Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 33: Ôn tập phần làm văn

+ Cách viết đoạn mở đầu của bài văn thuyết minh: cần nêu đề tài bài viết (như giới thiệu đối tượng nào?); cho người đọc biết mục đích thuyết minh của bài viết; nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của đối tượng thuyết minh để thu hút người đọc (người nghe).

+ Cách viết phần thân bài: Tuỳ theo từng bài văn cụ thể để lựa chọn cách viết phù hợp. Trong phần thân bài có nhiều đoạn văn với những mục đích, nội dung khác nhau. Thông thường, có thể xác định những đoạn văn sau:

- Đoạn văn cung cấp tri thức (thông báo). Trong đoạn văn này, cần cung cấp những thông tin chính xác, cập nhật và quan trọng hơn là những thông tin đó phải được lựa chọn, phục vụ cho mục đích thuyết minh .

- Đoạn văn lập luận: Dùng lí lẽ để phân tích thông tin, chỉ rõ ý nghĩa của các thông tin ấy có liên quan đến mục tiêu thuyết minh như thế nào.

- Đoạn văn thuyết phục: Đây là đoạn trực tiếp tác động đến cảm xúc, suy nghĩ của người nghe (người đọc). Tuỳ theo đối tượng người nghe (mgười đọc) để có những lời lẽ thuyết phục phù hợp.

+ Cách viết phần kết bài: Trở lại với đề tài của văn bản thuyết minh, lưu lại những ấn tượng ở người nghe (người đọc).

