm hiểu nghĩa sự việc) HS:đọc phần Ghi nhớ SGK? GV: Củng cố!! HS thưc hiện nhanh bài tập 3? HS thực hiện bài tập 1! Nhóm 1: câu 1,2 Nhóm 2: câu 3,4 Nhóm 3: câu 5,6 Nhóm 4: câu 7,8 GV gọi 4 nhómHS lần lượt trả lời,nhận xét! GV nhận xét và hướng dẫn! HS thực hiện bài tập 2 GV gọi 4 HS của 4 nhóm lần lượt trả lời,nhận xét! GV nhận xét và hướng dẫn!( chốt lại kĩ năng nhận biết nghĩa sư việc) GV: Chốt lại kiến thức và kĩ năng nghĩa sự việc!! I.Hai thành phần nghĩa của câu 1.Tìm hiểu ngữ liệu SGK Bài 1 - Câu a1,a2: đều đề cập đến sự việc:Chí Phèo từng có thời ao ước có một gia đình nho nhỏànghĩa sự việc - Câu a1:đánh giáchưa chắc chắnàNghĩa tình thái - Câu b1,b2: đều đề cập đến sự việc:người ta cũng bằng lòng(nếu tôi nói) - Câu b1:chủ quan của người nóiànghĩa tình thái,câu b2:khách quan sư việc 2.Ghi nhớ: - Câu có 2 thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái - Nghĩa sự việc còn được gọi là nghĩa miêu tả,nghĩa biểu hiện - Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái luôn hòa quyện nhau.Đôi khi câu chỉ có nghĩa tình thái Ví dụ: Dạ bẩm,thế ra y văn võ đều có tài cả. Chàchà! II.Nghĩa sự việc 1.Tìm hiểu ngữ liệu sgk Bài 2 a.Câu biểu hiện hành động : Xuân Tóc Đỏ.. b. Câu biểu hiện trạng thái,đặc điểm,tính chất :Trời thu xanh ngắt… c.Câu biểu hiện quá trình: Lá vàng trước gío khẻ đưa vèo d.Câu biểu hiện tư thế:Lom khom dưới núi tiều vài chú e.Câu biểu hiện sự tồn tại:Còn bạc,còn tiền ,còn đệ tử f.Câu biểu hiện quan hệ: Đội Tảo… 2.Ghi nhớ: -Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập trong câu. -Nghĩa của sự việc được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ,vị ngữ,trạng ngữ,khởi ngữ… III.Luyện tập Bài 3(SGK) -Đáp án: hẳnàTình thái khẳng định Bài 1 Câu 1:2 nghĩa sự việc biểu hiện trạng thái Câu 2: 1 sự việc đặc điểm Câu 3: 1 sự việc quá trình Câu 4: 1 sự việc quá trình Câu 5: 2 sự việc trạng thái- đặc điểm Câu 6: 2 sự việc đặc điểm-trạng thái Câu 7: 2 sự việc tư thế Câu 8: 1 sự việc hành động Bài tâp 2: a.Từ thể hiện tình thái:kể,thực,đáng->Các từ còn lại:sự việc b. Tình thái: có lẽ c. từ:dễ,đến chính ngay(mình) * CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: - Khái niệm nghĩa sự việc, nghĩa tình thái - Học bài: Nắm được nghĩa sự việc và nghĩa tình thái, hoàn thành BT còn lại. V.CHUẨN BỊ BÀI MỚI : HẦU TRỜI ( Tản Đà ) - Tìm những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tản Đà - Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà? - Thấy được cách tân nghệ thuật đặc sắc của bài thơ? Tuần: 19 Ngày soạn: Tiết: 75 Ngày dạy: Đọc văn: Tản Đà I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : : Giúp HS - Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà ( tư tửơng thoát li, ý thức về “cái tôi”, cá tính “ngông”, ý thức nghệ sỹ thể hiện qua cách hư cấu câu chuyện hầu trời) và những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại của thơ ca Việt Nam vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX ( về thể thơ, cảm hứng, ngôn ngữ), mối quan hệ giữa chúng với quan niệm mới về nghề văn của ông - Thấy được cách tân nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. 