Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 40-41

- Đó là cuộc sống đạm bạc, thanh cao với những thức ăn quê mùa, dân dã (măng trúc, giá đỗ) của cây nhà lá vườn, là kết quả của công sức lao động, gieo trồng, chăm bón của chính bản thân, mọi sinh hoạt thường nhật cũng không khác người bình dân là mấy (tắm hồ, tắm ao).

 =>Tuy nhiên, đạm bạc mà thanh nhã, thanh thản, thanh cao, chan hòa với tự nhiên, với thiên nhiên, không khắc khổ, ma no th ấy, chan hịa với thin nhin.

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1983 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 40-41, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thơ độc đáo là cả tình yêu thiên nhiên, cuộc sống thắm thiết.
 3. Giảng bài mới
-Giới thiệu bài: Cảm hứng thế sự cũng là một trong những nội dung chủ đạo của văn chương trung đại Việt Nam. Trước dòng đời có nhiều đổi thay, con người không sao tránh khỏi những suy ngẫm, chọn cho mình một hướng đi, một cách sống, nhất là tầng lớp nho sĩ trí thức trong xã hội đầy những biến động. Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là tiếng nói tâm tình của nhà hiền triết về cuộc sống và nhân cách của mình trước những biến trở cuộc đời.( 1’)
-Tiến trình bài dạy:
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG 
5’
HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
-Vắn tắt những nét chính về cuộc đời và sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
* GV nhấn mạnh: Nhà thơ lớn, người có học uyên bác, có tài đoán định tương lai, những lời khuyên thâm thúy với họ Trịnh:
Ở chùa thờ Phật thì ăn oản
Hoặc khuyên họ Nguyễn:
Hoàng Sơn nhất đái
Vạn đại dung thân
(Một dải Hoàng Sơn có thể sống yên ổn lâu dài) 
- Vài nét về tác phẩm?
HĐ1: Tìm hiểu chung
HS đọc Tiểu dẫn trong SGK, sau đó tóm tắt sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585).
+ Hiệu: Bạch Vân cư sĩ 
+ Quê: Hải Phòng.
Cáo quan nhà Mạc về hưu. Dạy nhiều học trò nổi tiếng: Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan (Trạng Bùng) có uy tín, ảnh hưởng đến các vua, chúa nhà Mạc, Trịnh, Nguyễn.
 trường, triều đình rối ren.
+ Ông là tác giả của Bạch Vân am thi tập (chữ Hán) và Bạch vân quốc ngữ thi (chữ Nôm).
-HS trả lời:
+Thể loại: thơ thất ngôn bát cú Đường luật chữ Nôm.
+ Ngợi ca thú nhàn trong cuộc sống ẩn dật nơi núi rừng khi chán cảnh quan trường.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585), quê vùng ngoại thành Hải Phòng, đỗ trạng nguyên năm 1535.
- Hiệu : Bạch Vân cư sĩ, được suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử, có học vấn uyên thâm, người đời thường gọi là Trạng Trình.
2. Tác phẩm
- Trích trong Bạch Vân quốc ngữ thi (hơn 170 bài) viết bằng chữ Nôm.
- Ca ngợi cuộc sống hoà mình vào thiên nhiên, sống nhàn.
30’
HĐ2: GV hướng dẫn HS đọc-hiểu văn bản.
 Hướng dẫn HS đọc – hiểu chi tiết theo các vấn đề chủ yếu, không theo kết cấu bố cục truyền thống của thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Ở hai câu thơ đầu, cuộc sống của NBK hiện lên như thể nào? Chi tiết nào cho biết điều đĩ?
*GV bình giảng: 
Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn là một quan lớn triều Mạc, được phong tới tước Trình Quốc công vậy mà bây giờ về nơi núi rừng cày ruộng mà ăn, đào giếng mà uống, câu cá để mà nhắm rượu, dạy học làm vui. Như thế chẳng bản lĩnh lắm sao? Đó là cuộc sống thuần hậu tự cung tự cấp từ thời ban sơ ông cha còn truyền lại, đó là cái vui thú tự nhiên, tự trong lòng, mặc kệ người đời, tự do tùy thích. Từ “ai” chỉ chung mọi người.
