Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 32: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết - Năm học 2015-2016

Hoạt động 2: (Nhóm 2)

Tìm hiểu đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Định hướng:

- Em hãy cho biết phương tiện ngôn ngữ trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là gì?

- Tình huống giao tiếp trong 2 loại ngôn ngữ này như thế nào?

- Phương tiện hỗ trợ cơ bản của hai loại ngôn ngữ trên là gì?

- Đặc điểm của từ ngữ, câu, văn bản trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?

Lưu ý:

- Cần phân biệt giữa nói và đọc.

- Thực tế sử dụng ngôn ngữ có hai trường hợp:

 + Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong văn bản.

 + Ngôn ngữ viết trong các văn bản được trình bày lại bằng lời nói miệng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 734 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 32: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 32 	Ngày soạn: 09/10/2015 
Tiếng Việt
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết xét theo các phương diện:
+ Phương tiện ngôn ngữ.
+ Tình huống giao tiếp.
+ Phương tiện phụ trợ.
+ Từ, câu, văn bản.
2. Kỹ năng:
 - Những kĩ năng thuộc về hoạt động nói( viết) và hoạt động nghe (đọc) trong giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói (viết).
 - Kĩ năng phân biệt để không sử dụng nhầm lẫn giữ ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
3. Thái độ:
 Có ý thức cẩn trọng, sử dụng có hiệu quả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
B. Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh:
 1. Giáo viên
a. Dự kiến phương pháp tổ chức: 
 GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
b. Phương tiện:
 	- SGk, SGV.
- Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng, tài liệu chuẩn KTKN Ngữ Văn 10.
 2, Học sinh:
Đọc bài, soạn bài theo câu hỏi GV cung cấp, xem trước bài tập phần Luyện tập.	
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (Không dò bài cũ) 
3. Bài mới: 
a. Vào bài mới: Hình thức giao tiếp đầu tiên của xã hội loài người là hình thức giao tiếp bằng lời nói. Và hình thức này tồn tại vĩnh viễn cùng với xã hội loài người, ngay cả khi đã có chữ viết. Tương ứng với hình thức giao tiếp bằng lời nói, chúng ta có ngôn ngữ nói và tương ứng với hình thức giao tiếp bằng văn bản chúng ta có ngôn ngữ viết.
b. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: (Nhóm 1)
Xác định khái niệm. 
 GV định hướng:
- Hs cho ví dụ về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, hs xác định
+ Thế nào là ngôn ngữ nói?
+ Thế nào là ngôn ngữ viết?
Gv nhận xét, ghi bảng
Hoạt động 2: (Nhóm 2)
Tìm hiểu đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Định hướng:
- Em hãy cho biết phương tiện ngôn ngữ trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là gì?
- Tình huống giao tiếp trong 2 loại ngôn ngữ này như thế nào?
- Phương tiện hỗ trợ cơ bản của hai loại ngôn ngữ trên là gì?
- Đặc điểm của từ ngữ, câu, văn bản trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?
Lưu ý:
Cần phân biệt giữa nói và đọc.
Thực tế sử dụng ngôn ngữ có hai trường hợp:
 + Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong văn bản.
 + Ngôn ngữ viết trong các văn bản được trình bày lại bằng lời nói miệng.
Hoạt động 3: 
Luyện tập (sgk)
- Hs nêu yêu cầu của các bài tập 
Bài 1: Chỉ ra đặc điểm của ngôn ngữ viết trong bài phát biểu. (GV làm bài mẫu để định hướng cho HS)
Bài 2: Chỉ ra đặc điểm của ngôn ngữ nói trong dạng lời nói tái hiện
Bài 3: Chỉ ra lỗi dùng ngôn ngữ nói trong văn bản viết và chữa lại. 
 Gv hướng dẫn học sinh thảo luận trong từng bàn, chỉ định học sinh lên trình bày, cả lớp bổ sung, giáo viên nhận xét, nêu đáp án
(Có thể để phần 3b, 3c học sinh về nhà làm)
Hoạt động 4: Luyện tập (mở rộng)
- Gv nêu yêu cầu của bài tập:
+ Chuyển ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói
