Giáo án Ngữ văn 10 - Lê Thị Ánh Nguyệt - Hồi trống Cổ Thành

? Sự xuất hiện bất ngờ của Sái Dương đóng vai trò gì trong truyện?

? Từ ý nghĩ đó đã dẫn tới hành động gì của Trương Phi?

GV– vì sự xuất hiện đó lại thêm lí do xác đáng, một chứng cứ hùng hồn để chứng tỏ Quan Công lừa dối, bội nghĩa, đến trước dụ dỗ còn quân Tào sẽ đến sau vây

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 8476 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Lê Thị Ánh Nguyệt - Hồi trống Cổ Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng Ngày soạn: 08/03/2014
GVHD: Lê Ngọc Kim Vy Ngày dạy: 14/03/2014
Người soạn: Lê Thị Ánh Nguyệt Tiết: 80ppct
Lớp dạy: 10C6 
Tiết dạy: 04 
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
(Trích “Tam quốc diễn nghĩa”)
	- La Quán Trung -
 A. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh: 
- Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi, cũng như “tình nghĩa vườn đào” cao đẹp của ba anh em kết nghĩa - một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa.
- Hồi trống gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng.
B. Phương tiện thực hiện:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng, chuẩn kiến thức kỹ năng, bảng phụ,...
C. Cách thức tiến hành:
Giáo viên tổ chức giờ dạy học kết hợp với các phương pháp nêu vấn đề, gợi tìm, vấn đáp, bình giảng,...
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi:
? Nét tiêu biểu về tác giả La Quán Trung?
HS trả lời
GV rút ra ý chính
? Tác phẩm tiêu biểu của La Quán Trung?
HS kể tên một vài tác phẩm
GV rút ra nhận xét, nêu ý chính
?Nguồn gốc ra đời của “Tam quốc diễn nghĩa”
?“Tam quốc diễn nghĩa” phản ánh nội dung gì?
HS trả lời
GV rút ra ý chính
? Tóm tắt sự kiện diễn ra trước đoạn trích.
GV giới thiệu kết nghĩa vườn đào cho HS biết
GV giới thiệu các chương trước để HS thấy được Quan Công là người như thế nào
GV cho HS xem đoạn phim 
(GV có thể phát bảng phụ cho HS thảo luận nhóm)
Nhóm 1,2 làm về Trương Phi
Nhóm 3,4 làm về Quan Công
GV có thể gợi ý cho HS bằng các câu hỏi
?Dựa vào văn bản SGK hãy nhận xét về thái độ của Trương Phi và Quan Công khi gặp nhau, khi đối thoại
?Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của Trương Phi và Quan Công
? Nghe tin Quan Công đến Trương Phi đã có hành động gì? Còn hành động của Quan Công ra sao?
? Sái Dương kéo quân đến vì mục đích gì?Trương Phi có hiểu theo chiều hướng đó không?
? Sự xuất hiện bất ngờ của Sái Dương đóng vai trò gì trong truyện?
? Từ ý nghĩ đó đã dẫn tới hành động gì của Trương Phi?
GV– vì sự xuất hiện đó lại thêm lí do xác đáng, một chứng cứ hùng hồn để chứng tỏ Quan Công lừa dối, bội nghĩa, đến trước dụ dỗ còn quân Tào sẽ đến sau vây đánh. Sự xuất hiện bất ngờ đó đã đẩy truyện lên đến đỉnh điểm cao trào và yêu cầu cần phải được giải quyết - “Nếu ta đến bắt em thì phải mang theo quân mã chứ?”
“Không phải là quân mã thì cái gì kia? Bây giờ còn chối nữa không?”
?Quan Công đề nghị chém đầu Sái Dương, Trương Phi có đồng ý không? Hành động của Trương Phi sau lời đề nghị của Quan Công? 
?Qua tìm hiểu em có nhận xét gì về nhân vật Trương Phi và Quan Công?
? Tác giả tả hồi trống bằng mấy câu? Nhận xét về ý nghĩa của hồi trống?
?Theo em có thể bỏ hồi trống được không? Vì sao?
 ? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm qua đoạn trích?
- Đọc phần Ghi nhớ.
GV dặn dò:
- Nắm nội dung bài.
- Chuẩn bị “Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” theo hướng dẫn SGK.
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả
- La Quán Trung (1330-1400), tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân, người vùng Thái Nguyên (Sơn Tây).
- Sinh ra và lớn lên vào cuối thời nguyên, đầu thời Minh, tính tình cô độc, lẻ loi. Thích một mình ngao du đây đó. Ông chuyên sưu tầm và biên soạn giả sử.
- Tác phẩm: “Tam quốc diễn nghĩa”, “Bình yêu truyện”, “Tuỳ đường lưỡng triều chí truyện”,...