- Ở hai câu 5+6 cuộc sống của NBK hiện lên ra sao? Có ý kiến cho rằng cuộc sống ấy thật khắc khổ, ép xác. Ý kiến của em như thế nào?
 * Gv bình giàng: Hai câu thơ 5-6 như vẽ bộ tứ bình “Xuân, hạ, thu, đông” với các cảnh sinh hoạt mùa nào thức ấy, có mùi vị, có sắc hương, nhẹ nhàng, trong sáng. Vừa có nước trong, vừa có hương thơm thanh quí.
-Trong điều kiện ấy, nhà thơ bộc lộ quan niệm sống như thế nào ở hai câu 3+4? 
+ Em hiểu các từ dại, khôn theo nghĩa nào? Trong bài thơ, các từ này có nên hiểu theo đúng nghĩa đen của chúng không?
+Nơi vắng vẻ là nơi nào? 
+Chốn lao xao là chốn nào?
+ Vậy ta phải hiểu thực chất quan niệm sống của tác giả như thế nào?
- Gv giảng thêm:
 Khôn, dại ở Nguyễn Bỉnh Khiêm đều xuất phát từ trí tuệ, từ triết lí dân gian: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác. Và cao hơn thế là ý thức chủ động, biết trước tình thế xã hội để chọn cách ứng xử đúng đắn, sáng suốt. Bởi Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là nhà Lí học lớn, hiểu sâu các qui luật biến chuyển tuần hoàn của vũ trụ: thịnh – suy, bĩ – thái, cùng – thông, họa – phúc…
 Đó cũng là cách nói ngược, chơi chữ rất hóm hiûnh của dân gian.
“Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.”
- Ở hai câu 7+8, NBK muốn thổ lộ điều gì?Cảm nhận của em về cốt cách của cư sĩ?
 - Gv mở rộng:
Tư tưởng này là của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của tư tưởng Lão Trang, ở cái “vô vi” của nó. Mặt khác trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của cuộc đời ông thì quan niệm sống ấy cũng là một cách phản đối lại chế độ phong kiến đương thời, phù hợp với tính cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
HĐ2: Đọc-hiểu văn bản.
* HS đọc lại hai cặp câu thơ 1-2và hai câu 5 – 6, suy nghĩ, thảo luận từng câu hỏi và trả lời:
- Đó là cuộc sống lao động như môt “lão nông tri điền” ở nông thôn, một ông tiều nơi rừng núi với những công cụ lao động: đào đất, chiếc cuốc để cuốc, xới vườn, chiếc cần câu cá. Điệp số từ “một” cho thấy tất cả đã sẵn sàng, chu đáo; còn cho thấy sự ung dung, thanh thản của con người.Cuộc sống này gợi nhớ cuộc sống của Nguyễn Trãi ở Côn Sơn. Hai nhà nho – hai nhà thơ lớn ở hai thế kỉ nhưng lại có hoàn cảnh một quãng đời gần nhau và một tấm lòng, một lẽ nhân sinh rất đồng điệu.
- Đó là cuộc sống đạm bạc, thanh cao với những thức ăn quê mùa, dân dã (măng trúc, giá đỗ) của cây nhà lá vườn, là kết quả của công sức lao động, gieo trồng, chăm bón của chính bản thân, mọi sinh hoạt thường nhật cũng không khác người bình dân là mấy (tắm hồ, tắm ao).
 =>Tuy nhiên, đạm bạc mà thanh nhã, thanh thản, thanh cao, chan hòa với tự nhiên, với thiên nhiên, không khắc khổ, mùa nào thú ấy, chan hịa với thiên nhiên.
* HS đọc diễn cảm hai câu 3,4; 7,8, thảo luận, phân tích, trả lời:
- Về nơi núi rừng quê hương là về với thiên nhiên, thuận theo tự nhiên, thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục, không bị cuốn hút theo tiền tài, chức tước, danh vọng, địa vị… để tâm hồn an nhiên, khoáng đạt.
 Đó là lẽ xuất xử, hành tàng của nhà nho thức thời, ưu thời mẫn thế…
 Tác giả tâm sự với mọi người mà như nhắn với đời, đối lập ta với người, dại với khôn, nơi vắng vẻ với chốn lao xao.
