Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 4-6

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp (HĐGT) bằng ngôn ngữ.

2. Kĩ năng

- Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội và tạo lập văn bản khi tham gia giao tiếp.

- Rèn kỹ năng vận dụng lý thuyết về HĐGT vào việc phân tích các tình huống giao tiếp cụ thể.

3.Thái độ

- Có ý thức chủ động, mạnh dạn, có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Trau dồi khả năng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.

- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận

2. Chuẩn bị của học sinh

- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.

- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tình hình lớp (1’): Ổn định trật tự, điểm danh học sinh và chuẩn bị kiểm tra bài cũ.

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

 - Câu hỏi kiểm tra:Thế nào là HĐGT bằng ngôn ngữ? Các nhân tố của HĐGT bằng ngôn ngữ?

- Dự kiến, gợi ý trả lời:-HĐGT bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong x hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ( nói hoặc viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hnh động

- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có hai quá trình: tạo lập (người nói, viết) và lĩnh hội văn bản(người nghe ,đọc).

- Các nhân tố giao tiếp:Nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.

 

doc9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4249 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 4-6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thành sản phẩm chung của tập thể, ai cũng có thể bổ sung, sửa chữa (à dị bản).
*VHDG gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Đời sống cộng đồng gồm các sinh hoạt chủ yếu nào?
-Văn học dân gian có tác dụng, ý nghĩa và hiệu quả gì đối với các sinh hoạt cộng đồng?
- GV giúp HS củng cố.
HĐ1. HS tìm hiểu khái niệm VĂN HỌC DÂN GIAN, những đặc trưng cơ bản của VHDG về một số phương diện.
-HS thảo luận theo Tổ, Nhóm do GV hướng dẫn để tìm hiểu và khai thác từng đơn vị kiến thức trong bài học.
- Có thể coi nhân định ở SGK – tr 16 là 1 định nghĩa về VHDG, ở đó ta xác định được các đặc trưng của VHDG: Tính truyền miệng, tính tập thể và một số tính chất đặc trưng khác như: tính gắn bó với đời sống cộng đồng, tính dị bản, tính truyền thống, tính địa phương, tính vô danh…
1.HS giải thích tính truyền miệng.
-Tính truyền miệng (trong phương thức sáng tác và lưu truyền)
- HS thử diễn xướng 1 bài vè địa phương, một bài dân ca hoặc hát ru, hát lý... Ví dụ: Than thân: “Thân trách thân, thân sao (chứ) lận đận. Mình trách mình, số phận (chứ) sao hẩm hiu…Anh bây giờ như con cuốc nó kêu tu oa, nó lẻ đôi, nó lẻ bạn, ôi chu cha ơi là buồn”…
2. HS giải thích tính tập thể.
-Tính tập thể (căn cứ vào lực lượng sáng tác và đối tượng tiếp nhận VHDG)
- HS giải thích và cho ví dụ minh họa bằng những hiểu biết về VHDG địa phương.
3.Tính gắn bó với các sinh hoạt đời sống của cộng đồng (tính thực hành)
- Đời sống cộng đồng gồm các sinh hoạt chủ yếu: lao động sản xuất (hò chèo thuyền, hát phường vải…), đời sống gia đình (hát ru, ca dao tình cảm…), nghi lễ thờ cúng, sinh hoạt tín ngưỡng (sử thi, truyện thơ…), tang ma, cưới hỏi, lễ hội vui chơi giải trí… (hát đồng dao, hát bài chòi…) – văn hóa nghệ thuật dân gian.
Ví dụ: Phối hợp theo nhịp điệu hoạt động: hò giật chì, hò mái đẩy… và gây không khí để kích thích hoạt động, gợi cảm hứng cho người trong cuộc: dân ca bài chòi, hát đối đáp…
I. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN
+“VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng”
1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng).
2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể).
3.Tính gắn bó với các sinh hoạt đời sống của cộng đồng (tính thực hành)
10’
HĐ2. Hướng dẫn hs tìm hiểu hệ thống thể loại của VHDG VN
- GV yêu cầu HS lập bảng hệ thống thể loại VHDG, GV có hướng dẫn (cho ví dụ tiêu biểu ở từng thể loại).
- GV nhận xét, củng cố, hướng dẫn HS nhận xét và chấm chéo kết quả phân loại của các bạn khác nhóm.
HĐ2.Tìm hiểu hệ thống thể loại của VHDG VN
- HS lập bảng phân loại hệ thống hóa kiến thức về thể loại VHDG.
- HS trao đổi kết quả phân chia thể loại văn học dân gian để chấm nhận xét chéo giữa các nhóm theo hướng dẫn cảu GV.
II.HỆ THỐNG THỂ LOẠI CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Thần thoại
2. Sử thi
3. Truyền thuyết
4. Truyện cổ tích
5. Truyện ngụ ngôn
6. Truyện cười
7. Tục ngữ
8. Câu đố
9. Ca dao
10. Vè
11. Truyện thơ
12. Chèo, tuồng, múa rối…
10’
HĐ3. HDHS tìm hiểu những giá trị cơ bản của VHDG VN
-VHDG chứa đựng những giá trị cơ bản nào?
- Tại sao nói văn học dân gian là “túi khôn của nhân loại”?
-VHDG giáo dục đạo lí làm người thế nào?
-Tại sao nói VHDG chứa đựng những giá trị thẩm mĩ lớn?
-Gv lấy thêm vd: tục ngữ về lao động sản xuất, ứng xử, truyện cổ tích…Đất nước(Nguyễn Khoa Điềm)…
HĐ3. Tìm hiểu những giá trị cơ bản của VHDG VN:
-Hs trả lời.
-HS lí giải và minh họa.
-Tri thức dân gian là những kinh nghiệm lâu đời của nhân dân đúc kết từ thực tiễn, có đủ mọi lĩnh vực đời sống : tự nhiên, xã hội, con người, …
-Việt Nam có 54 tộc người. Mỗi tộc người có một kho tàng VHDG riêng. Vì thế, vốn tri thức trong VHDG rất phong phú, đa dạng.
-HS lí giải và minh họa.
-VHDG giáo dục con người tinh thần nhân đạo và lạc quan (tình yêu thương, tinh thần đấu tranh, niềm tin bất diệt, …)
-VHDG góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp : lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần bất khuất, đức vị tha, óc thực tiễn, …
-Nhiều tác phẩm VHDG là mẫu mực về nghệ thuật để chúng ta học tập sáng tạo.
-VHDG từng đóng vai trò chủ đạo của nền văn học dân tộc, là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của nền văn học viết, có giá trị làm cho nền văn học Việt Nam phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc.
III. NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.
2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục đạo đức sâu sắc về đạo lý làm người.
3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mỹ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.
1’
HĐ4. HDHS tổng kết bài
-Khái quát nội dung bài học?
HĐ4. HDHS tổng kết bài
-Trả lời.
IV. TỔNG KẾT
 (SGK)
1’
HĐ5.Hướng dẫn HS củng cố bài
Các đặc trưng, thể loại và giá trị của VHDG.
HĐ5. Củng cố bài
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’)
- HS luyện tập theo câu hỏi ở SGK và SBT.
- Chuẩn bị: Thực hành “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” (Tiếp theo).
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
............................................................................................................................................................
Ngày soạn
Tiết: 05
Bài dạy: 	HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ (tiếp theo)
