Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 39: Tóm tắt văn bản tự sự

Trung thành với cốt truyện và hành động, số phận của các nhân vật.

+Văn bản (2) chỉ tóm tắt một phần trong văn bản gốc. Chỉ tập trung vào một chi tiết nhầm lẫn giữa “bố giả” và “bố thật” để bàn về sự “huyền ảo” có hậu trong các sáng tác dân gian, phục vụ cho việc chứng minh một nhận định, làm rõ một luận điểm trong bài nghị luận văn học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4849 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 39: Tóm tắt văn bản tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Tiết: 39
( Làm văn)
 Bài dạy: TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được cách thức tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vạt chính. Tích hợp qua văn bản Truyện ADV và Mị Châu-Trọng Thủy với Tiếng Việt ở phần liên kết văn bản.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính.
3.Thái độ: Nâng cao năng lực cảm nhận văn chương và bồi dưỡng ý thức cảnh giác thông qua việc tích hợp Truyện ADV và Mị Châu-Trọng Thủy.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước: Đọc tài liệu, soạn giảng.
- Phương pháp: Thảo luận tổ, nhóm, xây dựng bài.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước bài học ở SGK
-Trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp: Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. (1’)	
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.(1’)
3. Giảng bài mới	
-Giới thiệu bài: Tác phẩm tự sự là một thể loại thường gặp trong đời sống và trong nhà trường. Tóm tắt tác phẩm tự sự có ý nghĩa quan trọng trong việc nắm bắt cốt truyện và chuẩn bị điều kiện tốt cho việc cảm nhận, phân tích tác phẩm tự sự.(1’)
-Tiến trình bài dạy:
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG 
8’
HĐ1:Hướng dẫn hs tìm hiểu mục đích, yêu cầu tĩm tắt văn bản tự sự. 
GV đặt câu hỏi nêu vấn đề, phát vấn.
- Em hiểu như thế nào là tóm tắt, tóm tắt tác phẩm tự sự?
- Hãy xác định mục đích của việc tóm tắt.
- Một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự có sức lôi cuốn người đọc thì cần phải đạt được những yêu cầu gì? 
HĐ1:Tìm hiểu mục đích, yêu cầu tĩm tắt văn bản tự sự. 
- HS trình bày cách hiểu về khái niệm “tóm tắt”: là “rút ngắn, thu gọn, chỉ nêu những điểm chính”.
- HS xác định các mục đích và các yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự. 
- Văn bản tóm tắt phải ngắn gọn hơn văn bản cần tóm tắt.
- Giữ lại được những điểm chính, điểm cốt yếu trong văn bản đó.
- Phải trung thành với văn bản gốc.
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU CỦA VIỆC TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Mục đích
- Để đọc hiểu văn bản tự sự.
- Để kể lại văn bản tự sự.
- Để tạo lập, sáng tạo một văn bản tự sự.
2. Yêu cầu
- Văn bản tóm tắt phải ngắn gọn hơn văn bản cần tóm tắt.
- Giữ lại được những điểm chính, điểm cốt yếu trong văn bản đó.
- Phải trung thành với văn bản gốc.
17’
HĐ2: Hướng dẫn hs tìm hiểu cách tĩm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính.
-Cho biết cách tĩm tắt của hai văn bản này cĩ gì khác nhau ?
+Văn bản 1: Tóm tắt nội dung sử thi Đăm Săn (SGK Ngữ văn 10 - trang 30).
+Văn bản 2: Tóm tắt Bài ca chàng Đăm Săn của Chu Xuân Diên trong “Từ điển văn học”, bộ mới, NXB Thế giới, Hà Nội, 2004 – Sách Ôn tập Ngữ văn 10 – NXB GD, 2006, trích dẫn – trang 214. 
-Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính?
- Dựa vào việc phân tích văn bản tóm tắt 1, hãy cho biết cách thức tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính.
HĐ2:Tìm hiểu cách tĩm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính.
- HS nghe câu hỏi, trao đổi thảo luận nhóm, tìm hướng trả lời:
+Văn bản 1: tĩm tắt theo cốt truyện.
+ Văn bản 2: tĩm tắt theo nhân vật chính.
-Hs nêu cách hiểu về tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính.
-HS nêu định hướng tóm tắt và quy trình tóm tắt.
II. TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ DỰA THEO NHÂN VẬT CHÍNH
- Tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc chính xảy ra với nhân vật đó trong mối quan hệ với các nhân vật khác, với toàn bộ diễn biến cốt truyện.
- Cách tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính:
a. Định hướng tóm tắt:
+ Xác định mục đích tóm tắt
+ Xác định nhân vật chính, vai trò, vị trí, tầm quan trọng của nhân vật chính đối với việc thể hiện chủ đề tư tưởng của văn bản, thúc đẩy sự phát triển cốt truyện.
+ Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính, tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của các sự việc.
b.Quy trình tóm tắt:
+ Đọc kĩ văn bản tự sự cần tóm tắt để rút ra những điểm chính, điểm cốt yếu về cốt truyện, sự kiện và nhân vật.
+ Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình theo yêu cầu đã định hướng.
+ Kiểm tra và sửa chữa văn bản tóm tắt.
15’
HĐ3:Hướng dẫn HS thực hành.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập, định hướng, gợi ý trả lời cho 2 bài tập.
- Bài tập 1 – trang 121.
+ Xác định phần tóm tắt văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” trong đoạn trích 2.
+ Nêu sự khác nhau trong mục đích tóm tắt ở (1) và (2).
- Bài tập 2: Tóm tắt truyện “Tấm Cám” theo nhân vật Tấm.
- Bài tập 3 – trang 122:
HS tóm tắt theo quy trình đã học à trình bày à nhận xét chéo giữa các nhóm.
HĐ3: Thực hành. 
- HS làm bài tập và trình bày theo nhóm.
- Bài tập 1 – trang 121:
+Văn bản (1) tóm tắt toàn bộ văn bản gốc. Trung thành với cốt truyện và hành động, số phận của các nhân vật.
+Văn bản (2) chỉ tóm tắt một phần trong văn bản gốc. Chỉ tập trung vào một chi tiết nhầm lẫn giữa “bố giả” và “bố thật” để bàn về sự “huyền ảo” có hậu trong các sáng tác dân gian, phục vụ cho việc chứng minh một nhận định, làm rõ một luận điểm trong bài nghị luận văn học.
III. LUYỆN TẬP
 Bài tập 1 
-Văn bản (1) tóm tắt toàn bộ văn bản gốc. Trung thành với cốt truyện và hành động, số phận của các nhân vật.
-Văn bản (2) chỉ tóm tắt một phần trong văn bản gốc. Chỉ tập trung vào một chi tiết nhầm lẫn giữa “bố giả” và “bố thật” để bàn về sự “huyền ảo” có hậu trong các sáng tác dân gian, phục vụ cho việc chứng minh một nhận định, làm rõ một luận điểm trong bài nghị luận văn học.
 Bài tập 2
Tóm tắt truyện “Tấm Cám” theo nhân vật Tấm.
1’
HĐ4: HDHS Củng cố bài.
- GV yêu cầu 2 HS đọc phần ghi nhớ; xác định những yêu cầu cần và đủ để tóm tắt văn bản tác phẩm tự sự có hiệu quả.
HĐ4: Củng cố bài.
- HS đọc kĩ và nhắc lại phần ghi nhớ.
4. Dặn dị học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’)
-HS làm các bài tập trong SGK và SBT. 
 - Chuẩn bị bài mới: Đọc văn “Nhàn” – Nguyễn Bỉnh Khiêm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

File đính kèm:

  • docTIET39.doc