Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 45: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
+ Câu (1) : Nhờ phép ẩn dụ “lửa lựu lập loè”, nhà thơ đã miêu tả cảnh sắc mùa hè một cách sinh động ,cảnh vật hiện lên như có hồn trước mắt người đọc.
+Câu (2) : Phép ẩn dụ là các từ ngữ : “ thứ văn nghệ ngòn ngọt, sự phè phỡn thoả thuê”
.Tình cảm gầy gò Với cách miêu tả ấy, tác giả đã phê phán mạnh mẽ thứ văn nghệ ru ngủ, đầu độc tinh thần con người
Ngày soạn: Tiết: 45 Bài : THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Ôn tập, củng cố và nâng cao sự hiểu biết về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. - Tích hợp với vốn sống, vốn văn chương đã học và với các bài làm văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng thẩm định và vận dụng hai phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ. 3. Thái độ: - Xây dựng những tình cảm trong sáng, lành mạnh trong cuộc sống cho học sinh. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kì trước (nếu có). - Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm… 2. Chuẩn bị của học sinh: - Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước. - Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp ( 1’): Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ:Không. 3. Giảng bài mới: -Giới thiệu bài.(1’): Khả năng miêu tả, biểu đạt của ngôn ngữ tiếng Việt khá đa dạng. Bên cạnh vốn từ ngữ có tính chất cố định, trong qua trình giao tiếp, nhiều khi con người còn sử dụng những hình thức liên tưởng, chuyển nghĩa nhằm tăng thêm sắc thái gợi hình, gợi cảm, trong đó, ẩn dụ và hoán dụ tu từ là những phương thức thường gặp. Trên cơ sở những kiến thức có tính lí thuyết đã được tìm hiểu ở bậc THCS, tiết học giúp ta nâng cao khả năng nhận diện, phân tích và vận dụng những phương thức tu từ trên trong quá trình giao tiếp. -Tiến trình bài dạy: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 21’ HĐ1: HD ôn tập và thực hành về phép tu từ ẩn dụ. - Hãy cho biết: + Ẩn dụ là gì ? + Có mấy kiểu ẩn dụ ? + Phân biệt ẩn dụ ngôn ngữ và ẩn dụ nghệ thuật ? -HD làm BT 1. +Nêu yêu cầu BT, gợi dẫn HS tìm ẩn dụ trong các câu ca dao. Lưu ý: Hai câu ca dao trên thể hiện giống nhau nhưng ý nghĩa khác nhau. -Gọi HS nêu yêu cầu của BT 2/tr.135. -Nhận xét, lần lượt sửa chữa phép ẩn dụ trong các đoạn trích mà HS tìm và phân tích. - BT3/tr.136: Gợi ý học sinh viết câu văn : - Quan sát vật gần gũi, quen thuộc. - Liên tưởng đến một vật nào đó có điểm giống với vật trên . - Từ đó viết câu văn có dùng phép ẩn dụ. Ôân tập và thực hành về phép tu từ ẩn dụ. -HS tái hiện kiến thức đã học ở THCS, nhắc lại: +Định nghĩa. +4 kiểu ẩn dụ thường gặp: .Ẩn dụ hình thức. .Ẩn dụ cách thức. .Ẩn dụ phẩm chất. .Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. +Phân biệt: . VD: Chân người ® chân bàn, chân trời… (Ẩn dụ ngôn ngữ). . VD: Con cò ăn bãi rau răm; đắng cay chịu vậy, đãi đằng cùng ai ? (Ca dao). -HS trao đổi nhóm, cử đại diện lần lượt trả lời các câu hỏi ở BT 1 - tr.135: +Câu (1): . Thuyền - người con trai. . Bến - người con gái. +Câu (2): .Cây đa bến cũ: Ẩn dụ cho 1 kỷ niệm đẹp (nơi 2 người hò hẹn, gặp nhau). .Con đò khác đưa: Ẩn dụ về việc cô gái lấy 1 người con trai khác làm chồng (có thể là do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan). -Nêu yêu cầu của BT, đọc các đoạn trích. -Bàn luận để tìm và phân tích phép ẩn dụ trong những đoạn trích. +Câu (3) : Từng giọt long lanh rơi : giọt âm thanh – sức sống của mùa xuân . +Câu (4) : . Thác : những khó khăn, thử thách. .Chiếc thuyền : sức mạnh của cách mạng. +Câu (5) : .Phù du : Cuộc sống trôi nổi, ngắn ngủi, phù phiếm, vô ích. . Phù sa : Cuộc sống mầu mỡ, lắng đọng, có ích. -Theo dõi, ghi chép theo gợi ý của GV để làm bài tập 3 ở nhà. I- ÔN TẬP VỀ PHÉP TU