- Hs thảo luận, xung phong trả lời 
- Giáo viên nêu đáp án, ghi điểm 
I. Khái niệm:
 1. Ngôn ngữ nói: là ngôn ngữ âm thanh (lời nói) được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày.
 2. Ngôn ngữ viết: là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.
II. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:
Ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ viết
Phương tiện ngôn ngữ
Âm thanh
Chữ viết
Tình huống giao tiếp
Người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp, luân phiên nhau trong vai nói và nghe.
Người viết và người đọc tiếp xúc gián tiếp qua văn bản.
Phương tiện phụ trợ
Ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,...
Dấu câu, kí hiệu văn tự, sơ đồ, bảng biểu,...
Đặc điểm của từ ngữ, câu, văn bản.
+ Từ ngữ: không gọt giũa, khá đa dạng (từ mang tính khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ, trợ từ, thán từ, từ tình thái, từ đưa đẩy chêm xen)
+ Câu: 
- Câu tỉnh lược (thậm chí 1 từ) 
- Câu rườm rà (có yếu tố dư thừa, trùng lặp)
+ Từ ngữ: được lựa chọn, gọt giũa -> chính xác, phù hợp với phong cách của văn bản (tránh dùng từ mang tính khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, tiếng tục)
+ Câu: thường có câu dài, nhiều thành phần, liên kết chặt chẽ
III. Luyện tập:
Bài 1: Đặc điểm của ngôn ngữ viết:
Dùng thuật ngữ của các ngành khoa học (vốn chữ, phép tắc, bản sắc, tinh hoa, phong cách
Tách dòng
Dùng từ ngữ chuyển tiếp (Một là, hai là, ba là)
Dùng dấu câu (Hai chấm, phẩy, ngoặc đơn, chấm lửng)
Bài 2: Đặc điểm của ngôn ngữ nói
- Người nói, người nghe trực tiếp, luân phiên
Dùng thán từ hô gọi: Nhà tôi ơi, này, kia
Dùng từ tình thái: nhỉ, đấy
Dùng từ mang tính khẩu ngữ: mấy, có khối, đằng ấy, nói khoác 
Dùng kết cấu câu: Cóthì; Đã thì..
Phối hợp lời nói và cử chỉ, điệu bộ.
Bài 3:
a. Bỏ các từ mang tính khẩu ngữ: thì, hết ý
-> Trong thơ ca Việt Nam có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp
b. Bỏ các từ ngữ mang tính khẩu ngữ: còn như, thì, khai vống, vô tội vạ
-> máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai quá mức thực tế một cách tuỳ tiện
c. Sắp xếp chi tiết thiếu chặt chẽ, dùng từ mang tính khẩu ngữ (thì, sất)
-> Từ cá, rùa, ba ba, ếch, nhái, ốc, tôm cua đến cò, vạc, vịt, ngỗngchúng chẳng chừa một loại nào
Bài 4: 
Chuyển ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói: Truyện cười gồm có hai loại: truyện khôi hài và truyện trào phúng. Truyện khôi hài chủ yếu nhằm mục đích giải trí. Truyện trào phúng có mục đích phê phán.
=> Các bạn biết không, truyện cười thì thường được chia ra làm hai loại: loại khôi hài và loại trào phúng. Truyện khôi hài thì thường để giải trí. Còn truyện trào phúng thì có tính phê phán.
IV. Ghi nhớ
Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có sự khác biệt về hoàn cảnh sử dụng, về phương tiện cơ bản và yếu tố hỗ trợ, về đặc điểm từ ngữ và câu văn. 
Cần nắm vững đặc điểm của từng dạng ngôn ngữ để vận dụng phù hợp. 
4. Củng cố: 
Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Ngôn ngữ nói rất đa dạng về  (ngữ điệu)
Ngữ điệu là yếu tố rất quan trọng góp phần bộc lộ và bổ sung(thông tin)
Về câu, ngôn ngữ nói thường sử dụng các hình thứcthậm chí còn một từ (tỉnh lược)
Tìm thông tin thích hợp điền vào chỗ trống:
1. Ngôn ngữ trong bài bài ghi lại cuộc phỏng vấn là(lời nói tái hiện)
2. Từ ngữ trong ngôn ngữ viết được lựa chọn, thay thế nên mang cao (tính chính xác)
3. Khi ngôn ngữ viết được trình bày bằng lời nói sẽ kết hợp được của ngôn ngữ nói (các yếu tố hỗ trợ)
 5. Dặn dò: 
Học bài cũ: Nắm vững các kiến thức cơ bản, vận dụng linh hoạt trong nhận biết và tạo lập văn bản
Chuẩn bị cho bài học mới : Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
+ Soạn bài theo câu hỏi trong sgk (bài ca dao 1, 4, 6)
+ Học thuộc các bài ca dao
+ Sưu tầm thêm một số bài ca dao hài hước khác

File đính kèm:

  • docTuan_9_Dac_diem_cua_ngon_ngu_noi_va_ngon_ngu_viet.doc