2. Kĩ năng : phân tích dấu hiệu thơ Mới về thể thơ, cảm hứng, ngôn ngữ 3.Thái độ : hiểu được khát khao khẳng định mình của thi sĩ II/ CHUẨN BỊ: - GV: sgk, sgv, giáo án, một số tài liệu liên quan,.. - HS: sgk, vở ghi chép,… III/ PHƯƠNG PHÁP: - Thảo luận nhóm, vấn đáp, diễn giảng, phân tích, bình giảng,... IV/TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 1. Kiểm tra sỉ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Vào bài mới: Trong “Thi nhân Việt Nam” – một cuốn sách được coi là bảo tàng của Thơ mới, Tản Đà được cung kính đặt lờn hàng đầu. tản Đà chưa phải là một nhà thơ mới nhưng những gỡ thi nhõn để lại cho thơ ca thỡ Hoài Thanh đó coi ụng là “con người của hai thể kĩ”, “người đó tạo nờn những bản đàn cho một cuộc đại nhạc hội đang sắp sửa”. Thơ Tản Đà mang những dấu hiệu đổi mới cả về nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật, đặc biệt ta nhận thấy rất rừ cỏi tụi với những điệu tính cảm xỳc mới. “Hầu trơi” là bài thơ dài tiờu biểu cho những đặc điểm thơ Tản Đà. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI DẠY * Hoạt động 1 :Tìm hiểu chung HS đọc tiểu dẫn. Gv: Nêu những nét nổi bật về tác giả Tản Đà. HS trình bày nét chính từ tiểu dẫn GV nhận xét, chốt lại những ý cơ bản, liên hệ Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh –Hoài Chân. Con người: xuất thân trong gia đình quan lại phong kiến nhưng lại sống theo phương thức của lớp tiểu tư sản thành thị “Bán văn buôn chữ kiếm tiền tiêu”, ít khép mình trong khuôn phép nho gia… HS nêu xuất xứ của bài thơ. * Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản GV hướng dẫn HS đọc bài thơ: giọng vui, hào hứng ở đoạn đầu và chậm rãi, ngậm ngùi ở đoạn sau. Bài thơ mang tính chất tự sự. Em hãy tóm tắt câu chuyện được kể trong bài thơ? HS tóm tắt, nhận xét, bổ sung … GV nhận xét, định hướng tóm tắt. GV: Nhận xét gì về cách giới thiệu chuyện của nhà thơ ở bốn câu thơ đầu? HS trả lời; Gv nhận xét, định hướng. * Tìm hiểu câu chuyện hầu trời của nhà thơ GV: Tản Đà được mời lên thiên đình là để đọc thơ cho trời và chư tiên nghe. Buổi đọc thơ đã diễn ra như thế nào? (Gợi ý: thái độ đọc thơ của thi sĩ? Thái độ của chư tiên và của Trời khi nghe thơ?) HS tìm chi tiết phân tích GV: Tản Đà nói đến nhiệm vụ truyền bá “thiên lương” mà trời giao cho là có ý gì? Giọng kể của nhà thơ ra sao? HS trao đổi nhóm -> đại diện trình bày. GV gợi mở, uốn nắn, chốt vấn đề chung GV : Chuyện hầu trời bằng tưởng tượng giúp nhà thơ nói được gì về bản thân và nghề văn? HS nhận xét : Quan niệm văn chương là một nghề kiếm sống mới, ý thức chuyên tâm vào nghề văn GV: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn nhưng trong bài thơ lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn nào? Nội dung của đoạn thơ? HS trả lời nhận định cá nhân, bổ sung … GV nhận xét, chốt ý: bài thơ có sự đan cài giữa cảm hứng lãng mạn và yếu tố hiện thực , điều đó chứng tỏ Tản Đà lãng mạn nhưng không hề thoát li thực tế. Tản Đà là người luôn có ý thức trách nhiệm với đời nhưng cuộc đời – cụ thể là xã hội thực dân nửa phong kiến – đã đối xử với ông như thế nào? HS trình bày ý kiến, bổ sung … GV nhận xét, định hướng: Cảnh sống của Tản Đà cũng chính là cuộc đời của người nghệ sĩ tài hoa trong xã hội thực dân nửa phong kiến. (Liên hệ với cuộc đời Vũ Trọng Phụng, Nam Cao…) GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ( 5 phút) - Bài thơ giúp em hiểu gì về con người, cá tính củaTản Đà? ( Nhóm 1,2,3). - Những dấu hiệu đổi mới nghệ thuật theo hướng hiện đại của bài thơ? (Nhóm 4,5,6) Đại diện nhóm trả lời. HS nhóm khác bổ sung. GV nhận xét, định hướng. Đánh giá về giá trị nghệ thuật, nội dung của bài thơ? HS trả lời * Hoạt động 3 : GV tổng kết bài học A. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả - Tên Nguyễn Khắc Hiếu (1889 – 1939). - Quê quán: Khê Thượng, Bất Bạt, Sơn Tây. - Thường sáng tác theo các thể loại cũ nhưng cảm xúc lại rất mới mẻ, cái tôi lãng mạn phóng khoáng ngông nghênh… => Tản Đà là “con người của hai thế kỉ”, thơ văn Tản Đà là một gạch nối giữa hai thời đại văn học: trung đại và hiện đại. 2. Bài thơ: Xuất xứ: In trong tập “Còn chơi” B. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN I Đọc –hiểu chú thích 1 Đọc 2. Tóm tắt câu chuyện. II Tìm hiểu văn bản 1. Cách giới thiệu câu chuyện - Chuyện kể về một giấc mơ -> không có thực. - Lời khẳng định của nhà thơ ở 3 câu sau làm cho câu chuyện hư mà như thực -> hấp dẫn người đọc. => Tài hư cấu nghệ thuật độc đáo và có duyên. 2. Câu chuyện hầu trời của nhà thơ: a. Cảnh đọc thơ cho trời và chư tiên nghe -Không khí : tĩnh túc, pha nứớc -> trang trọng thân mật gần guĩ - Thi sĩ đọc thơ: Đương cơn đắc ý đọc đã thích Văn dài hơi tốt ran cung mây!, … -> Rất cao hứng và có phần tự đắc + liệt kê tác phẩm song song : chửa biết con in….mươi” -> tự hào phô bày tài năng của mình -Người nghe: + Chư tiên Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày,… -> rất xúc động, tán thưởng và, ngợi khen . Chư Tiên ao ứớc dặn : “ anh …trời” -> hâm mộ muốn mua thơ - Trời khen rất nhiệt thành: Văn thật tuyệt, chắc có ít, đẹp như sao băng… -> ca ngợi hết lới cái hay cuả văn Tản Đà - Tự xưng tên tuổi, thân thế , nhận mình là tiên bị trời đày vì tội ngông * Giọng kể: đa dạng, hóm hỉnh khéo léo và có phần ngông nghênh, tự đắc. -> Ý thức về tài năng, táo bạo đường hoàng bộc lộ cái tôi cá nhân , rất ngông khi tìm đến tận trời để khẳng định tài năng. => Khát khao được khẳng định mình giữa cuộc đời b. Lời trần tình của nhà thơ về cảnh sống của mình - Nhà thơ khẳng định nhiệm vụ truyền bá “thiên lương” mà Trời giao cho -> ý thức trách nhiệm với đời và khát khao được gánh vác việc đời, lãng mạn nhưng không thoát li - Cảnh sống: cơ cực, tủi hổ: không tấc đất cắm dùi, thân phận bị rẻ rúng, làm chẳng đủ ăn, bị o ép nhiều… -> Bức tranh chân thực về cuộc đời của người nghệ sĩ tài hoa trong xã hội thực dân nửa phong kiến. 3. Những dấu hiệu đổi mới nghệ thuật của bài thơ - Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do. - Ngôn ngữ chọn lọc, tinh tế, gợi cảm và gần gũi. - Cách kể hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc. - Tác giả vừa là người kể chuyện vừa là nhân vật chính. III. TỔNG KẾT: ( SGK) * Hoạt động 4 : Củng cố - Hướng dẫn học bài: - Cái tôi cá nhân của Tản Đà trong bài thơ ? -> GV hướng dẫn HS: Cái ngông -Tự cho mình văn hay -Không có ai đáng tri âm ngoài Trời, chư tiên -Xem mình là trích tiên bị đày vì tội ngông -Nhận mình là người truyền bá thiên lương Nét khác NCT : rũ bỏ gánh nặng trách nhiệm sống tự do thoải mái… -Học một đoạn thơ hoặc những câu thơ trong bài mà em thích nhất. -Nắm đặc sắc nghệ thuật và giá trị tác phẩm V.CHUẨN BỊ BÀI MỚI: NGHĨA CỦA CÂU ( TIẾP ) - Ôn lại nghĩa sự việc - Xem tiếp nghĩa tình thái? Soạn những câu hỏi trong SGK? Tuần: 20 Tiết: 76 Ngày dạy: ...................... Tiếng Việt I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : Giúp học sinh : - Hiểu được khái niệm “ nghĩa sự việc”, “nghĩa tình thái” – hai thành phần nghĩa của câu . - Biết vận dụng hiểu bi
File đính kèm:
- tiet 55-84 van 10.doc