TỪ ẨN DỤ: 1. Định nghĩa : -Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 2. Thực hành : Bài tập 1 :Tìm ẩn dụ trong các câu ca dao : + Câu (1) : - “Thuyền” (di chuyển): thường chỉ người con trai ra đi và trở về . - “ Bến”( cố định): thường chỉ người con gái ở lại chờ đợi. + Câu (2) : - “Con đò” : cũng chỉ người con trai . - “Cây đa bến nước” :cũng chỉ người con gái. Bài tập 2 : Tìm và phân tích phép ẩn dụ trong những đoạn trích sau : + Câu (1) : Nhờ phép ẩn dụ “lửa lựu lập loè”, nhà thơ đã miêu tả cảnh sắc mùa hè một cách sinh động ,cảnh vật hiện lên như có hồn trước mắt người đọc. +Câu (2) : Phép ẩn dụ là các từ ngữ : “ thứ văn nghệ ngòn ngọt, sự phè phỡn thoả thuê” .Tình cảm gầy gò … Với cách miêu tả ấy, tác giả đã phê phán mạnh mẽ thứ văn nghệ ru ngủ, đầu độc tinh thần con người. 20’ HĐ2: HD ôn tập và thực hành phép tu từ hoán dụ. -Gợi dẫn HS lần lượt trả lời các câu hỏi : +Hoán dụ là gì? +Các kiểu HD? +Phân biệt hoán dụ ngôn ngữ và hoán dụ nghệ thuật ? -Nhận xét,bổ sung. -Gọi HS nêu Y/C của các BT,cho các em trao đổi, thảo luận rồi cử đại diện trình bày. *Bài tập 1: . “Aó nâu-áo xanh” ®Phép HD lấy dấu hiệu hoặc đặc điểm của sự vật để chỉ sự vật. . “Nông thôn-thị thành” là HD chỉ tình đoàn kết công-nông và thế trận chiến tranhnhân dân. ®Phép HD lấy vật chứa chỉ vật bị chứa. *Bài tập 2: “Thôn Đoài-thôn Đông” ®Phép HD lấy vật chứa chỉ vật bị chứa. “Cau thôn Đoài –trầu không thôn nào”®Phép ÂD chỉ lứa đôi đã phải lòng nhau. Ôân tập và thực hành phép tu từ hoán dụ. -Bàn luận,tái hiện kiến thức đã học ở THCS và trả lời các câu hỏi : +Định nghĩa về hoán dụ. +Có 4 kiểu HD thường gặp : .Lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể. .Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. .Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. .Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. +Phân biệt: .HDNN: Một tay ghi ta cừ; Con bạc má, chim vành khuyên; ăn hết 1 thùng gạo. .HDNT: BT1-câu (2)/tr.136. -HS trao đổi,thảo luận,cử đại diện trình bày lần lượt các câu hỏi sau khi đã đọc các đoạn trích: +BT1/Tr.136: ®XD nên 1 hình tượng về tình ĐK và sức mạnh của chiến tranh nhân dân vô địch. +BT2/Tr.137: .Tìm phép HD và ÂD. . b) So sánh : -Cùng thể hiện nỗi nhớ trong tình yêu nhưng câu thơ :“Thôn Đoài ngồi nhớ Thôn Đông”® dùng hình ảnh hoán dụ; Còn câu ca dao :“Thuyền ơi có nhớ bến chăng”® lại dùng những hình ảnh ẩn dụ. -Nhận xét, bổ sung. II- ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ HOÁN DỤ: 1. Định nghĩa : Là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một SV, HT, KN khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 2. Thực hành : Bài tập 1: Phân tích và tìm các hoán dụ : +Câu (1) : - “ Đầu xanh” :tóc còn xanh, chỉ người trẻ tuổi. - “Má hồng”: gò má ửng hồng, chỉ người con gái đẹp. ® NDu dùng những cụm từ này để chỉ nhân vật TùKiều. +Câu (2) : -“ Aó nâu”: chỉ người nông dân-Lực lượng nòng cốt của cách mạng. - “Aùo xanh “: chỉ người công dân-Lực lượng tiên phong lãnh đạo cách mạng. Bài tập 2: Tìm hiểu phép ẩn dụ, hoán dụ trong hai câu thơ của Nguyễn Bính : “Thôn Đoài ngồi nhớ Thôn Đông” : phép hoán dụ. “ Cau Thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào”: phép ẩn dụ. + “Thôn Đoài” :chỉ người ở Thôn Đoài . + “Thôn Đông”: chỉ người ở Thôn Đông. + “Cau Thôn Đoài, trầu không thôn nào” :Chỉ những người đang yêu như trầu, cau gắn bó khăng khít, tồn tại vì nhau - cho nhau khi hoà hợp thì trở nên thắm thiết. 1’ HĐ3: Hướng dẫn Hs củng cố bài. Phân biệt được hai biện pháp tu từ ẩên dụ và hoán dụ. Củng cố bài. -HS theo dõi, củng cố kiến thức. 4. Dặn dò :- Hs học bài cũ, làm bài tập 3/ SGK. - Chuẩn bị bài mới: Tiết sau: Trả bài viết số 3.( 1’) IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
File đính kèm:
- TIET45.doc