 (Tiếng Việt)	
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp (HĐGT) bằng ngôn ngữ.
2. Kĩ năng
- Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội và tạo lập văn bản khi tham gia giao tiếp.
- Rèn kỹ năng vận dụng lý thuyết về HĐGT vào việc phân tích các tình huống giao tiếp cụ thể.
3.Thái độ
- Có ý thức chủ động, mạnh dạn, có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Trau dồi khả năng ngôn ngữ. 
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận 
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp (1’): Ổn định trật tự, điểm danh học sinh và chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
 - Câu hỏi kiểm tra:Thế nào là HĐGT bằng ngôn ngữ? Các nhân tố của HĐGT bằng ngôn ngữ?
- Dự kiến, gợi ý trả lời:-HĐGT bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong x hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ( nói hoặc viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hnh động…
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có hai quá trình: tạo lập (người nói, viết) và lĩnh hội văn bản(người nghe ,đọc). 
- Các nhân tố giao tiếp:Nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu bài (1’): Để củng cố kiến thức cơ bản về HĐGT chúng ta sẽ thực hành một số bài tập tiêu biểu. 
-Tiến trình bài dạy
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
36’
 HĐ1. GV hướng dẫn HS thảo luận luyện tập theo 
Bài tập 1 – SGK – trang 20: Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng…”:
a, Nhân vật giao tiếp ở đây là những người thế nào? (về lứa tuổi, giới tính)
b, Hoạt động giao tiếp này diễn ra vào thời điểm nào? Thời điểm đó thường thích hợp với những cuộc trò chuyện như thế nào? 
c, Nhân vật “anh” nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?
d, Cách nói của “anh” có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?
Bài tập 2 SGK – trang 20: Đọc đoạn đối thoại (giữa một em nhỏ – A Cổ – với một ông già) và trả lời câu hỏi:
a, Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì? (Chọn trong các từ: chào, chào đáp, hỏi, đáp lời, khen để gọi tên mỗi hành động cho phù hợp) 
b, Cả ba câu trong lời nói của ông già đều có hình thức của câu hỏi, nhưng có phải các câu đều dùng để hỏi không, hay để thực hiện những mục đích giao tiếp khác? Nêu mục đích giao tiếp của mỗi câu.
c, Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào?
Bài tập 3: SGK – trang 21: 
a, Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp” với người đọc về vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? Bằng các phương tiện từ ngữ, hình ảnh như thế nào?
b, Người đọc căn cứ vào đâu (từ ngữ, hình ảnh, cuộc đời và thân phận tác giả…) để lĩnh hội (hiểu và cảm nhận) bài thơ?
Bài tập 4 – SGK – trang 21: Hãy viết một thông báo ngắn cho các bạn học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân Ngày Môi trường thế giới 
Gv gợi ý: HS chú ý các yêu cầu sau:
- Dạng văn bản: thông báo ngắn, do đó cần viết đúng các thể thức như mở đầu, kết thúc… 
- Hướng tới đối tượng giao tiếp là các bạn HS toàn trường.
- Nội dung giao tiếp là hoạt động làm sạch môi trường.
- HCGT: trong nhà trường và nhân Ngày Môi trường thế giới.
Có thể tham khảo văn bản ở SBT và các STK khác.
 HĐ1.HS thảo luận bài tập theo nhóm 
- Bài tập 1:
a- Nhân vật giao tiếp là người nam và người nữ trẻ tuổi, đang ở độ xuân xanh, thể hiện qua từ xưng hô “anh” và “nàng”.