 Tìm nơi vắng vẻ là nơi ít người, chẳng có ai cầu cạnh ta, ta cũng chẳng cần cầu cạnh ai. Đó là nơi tĩnh lặng của thiên nhiên trong sạch và là nơi thảnh thơi ngơi nghỉ của tâm hồn.
 Đến chốn lao xao là tìm đến chốn công quyền, nơi quan trường, nơi đô hộ, ồn ào sang trọng quyền thế, ngựa xe tấp nập, kẻ hầu người hạ, thủ đoạn bon chen, luồn lọt, cơ mưu, sát phạt, hiểm độc chết người, mất hết tính người, tình người.
 Tìm về nơi vắng vẻ sẽ thấy sự thư thái của tâm hồn. Niềm vui cất lên thành lời, như hiện lên trong bước đi ung dung, thơ thẩn, nhẹ lâng lâng, vô cùng thoải mái.
 Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa thông tuệ, vừa tỉnh táo trong thái độ xuất xử, trong cách chọn lựa lẽ sống. Ông tự nguyện làm người dại, mặc kệ những ai khôn. Cách nói ngược đùa vui hóm hỉnh. Dại nhưng thực chất lại là khôn và ngược lại.
- Hs trả lời: Nhà thơ tìm đến rượu, uống say để chiêm bao, để nhận ra lẽ sống, nhân cách, trí tuệ. Công danh, phú quí, của cải trên đời chỉ như không giấc mơ dưới gốc cây hòe thoảng qua, chẳng có ý nghĩa gì, cái tồn tại mãi, cái vĩnh hằng chính là thiên nhiên và nhân cách con người.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1. Vẻ đẹp cuộc sống ( câu 1+2; 5+6)
* Câu 1+2
-Điệp từ “ một”: sẵn sàng, chủ động.
-Liệt kê: “ mai”, cuốc”, “cần câu”: vật dụng quen thuộc của chốn nơng gia.
- Nhịp thơ: 2/2/3: ung dung, thư thái.
-Từ láy “ thơ thẩn”: thanh thản, khơng vướng bận.
—› “ Nhàn”:Cuộc sống an nhiên, tự tại, vui thú điền viên.
* Câu 5+6
- Thức ăn:+ Thu- măng trúc
 + Đơng- giá
-Sinh hoạt:+ Xuân- tắm hồ sen
 +Hạ- tắm ao
—› “ Nhàn”: Thanh bần, khơng kiểu cách hài hịa với tự nhiên.
=> Bức tranh tứ bình về cuộc sống dân dã, thuần hậu, thốt tục của một vị tiên khách.
2. Vẻ đẹp nhân cách( câu 3+4; 7+8)
* Câu 3+4
- Đối: + Ta›‹ người
 +Dại ›‹ khơn
- Ẩn dụ:+Nơi vắng vẻ: yên tĩnhcủa thiên nhiên.
 +Chốn lao xao: nhộn nhịp, xơ bồ của chốn quan trường.
—› Cách nói đùa vui hóm hỉnh: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ – Người khôn người đến chốn lao xao —› sự tỉnh táo của Trạng Trình ý thức rất rõ: Chốn công danh là nơi nhiều cạm bẫy. —› “ Nhàn”: Lánh mình khỏi chốn quan trường, giữ cốt cách thanh cao. 
* Câu 7+8
-Điển cố: Thuần Vu Phần: triết lí cơng danh phú quí chỉ là hư ảo.
-Hình ảnh “ uống rượu cội cây”:thanh thản của bậc thức giả.
—› “ Nhàn”: Xa lánh cơng danh phù phiếm.
=> Trí tuệ uyên thâm, tổng kết lối sống nhàn đồng thời ẩn chứa một lời răn dạy nhẹ nhàng.
1’
HĐ 3: GV hướng dẫn HS tổng kết bài . 
-Đánh giá tổng quát ý nghĩa, vị trí bài thơ?
HĐ3: Tổng kết bài .
 - Hs tổng kết bài.
III.TỔNG KẾT
Nhàn là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi của Bạch Vân cư sĩ.