2. Tác phẩm ''Tam quốc diễn nghĩa''.
a. Nguồn gốc
- Tam quốc diễn nghĩa được La Quán Trung sáng tác từ sự sưu tầm lại từ tài liệu lịch sử và truyền thuyết dân gian.
- Tam quốc diễn nghĩa, ra đời thế kỉ 14, dài 120 hồi. 
b. Nội dung
+ Miêu tả cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến quân phiệt: Nguỵ - Thục - Ngô
+ Phản ánh nguyện vọng nhân dân;
+ Ca ngợi trí, dũng của con người (Khổng Minh,Trương Phi, Quan Công, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung);
+ Đề cao tình nghĩa;
c. Đoạn trích “Hồi trống cổ thành”
*Vị trí
Thuộc hồi 28 “Tam quốc diễn nghĩa”.
“Chém Sái Dương anh em hòa giải
Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”.
*Nội dung
Quan Công đi tìm anh, đến cửa quan thứ 6 biết tin Trương Phi vui mừng khôn xiết. Trương Phi hiểu nhầm Quan Công hàng Tào, bội nghĩa nên tỏ ra tức giận chỉ mong nhanh chóng giết chết được Quan Công. Đoạn trích tái hiện câu chuyện đặc biệt ấy
*Tóm tắt
II. Tìm hiểu đoạn trích
1. Hình tượng nhân vật Trương Phi và Quan Công
Nội dung
Trương Phi
Quan Công
Ứng xử, thái độ
Ngôn ngữ
+ Khi nghe tin Quan Công đến thì nổi giận
+Gặp Quan Công: vô cùng tức giận, xem Quan Công như kẻ thù “Mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược”
+ Xưng hô “mày”, “tao”, nói Quan Công bội nghĩa,…
+ Lí lẽ của Trương là: lẽ nào trung thần lại thờ hai chủ
+ “Hò hét như sấm”, quát vào mặt Quan Công 
+“Mừng rỡ vô cùng”
+ Ngạc nhiên trước thái độ của Trương Phi
+ Xưng hô “Hiền đệ-ta”, “ta-em” rất thân thiết, đúng mực;
+ Lời nói từ tốn, độ lượng
+Nhún nhường, thanh minh: “Hiền đệ; ta thế nào là bội nghĩa?; đừng nói vậy oan uổng quá!;...
 Trước khi Quan Công chém đầu Sái Dương
Hành động
+ Nghe tin Quan Công đến: “… chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu, lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra của bắc…”
+ Khi gặp Quan Công: “… mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công...”
+ Thấy Sái Dương đem quân đến:“Múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công” 
+Yêu cầu chém đầu Sái Dương sau ba hồi trống
+Sai Tôn Càn vào thành báo tin
+ Gặp Trương Phi: “giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón”;
+ Trương Phi đâm :tránh né và không phản kích.
+ Đề nghị chém đầu Sái Dương để chứng tỏ lòng mình
 +Nhanh chóng chém Sái Dương chỉ trong một hồi trống
 Sau khi Quan Công chém đầu Sái Dương
+Mời hai chị vào thành
+Khóc, lạy Vân Trường
->Trương Phi bên cạnh sự nóng nảy, thô lỗ, lỗ mảng,... còn là người cương trực, thật thà, thẳng thắn, đơn giản, với một tâm hồn trong sáng vô ngần
+Bắt một tên lính kể rõ đầu đuôi
-> Quan Công là người từ tốn độ lượng rất mực trung nghĩa và cũng rất dũng cảm 
->Tác giả đã xây dựng hình ảnh hai nhân vật với hai tính cách đối lập. Tuy đối lập nhưng ở cả hai nhân vật đều toát lên phẩm chất tốt đẹp của con người, mang khí chất của những người anh hùng.
2. Ý nghĩa (âm vang) hồi trống Cổ Thành
- Hồi trống Cổ Thành là hồi trống giải nghi với Trương Phi;
- Hồi trống minh oan cho Quan Vũ;
- Biểu dương tinh thần khí phách cương trực của Trương Phi, khẳng định lòng trung nghĩa của Quan Vũ, ca ngợi tình nghĩa của ba anh em qua thử thách gian nguy lại càng trong sáng vô ngần;
- Hồi trống tạo ra không khí hào hùng, hoành tráng và mạnh mẽ cho “màn kịch” Cổ Thành.
- Khép lại của quan thứ sáu và cuộc đối mặt với cửa quan thứ bảy trên đường đi tìm anh của Quan Công;
- Hồi trống thu quân, hồi trống ăn mừng, hồi trống đoàn tụ. 
III. Tổng kết
1. Nội dung 	
- Biểu dương lòng trung nghĩa, khí phách anh hùng của Trương Phi và Quan Công.
2. Nghệ thuật
- Xây dựng tính cách nhân vật độc đáo, đặc sắc;
- Xung đột kịch rõ nét.
	Buôn Hồ, ngày 08 tháng 03 năm 2014
	GI ÁO VIÊN HƯỚNG DẪN	GIÁO SINH
	(Ký, ghi rõ họ tên)	(Ký, ghi rõ họ tên)
	Lê Ngọc Kim Vy	Lê Thị Ánh Nguyệt

File đính kèm:

  • dochoi trong co thanh.doc