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3502 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 33: Ôn tập phần làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n:20/ 04/ 2009 
Líp d¹y: 10A5 TiÕt ( theo TKB) Ngµy d¹y: / 04/ 2009 sÜ sè:
Líp d¹y: 10A7 TiÕt (theo TKB) Ngµy d¹y: / 04/ 2009 sÜ sè:
TiÕt:33	
ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN
A- Môc tiªu bµi häc:
Gióp häc sinh: 
- Nắm vững kiến thức về các kiểu văn bản đã học
- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, khái quát hoá kiến thức và kỹ năng vận dụng kiến thức vào lập ý, viết bài.
B. ChuÈn bÞ cña Gv vµ HS
 1. ChuÈn bÞ cña GV: SGK, SGV, thiÕt kÕ bµi gi¶ng, giíi thiÖu gi¸o ¸n
 2. ChuÈn bÞ cña HS: ChuÈn bÞ bµi theo c©u hái SGK, lµm bµi tËp theo c©u hái trong phiÕu häc tËp 
 C- C¸ch thøc tiÕn hµnh
 GV tæ chøc giê d¹y kÕt hîp c¸c thao t¸c trao ®æi thao luËn, tr¶ lêi c©u hái.
 D. TiÕn tr×nh d¹y häc 
 1 - KiÓm tra bµi cò: KiÓm tra sù chuÈn bÞ bµi cña häc sinh 
 2- Giíi thiÖu bµi míi: 
Ho¹t ®éng cña GV vµ HS
Yªu cÇu cÇn ®¹t
Bài tập 1: Nêu đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận và các yêu cầu kết hợp chúng trong thực thế viết văn bản. Cho biết vì sao cần kết hợp các kiểu văn bản đó với nhau?
(HS suy nghĩ, nhớ lại kiến thức và trình bày)
Bài tập 2: Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự là gì? Cho biết cách chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết kiểu văn bản này?
(HS suy nghĩ, nhớ lại kiến thức và trình bày)
Bài tập 3: Trình bày cách lập dàn ý, viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
(HS suy nghĩ, nhớ lại kiến thức và trình bày)
Bài tập 4: Trình bày các phương pháp thuyết minh thường được sử dụng trong một bài văn thuyết minh.
(HS suy nghĩ, nhớ lại kiến thức và trình bày)
Bài tập 5: Làm thế nào để viết được một bài văn thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn?
(HS suy nghĩ, nhớ lại kiến thức và trình bày)
Bài tập 6: Trình bày cách lập dàn ý và viết các đoạn văn thuyết minh. 
(HS suy nghĩ, nhớ lại kiến thức và trình bày)
Bài tập 7: Trình bày về cấu tạo của một lập luận, các thao tác nghị luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận.
(HS suy nghĩ, nhớ lại kiến thức và trình bày)
Bài tập 8: Trình bày yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự, văn bản thuyết minh.
(HS suy nghĩ, nhớ lại kiến thức và trình bày)
Bài tập 9: Nêu đặc điểm và cách viết kế hoạch cá nhân, quảng cáo.
(HS suy nghĩ, nhớ lại kiến thức và trình bày)
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1: Lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn tự sự, thuyết minh.
Bài tập 2: Hãy tóm tắt nội dung các bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10 tập 1); Nguyễn Du và bài Văn bản văn học (Ngữ văn 10, tập 2).
Bài tập 1: 
+ Đặc điểm của văn bản tự sự: kể lại, trình bày lại sự việc, câu chuyện một cách có trình tự...
+ Đặc điểm của văn bản thuyết minh: Giới thiệu một số nét cơ bản về đối tượng để thuyết phục người nghe theo quan điểm của người viết.
+ Đặc điểm của văn bản nghị luận: Dùng lí lẽ, và thực tế để phân tích, chứng minh, bình luận... một vấn đề thuộc văn học hay đời sống.
+ Sở dĩ cần kết hợp các loại văn bản này vì chúng có quan hệ hữu cơ trong thực tế, và vì khi viết, nếu có kết hợp, chất lượng bài viết sẽ tốt hơn.
Bài tập 2: 
+ Sự việc và chi tiết tiêu biểu là những sự việc, chi tiết nổi bật nhất, biểu thị tập trung nhất tư tưởng, chủ đề của tác phẩm tự sự.
+ Khi viết văn bản tự sự, muốn lựa chọn các sự việc, chi tiết tiêu biểu, cần có công quan sát, suy ngẫm, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng..., nhằm phát hiện ra những sự việc, chi tiết nào có ý nghĩa nhất, giúp cho việc bộc lộ chủ đề, xây dựng tính cách nhân vật được rõ nét nhất.
Bài tập 3:
 Để lập dàn ý cho một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm, cần lưu ý những điểm sau đây:
+ Dàn ý đó cũng tương tự như dàn ý của bài văn tự sự bình thường khác.
+ Tuy nhiên, trong thân bài (phần chính của chuyện), cần bố trí các đoạn để có thể miêu tả và biểu cảm đối với nhân vật, hoàn cảnh nhân vật. Trong phần kết cũng thường có những đoạn biểu cảm.
+ Chú ý: Không nên miêu tả và biểu cảm lan man, chỉ nên tập trung khắc hoạ hình tượng nhân vật, như miêu tả ngoại hình, miêu tả nội tâm, miêu tả và biểu cảm về hoàn cảnh nhân vật v.v...
Bài tập 4:
 Phương pháp thuyết minh là một hệ thống những cách thức được sử dụng nhằm đạt được mục đích đặt ra. Phương pháp thuyết minh rất quan trọng đối với bài văn thuyết minh. Nắm được phương pháp, người viết (người nói) mới truyền đạt đến người đọc (người nghe) những hiểu biết về sự vật, sự việc, hiện tượng một cách hiệu quả.
Các phương pháp thuyết minh đã học ở THCS gồm: nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích.
Ở lớp 10, các phương pháp thuyết minh trên được củng cố và nâng cao. Ngoài ra, chương trình còn giới thiệu một số phương pháp mới khác, như: thuyết minh bằng cách chú thích; thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân- kết quả (Xem bài học tuần 23).
Bài tập 5:
Văn bản thuyết minh có mục đích cung cấp cho người nghe (người đọc) những tri thức về sự vật khách quan. Cho nên văn bản trước hết cần chuẩn xác. 
Muốn chuẩn xác cần chú ý tìm hiểu thấu đáo trước khi viết; thu thập tài liệu tham khảo, chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu để có thể cập nhật những tìm tòi phát kiến mới cũng như thấy được những thay đổi thường có. 
Văn thuyết minh còn có nhiệm vụ đặc trưng, đó là thuyết phục được người đọc (người nghe). Bài viết vì thế cần tạo được hấp dẫn. 
Muốn làm cho văn bản hấp dẫn cần đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác; so sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc (người nghe); làm cho câu văn thuyết minh biến hoá linh hoạt; khi cần nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt.