2’
HĐ4: Gv củng cố:
1. Có người cho rằng, chữ nhàn trong quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm là ích kỷ, tiêu cực, chì lo cho mình: độc thiện kỳ thâm. Theo em, điều đó có đúng không?
2. Có ý kiến cho rằng, quan niệm nhàn của Trạng Trình là nối mạch tư tưởng từ Chu Văn An, Nguyễn Trãi: Thân nhàn, tâm không nhàn. Về ở ẩn nhưng vẫn canh cánh một lòng lo cho dân, cho nước (ưu dân ái quốc). Em có tán thành với ý ngày không?
HĐ4: củng cố.
- HS thực hành các bài tập, đọc lại phần ghi nhớ.
+ Nhàn là xa lánh nơi quyền quý, danh lợi mà tác giả gọi là chốn lao xao. Nhàn là sống hòa hợp với tự nhiên, trở về với tự nhiên để di dưỡng tinh thần. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhàn thân mà không nhàn tâm, nhàn mà vẫn canh cánh nỗi niềm yêu nước, lo dân, ưu thời mẫn thế. Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến có những biểu hiện suy vi về đạo đức thì quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang những yếu tố tích cực.
ý nghÜa v¨n b¶n:
VỴ ®Đp nh©n c¸ch cđa tác giả : th¸i ®é coi th­êng danh lỵi, lu«n gi÷ cèt c¸ch thanh cao trong mäi hoµn c¶nh. 
4. Dặn dị học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’)
- Hs học bài cũ.
 - Chuẩn bị bài mới: “Đọc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du)
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Ngày soạn: 	
Tiết: 41 
(ĐỌC VĂN) 
Bài dạy: ĐỌC TIỂU THANH KÍ
 ( Độc Tiểu Thanh kí) ( Nguyễn Du)
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu được Tiểu Thanh, người phụ nữ tài sắc mà bất hạnh, được Nguyễn Du đặc biệt quan tâm. Qua đó, thấy được mối đồng cảm của Tố Như với số phận, tài năng của Tiểu Thanh.
2. Kỹ năng: Trau dồi kĩ năng đọc diễn cảm và cảm thụ phân tích một bài thơ luật Đường.
3.Thái độ: Giáo dục lòng nhân ái trước số phận con người bất hạnh, thái độ trân trọng trước tài năng và tấm lòng nhân đạo bao la của Nguyễn Du.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước: Đọc tài liệu, soạn giảng.
- Phương pháp: Phân tích; Đọc diễn cảm, thảo luận tổ nhóm, xây dựng bài.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước bài học ở SGK và trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. (1’)	
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
-Câu hỏi: Đọc thuộc lòng và phân tích vẻ đẹp nhân cach của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện qua bài thơ NHÀN?
-Yêu cầu trả lời: Đọc thuộc lòng chính xác bài thơ và phân tích được những nội dung sau: 
* Câu 3+4
- Đối: + Ta›‹ người
 +Dại ›‹ khơn
- Ẩn dụ:+Nơi vắng vẻ: yên tĩnhcủa thiên nhiên.
 +Chốn lao xao: nhộn nhịp, xơ bồ của chốn quan trường.
—› Cách nói đùa vui hóm hỉnh: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ – Người khôn người đến chốn lao xao —› sự tỉnh táo của Trạng Trình ý thức rất rõ: Chốn công danh là nơi nhiều cạm bẫy. —› “ Nhàn”: Lánh mình khỏi chốn quan trường, giữ cốt cách thanh cao. 
* Câu 7+8
-Điển cố: Thuần Vu Phần: triết lí cơng danh phú quí chỉ là hư ảo.
-Hình ảnh “ uống rượu cội cây”:thanh thản của bậc thức giả.
—› “ Nhàn”: Xa lánh cơng danh phù phiếm.
=> Trí tuệ uyên thâm, tổng kết lối sống nhàn đồng thời ẩn chứa một lời răn dạy nhẹ nhàng.
3. Giảng bài mới	
- Giới thiệu bài: Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du nói nên mối đồng cảm sâu sa với những người phụ nữ hồng nhan, tài hoa nhưng đa truân, bạc mệnh. Chủ đề này còn trở lại nhiều lần trong các bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, tiêu biểu là bài Đọc Tiểu Thanh kí.