b- Hoàn cảnh giao tiếp là buổi tối, vào một đêm trăng thanh (trăng sáng và thanh vắng) – thời gian thích hợp cho những câu chuyện tâm tình của nam nữ trẻ tuổi, để bộc bạch tình cảm yêu đương.
c- Nhân vật “anh” nói về sự việc “tre non đủ lá” và đặt ra vấn đề “nên chăng” tính đến chuyện “đan sàng”. Tuy nhiên, đặt câu chuyện trong một HCGT “đêm trăng thanh” và các NVGT là một đôi nam nữ trẻ tuổi thì nội dung và mục đích không phải là “đan sàng”. Lời của nhân vật “anh” có một hàm ý: cũng như tre, họ đã đến tuổi trưởng thành, nên tính đến chuyện kết duyên.
d- Cách nói của chàng trai (mượn hình ảnh “tre non đủ lá” và mượn chuyện “đan sàng” rất phù hợp với nội dung và mục đích cuộc giao tiếp. Cách nói đó mang màu sắc văn chương, thuộc về phong cách văn chương, vừa có hình ảnh, vừa đậm sắc thái tình cảm nên dễ đi vào tình cảm con người.
Bài tập 2:
Cuộc giao tiếp được ghi lại trong đoạn trích mang tính chất giao tiếp đời thường, diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, bộc lộ rõ tình cảm, thái độ và quan hệ giữa hai ông cháu. Các từ tình thái (thưa, a của A Cổ và hả, nhỉ của ông già) đã bộc lộ thái độ kính mến của A Cổ đối với người ông và thái độ yêu quý, trìu mến của ông đối với cháu.
Bài tập 3:
Bài thơ “Bánh trôi nước” thực hiện HĐGT giữa Hồ Xuân Hương và người đọc.
a- Thông qua hình tượng bánh trôi nước, tác giả muốn bộc bạch với mọi người về vẻ đẹp, về thân phận chìm nổi của người phụ nữ nói chung và của tác giả nói riêng, đồng thời khẳng định phẩm chất trong sáng của người pn và của bản thân mình.
b- Người đọc căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ như các từ: trắng, tròn (nói về vẻ đẹp), thành ngữ bảy nổi ba chìm (nói về sự chìm nổi), tấm lòng son (nói về phẩm chất cao đẹp bên trong) đồng thời liên hệ với cuộc đời tác giả – một người pn tài hoa nhưng lận đận về tình duyên – để hiểu và cảm nhận bài thơ.
Bài tập 4:
VD: THÔNG BÁO
(VỀ VIỆC HƯỞNG ỨNG NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI)
Nhân ngày Môi trường thế giới, BGH và các tổ chức đoàn thể trường THPT An Khánh tổ chức phát động buổi tổng vệ sinh toàn trường để làm cho trường ta xanh, sạch, đẹp hơn nữa.
- Thời gian làm việc: từ 7 giờ đến 9 giờ sáng Chủ nhật, ngày…… tháng…… năm……
- Nội dung công việc: thu dọn rác, khai thông cống rãnh, phát quang cỏ dại, trồng thêm cây xanh và vun gốc các hàng cây.
- Lực lượng tham gia: toàn thể học sinh trong trường.
- Dụng cụ: mỗi lớp mang theo 14 cuốc 4 xẻng 20 chổi, 4 cào cỏ, 10 chổi xương.
- Kế hoạch cụ thể: các lớp nhận tại văn phòng của trường.
Nhà trường kêu gọi toàn thể HS hãy nhiệt liệt hưởng ứng và tích cực tham gia buổi tổng vệ sinh này.
 An Khánh, ngày… tháng… năm…
 BGH
I. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ GIAO TIẾP:
Bài tập 1
Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao:
“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng…nên chăng? a- Nhân vật giao tiếp là người nam và người nữ trẻ tuổi, đang ở độ xuân xanh, thể hiện qua từ xưng hô “anh” và “nàng”.
b- Hoàn cảnh giao tiếp là buổi tối, vào một đêm trăng thanh (trăng sáng và thanh vắng) – thời gian thích hợp cho những câu chuyện tâm tình của nam nữ trẻ tuổi, để bộc bạch tình cảm yêu đương.
c- Nhân vật “anh” nói về sự việc “tre non đủ lá” và đặt ra vấn đề “nên chăng” tính đến chuyện “đan sàng”. Tuy nhiên, đặt câu chuyện trong một HCGT “đêm trăng thanh” và các NVGT là một đôi nam nữ trẻ tuổi thì nội dung và mục đích không phải là “đan sàng”. Lời của nhân vật “anh” có một hàm ý: cũng như tre, họ đã đến tuổi trưởng thành, nên tính đến chuyện kết duyên.