Bài tập 6:
+ Cách lập dàn ý cho bài văn thuyết minh:
Muốn lập dàn ý cho bài văn thuyết minh, cần nắm vững các kiến thức cần thiết về dàn ý và có kĩ năng xây dựng dàn ý nói chung; có đầy đủ tri thức cần thiết cho bài thuyết minh của mình; và cuối cùng, cần sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí.
+ Cách viết đoạn mở đầu của bài văn thuyết minh: cần nêu đề tài bài viết (như giới thiệu đối tượng nào?); cho người đọc biết mục đích thuyết minh của bài viết; nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của đối tượng thuyết minh để thu hút người đọc (người nghe)....
+ Cách viết phần thân bài: Tuỳ theo từng bài văn cụ thể để lựa chọn cách viết phù hợp. Trong phần thân bài có nhiều đoạn văn với những mục đích, nội dung khác nhau. Thông thường, có thể xác định những đoạn văn sau:
- Đoạn văn cung cấp tri thức (thông báo). Trong đoạn văn này, cần cung cấp những thông tin chính xác, cập nhật và quan trọng hơn là những thông tin đó phải được lựa chọn, phục vụ cho mục đích thuyết minh .
- Đoạn văn lập luận: Dùng lí lẽ để phân tích thông tin, chỉ rõ ý nghĩa của các thông tin ấy có liên quan đến mục tiêu thuyết minh như thế nào.
- Đoạn văn thuyết phục: Đây là đoạn trực tiếp tác động đến cảm xúc, suy nghĩ của người nghe (người đọc). Tuỳ theo đối tượng người nghe (mgười đọc) để có những lời lẽ thuyết phục phù hợp.
+ Cách viết phần kết bài: Trở lại với đề tài của văn bản thuyết minh, lưu lại những ấn tượng ở người nghe (người đọc).
Bài tập 7:
+ Cấu tạo của một lập luận:
Lập luận gồm luận điểm, luận cứ, luận chứng.
Luận điểm là vấn đề được đưa ra để bàn bạc.Luận cứ là những cơ sở làm chỗ dựa về mặt lí luận và thực tiễn. Luận chứng là những ví dụ thực tế nhằm chứng minh cho luận điểm, luận cứ.
+ Các thao tác nghị luận:
Thao tác nghị luận là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được qui định trong hoạt động nghị luận.
Các thao tác nghị luận gồm: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, qui nạp và so sánh.
+ Muốn lập được dàn ý cho bài nghị luận, cần:
- Nhận thức đúng đề bài nghị luận (kiểu bài nghị luận, vấn đề nghị luận, phạm vi tài liệu).
- Tìm ý cho bài văn. Tìm ý chính là tìm ra các luận điểm, luận cứ, từ khái quát đến cụ thể, chi tiết. 
- Lập dàn ý là việc lựa chọn, sắp xếp, triển khai các luận điểm, luận cứ lồng vào bố cục ba phần sao cho hợp lí.
Bài tập 8:
+ Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự:
- Yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự là kể lại hoặc viết lại một cách ngắn gọn những chuyện cơ bản xảy ra với nhân vật chính. Tóm tắt phải trung thành với văn bản gốc.
- Cách thức tóm tắt văn bản tự sự:
- Đọc kĩ văn bản, nắm được kết cấu, nhân vật, mâu thuẫn, xung đột...
- Kể lại các chi tiết chính dựa theo kết cấu, bố cục, sao cho bật ra mâu thuẫn, xung đột. 
Với yêu cầu tóm tắt nhân vật chính nhưng không theo điểm nhìn của truyện, phải xây dựng kết cấu mới, theo điểm nhìn mới.
+ Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản thuyết minh:
- Yêu cầu: Tóm tắt phải rõ ràng, chính xác, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc.
- Muốn tóm tắt một văn bản thuyết minh ta cần xác định mục đích yêu cầu tóm tắt; đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh; tìm bố cục văn bản. Từ đó, tóm lược các ý để hình thành văn bản tóm tắt.
Bài tập 9:
+ Đặc điểm và cách viết kế hoạch cá nhân:
- Đặc điểm của kế hoạch cá nhân:
+ Về nội dung: Kế hoạch cá nhân là bản dự kiến những công việc sắp tới của cá nhân.
+ Về hình thức: Kế hoạch cá nhân được trình bày một cách khoa học, cụ thể về thời gan, mục tiêu cần đạt...
- Cách viết bản kế hoạch cá nhân:
Ngoài tiêu đề, kế hoạch cá nhân có 2 phần:
- Phần đầu: ghi rõ họ tên, địa chỉ (nếu cần).
- Phần hai: nêu nội dung công việc, thời gian, địa điểm và dự kiến kết quả đạt được.
Lời văn ngắn gọn, giản lược, nên kẻ bảng.
+ Đặc điểm và cách viết quảng cáo:
- Đặc điểm quảng cáo:
+ Về nội dung: là những thông tin về sản phẩm hoặc về loại dịch vụ.
+ Về hình thức: súc tích, hấp dẫn và kích thích tâm lí khách hàng.
- Cách viết quảng cáo:
+ Chọn nội dung quảng cáo. Nội dung thông tin phải độc đáo, hấp dẫn, gây ấn tượng, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm hay loại dịch vụ.
+ Chọn hình thức quảng cáo: Qui nạp, hay so sánh; sử dụng từ ngữ khẳng định tuyệt đối.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1:
+ HS xem lại các bài tập về lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn tự sự (tuần 4 và tuần 10 trong tài liệu này).
+ HS xem lại các bài tập về lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn thuyết minh (tuần 18 và tuần 24 trong tài liệu này).
Bài tập 2:
Bài 1: Tóm tắt bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10 tập 1). Bài viết theo các ý:
a) Văn học dân gian là gì? (Văn học truyền miệng, do nhân dân lao động sáng tác và lưu truyền, phục vụ các sinh hoạt khác nhau của cộng đồng).
b) Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian (Tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành).
c) Các thể loại của văn học dân gian (12 thể loại chính: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, .....). Nêu ngắn gọn khái niệm về mỗi thể loại.
d) Những giá trị cơ bản của văn học dân gian:
- Kho tri thức bách khoa của nhân dân các dân tộc.
- Giáo dục đạo lí làm người.
- Giá trị nghệ thuật: văn học dân gian mang đậm đà bản sắc dân tộc.
3- Cñng cè:
 - HÖ thèng l¹i kiÕn thøc ®· häc.
 - Lµm vµ ch÷a bµi tËp SGK.
4- DÆn dß:
 - ¤n tËp tèt chuÈn bÞ kiÓm tra häc k× 2.
 - ChuÈn bÞ bµi ¤n tËp tiÕng viÖt” theo h­íng dÉn SGK.

File đính kèm:

  • docTiet 33.doc