Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 36: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Dạng thể hiện: Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói (Ngôn ngữ khẩu ngữ, ngôn ngữ hội thoại), nhưng cũng có thể ở dạng viết (nhật ký, thư riêng )

 Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày.

(Dạng nói là dạng chủ yếu, bao gồm cả đối thoại và độc thoại; dạng lời nói tái hiện mô phỏng lời nói trong đời sống nhưng đã được gọt giũa, biên tập và phần nào mang tính ước lệ, tính cách điệu, có chức năng như các tín hiệu nghệ thuật.)

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 23894 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 36: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Tiết: 36 
(TIẾNG VIỆT)
Bài dạy: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Nắm được các khái niệm: ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
2. Kỹ năng
- Phân tích ngôn ngữ, hình thành khái niệm.
- Tích hợp với đọc văn qua bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”, tích hợp với làm văn qua các bài đã học.
- Nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. 
3. Thái độ
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, dụng ngữ cảm xúc, tự nhiên, sinh động.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kì trước (nếu có).
- Phương pháp: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm…
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp: (1’) Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp và chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ:( 5’)
- Câu hỏi kiểm tra: Có mấy hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ? Mỗi dạng thức có những mặt mạnh, mặt yếu gì?
- Dự kiến, gợi ý trả lời:+ Cĩ 2 hình thức giao tiếp bằng ngơn ngữ: giao tiếp bằng ngơn ngữ nĩi và giao tiếp bằng ngơn ngữ nĩi.
 +Ưu, nhược điểm của các dạng ngơn ngữ:
 ◊ Ngơn ngữ nĩi: ưu: đa dạng về ngữ điệu, cĩ sự tham gia tích cực của cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.. nhược: khả năng lưu giữ , phân tích ngơn ngữ khĩ...
 ◊ Ngơn ngữ viết: ưu: cĩ khả năng lưu giữ lâu dài, cĩ điều kiện suy nghĩ, phân tích ngơn ngữ…nhược: ít đa dạng về ngữ điệu.
3. Giảng bài mới: 
Giới thiệu bài: Giao tiếp trong đời sống hàng ngày bằng ngôn ngữ là hình thức phổ biến mang những đặc điểm riêng khác biệt so với ngôn ngữ gọt giũa. Nắm được vấn đề giúp quá trình giao tiếp đạt được hiệu quả. Bài học giúp nắm bắt những vấn đề cơ bản đó.( 1’)
Tiến trình bài dạy:
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG 
8’
HĐ1: HDHS Tìm hiểu ngôn ngữ sinh hoạt.
 GV yêu cầu HS đọc đoạn hội thoại ở mục I.1. SGK – trang 113, sau đó nêu một số câu hỏi để HS nhận xét.
- Cuộc hội thoại diễn ra ở đâu, khi nào? Các nhân vật giao tiếp là những ai?
- Nội dung và mục đích của cuộc hội thoại là gì? (Lời của các nhân vật tập trung vào vấn đề gì? Hướng tới mục đích giao tiếp như thế nào?)
- Từ ngữ và câu văn trong đoạn hội thoại có đặc điểm gì? Nhận xét?
HĐ1: Tìm hiểu ngôn ngữ sinh hoạt
- HS nhận xét: Những từ ngữ quen thuộc, gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày, câu văn thường tỉnh lược chủ ngữ, nhiều câu cảm thán, cầu khiến.
-Cuộc hội thoại diễn ra ở khu tập thể X vào buổi trưa. Các nhân vật giao tiếp là : Lan, Hùng, Hương, mẹ Hương, người đàn ơng.
- Nội dung: báo đến giờ đi học.
-Mục đích: thúc giục Hương đi học đúng giờ.
-Sử dụng nhiều từ ngữ hơ gọi, tình thái: ơi, à, chứ, với..; những từ ngữ thân mật: chúng mày, lạch bà lạch bạch..
I. PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU:
Tìm hiểu ví dụ và nhận xét:
+ Gì mà ầm ầm lên thế chúng mày! Không cho ai ngủ ngáy nữa à!
+ Gớm, chậm như rùa ấy! Cô phê bình chết thôi!
+ … Lạch bà lạch bạch như vịt bầu!
- Nhận xét: Lời ăn tiếng nói hàng ngày à Ngôn ngữ sinh hoạt (dạng nói).
18’
HĐ2: HDHS Tìm hiểu các dạng biểu hiện ngôn ngữ sinh hoạt.
 Căn cứ vào kết quả phân tích đoạn hội thoại (cuộc đối thoại trong ví dụ) GV yêu cầu HS xác định thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt à hướng tới khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nêu ở phần Ghi nhớ (SGK trang 114), 
-Ngôn ngữ sinh hoạt thường xuất hiện ở những dạng thức nào? Ví dụ?
-Cho biếtø những đặc tính của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
HĐ2: Tìm hiểu các dạng biểu hiện ngôn ngữ sinh hoạt.
 HS đọc kĩ phần 