Rằng: hồng nhan tự thuở xưa,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.
Nỗi niềm tưởng đến mà đau,
Thấy người nằm đó biết sau thế nào? ( 1’)
-Tiến trình bài dạy-
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦAHỌC SINH
NỘI DUNG 
8’
HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
- GV giới thiệu sơ lược: Theo Từ Điển “Từ Hải” - Trung Quốc – (Lê Thước và Trương Chính chú thích):
+Tên thật Tiểu Thanh là Phùng Huyền Huyền, lấy lẽ Phùng Tử Hư, kiêng cùng họ nên lấy tên chữ để xưng hô, nàng là thiếp nên gọi là “Tiểu Thanh” hoặc “Thanh y”.
+Tiểu Thanh sống ở đời Minh, người Giang Đô, chết năm 18 tuổi. Cuộc đời nàng đã được nhà soạn kịch nổi tiếng đời Minh là Từ Nội phổ thành khúc kịch “Xuân Ba ảnh”.
- Xuất xứ,đề tài, cảm hứng và thể loại của bài thơ?
HĐ1: Tìm hiểu chung.
- HS nêu những hiểu biết cơ bản về hoàn cảnh xuất xứ, đề tài và cảm hứng chủ đạo của bài thơ, nhận xét về thể loại:
+ Sau khi đọc tập kí (ghi chép) và thơ còn lại của Tiểu Thanh, Nguyễn Du xúc cảm mà sáng tác bài thơ này.
+ Trích trong tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du: “Thanh Hiên thi tập”
+Thân phận người phụ nữ tài sắc, bạc mệnh à đề tài quen thuộc trong thơ Nguyễn Du.
+Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật .
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Hoàn cảnh sáng tác – xuất xứ:
- Sau khi đọc tập kí (ghi chép) và thơ còn lại của Tiểu Thanh, Nguyễn Du xúc cảm mà sáng tác bài thơ này.
- Trích trong tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du: “Thanh Hiên thi tập”
2. Đề tài, cảm hứng chủ đạo:
- Cảm hứng nhân đạo, trân trọng tài hoa và xót thương đối với kiếp người bị vùi dập.
3. Thể loại:
Thất ngôn bát cú Đường luật chữ Hán à Bố cục chặt chẽ, khái quát góp phần thể hiện ý thơ tinh tế, hàm xúc, dư ba.
26’
HĐ2: GV hướng dẫn HS đọc-hiểu văn bản.
-Hai câu đề diễn đạt gì? Hãy hình dung cảnh vật được mô tả như thế nào? Qua đó có cảm nhận gì về thời thế xã hội và kiếp người?
-GV gợi ý, bổ sung kiến thức:Dương Cự Nguyên (thời Đường) trong bài tuyệt cú “Thôi nương thi” (Thơ nàng Thôi) đã một lần dùng từ “nhất chỉ thư” ở câu: 
Phong lưu tài tử đa xuân tứ,
Trường đoạn Tiêu nương nhất chỉ thư.
à Dịch: Phong lưu tài tử bao tình tứ/ Đứt một nàng tiêu một cánh thư. Nên hiểu “thư” là “trang sách”, là “lá thư trang sách” à gợi ý về sự mong manh, mỏng mảnh của cuộc đời, thân phận.
 - Em hiểu gì về cuộc đời Tiểu Thanh? Tác giả tái hiện cuộc đời Tiểu Thanh bằng cách nào? Để khẳng định điều gì? Ý nghĩa của hai câu thực?
- Hai câu luận tác giả muốn nói lên điều gì? Tại sao lại suy luận theo hướng đó mà không phải là hướng khác? 
- Hai câu kết chuyển mạch cảm hứng như thế nào? Hãy giải thích và rút ra các ý nghĩa từ hai câu kết để làm rõ đây là một bài thơ rất hàm xúc và nhiều dư ba.
+ Liệu xã hội hiện tại rồi có thay đổi? Liệu Nguyễn Du có tìm được sự đồng vọng ở những thế hệ sau?
HĐ2: Đọc-hiểu văn bản.