d- Cách nói của chàng trai (mượn hình ảnh “tre non đủ lá” và mượn chuyện “đan sàng” rất phù hợp với nội dung và mục đích cuộc giao tiếp. Cách nói đó mang màu sắc văn chương, thuộc về phong cách văn chương, vừa có hình ảnh, vừa đậm sắc thái tình cảm nên dễ đi vào tình cảm con người.
Bài tập 2 :
a-Các hoạt động giao tiếp giữa hai nhân vật:
-Chào (cháu chào ông ạ!)
-Chào đáp (A Cổ hử?)
-Khen ( lớn..nhỉ?)
-Hỏi ( bố…không?)
b-Cả 3 câu của ông già đều có hình thức câu hỏi nhưng chỉ có câu:’ bố..không?” là câu hỏi thưc sự, 2 câu còn lại là lời chfo đáp và khen.
c- Cuộc giao tiếp được ghi lại trong đoạn trích mang tính chất giao tiếp đời thường, diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, bộc lộ rõ tình cảm, thái độ và quan hệ giữa hai ông cháu. Các từ tình thái (thưa, a của A Cổ và hả, nhỉ của ông già) đã bộc lộ thái độ kính mến của A Cổ đối với người ông và thái độ yêu quý, trìu mến của ông đối với cháu.
Bài tập 3 : 
Bài thơ “Bánh trôi nước” thực hiện HĐGT giữa Hồ Xuân Hương và người đọc.
a- Thông qua hình tượng bánh trôi nước, tác giả muốn bộc bạch với mọi người về vẻ đẹp, về thân phận chìm nổi của người phụ nữ nói chung và của tác giả nói riêng, đồng thời khẳng định phẩm chất trong sáng của người pn và của bản thân mình.
b- Người đọc căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ như các từ: trắng, tròn (nói về vẻ đẹp), thành ngữ bảy nổi ba chìm (nói về sự chìm nổi), tấm lòng son (nói về phẩm chất cao đẹp bên trong) đồng thời liên hệ với cuộc đời tác giả – một người pn tài hoa nhưng lận đận về tình duyên – để hiểu và cảm nhận bài thơ.
Bài tập 4:
 VD: THÔNG BÁO
(VỀ VIỆC HƯỞNG ỨNG NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI)
Nhân ngày Môi trường thế giới, BGH và các tổ chức đoàn thể trường THPT An Khánh tổ chức phát động buổi tổng vệ sinh toàn trường để làm cho trường ta xanh, sạch, đẹp hơn nữa.
- Thời gian làm việc: từ 7 giờ đến 9 giờ sáng Chủ nhật, ngày…… tháng…… năm……
- Nội dung công việc: thu dọn rác, khai thông cống rãnh, phát quang cỏ dại, trồng thêm cây xanh và vun gốc các hàng cây.
- Lực lượng tham gia: toàn thể học sinh trong trường.
- Dụng cụ: mỗi lớp mang theo 14 cuốc 4 xẻng 20 chổi, 4 cào cỏ, 10 chổi xương.
- Kế hoạch cụ thể: các lớp nhận tại văn phòng của trường.
Nhà trường kêu gọi toàn thể HS hãy nhiệt liệt hưởng ứng và tích cực tham gia buổi tổng vệ sinh này.
 An Khánh, ngày… tháng…năm… BGH
1’
HĐ 2. Hướng dẫn HS củng cố bài
Các nhân tố của HĐGT bằng ngôn ngữ
HĐ 2. HS củng cố bài
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’)
Học bài và làm các bài tập Tiếng Việt trong SGK và SBT. Chuẩn bị bài “ Văn bản”.
IV.RÚT KINH NGHIỆM , BỔ SUNG
Ngày soạn: 
Tiết: 06
Bài dạy: VĂN BẢN
 (Tiếng Việt)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Khái niệm Văn bản, các đặc điểm cơ bản và kiến thức khái quát về các loại văn bản xét theo phong cách ngôn ngữ chức năng.
2. Kĩ năng
- Nâng cao năng lực phân tích và thực hành tạo lập văn bản trong giao tiếp.
3. Thái độ
- Ý thức nói, viết chính xác, phù hợp với phong cách ngôn ngữ, hoàn cảnh và yêu cầu giao tiếp. Bồi dưỡng ý thức và thói quen xây dựng văn bản đúng.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kì trước (nếu có).