Ghi nhớ, hình thành khái niệm và các đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Dạng thể hiện: Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói (Ngôn ngữ khẩu ngữ, ngôn ngữ hội thoại), nhưng cũng có thể ở dạng viết (nhật ký, thư riêng…)
 Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày. 
(Dạng nói là dạng chủ yếu, bao gồm cả đối thoại và độc thoại; dạng lời nói tái hiện mô phỏng lời nói trong đời sống nhưng đã được gọt giũa, biên tập và phần nào mang tính ước lệ, tính cách điệu, có chức năng như các tín hiệu nghệ thuật.)
- Các tính chất đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Tính cụ thể
- Tính cảm xúc
- Tính cá thể
II. BÀI HỌC:
1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt:
- Khái niệm: Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm… đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
2. Những đặc trưng chủ yếu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Tính cụ thể: Cụ thể về người nói, người nghe, về hoàn cảnh giao tiếp, mục đích, cách thức giao tiếp…
- Tính cảm xúc: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhờ các lớp từ ngữ và những kiểu câu giàu cảm xúc (câu cảm thán…).
- Tính cá thể: Lời nói mang nét riêng của từng người về âm thanh, ngữ điệu, về từ ngữ và cách nói.
10’
HĐ3: GV đọc bài tập và hướng dẫn HS thực hành.
- GV nêu câu hỏi:
1. “Vừa lòng nhau” là thế nào? trong trường hợp nào thì cần làm vừa lòng nhau. Vậy nên, tùy trường hợp mà nói, có khi cần nói thẳng. Lời nói thẳng tuy không phải lúc nào cũng làm vừa lòng người đối thoại nhưng rất tốt và rất có hiệu quả. Tuy nhiên, có phải bao giờ nói “toạc móng heo” cũng là tốt không?
2. Ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn trích được biểu hiện ở dạng nào? Nhận xét về việc sử dụng từ ngữ ở đoạn này 
-GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS phân tích, nhận xét về dạng ngôn ngữ sinh hoạt và cách dùng từ trong đoạn trích.
HĐ3: thực hành.
 HS giải thích:
- “Chẳng mất tiền mua”: tài sản chung của cộng đồng dân tộc, ai cũng có quyền sử dụng.
-“Lựa lời”: nhấn mạnh đến khía cạnh lựa chọn, tức là dùng lời nói một cách có suy nghĩ, có ý thức và phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.
- “Vừa lòng nhau”: tôn trọng người nghe để tìm rs tiếng nói chung, không xúc phạm người khác nhưng cũng không a dua với những điều sai trái.
- “Vàng”: là vật chất, có thể dễ dàng kiểm tra bằng các phương tiện vật chất và sẽ cho một kết luận tường minh.
- “Chuông”: là vật chất…
- “Người ngoan”: chỉ con người có phẩm chất và năng lực tốt. Muốn đo những thứ đó thì cần phải có thời gian…
- HS giải thích một số khái niệm, phân tích từ ngữ có tính địa phương, tính cá thể cụ thể, tính biểu cảm để tìm ra đặc điểm tính cách và văn hóa của nhân vật.
(Cách làm tương tự bài 1)
III. LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ:
 Bài 1. 
“Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
-Chẳng mất tiền mua: chỉ tài sản chung, ai cũng có quyền sử dụng.
-Lựa lời: nói phải có sự suy nghĩ, cân nhắc, có ý thức trách nhiệm về lời nói của mình
- Đây là lời khuyên chân thành trong giao tiếp, trong hội thoại: Khi nói năng, cần lựa chọn từ ngữ cho tế nhị và có văn hóa, phải thận trọng để sao cho lời nói, cách nói phù hợp với người đối thoại, người tiếp nhận.
“Vàng thì thử lửa thử than,
Chim kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.”
- Vàng, chuông :là vật chất, có thể dễ dàng kiểm tra chất lượng bằng một thao tác đơn giản và sẽ cho một kết quả tường minh. Còn người ngoan là nhấn mạnh đến khía cạnh phẩm chất và năng lực, muốn đo những thứ đó thì cần phải có thời gian, phải bằng nhiều cách, trong đó có cách thử lời – tức là thông qua hoạt động giao tiếp bằng lời nói mới có thể biết được trình độ, phẩm chất, nhân cách, quan hệ… của người đối thoại ấy như thế nào. 
- Tác giả mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt ở vùng Nam Bộ – Lời ăn tiếng nói của những người đi bắt cá sấu. Điều này góp phần sinh động hóa văn bản, làm cho văn bản mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương và khắc họa những đặc điểm riêng của con người Nam Bộ qua nhân vật ông Năm Hên.
- Đoạn văn dùng nhiều từ ngữ địa phương như: quới, ngặt
, ghe, rượt, chén, cực lòng, lội…
1’
HĐ4: HDHS củng cố bài:
Nắm vững các khái niệm, dạng thức ngôn ngữ nói.
HĐ4: Củng cố bài
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: ( 1’)
 Học bài; Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Tỏ lịng”
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

File đính kèm:

  • docTIET36.doc