-Hai câu đề tác giả giới thiệu hoàn cảnh viếng Tiểu Thanh:
+Câu phá đề là hình ảnh hồi tưởng, tưởng tượng về khung cảnh Tây Hồ – nơi Tiểu Thanh đã từng sống trước kia à nay : đã thay đổi hoang tàn ghê gớm và khốc liệt, gợi niềm cảm khái xót xa, nuối tiếc, đầy xúc động.
+Câu thừa đề nêu hoàn cảnh viếng Tiểu Thanh: Chỉ một mình nhà thơ Nguyễn Du trước khung cửa sổ, viếng Tiểu Thanh qua chỉ một tập sách. Cảnh và tâm trạng đều buồn, gợi nỗi cô đơn, đơn độc trong một không gian đầy tâm trạng. Nguyễn Du trở thành người tri âm đối với Tiểu Thanh qua tập thơ của
 - HS giải nghĩa 2 câu thơ:
“Chi phấn hữu thần lân (liên) tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư”
Kể lại hiện thực cuộc đời và số phận của Tiểu Thanh:
“Son phấn” và “Văn chương” vừa là hai hình ảnh tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng cho cuộc đời và số phận của Tiểu Thanh: tài sắc vẹn toàn nhưng bị ghen tuông, phải chịu nỗi oan khiên bất hạnh, bị chà đạp phũ phàng.nàng.
 - Nhận xét và phân tích cái hay, cái đặc sắc của hình thức đối trong hai câu luận: 
-Lời thơ là suy ngẫm có tính khái quát nâng cao: Xưa- nay nỗi oán hờn, oan nghiệt của con người tài hoa phong nhã không hỏi trời được.
- Từ ngữ : ngã - tự cư: bản thân là người cùng hội cùng thuyền
àTiếng thơ còn là niềm đồng cảm sâu sắc giữa tác giả và người con gái bất hạnh.
- HS phân tích 2 câu cuối.
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
—›giải thích và rút ra các ý nghĩa từ hai câu kết để làm rõ đây là một bài thơ rất hàm xúc và nhiều dư ba.
II. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN:
1. Hai câu đề: Tác giả giới thiệu hoàn cảnh viếng Tiểu Thanh:
“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.’
- Hình ảnh đối lập:
 Vườn hoa ›‹ gò hoang
 (xưa, tươi đẹp) (nay, tiêu điều)
- Từ ngữ: “tẫn”: tận cùng, hết thảy 
 -Từ đối ứng: độc – nhất: một lòng đau thấu hiểu một hồn đau: tấm lòng nhân hậu của tác giả. 
 —› Ý thơ nhói lên nỗi buồn thương nhân tình thế thái, sự biến đổi của cảnh vật trong dòng chảy thời gian và phảng phất niềm ngậm ngùi, luyến tiếc.
 —›Người viếng mong manh cô đơn tàn tạ.
 Þ Hai câu thơ gây ấn tượng mạnh về những biến cố bể dâu tang thương cực khủng khiếp của cuộc đời đã đẩy nhân vật trữ tình vào trạng thái xúc động thực sự trước lúc viếng một hương hồn đã từng bị chôn vùi trong cảnh cô đơn.
 2. Hai câu thực: Số phận bi kịch của người tài sắc: “Chi phấn hữu thần liên tử hậu
 Văn chương vô mệnh lụy phần dư”
- Hình ảnh ẩn dụ: 
+ Son phấn: sắc đẹp .
+ Văn chương : tài năng.
- Số phận: “lụy phần dư”
—›Sự thật trớ trêu, phũ phàng: Con người đẹp đẽ, tài hoa Tiểu Thanh bị vùi dập.
 —› Bày tỏ nỗi xót xa, nuối tiếc và ý thức trân trọng, nâng niu đối với cái đẹp, cái tài. Thể hiện sự bất bình đối với xã hội bất công. 
Þ Hai câu thơ có sức tố cáo mạnh mẽ trước những ngang trái của cuộc đời và các thế lực xã hội bạc ác.
3. Hai câu luận: Luận về bản thân, khái quát về quy luật oan khiên của cuộc đời: 
 “ Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư”
- “Cổ kim hận sự”: nỗi hờn xưa nay.
- “Phong vận kì oan”: nỗi oan lạ

File đính kèm:

  • docTIET40-41.doc
Giáo án liên quan