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận 
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp (1’): Ổn định trật tự, điểm danh học sinh và chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ (2’): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu bài (1’): Văn bản là một chỉnh thể ngôn ngữ về mặt nội dung và hình thức, là đơn vị ngôn ngữ ở cấp độ cao nhất. Nó còn được gọi bằng các khái niệm khác như: ngôn bản, diễn ngôn. Bài học bước đầu đề cập đến việc phân biệt các loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ để mở đường cho việc học các phong cách ngôn ngữ và những kiến thức đơn giản về văn bản trong mỗi phong cách ngôn ngữ.
-Tiến trình bài dạy
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
9’
HĐ1.Hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu sgk. 1. Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?
2. Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản như thế nào?
3. Ở những văn bản 
có nhiều câu (các văn bản 2 và 3), nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu, từng đoạn như thế nào? Đặc biệt ở văn bản 3, văn bản còn được tổ chức theo kết cấu ba phần như thế nào?
4. Về hình thức văn bản 3 có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào?
5. Mỗi văn bản trên được tạo ra nhằm mục đích gì?
HĐ1. Phân tích ngữ liệu sgk.
- HS đọc kỹ các văn bản, các câu hỏi trong SGK và phân tích các ngữ liệu theo hướng dẫn của GV. Các văn bản ở mục A.4. và A.5. là văn bản do GV bổ sung.
1. Mỗi văn bản trên được tạo ra trong HĐGT bằng ngôn ngữ, dùng để đấp ứng nhu cầu trao đổi tâm tư , tình cảm, thơng tin chính trị…Dung lượng có thể là 1 câu hoặc nhiều câu.
2. Văn bản (1) đề cập một kinh nghiệm sống thường dùng để trao đổi, dặn dò, khuyên nhủ trong đời sống hàng ngày; văn bản (2) nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ trước đây; văn bản (3) đề cập một vấn đề chính trị, kêu gọi kháng chiến chống TD Pháp.
3.- Ở các văn bản nhiều câu, nội dung văn bản được triển khai theo trình tự: câu đầu nêu ý khái quát của văn bản, các câu cịn lại triển khai, lm su sắc ý được nêu trước đó.
 - Kết cấu 3 phần của văn bản 3:
+Mở bài:” từ đầu…nô lệ”: lí do ra lời ku gọi.
 +Thân bài: “tiếp theo…cứu nước” :nhiệm vụ cụ thể của mỗi cơng dn yu nước.
 + Kết bi: cịn lại: khẳng định quyết tâm chiến đấu và niềm tin tất thắng. 
4. VB 3 được mở đầu bằng tiêu đề” Lời kêu gọi…kháng chiến”, kết thúc bằng dấu than.
5. Mỗi VB trên được tạo nên nhằm trao đổi kinh nghiệm , cảm thông cho ngươi phụ nữ, trong x hội xưa.
A. PHÂN TÍCH VĂN BẢN - NGỮ LIỆU
1. Câu tục ngữ:
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
2. Bài ca dao
3. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (Chủ tịch Hồ Chí Minh)
4. Một bài học trong SGK Ban KH Tự nhiên – Kỹ thuật.
5. Giấy khai sinh, Đơn xin phép, Sổ đầu bài, Sổ liên lạc
15’
HĐ2.HDHS tìm hiểu khái niệm, đặc trưng của văn bản.
- Các vd trên là những vd tiêu biểu về văn bản và đặc trưng của văn bản, vậy thế nào là văn bản? Những đặc trưng của văn bản?
HĐ2. Tìm hiểu khái niệm, đặc trưng của văn bản.
-HS trả lời:
1. Khái niệm:
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm 1 hay nhiều câu, nhiều đoạn và có những đặc điểm cơ bản đặc trưng.
2. Những đặc điểm cơ bản của văn bản:
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp với từng loại văn bản.
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một (

File đính kèm:

  • docTIET4-6.doc